Soạn Văn 8 Bài Toán Dân Số Loigiaihay / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 8: Bài Toán Dân Số

Bài 13 Bài toán dân số Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh BÀI TOÁN DÂN SỐ I. KIẾN THỨC Cơ BẢN Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện một bài toán cổ cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con sô buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở các nước chậm phát triển. II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN Câu 1. Xác định bô cục của văn bản, nêu nội dung chính của mỗi phần, riêng về phần thân bài, hãy chỉ ra các ỷ lớn. Văn bản được chia làm ba phần: + Phần một: (từ đầu đến sáng mắt ra): Bài toán dân số được đặt ra từ thời Cổ đại. + Phần hai (tiếp đến ô thứ 31 của bàn cờ): Sự gia tăng khủng khiếp của dân số. Phần này gồm có 3 ý: Ý 1 (từ Đó là câu đến biết nhường nào): Câu chuyện về việc kén rể của một nhà thông thái. Ý 2 (từ bây giờ đến không quá 5%): Sự phát triển của dân sô" thế giới. Ý 3 (từ trong thực tế đến 31 của bàn cờ): Tỉ lệ sinh con của phụ nữ Á và châu Phi. + Phần 3 (còn lại): Lời kêu gọi hạn chế tăng dân sô". Câu 2. Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm cho tác giả "sáng mắt ra"? . + Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là sự gia tăng dân sô" trên thê" giới với tô"c độ chóng mặt, loài người cần phải làm một việc gì đó để quyết định sự tồn tại của mình. + Điều làm cho tác giả "sáng mắt" là sự gia tăng dân số trong thời hiện đại nó đã được đặt ra từ ý'nghĩa của một bài toán thời cổ đại. Câu 3. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới? + Câu chuyện kén rể của nhà thông thái mà tác giả trình bày là câu chuyện về cấp sô" nhân của sô" thóc trên bàn cờ. Câu chuyện đã có nhiều người biết, nhưng liên tưởng nó với sự tăng trưởng của dân sô" là một sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, giàu sức thuyết phục. + Với sự so sánh độc đáo này, tác giả đã giúp cho người đọc hình dung một cách cụ thể về sự gia tăng ngày càng cao của dân số thế giới từ hai hạt thóc (hai người) đến phủ kín cả bề mặt trái đất khiến cho người đọc phải giật, mình kinh sợ. Câu 4. Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước ở châu Ả và châu Phỉ em có thể rút ra kết luận gì? + Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước ở châu Á và châu Phi tác giả báo động rằng tiềm lực sinh con ở phụ nữ các nước này là vô cùng mạnh, dân số thế giới đang dần đi tới chỗ vượt ra khỏi tậm kiểm soát của con người. + Các nước: An-Độ, Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-za-ni-a có tỉ lệ gia tăng dân số mạnh, đều là những nước nghèo, ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc và nhân loại. + Sự phát triển xã hội càng cao các nước tiên tiến thì tỉ lệ gia tăng dân số thấp (Anh, Pháp, Mĩ...). Ngược lại, ở các nước càng chậm phát triển thì sự gia tăng dân số lại càng cao. Câu 5. Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì? Văn bản này đưa đến cho chúng ta hiểu biết về tình hình gia tăng dân số ở trên thế giới và ở Việt Nam, để từ đó chúng ta có hành động thiết thực. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP Câu 1. Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số? + Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là nâng cao dân trí. ' + Bởi vì, "Giáo dục tức là giải phóng mở cánh cửa dần đến hòa bình công bằng và công lí". Tất cả trẻ em, tất cả phụ nữ phải được đến trường, dân trí sẽ giúp họ nhận thức được con đường cần đi; "hạn chế sinh đẻ tối đa" để mang lại cuộc sông hạnh phúc cho đứa con, cho bản thân và gia đình. Câu 2. Hãy nêu các lí do chính để trả lời câu hỏi: Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhăn loại, nhất là dối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu? Sự gia tăng dân sô" có tầm quan trọng to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đốì với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu là vì: + Dân số' phát triển kèm theo sự thiếu thôn về kinh tế dẫn tới đói nghèo. + Gia đình đông con ít có điều kiện chăm sóc, dạy dỗ chu đáo dẫn tới sự thất học kém hiểu biết, càng kém hiểu biết dân số càng phát triển. + Sinh đẻ nhiều dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe của người mẹ, của thai nhi, tỉ lệ sinh đẻ nhiều dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe của người mẹ, của thai nhi, tỉ lệ bệnh tật và ảnh hưởng chất lượng sống. + Đất chật, người đông điều đó sẽ dẫn đến sự hủy diệt của toàn nhân loại. Câu 3. So sánh số liệu: + Dân sô" trên thế giới mỗi năm tăng thêm 77.258.877 người, từ 2000 đến 2003 thời gian 3 năm dân sô' sẽ tăng: 77.258.877 X 3 (năm) = 231.776.621 người. + Như vậy gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam hiện nay. TƯ LIỆU THAM KHAO Cách nêu số liệu của tác giả còn toát lên một vấn đề khác không kém phần quan trọng là sự phát triển dân số vừa nhanh, vừa mất cân đối do tỉ lệ sinh nhiều con của phụ nữ các nước chậm phát triển ở châu Phi và châu Á sẽ ảnh hưởng đến tương laí của dân tộc và nhân loại. Logic của vấn đề là ở chỗ dân số và sự phát triển của đời sống xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dân số các nước châu Phi, châu Á bùng nổ đi kèm với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển, văn hóa giáo dục không được nâng cao. Ngược lại, khi kinh tế, văn hóa, giáo dục kém phát triển, dân trí đã thấp lại càng thấp thì không thể không chế được sự bùng nổ và gia tăng dân số. Chỉ khi nào dân trí được nâng cao, kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triển, người dân - nhất là phụ nữ - mới tự giác hạn chế sinh đẻ, làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó chính là đáp án của "Bài toán dân số." ' (Nguyễn Mai Hoa, Đinh Quang Sáng)

Soạn Văn Lớp 8 Bài Bài Bài Toán Dân Số

Phần 1 (từ đầu cho đến “sáng mắt ra”…), tác giả nêu ra vấn đề: bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại;

I.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1.

– Phần 1 (từ đầu cho đến “sáng mắt ra”…), tác giả nêu ra vấn đề: bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại;

– Phần 2 (từ “Đó là câu chuyện từ bài toán cổ…” cho đến “…sang ô thứ 31 của bàn cờ”), tác giả làm rõ vấn đề đã được nêu ra: Tốc độ gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới.

– Phần 3 (từ “Đừng để cho…” đến hết): kêu gọi loài người cần kiềm chế tốc độ gia tăng dân số.

2.

– Trước hết, bài toán cổ và ý nghĩa về sự gia tăng nhanh chóng của số lượng: ô đầu tiên của bàn cờ chỉ là một hạt thóc, nếu gia tăng theo cấp số nhân thì đến hết 64 ô. Tốc độ gia tăng thực sự rất lớn ngoài sức tưởng tượng.

– Thứ hai, sự gia tăng dân số của thế giới giống như lượng thóc tăng lên trong các ô bàn cờ. Lịch sử loài người tính đến năm 1995 đã là 5,63 tỉ người, nằm ở khoảng ô thứ ba mươi của bàn cờ trong bài toán cổ.

– Thứ ba, để mỗi gia đình chỉ sinh hai con là điều rất khó thực hiện, vì trên thực tế, tỉ lệ phổ biến là phụ nữ sinh hơn hai con. Trong khi nếu đúng là mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì chúng ta đang “mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ”.

Như vậy, tác giả muốn nói: con người ngày càng nhiều lên gấp bội mà đất đai, diện tích thì vẫn thế. Chính vì sự sống của mình, con người buộc phải hạn chế sự gia tăng dân số. Đồng thời, tưởng rằng vấn đề dân số là của xã hội hiện đại thế mà nó đã được đặt ra trong ý nghĩa của một bài toán từ thời cổ đại. Đây chính là điều khiến tác giả “sáng mắt ra”.

3.

Về cách thức thể hiện, với việc sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. Mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số. Tốc độ gia tăng nhanh đến mức bùng nổ được cảnh báo bằng hình ảnh một lượng thóc khổng lồ “có thể phủ kín bề mặt Trái Đất”..

4.

– Việc đưa ra tỉ lệ sinh con của phụ nữ theo thông báo của Hội nghị Cai-rô để mọi người thấy thực tế phụ nữ có thể sinh rất nhiều con.

– Trong số các nước kể trên thì Nê-pan, Ru-an-đa, Ta-đa-ni-a, Ma-da-gát-xca thuộc châu Phi, còn Việt Nam và Ấn Độ thuộc châu Á. Hai châu lục này phát triển dân số rất mạnh. Có thể thấy đây là những nước chưa phát triển, kinh tế còn yếu kém mà dân số lại bùng nổ rất cao. Thật khó mà cải thiện đời sống, đảm bảo cho cuộc sống no ấm.

5.

Vì chính cuộc sống của chúng ta, hãy nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số, cùng có trách nhiệm trong việc hạn chế sự gia tăng dân số. Đây chính là điều mà tác giả của bài viết mong muốn ở người đọc.

II.LUYỆN TẬP 1.

– Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là “đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ”. Bởi vì sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các biện pháp thô bạo. “Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cũng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh. Điều này cho thấy sự lựa chọn sinh đẻ là thuộc quyền của phụ nữ. Mà cái quyền này chỉ có thể là kết quả của việc giáo dục tốt hơn”. – Chỉ bằng con đường tuyên truyền, giáo dục mới giúp mọi người hiểu ra nguy cơ và tác hại của sự bùng nổ dân số: Vấn đề dân số gắn liền với đói nghèo hay no ấm hạnh phúc.

2.

– Dân số gia tăng có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc nghèo nàn, lạc hậu vì: + Dân số phát triển quá nhanh ảnh hưởng nhiều đến con người ở các phương diện nhà ở, lương thực nuôi sống con người, môi trường chật hẹp, thiếu việc làm, giáo dục không kịp phát triển với đà tăng dân số. + Các nước còn nghèo nàn lạc hậu lại càng nghèo nàn lạc hậu hơn, vì hạn chế phát triển giáo dục.

3.

– Dân số thế giới ở vào thời điểm 2000: 6.080.141.683 người. – Dân số thế giới ở vào thời điểm 30-9-2003: 6.320.815.650 người. – Từ năm 2000 đến 30-9-2003 số người trên thế giới đã tăng 241.673.967 người, gấp 3 lần số dân Việt Nam hiện nay.

Soạn Văn 8 Vnen Bài 13: Bài Toán Dân Số

Soạn văn 8 VNEN Bài 13: Bài toán dân số

A. Hoạt động khởi động

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. (trang 93, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Đọc hiểu văn bản sau: Bài toán dân số

2. (trang 94, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu văn bản:

a. Hoàn thiện sơ đồ sau về bố cục của văn bản Bài toán dân số:

c. Những nhận định sau đây về cách trình bày nội dung của văn bản Bài toán dân số là đúng hay sai?

d. Trình bày quan điểm của em về tác hại của gia tăng dân số đối với sự phát triển của con người.

a. Hoàn thiện sơ đồ:

+ Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại: ô đầu tiên trên bàn cờ chỉ là 1 hạt thóc, nếu gia tăng theo cấp số nhân, lượng thóc đủ để phủ kín bề mặt trái đất

+ Sự gia tăng dân số giống như lượng thóc tăng lên trong các ô của bàn cờ.

+ Phấn đấu để mỗi gia đình có hai con là rất khó, vì tỉ lệ phổ biến phụ nữ sinh hơn hai con rất đông.

– Điều làm cho tác giả “sáng mắt ra” là sự gia tăng dân số trong thời hiện đại nó đã được đặt ra từ ý nghĩa của một bài toán thời cổ đại.

c. Hoàn thiện bảng:

d. Những suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản là việc gia tăng dân số không có kiểm soát sẽ dẫn đến những hậu quả sau:

– Thiếu đất đai

– Việc tăng nhanh dân số sẽ làm cho kinh tế không theo kịp với mức tăng của dân số.

– Tăng nhanh dân số sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, cho việc phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, gây tắc nghẽn giao thông, vấn đề nhà ở.

– Gia tăng tệ nạn xã hội, gây bất ổn về xã hội

– Làm suy giảm tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.

3. (trang 95, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

*Dấu ngoặc đơn:

a. Nhìn lại văn bản Bài toán dân số và thực hiện nhiệm vụ ở dưới:

(1) Gạch dưới các câu có sử dụng dấu ngoặc đơn và chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn

(2) Nếu bỏ phần trong dáu ngoặc đơn thì ý ngĩa cơ bản của câu đó có thay đổi không ? Vì sao?

b. Chỉ ra một tác dụng của dấu chấm câu, dấu chấm than và dấu chấm hỏi trong dấu ngoặc đơn:

1. Một thế kỷ văn minh khai hóa(!) của thực dân cũng không làm ra đường một tấc sắt. Tre vẫn còn vất vả mãi với người.

2. Dân khu phố này chuyền nhau rằng hắn ta là kẻ bịp bợm (!?)

3. Tên trộm đó đắc ý và tự vỗ ngực vì không ai phát hiện ra được nơi Hắn trốn (!)

c. Theo em tác dụng cả dấu ngoặc đơn trong câu là gì? Nếu bỏ dấu ngoặc đơn câu văn có giữ nguyên ý nghĩa hay không?

a. Nhìn lại văn bản Bài toán dân số

– Các câu có sử dụng dấu ngoặc đơn:

Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của câu đó không thay đổi vì phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là thông tin phụ, bổ sung thêm cho ý phía trước.

b. Chỉ ra một tác dụng của dấu chấm câu, dấu chấm than và dấu chấm hỏi trong dấu ngoặc đơn:

* Dấu chấm than (1): bộc lộ cảm xúc thái đọ mỉa mai, luận điệu lừa bịp của thực dân Pháp

* Dấu chấm than (2): bộc lộ cảm xúc thái độ không ưa và chưa tin hẳn vào tin đó

* Dấu chấm hỏi (2): dùng để hỏi hắn là một con người bim bợm như thế nào?

* Dấu chấm than (3) :biểu thị thái độ đắc ý, mỉa mai của người viết và sự sung sướng của tên trộm

c. Tác dụng cả dấu ngoặc đơn trong câu:

– Tác dụng của dấu ngoặc đơn: dùng đánh dấu phần chú thích, dụng ý thay đổi.

– Nếu bỏ dấu ngoặc đơn nội dung cơ bản không đổi.

*Dấu hai chấm:

a. Đọc đoạn hội thoại sau:

Oanh: -Lan ơi, quê bạn ở đâu thế? Lan: Quê tớ ở Huế Oanh: À, vùng đất gắn liền với:” tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay- Nón bài thơ e lệ nép trong tay” trong thơ Bích Lan nhỉ? Lan: -Đúng rồi! Huế (hay còn gọi là cố đô Huế) gắn liền với hai đặc trưng nổi tiếng trong thơ Bích Lan: áo dài và nón bài thơ

(1) Chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn trên?

(2) Có thể thay dấu hai chấm thành dấu ngoặc đơn không? Vì sao?

– Chú có rất nhiều kỉ niệm nhưng nhớ nhất là lần đến thăm nhà cô bạn học cũ. Bà mẹ giới thiệu rất hãnh diện với cậu con trai : ” Đây là bác Khoa- nhà thơ – bạn học ngày xưa của mẹ đấy.”. – Đặc tính của thông tin nghệ thuật là : khám phá bản chất cá thể của các khách thể đế được mô tả bằng phương tiện kí hiệu nào tương ứng với đối tượng miểu tả ; truyền tải bằng phương tiện kí hiệu của thế giới quan lẫn nhân cách tác giả thông tin: nghệ sĩ

c. Từ bài tập trên em hãy cho biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu.

a.Đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi:

* Dấu hai chấm trong câu:” Đúng rồi! Huế (hay còn gọi là cố đô Huế) gắn liền với hai đặc trưng nổi tiếng trong thơ Bích Lan: áo dài và nón bài thơ” đánh dấu phần giải thích thuyết minh.

* Những dấu hai chấm còn lại để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

* Có thể thay dấu hai chấm thành dấu ngoặc đơn vì ý nghĩa trong câu không thay đổi và đều có ý nghĩ bổ sung, giải thích trong câu

b. Tác dụng của hai dấu câu trong đoạn trích:

* Đoạn văn 1: Báo trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.

* Đoạn văn 2: Báo trước lời dẫn trực tiếp

c. Tác dụng của dấu hai chấm trong câu:

* Đánh dấu (báo trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó).

* Đánh dấu (báo trước lời dẫn trực tiếp dùng với dấu ngoặc kép hay lời đối thoại, dùng với dấu gạch ngang).

4. (trang 96, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu về đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.

a. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Xe đạp

Câu hỏi:

(2) Bố cục của văn bản gồm mấy phần ? Cho biết nội dung của mỗi phần.

(3) Văn bản diễn đạt có dễ hiểu không ? Vì sao ?

(4) Phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản đã thích hợp chưa ? Vì sao ?

b) Từ làm bài tập trên, em hãy cho biết :

(1) Bố cục của 1 văn bản thuyết minh.

(2) Những công việc cần phải hoàn thiện để làm 1 bài văn thuyết minh.

Lời giải:

a. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Xe đạp

(1) Đối tượng thuyết minh của đề bài trên là chiếc xe đạp

(2) Dàn ý

+ Phần mở bài ( từ đầu… nhờ sức người): giới thiệu vai trò của chiếc xe đạp trong cuộc sống

+ Phần thân bài (tiếp… một hoạt động thể thao) trình bày cấu tạo từng phần của xe

+ Kết bài (còn lại) khẳng định sự tầm quan trọng của xe đạp

(3) Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe gồm 3 hệ thống chính:

+ Gồm hệ thống chuyển động

+ Hệ thống chuyên chở

+ Hệ thống điều khiển

– Trình bày hợp lý theo cấu tạo chiếc xe, mỗi hệ thống cũng được phân tích rõ ràng, cụ thể.

(4) Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, dùng số liệu, nêu ví dụ, phân tích.

b) Từ làm bài tập trên, ta có nhận xét:

(1) Bố cục bài văn thuyết minh thường có ba phần:

* Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh.

* Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích… của đối tượng.

* Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng

(2) Để hoàn thiên một bài văn thuyết minh cần nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng, tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, ngôn từ chính xác, dễ hiểu.

C. Hoạt động luyện tập

1. (trang 97, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Nếu được chọn một lời giới thiệu về văn bản Bài toán dân số, em sẽ chọn lời giới thiệu nào sau đây? Hãy giải thích sự lựa chọn của mình.

* Dân số phát triển quá nhanh ảnh hưởng nhiều đến con người ở các phương diện nhà ở, lương thực nuôi sống con người, môi trường chật hẹp, thiếu việc làm, giáo dục không kịp phát triển với đà tăng dân số.

* Các nước còn nghèo nàn lạc hậu lại càng nghèo nàn lạc hậu hơn, vì hạn chế phát triển giáo dục.

3. (trang 98, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong các đoạn văn sau:

* Dấu hai chấm có tác dụng: đánh dấu lời dẫn trực tiếp

* Dấu ngoặc đơn: chú thích về số liệu được lấy

b) Đoạn văn b:

* Dấu ngoặc đơn: chú thích về hiện trạng

4. (trang 98, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Dựa vào gợi ý, hãy lập dàn ý cho đề văn Thuyết minh về cây hoa đào.

1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về hoa đào.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc

Nguồn gốc: Hoa đào có nguồn gốc không rõ ràng, có người nói ở Ba Tư (tuy nhiên, ý kiến này lại chưa có bằng chứng xác thực để chứng mình); cũng có người nói hoa đào xuất xứ từ Trung Quốc vì người ta cho rằng người Trung Hoa đã biết trồng đào từ rất nhiều năm về trước.

b. Phân loại:

– Có nhiều loại hoa đào như đào bích, đào phai, đào mốc, đào đá, đào bạch, đào thất thốn, …

– Hà Nội có hai vùng trồng đào đẹp nổi tiếng là Nhật Tân và Ngọc Hà, với loài hoa đào bích được trồng rất nhiều.

c. Đặc điểm, hình dáng:

– Rễ đào: Là dạng rễ cọc, có khả năng cắm sâu vào lòng đất giúp cây chịu hạn tốt.

– Thân đào, cành đào: Thân, cành thường có màu xanh, màu nâu sáng hoặc màu đỏ tía. Cành đào khẳng khiu, lá thưa thớt.

– Lá đào: Lá nhỏ, màu xanh non mơn mởn. Đầu lá hơi nhọn, hình mũi mác.

– Nụ hoa: Nụ hoa nho nhỏ như hạt sen, màu hồng xinh đẹp. Đế màu xanh nhạt ôm lấy nụ hoa.

– Hoa đào nở ra thường có năm cánh, nụ hoa phô màu hồng xinh xắn.

– Quả đào: Thuộc loại quả hạch, phần thịt mềm có hai màu là màu trắng và màu vàng, vỏ quả đào có một lớp lông mịn.

d. Vai trò, ý nghĩa:

– Trong văn hóa, cây hoa đào và cây đào đã xuất hiện từ lâu, trở thành loài hoa phổ biến. Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, hoa đào là loại cây rất nhiều người mua về đặt trong nhà, với mong muốn sắc hồng của hoa đào hứa hẹn một năm mới tốt lành, may mắn.

– Trong văn học, hoa đào xuất hiện từ những câu ca dao của người xưa, đến những câu thơ, câu ca của nhiều nhà thơ, bậc hiền triết.

– Quả đào còn có giá trị kinh tế trong việc xuất khẩu.

e. Cách trồng và chăm sóc đào

– Để có một cây hoa đào đẹp, cần chú ý đến rất nhiều yếu tố như nước, ánh sáng, gió cũng như thời gian gieo trồng.

– Biện pháp chăm sóc cũng rất quan trọng nữa.

3. Kết bài

– Nêu cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa đào.

D. Hoạt động vận dụng

Soạn Bài: Bài Toán Dân Số – Ngữ Văn 8 Tập 1

I. Tóm tắt

Bài toán dân số vốn là một vấn đề không mới. Tác giả đã nêu lên câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ trên 1 bàn cờ tướng 64 ô. Theo đó thì từ khi khai thiên lập địa cho đến năm 1995, dân số thế giới đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Trong thực tế 1 phụ nữ có thể sinh nhiều con. Nếu tính theo bài toán cổ thì số dân đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ. Cuối cùng tác giả báo động về con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người khi mà mỗi con người trên Trái Đất này chỉ còn diện tích là 1 hạt thóc.

II. Bố cục

Văn bản Bài toán dân số có thể được chia làm 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại : kêu gọi loài người hạn chế gia tăng dân số.

III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bố cục của văn bản như trên.

Câu 2:

* Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản là: sự gia tăng dân số với tốc độ chóng mặt, con người cần hạn chế gia tăng dân số để có thể tồn tại.

* Điều đã làm tác giả “sáng mắt ra” là sự gia tăng dân số trong thời buổi nay đã được đặt trong một bài toán cổ đại.

Câu 3:

* Câu chuyện kén rể của nhà thông thái:

Làm nổi bật vấn đề gia tăng dân số, tạo sức hấp dẫn cho bài viết.

Nhấn mạnh vấn đề gia tăng dân số có từ thời cổ đại còn tồn tại tới thời hiện đại.

Tốc độ gia tăng dân số kinh khủng bằng hình ảnh số thóc khổng lồ “có thể phủ kín bề mặt trái đất”

Câu 4:

* Việc đưa ra những con số về tỷ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích:

Thông báo rằng những nước chậm phát triển có tỷ lệ gia tăng dân số mạnh (phụ nữ các nước này sinh nhiều con).

Sự gia tăng dân số tỉ lệ nghịch với tốc độ phát triển kinh tế.

Mối quan hệ mật thiết giữa tốc độ gia tăng dân số với tốc độ phát triển kinh tế.

Đời sống xã hội kém dẫn đến tình trạng gia tăng dân số tăng vọt.

* Những nước thuộc châu Phi: Nê-pan, Ru-an-da, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca. Những nước châu Á: Ấn Độ và Việt Nam.

* Những nước châu Phi, châu Á có tỉ lệ gia tăng dân số cao, nhưng nền kinh tế phát triển chậm và còn nhiều nước nghèo.

Câu 5:

Văn bản này mang đến cho chúng ta những hiểu biết về tình trạng gia tăng dân số đáng báo động trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, để từ đó, mỗi chúng ta có ý thức hơn và có những hành động thiết thực nhằm đẩy lùi tình trạng gia tăng dân số.

4.5

/

5

(

4

bình chọn

)