Soạn Văn 8 Bài Viết Số 6 Đề 1 / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 8: Viết Bài Tập Làm Văn Số 1

Soạn Văn 8: Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự

Soạn Văn lớp 8 Viết bài tập làm văn số 1

Soạn Văn Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự

gồm các bài văn mẫu tham khảo hay về đề tài: Kể về một việc em đã làm cho bố mẹ phiền lòng. Qua tài liệu này, các bạn sẽ biết cách miêu tả một người từ ngoại hình đến tính cách, hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng và cách hành văn sáng tạo nhằm học tốt môn Văn lớp 8, đạt điểm cao trong bài viết văn số 1 lớp 8.

Soạn Văn: Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự Đề 1: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

Mở bài: Ngày đầu tiên đi học là một trong những kỉ niệm quý giá của cuộc đời mỗi người. Kỉ niệm đó trong em có sâu đậm như thế nào?

Thân bài:

– Tâm trạng em trước ngày đi học đầu tiên: Vui mừng xen lẫn lo lắng, hồi hộp.

– Cảm nhận về cảnh vật xung quanh: Bầu trời, cây cối, không khí khai trường (bố mẹ chuẩn bị sách vở, đường phố đông đúc…).

– Hình ảnh ngôi trường hiện ra dưới con mắt trẻ thơ hồn nhiên như thế nào? Cảm xúc của em khi lần đầu đứng trước ngôi trường với vị trí là một học sinh mới.

– Ngày đi học đầu tiên với bạn mới, thầy cô xa lạ mà thân thiện.

– Những hoạt động mà em thấy vô cùng thú vị: Đứng xếp hàng chào cờ, nghe thầy cô phát biểu, lòng rạo rực bồi hồi theo những tiếng trống, …

– Khi ngồi trong lớp học, môn đầu tiên em học là môn gì, kiến thức mới lạ,…

Kết bài: Tâm trạng em khi nhớ về ngày đầu tiên đi học. Điều ấn tượng nhất với em về ngày đó như thế nào?

Đề 2: Người ấy (bạn, thầy, người thân,…) sống mãi trong lòng tôi.

Mở bài: Dẫn dắt kể về người muốn kể.

Thân bài:

– Miêu tả:

+ Ngoại hình: Đường nét khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, vóc dáng, trang phục,…

+ Tính cách: Đối xử với mọi người xung quanh, với gia đình, với bạn bè,…

– Một kỉ niệm ấn tượng nhất khiến người đó “sống mãi trong lòng tôi”.

– Cảm nhận về người ấy.

Kết bài: Cảm ơn người đã xuất hiện trong cuộc sống của tôi. Người ấy giữ một vị trí quan trọng nhường nào trong trái tim tôi.

Đề 3: Tôi thấy mình đã khôn lớn.

Mở bài: Một ngày tôi nhận ra sự trưởng thành của mình.

Thân bài:

– Bản thân khi đã lớn:

+ Vóc dáng, ngoại hình: Chiều cao, cân nặng, giọng nói, mụn ở mặt, tâm sinh lí,…

+ Tính cách, trí tuệ: Thay đổi, suy nghĩ, hành động bớt trẻ con, trưởng thành hơn.

– Những việc làm bất chợt nhận ra sự khác biệt khi còn trẻ con và khi đã lớn.

– Cảm nhận về việc đó có đáng vui không? Suy nghĩ của em như thế nào?

Kết bài: Nhận thức được hành động, việc làm khi khôn lớn với bản thân, gia đình, xã hội.

Bài Viết Văn Số 1 Lớp 8

Mỗi khi nhắc đến mùa thu, mùa của ngày tựu trường, lòng tôi lại nhớ đến câu mà mẹ thường hay nói cho tôi nghe:

“Cuộc đời đẹp nhất là tuổi học sinh

Buổi sáng đẹp nhất là buổi bình minh đến trường”

Đúng thật vậy, trong cuộc đời của mỗi ai thì những kỉ niệm của tuổi học trò là những kỉ niệm đẹp nhất, không bao giờ có thể quên được. Với tôi cũng vậy, cảm xúc về kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học thật khó tả và cũng thật khó quên.

Tôi vẫn nhớ hôm ấy – một buổi sáng đầy gió và mát dịu của tiết trời thu. Hôm đó tôi dậy thật sớm. Có lẽ vì tôi thấy mình đã khôn lớn và một lý do quan trọng hơn nữa, đó là ngày đi học đầu tiên trong cuộc đời tôi. Tôi mặc bộ đồng phục mới mà mẹ tôi đã sắm cho tôi và tự tay chuẩn bị cặp sách. Rồi mẹ đeo cặp vào lưng tôi, đưa tôi đến trường bằng chiếc máy. Tôi ngồi sau lưng mẹ, trên con đường làng dài và rộng, tâm trạng của tôi lúc ấy: tôi không sợ mà lo lắng, mà háo hức, nôn nao chờ đợi. Chờ đợi những gì mà tôi sắp sửa trải qua: đó là ngày đầu tiên tôi đi học. Tôi vẫn ôm người vào mẹ, nhìn từng con đường quen thuộc mà lòng cảm thấy vô cùng lạ lẫm. Con đường này tôi qua lại hằng ngày nhưng hôm nay tâm trạng của tôi lẫn lộn, có một sự thay đổi rất lớn và mới mẻ đang đến với tôi: tôi đã vào lớp một, tôi đã là người lớn thật rồi. Rồi tôi đưa mắt nhìn xung quanh thấy những anh chị khăn quàng đỏ thắm trên vai, tôi đặc biệt chú ý những bạn cùng lứa với tôi áo quần tinh tươm rụt rè nắm lấy tay mẹ đến trường. Mẹ khẽ lay tay tôi và nói: “Đến trường của con rồi!” Tôi mở to đôi mắt ra nhìn. Ôi! Trông thật to và đồ sộ quá! Ngôi trường mới này không giống như trường mẫu giáo của tôi. Trường to lớn và đồ sộ hơn trường mẫu giáo nhiều. Trước cổng trường có một tấm bảng đề chữ màu trắng biển xanh rất to, tôi lẩm nhẩm đánh vần: “Trường tiểu học Việt Dân”. Đứng giữa sân trường dày đặc người. ai cũng quần áo sạch sẽ, gọn gàng, nở một nụ cười thật tươi trên gương mặt lộ rõ vẻ vui tươi. Tôi nhìn thấy những bạn bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. Trong tôi, lúc đó đã hiện lên nỗi lo sợ phải xa mẹ. Thầm nghĩ, tôi ước gì được như những anh, chị học trò cũ, biết lớp, biết thầy cô để khỏi phải bỡ ngỡ, rụt rè, lo sợ như vậy nữa.

BÀI VIẾT VĂN SỐ 1 - LỚP 8 Đề bài: Kể lại kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em. Bài làm Mỗi khi nhắc đến mùa thu, mùa của ngày tựu trường, lòng tôi lại nhớ đến câu mà mẹ thường hay nói cho tôi nghe: "Cuộc đời đẹp nhất là tuổi học sinh Buổi sáng đẹp nhất là buổi bình minh đến trường" Đúng thật vậy, trong cuộc đời của mỗi ai thì những kỉ niệm của tuổi học trò là những kỉ niệm đẹp nhất, không bao giờ có thể quên được. Với tôi cũng vậy, cảm xúc về kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học thật khó tả và cũng thật khó quên. Tôi vẫn nhớ hôm ấy - một buổi sáng đầy gió và mát dịu của tiết trời thu. Hôm đó tôi dậy thật sớm. Có lẽ vì tôi thấy mình đã khôn lớn và một lý do quan trọng hơn nữa, đó là ngày đi học đầu tiên trong cuộc đời tôi. Tôi mặc bộ đồng phục mới mà mẹ tôi đã sắm cho tôi và tự tay chuẩn bị cặp sách. Rồi mẹ đeo cặp vào lưng tôi, đưa tôi đến trường bằng chiếc máy. Tôi ngồi sau lưng mẹ, trên con đường làng dài và rộng, tâm trạng của tôi lúc ấy: tôi không sợ mà lo lắng, mà háo hức, nôn nao chờ đợi. Chờ đợi những gì mà tôi sắp sửa trải qua: đó là ngày đầu tiên tôi đi học. Tôi vẫn ôm người vào mẹ, nhìn từng con đường quen thuộc mà lòng cảm thấy vô cùng lạ lẫm. Con đường này tôi qua lại hằng ngày nhưng hôm nay tâm trạng của tôi lẫn lộn, có một sự thay đổi rất lớn và mới mẻ đang đến với tôi: tôi đã vào lớp một, tôi đã là người lớn thật rồi. Rồi tôi đưa mắt nhìn xung quanh thấy những anh chị khăn quàng đỏ thắm trên vai, tôi đặc biệt chú ý những bạn cùng lứa với tôi áo quần tinh tươm rụt rè nắm lấy tay mẹ đến trường. Mẹ khẽ lay tay tôi và nói: "Đến trường của con rồi!" Tôi mở to đôi mắt ra nhìn. Ôi! Trông thật to và đồ sộ quá! Ngôi trường mới này không giống như trường mẫu giáo của tôi. Trường to lớn và đồ sộ hơn trường mẫu giáo nhiều. Trước cổng trường có một tấm bảng đề chữ màu trắng biển xanh rất to, tôi lẩm nhẩm đánh vần: "Trường tiểu học Việt Dân". Đứng giữa sân trường dày đặc người. ai cũng quần áo sạch sẽ, gọn gàng, nở một nụ cười thật tươi trên gương mặt lộ rõ vẻ vui tươi. Tôi nhìn thấy những bạn bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. Trong tôi, lúc đó đã hiện lên nỗi lo sợ phải xa mẹ. Thầm nghĩ, tôi ước gì được như những anh, chị học trò cũ, biết lớp, biết thầy cô để khỏi phải bỡ ngỡ, rụt rè, lo sợ như vậy nữa. Tiếng trống trường đã vang lên, các anh, chị lớp lớn đã xếp hàng rồi đi vào lớp. Cô Hiệu trưởng gọi chúng tôi ra tập trung trước sân trường rộng lớn để phân lớp. Lúc đó, tôi nghe thấy tim mình từng nhịp vang lên. Khi cô đọc đến tên tôi, tôi lúng túng, mãi một lúc mới lên tiếng trả lời. Sau khi đã phân lớp xong, cô dắt chúng tôi vào lớp 1a2 do cô Hạnh chủ nhiệm. Cô dìu tay tôi vào chỗ ngồi của mình. Khi tôi vào chỗ ngồi mới, chợt cảm giác hụt hẫng chiếm lấy tâm hồn tôi lúc ấy. Tôi nhìn người bạn ngồi bên mình, một người bạn xa lạ, không hề quen biết. Rồi cô giáo yêu cầu phụ huynh ra về để lớp bắt đầu giờ học đầu tiên. Tám năm dòng dã đã trôi qua. Giờ đây, tôi không còn là cậu bé lớp một ngày nào nữa mà tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều. Những kỉ niệm ngày ấy giờ cũng đã phai nhòa theo năm tháng nhưng vẫn mãi mãi in sâu trong tâm trí tôi cho đến cuối cuộc đời về những kỉ niệm ngây thơ của mùa thu khai trường. Bài làm của học sinh lớp 8B - Trường THCS Việt Dân - Huyện Đông Triều - Tỉnh Quảng Ninh -

Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 1 Văn Tự Sự Lớp 8

Soạn bài Viết bài Tập làm văn số 1 Văn tự sự lớp 8 được soạn và biên tập từ đội ngũ giáo viên dạy ngữ văn giỏi uy tín trên cả nước. Đảm bảo chính xác, ngắn gọn, súc tích giúp các em dễ hiểu, dễ soạn bài viết bài Tập làm văn số 1 Văn tự sự.

Soạn bài Viết bài Tập làm văn số 1 Văn tự sự thuộc Bài 3 SGK Ngữ văn 8

Đề 1: Kể lại những kỉ niệm đầu tiên đi học

Bài làm

Đã mấy năm trôi qua rồi, bây giờ tôi đã khôn lớn. Như thể nghe thấy tiếng trống vang lên buổi tựu trường đầu tiên của tôi và tôi cũng tưởng rằng điều đó như vừa mới xảy ra thôi.

Vào tối hôm trước khi buổi tựu trường đầu tiên của tôi, ba tôi chuẩn bị cặp sách, mẹ thì ủi quần áo để chuẩn bị cho tôi đi học vào ngày mai. Mọi thứ đều đã được chuẩn bị sẵn sàng. Tôi thì háo hức đợi đến ngày mai vì đó cũng chính là sự tự hào của bố mẹ. Mong ước của họ là thấy con mình được cấp sách đến trường. Sáng hôm đó, tôi thức dậy thật sớm và vệ sinh cá nhân xong, tôi tự mặc quần áo của mình, đeo cặp sách sẵn sàng. Ọuang cảnh trên con đường thật kì lạ, khác hẳn so với trước đây, mọi thứ xung quanh đều được thay đổi. Từ những bãi đất trống đã thành những ngôi nhà lớn, từ những con đường hẹp đã trở thành một con đường rộng rãi, thoáng mát. Khi đến trường, tôi thấy ngôi trường “ôi chao, sao rộng lớn quá vậy? kèm theo đó là một sự ngạc nhiên trên gương mặt của tỏi. Tôi bị choáng ngợp và không dám bước vào nhưng khi thấy ai ai cũng đang vui vẻ bước vào thì tôi lại suy nghĩ lại, bước qua cánh cổng đó là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới kì diệu ấy sê giúp chúng ta khôn lớn, biết được những kiến thức cần có và quen biết được nhiều bạn bè mới, thầy cô mới, mang đến cho ta biết bao điều thú vị. Lúc xếp hàng, ai ai cũng đều đứng nghiêm chỉnh để đi vào lớp. Bước vào lớp học, tôi thấy rất tuyệt vời vì bàn ghế được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Các lớp khác cũng đều như vậy. Tôi nghe nói bên Nhật, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, ai ai cũng tạm thời gác công việc của mình để tham gia buổi lề khai giảng năm học mới. Đối với người Nhật, đó chính là ngày quan trọng nhất. Tới khi gặp cô giáo chủ nhiệm, tôi cứ sợ ràng cô sẽ rất nghiêm khắc và rất dữ cho tới khi qua tiết học đầu tiên thỉ tôi mới biết rằng cô là một cô giáo rất nhiệt tình trong việc giảng dạy, hiền lành, yêu thương và tận tình giúp đờ chúng tôi trong việc học tập. Sau khi học hết ngày đầu tiên thì tôi lại mong ước ngày hôm sau mau mau đến để tôi được đi học và khám phá nhiều điều thú vị hơn nữa.

Suốt mấy năm qua, kí ức đó sẽ luôn luôn ghi khắc trong tim tôi. Nhớ lắm kí niệm tuổi học trò ơi!

Đề 2: Người ấy sống mãi trong lòng tôi

Bài làm

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. “

Đó là bài ca dao nói về công lao to lớn của các bậc sinh thành. Để sinh được chúng ta và dạy dỗ chúng ta nên người, cha me đã phải hi sinh rất nhiều. Vì thế. chúng ta cần phải biết kính trọng và quý mến cha mẹ của mình. Tôi cũng vậy. Tôi rất yêu thương cha mẹ tôi nhưng người mà tôi ghi nhớ trong lòng chính là người mẹ thân yêu.

Mẹ tôi rất tuyệt vời. Người tôi yêu quý có một mái tóc dài mượt và đen óng ả. Mái tóc ấy khoác lên một khuôn mặt hình trái xoan rất đẹp. Thêm vào đó là một đôi mắt long lanh như hai hòn bi ve. Ôi! Khuôn mặt ấy là một khuôn mặt của thiên thần mặc dù da có đôi ba nếp nhăn vì khổ cực chăm sóc cho gia đình tôi. Không những vậy mẹ còn có một đôi bàn tay khéo léo, dịu dàng. Nhờ đôi bàn tay này mà mẹ đã nấu được những món ăn cho gia đình tôi. Không chỉ đẹp về ngoại hình mà mẹ còn đẹp về tính cách nữa. Mẹ tôi rất nhân hậu và rất tốt bụng. Mẹ tôi là một người rất yêu thương gia đình của mình nên tôi yêu mẹ nhiều lắm. Vì mẹ đã chăm sóc tôi rất tận tình và gần gũi nhiều nên kỉ niệm giữa tôi và mẹ có rất nhiều điều đáng nhớ.

Có một kỉ niệm giữa tôi và mẹ khiến cho tôi nhớ mãi đó là vào một buổi chiều trời sắp mưa to nhưng tôi lại đi chơi. Mẹ bảo tôi đừng đi nhưng tôi vẫn trốn đi chơi. Đang chơi mải mê thì trời mưa tầm tã nhưng vì ham chơi, đang lao vào cuộc vui nên tôi cứ thế mà tiếp tục chơi, người tôi ướt sũng cả. Tối hôm đó, bố đi công tác nên chỉ có mẹ con tôi ở nhà. Vì ướt người cho nên tôi đã bị cảm lạnh rất nặng. Ngoài trời thì mưa rất lớn, nhưng mẹ vẫn chạy trong mưa để mua thuốc cho tôi uống. Nhìn thấy cảnh tượng đó, tôi rơi nước mắt vì thương xót cho mẹ. Cả đêm đó mẹ đã tận tình chăm sóc tôi mà không hề trách mắng vì tôi đã cãi lời mẹ. Khi thấy đôi mắt long lanh của mẹ buồn rầu thì tôi rất thối hận, dằn vặt trong lòng mình. Tối hôm sau, tôi thấy mẹ ngủ thiếp đi bên giường của tôi. Tôi âm thầm ôm mẹ và hứa với lòng rằng: “Con sẽ không bao giờ cãi lời mẹ nữa đâu, con hứa đó”. Qua kỉ niệm này, tôi càm thấy yêu mẹ nhiều lắm.

Tôi yêu mẹ, mẹ luôn là người sống mãi trong lòng tôi bởi mẹ đã mang cả cuộc đời mẹ dành cho tôi đó là tình thương yêu bao la, sự hi sinh một đời cho hạnh phúc của tôi. Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!

(Bài làm của HS)

Đề 3: Tôi thấy mình đã khôn lớn

Bài làm

Thời gian trôi đi nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp ta trưởng thành hơn cả về thể chất, tinh thần và chắp cánh cho ta những ước mơ, những hi vọng vào tương lai. Giống như mọi người, dòng xoáy của thời gian cho tôi sự trưởng thành để một ngày tôi chợt nhận ra: “Tôi đã lớn khôn”.

Con người tôi đang ngày càng lớn lên theo năm tháng. Nhớ ngày nào, tôi còn là con bé con nhút nhát chỉ biết tò tò theo sau chân mẹ, thế mà bây giờ, cô nhóc ấy đã trở thành một học sinh Trung học cơ sở, cao hơn cả mẹ. Tôi không chỉ lớn hơn mà tầm tay cũng xa hơn trước. Tôi có thế dễ dàng lấy những cuốn từ điển trên giá cao nhất xuống, có thể giúp mẹ treo quần áo lên mắc tủ mà không cần bắc ghế, có thế giúp bố khiêng thang lên gác thượng để sửa ăng-ten, có thể đi hết một đoạn đường núi dài không cần có ai dắt hay cõng… Những việc ấy hồi nhỏ tôi chưa đủ sức thì bây giờ đều trở nên đơn giản, dễ dàng. Tôi cũng không còn cảm thấy tự hào khi giúp bố mẹ làm những công việc nhà nữa, tất cả đều đã trở thành những việc làm thường ngày của tôi, không có gì khó khăn hay quá sức cả. Cái cảm nhận mình đang lớn lên ban đầu đối với tôi còn rất mơ hồ nhưng càng lúc tôi càng nhận thức được rõ ràng hơn.

Tôi không chỉ lớn lên ở con người mà còn lớn lên trong suy nghĩ của mình. Trước đây, tôi chỉ biết đến trường và học theo các bạn mà chẳng cần lo nghĩ xa xôi gì hết. Ngay cả việc vào học trường cấp hai, tôi cũng để cho bố mẹ quyết định. Hồi đó, tôi hầu như dựa dẫm hết vào bố mẹ nhưng dần dần, tôi cũng biết tự lo cho mình. Sau mỗi học kì, tôi biết tự xem lại kết quả học tập của mình, so sánh với các bạn khác và kết quả năm học trước đế rút kinh nghiệm cho mình tiến bộ hơn. Trong một tập thế mà ý thức thi đua luôn được đề cao, tôi cũng đã học tập được rất nhiều tò các bạn mình. Tôi biết rằng không ai có thế hiểu mình cần gì hơn chính bản thân mình. Tôi đã có suy nghĩ và ý kiến riêng, tôi có thế tự lo cho mình. Không giống như lúc còn nhỏ (luôn hành động theo bản năng và ý muốn của riêng mình), tôi hiểu rằng không thể không chú ý tới mọi người xung quanh. Tôi đang học cách sống để không phải tranh giành, học cách nhường nhịn và chấp nhận suy nghĩ của người khác. Mỗi người nhìn nhận suy nghĩ theo một chiều hướng khác nhau, điều cần thiết là tôi biết lúc nào cần hiểu và khi nào cần thuyết phục cho người khác hiểu mình.

Từ sự khôn lớn ấy, tôi cũng tự đặt cho mình những ước mơ. So với khi còn nhỏ thì những mong muốn ấy đã không còn chỉ là những ý muốn bộc phát, mơ mộng, viển vông nữa. Thời gian đã cho tôi sự chín chắn trong những quyết định cho tương lai. Trước kia, ước muốn của tôi có nhiều vô số mà bây giờ tôi cũng không còn nhớ hết nữa. Khi ấy, tôi chỉ biết nhìn mọi thứ một cách đơn giản, thấy ai làm gì hay hay thì cũng mong muốn mình có thế làm được như vậy. Thế nhưng bây giờ thì tôi hiểu rằng chẳng có mục tiêu nào có thể đạt được một cách đơn giản mà không cần có cố gắng của chính mình. Tôi chẳng mấy khi nghĩ tới những điều con nít như khi còn nhỏ mà suy nghĩ rất kĩ để tự đánh giá khả năng của mình và đặt ra một mục tiêu chắc chắn. Tôi không muốn phải thay đổi mơ ước của mình cho dù tôi có lớn hơn nữa. Hiện nay, tôi vẫn chưa biết ước mơ lớn nhất trong tương lai của mình là gì nhưng khi đã có thể quyết định được, tôi sẽ luôn hi vọng và cố gắng hết sức để đạt được.

Nhưng ước mơ ấy càng lớn bao nhiêu, tôi càng nhận thức được trách nhiệm của mình bấy nhiêu. Trước hết, tôi cần có bổn phận đối với những người xung quanh. Là một người con, tôi phải nỗ lực phấn đấu trưởng thành để không phụ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà. Là một người trò, tôi phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức xứng đáng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo. Là một người bạn, tôi cần học tập và giúp đỡ các bạn của mình để cùng tiến bộ hơn… Tôi hiểu rằng bất cứ ai cũng có trách nhiệm riêng. Khi tôi đã là một học sinh khoác trên người bộ đồng phục của trường Chu Văn An thì đi đâu tôi cũng là đại diện cho ngôi trường của mình. Tôi hiểu rằng mọi người có thể nhìn nhận và đánh giá ngôi trường thân yêu theo những hành vi ứng xử của tôi. Khi tôi là một người Hà Nội thì tôi là đại diện cho con người thủ đô và khi tôi là người Việt Nam thì tôi cũng là đại diện cho cả dân tộc mình. Càng suy nghĩ về những trách nhiệm ấy tôi cũng cảm nhận được sức nặng đặt trên vai mình.

Sự trưởng thành của tôi không chỉ bản thân tôi biết mà mọi người xung quanh cũng đều công nhận. Hè vừa rồi, nhà nội tôi có một niềm vui rất lớn: Người bác của tôi đã sống bên Mĩ gần hai mươi năm cùng với hai cô con gái đã trở về thăm quê hương. Suốt thời gian ấy, bác và hai chị sống ở nhà tôi, bà tôi cũng dọn từ quê ra. Ở nhà nhộn nhịp, đông vui hơn nên công việc cũng nhiều hơn trước. Trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, còn chị Thu thì đang thi học kì, chỉ có tôi ở nhà cùng bác tiếp khách và dọn dẹp nhà cửa. Tôi đã cố gắng làm được nhiều việc nhà để bác và bà được nghỉ ngơi. Một hôm, trong bữa cơm bác đã khen tôi làm bố tôi rất vui và hài lòng. Tối hôm đó, trước khi tôi đi ngủ, mẹ nói với tôi:

– Con gái mẹ đã lớn nhiều rồi đấy!

Tôi sung sướng đi vào giấc ngủ không chỉ vì lời khen của mẹ hay của bác mà vì niềm vui khi thấy bố mẹ tự hào về mình – có nghĩa là tôi đã lớn khôn. Cho dù trách nhiệm có to lớn tới đâu, cho dù ước mơ còn là một khoảng cách rất xa và khó khăn, tôi vẫn sẽ không ngừng cố gắng, bởi tôi biết rằng xung quanh mình vẫn còn những người thân yêu luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ lúc nào.

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học

Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 6

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6: Văn nghị luận

Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước. I. Dàn ý

Mở bài:

+ Khẳng định vai trò lãnh đạo anh minh quyết định tới sự hưng thịnh của quốc gia, từ đó dẫn ra công lao của Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn trong vai trò là người lãnh đạo anh minh.

+ Nhấn mạnh vào hai văn bản ” Chiếu dời đô” Lý Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ” để thấy rõ tầm quan trọng của người lãnh đạo.

Thân bài:

Văn bản: :”Chiếu dời đô” với Lý Công Uẩn

– Viết theo thể chiếu ( chiếu chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân) nhưng tác giả gửi gắm trong đó tình cảm, và sự lắng nghe ý nghe của quần thần.

+ Một bài chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh sẽ được đón nhận một cách trang trọng, và là mệnh lệnh bắt buộc mà dân chúng phải tuân theo.

+ Nhưng tác giả Lý Công Uẩn khéo léo trong việc sử dụng bài chiếu là lời tâm sự, bàn bạc với quần thần những suy nghĩ về vận nước khiến cho người nghe không có cảm giác sợ hãi.

+ Sự thấu tình đạt lý, phù hợp với ý nguyện nhân dân, ngôn từ lắng đọng, có sức cô đúc, có sức thuyết phục lâu bền.

– Sự lãnh đạo anh minh thể hiện ở:

+ Tầm nhìn chiến lược trong việc lựa chọn thành Đại La làm kinh đô phát triển đất nước. ( Đại La là nơi trung tâm của trời đất, nơi có muôn vật phong phú tốt tươi, mưa thuận gió hòa, địa thế bằng phẳng…)

+ Biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của dân chúng chứ không chạy theo cái lợi trước mắt, vì thế Lý Công Uẩn suy xét kĩ lưỡng trước những hành động của mình.

+ Ông chọn Đại La làm kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô khuất sâu trong núi rừng, chỉ phù hợp với khi cần phòng thủ như thời Đinh, Lê.

+ Lý Công Uẩn dù là vua trong triều đình phong kiến nhưng ông có tư tưởng “dân chủ”, để nhân dân được nói lên nguyện vọng của mình.

– Lịch sử chứng minh sự anh minh của Lý Công Uẩn khi thành Thăng Long- Hà Nội sau 1000 năm vẫn trong tư thế “con rồng bay lên”, ngày càng phát triển và trở thành niềm tự hào của dân tộc.

Văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

– Trần Quốc Tuấn có cách suy nghĩ của một vị minh tướng lỗi lạc, một chủ tướng hết lòng vì đất nước: vừa khoan dung vừa nghiêm khắc.

– Vai trò người lãnh đạo anh minh thể hiện ở việc

+ Nhìn thấy rõ tình thế của nước nhà lúc bấy giờ: dân tộc đang phải đương đầu với giặc Nguyên- Mông mạnh nhất lúc bấy giờ, với số thuộc địa trải dài từ châu Á đến tận Châu Âu.

+ Sự anh minh khi dẫn ra những tấm gương trung thần, nghĩa sĩ để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của quân sĩ.

+ Ông hiểu rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết, nên ông khích lệ tinh thần tướng sĩ, quân lính đồng lòng tiêu diệt kẻ thù ngoại xâm.

+ Hịch tướng sĩ ra đời tác động mạnh mẽ tới nhuệ khí của quân sĩ bởi ông biết phân tích phải trái, đúng sai dưới góc nhìn của người yêu nước, căm thù giặc ( trích dẫn những lời nói gan ruột của Trần Quốc Tuấn trong bài hịch).

+ Qua hịch tướng sĩ ta thấy được sự anh minh của Trần Quốc Tuấn khi không sử dụng uy quyền mà lấy việc thu phục làm kế sách, nghĩa là phát huy tối đa tinh thần tự nguyện cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù, từ bỏ lối sống hưởng lạc thái bình, sẵn sàng giết giặc lập công.

Lịch sử đã chứng minh sự sáng suốt đó khi Trần Quốc Tuấn dẹp tan giặc Mông – Nguyên, mang lại sự tự do cho dân tộc.

Kết bài: Cả hai tác phẩm đều là những áng văn bất hủ của dân tộc, ngợi ca tài lãnh đạo anh minh sáng suốt của những người đứng đầu đất nước.

II. Bài văn mẫu Đề 2: Từ bài Bàn luận về phép học của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, hãy suy nghĩ về mối quan hệ giữa học với hành I. Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm bàn về phép học của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, sau đó chỉ ra luận điểm quan trọng nhất là mối quan hệ giữa học với hành.

Thân bài:

Giải thích

– Học là hoạt động của trí óc để tiếp thu kiến thức mới, những điều chưa biết, mục đích của việc học phải chân chính.

– Hành là áp dụng những điều học được vào thực tế để kiến thức trở nên hữu ích

Học và hành phải đi đôi với nhau

– Nếu học chỉ để chất chứa hàng loạt kiến thức sách vở vào đầu thì có lợi ích gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng

Học mà không hành thì thực sự vô ích. Phải đem cái học ra áp dụng vào thực tế để kiến thức đó trở nên có giá trị

– Mối quan hệ giữa học hành là mối quan hệ mật thiết: nếu chỉ chú trọng việc nạp kiến thức sách vở, chỉ học hành sẽ thiếu kinh nghiệm thực tế, điều này hạn chế khả năng sáng tạo.

+ Nhưng nếu chỉ “hành” mà không học thì chỉ là sự mò mẫm, dò đường, sẽ tốn thời gian mà kết quả không như ý muốn.

+ Học để cung cấp kiến thức cho thực hành, thực hành giúp củng cố hoàn chỉnh.

+ Đây cũng là phương pháp của việc thực học, tránh việc học rập khuôn lý thuyết.

Liên hệ tới thực trạng học của bản thân

KB: Khẳng định “bàn về phép học” của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp đến nay vẫn là chân lý giúp chúng ta học tập đúng đắn, chỉ rõ mối quan hệ giữa việc học và hành.

II. Bài văn mẫu Đề 3: Câu nói của Maxim Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” I. Dàn ý

Mở bài: Trích dẫn câu nói của Gorki

Nêu giá trị của sách với cuộc sống của con người. Nêu ý nghĩa từ câu nói của Maxim.

Gorki.

Thân bài:

– Giải thích câu nói của Maxim Go-rơ-ki: Sách là nguồn kiến thức.

+ Sách lưu giữ nguồn tri thức của nhân loại từ ngàn đời nay.

+ Sách cung cấp đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm của nhân loại vượt qua không gian, thời đại.

+ Sách là kho tàng tri thức, ngoài ra những cuốn sách có giá trị còn được coi là những cột mốc phát triển trên con đường học thuật của nhân loại.

– Tầm quan trọng của sách với con người.

+ Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn, tích lũy, nâng cao nhận thức, trình độ cá nhân.

+ Đọc sách có thể chuẩn bị cho cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường đời, con đường học vấn, nhằm phát hiện ra thế giới mới.

+ Đọc sách chính là tìm con đường sống.

+ Cuộc sống luôn cần kiến thức, kinh nghiệm để mở mang hiểu biết và tìm ra nghề chân chính để tồn tại.

+ Cuộc sống và xã hội càng phát triển, con người càng cần phải trau dồi kiến thức nhiều hơn.

+ Nêu tác dụng của sách.

– Nếu không có sách cuộc sống của con người.

+ Coi thường đọc sách là xóa bỏ kinh nghiệm quá khứ, làm cho xã hội thụt lùi, chậm tiến.

+ Thiếu sách cuộc sống của con người sẽ rất nhàm chán, tăm tối.

+ Không có sách hiểu biết của con người thụt lùi so với thời đại, thiếu hiểu biết.

+ Sẽ không có kinh nghiệm, kiến thức được lưu lại cho thế hệ mai sau.

→ Sách là kiến thức- con đường sống của con người.

Kết bài: Khẳng định vai trò to lớn quan trọng của sách đối với con người.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: