Soạn Văn 8 Bài Phương Pháp Thuyết Minh Vietjack / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 8: Phương Pháp Thuyết Minh

Soạn Văn 8: Phương pháp thuyết minh

Soạn Văn lớp 8 Phương pháp thuyết minh tập 1

Soạn Văn Phương pháp thuyết minh

là tài liệu phương pháp thuyết minh này giúp các bạn học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản của thể loại văn thuyết minh mà còn mang lại nhiều ý tưởng hay, giúp các bạn triển khai bài viết của mình theo hướng sáng tạo, thông minh nhất.

Soạn Văn: Phương pháp thuyết minh Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh 1. Quan sát học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh

a. Các văn bản thuyết minh Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất đã sử dụng những tri thức về tự nhiên (Địa lí, Sinh học,…), tri thức về xã hội (Văn hoá, Lịch sử,…).

b. Để có các tri thức ấy cần phải quan sát, học tập, tìm tòi, tích lũy kiến thức lâu dài.

c. Không thể dùng tưởng tượng, suy luận để làm bài văn thuyết minh.

2. Phương pháp thuyết minh

a. Trong các câu văn ta thường gặp từ “là”. Sau từ “là”, người ta cung cấp những kiến thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng. Loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ “là”, đưa ra được bản chất, đặc trưng đối tượng.

b. Tác dụng của phương pháp liệt kê: Trình bày tri thức theo một trật tự nhất định.

c. Ví dụ trong đoạn văn là phần trong ngoặc đơn “ở Bỉ, từ năm 1987… 500 đô la”. Đưa ra ví dụ có tác dụng minh họa rõ hơn để người đọc dễ hiểu, tạo tính chính xác, thuyết phục hơn cho lời văn.

d. Đoạn văn cung cấp những số liệu cụ thể 20%, 3%, 500 năm, một héc-ta, 900kg, 600kg. Việc sử dụng số liệu giúp làm tăng tính thuyết phục của văn bản.

e. Tác dụng của phương pháp so sánh: Đối chiếu, so sánh để làm nổi bật, cụ thể hóa đối tượng cần thuyết minh.

g. Bài Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt: Thiên nhiên, kiến trúc, nhà vườn, món ăn, tinh thần quật cường của nhân dân.

Luyện tập Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Phạm vi tìm hiểu vấn đề trong bài Ôn dịch, thuốc lá:

– Tác hại thuốc lá với sức khỏe (người hút và những người xung quanh).

– Tác hại thuốc lá với hành vi văn hóa.

– Việc chống thuốc lá ở các nước phát triển.

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong Ôn dịch, thuốc lá: Phân loại, phân tích; định nghĩa, giải thích; nêu ví dụ; so sánh; dùng số liệu.

Câu 3 (trang 129 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Thuyết minh đòi hỏi kiến thức thực tế, chính xác, đa lĩnh vực. Văn bản Ngã ba Đồng Lộc sử dụng những phương pháp nêu định nghĩa, giải thích ( Ngã ba Đồng Lộc là giao điểm…), dùng số liệu (2057 trận bom, sau 18 lần,…)

Câu 4 (trang 129 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Cách phân loại của bạn lớp trưởng là hợp lí, chính xác và đầy đủ.

Bài Soạn Lớp 8: Phương Pháp Thuyết Minh

a. Đọc lại các văn bản thuyết minh vừa học (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây cỏ màu xanh lục?, Huế, Khởi nghĩa Nông Vân Vân, Con giun đất) và cho biết các văn bản ấy đà sử dụng các loại tri thức gì ?

b. Làm thế nào để có các tri thức ấy? Vai trò của quan sát, học tập, tích luỹ ở đây như thế nào?

c. Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không?

a.

b. Muốn có được những tri thức đó đòi hỏi phải có sự: quan sát, xem xét, học tập, nghiên cứu, tra cứu tài liệu…

Vai trò của quan sát, học tập, tích lữa ở đây là hết sức cần thiết để có thể làm tốt một bài văn thuyết minh.

c. Tưởng tượng, suy luận không thể giúp chúng ta có tri thức đầy đủ và chính xác nhất để làm bài văn thuyết minh, dẫn đến bài văn thuyết minh sẽ không đảm bảo tính chính xác và thuyết phục.

2. Phương pháp thuyết minh a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:

Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

Câu hỏi: Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy, người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh.

Trả lời:

Trong các câu văn rên, người ta thường gặp từ “là”.

Sau từ “là” người ta cung cấp kiến thức về đối tượng được thuyết minh.

Vai trò và đặc điểm của câu định nghĩa trong văn bản thuyết minh:

Đặc điểm: Thường đứng ở vị trí đầu đoạn.

Vai trò: giữ vai trò giới thiệu.

b. Phương pháp liệt kê

Đọc các câu, đoạn văn sau và cho biết phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự vật.

Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,…

(Cây dừa Bình Định)

Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…

(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)

Người viết đã dùng phương pháp liệt kê trong các câu, đoạn văn trên. Tác giả lần lượt trình bày tính chất của sự vật, các biểu hiện cụ thể của đối tượng theo một trật tự nhất định. Tác dụng của phương pháp này là làm cho người đọc nắm đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, rõ ràng.

c. Phương pháp nêu ví dụ

Chỉ ra ví dụ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của nó đối với việc trình bày các xử phạt những người hút thuốc lá nơi công cộng

Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la).

(Ôn dịch thuốc lá)

Ví dụ: ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la.

d. Phương pháp dùng số liệu

Đoạn văn sau cung cấp những số liệu nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không?

Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy, đồng thời số thán khí không ngừng gia tăng. Vậy vì sao đến nay dưỡng khí vẫn còn? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một héc-ta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí. Vì thế trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kì to lớn.

(Nói về cỏ)

Đoạn văn trên cung cấp các số liệu:

Trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%.

Trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy

Một héc-ta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí.

e. Phương pháp so sánh

Trong câu văn sau, phép so sánh được dùng như thế nào và với mục đích gì?

Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng 3 đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

Trong câu văn trên, phép so sánh được dùng để so sánh biến Thái Bình Dương và biển Bắc Băng Dương.

Mục đích của phép so sánh: làm nổi bật đặc điểm của biển Thái Bình Dương.

g. Phương pháp phân tích, phân loại

Trong văn bản Huế, người viết đã trình bày đặc trưng của thành phố Huế theo những mặt nào?

Đặc trưng của thành phố Huế:

Huế đẹp bởi sự kết hợp hài hòa của cảnh sắc sông núi.

Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng.

Huế được yêu vì những sản phẩm đặc biệt của mình.

Huế nổi tiếng với những món ăn.

Huế là thành phố đấu tranh kiên cường.

Như vậy: Phân loại là chia đối tượng thành từng loại theo một số tiêu chí. Còn phân tích là chia nhỏ đối tượng để xem xét.

Ghi nhớ:

Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.

Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại…

Tác giả bài Ôn dịch, thuốc lá đã nghiên cứu tìm hiểu rất nhiều để nêu lên yêu cầu chống nạn hút thuốc lá. Em hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết.

Trả lời:

Phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài “Ôn dịch, thuốc lá” là:

Kiến thức về khoa học (ngành y): tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe và cơ chế di truyền giống loài của con người.

Kiến thức về tâm lí xã hội: Tâm lý lệch lạc của một số người coi hút thuốc lá là lịch sự.

Bài viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào để nêu bật lên tác hại của việc hút thuốc lá?

Trả lời:

Bài viết đã sử dụng các phương pháp thuyết minh:

Phương pháp so sánh đối chiếu:

Ôn dịch thuốc lá với bệnh dịch khác.

Tác hại của thuốc lá với giặc gặm nhấm.

Thanh niên Việt Nam với thanh niên Âu – Mĩ.

Phương pháp phân loại, phân tích:

Tác hại đối với người hút.

Tác hại đối với người bên cạnh.

Tác hại đến nhân cách.

Cách phòng chống.

Phương pháp liệt kê:

Liệt kê tác hại của thuốc lá đối với người hút.

Liệt kê tác hại của thuốc lá đối với người cạnh bên.

Phương pháp dùng số liệu và nêu ví dụ:

Ở Bỉ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la.

80% ung thư vòm họng và ung thư phổi.

Đọc văn bản thuyết minh “Ngã ba Đồng Lộc” sgk trang 129) và trả lời câu hỏi: thuyết minh đòi hỏi những kiến thức như thế nào ? Văn bản này đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?

Trả lời:

Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức:

Địa lý: Ngã ba Dồng Lộc là giao điểm gi?a hai đường tỉnh lộ 8 và 15 thuộc vùng đất đồi Hà Tĩnh.

Lịch sử: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; nh?ng cô gái thanh niên xung phong.

Khoa học quân sự: Về các loại máy bay, bom.

Đời sống xã hội: Về đời sống, cuộc sống của các nữ thanh niên xung phong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Văn bản đã sử dụng các phương pháp thuyết minh là:

Phương pháp nêu định nghĩa: Ngã ba Đồng Lộc là giao điểm…

Phương pháp phân loại, phân tích:

Giới thiệu tập thể 10 cô gái anh hùng.

Giới thiệu về nữ anh hùng La Thị Tám.

Phương pháp nêu số liệu:

20 km…44 trọng điểm…

2057 trận bom.

18 lần đánh phá.

Hãy cho biết cách phân loại sau đây của một bạn lớp trưởng đối với những bạn học yếu trong lớp có hợp lí không?

Lớp ta có nhiều bạn học chưa tốt. Trong đó có những bạn có điều kiện học tốt nhưng ham chơi, nên học yếu. Có những bạn học được nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thường bỏ học, đến chậm nên học yếu. Lại có những bạn vốn kiến thức cơ sở yếu từ lớp dưới, tiếp thu chậm, nên học yếu. Đối với ba nhóm học sinh đó, chúng ta nên có những biện pháp khác nhau để giúp đỡ họ.

Trả lời:

Cách phân loại của bạn lớp trưởng đối với các bạn học yếu trong lớp rất hợp lí qua liệt kê

Nhiều bạn học chưa tốt. Cụ thể:

Nhiều bạn có điều kiện học tốt nhưng còn ham chơi.

Có bạn có cảnh gia đình khó khăn, thường bỏ học.

Có những bạn vốn kiến thức lớp dưới yếu, tiếp thu chậm nên học yếu.

Từ đó đưa ra kết luận: Đối với những nhóm học sinh đó nên có những phương pháp giúp đỡ khác nhau là hợp lí.

Soạn Văn 8: Thuyết Minh Về Một Phương Pháp Cách Làm

Soạn bài Ngữ văn lớp 8 tập 2

Soạn bài lớp 8: Thuyết minh về một phương pháp cách làm

Soạn Văn 8 bài Thuyết minh về một phương pháp cách làm – Ngữ văn lớp 8

I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm)

– Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may quần áo …) người ta thường nêu những nội dung sau:

+ Nguyên vật liệu

+ Cách làm

+ Yêu cầu thành phẩm

– Cách làm được trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả mong muốn.

II. Luyện tập Câu 1: Hướng dẫn chung

a. Nguyên vật liệu:

– Đồ chơi đó được làm bằng gì (giấy, bìa, đất sét, tre, …)? Mỗi thứ cần bao nhiêu? Tiêu chuẩn (cứng, mềm, dài, ngắn, …) như thế nào?

– Để làm được đồ chơi đó, cần những dụng cụ (kéo, hồ dán, băng dính, kim khâu, ghim, …) gì?

b. Cách làm

Hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng bước từ pha chế, cắt dán, tạo hình cho đến lắp ghép các chi tiết với nhau.

c. Yêu cầu thành phẩm

Nêu các yêu cầu thẩm mĩ, công dụng, … của đồ chơi sau khi hoàn thành.

– Vót 10 thanh tre cật dài bằng nhau, ở đầu thanh tre cắt lõm vào một chút để là mối buộc.

– Làm 2 hình ngôi sao bằng cách lấy 5 thanh tre đan lại với nhau thật cân đối.

– Buộc hai mặt này với nhau ở 5 góc của ngôi sao bằng dây thép nhỏ.

– Cắt 5 khúc tre nhỏ để là thanh chống tạo độ dày cho đèn, một trong năm khúc ấy để bản to làm chỗ đặt nến.

– Chống các khúc tre nhỏ tạo độ dày cho đèn.

– Dùng giấy có độ trong như giấy can, giấy bóng kính màu dán kín các mặt của hình ông sao, nhớ để chừa một lỗ hổng ở mặt dưới để bỏ nến vào.

– Trang trí các mặt tùy ý thích.

– Dùng một que làm cán cầm cho đèn hoặc buộc dây trên đỉnh để treo.

– Thắp nến bên trong là đã có một cái đèn lồng xinh xắn.

Trẻ con thường rất thích xem bố mẹ làm đèn và tham gia vào trang trí theo ý của chúng.

Câu 2:

– Cách đặt vấn đề đi từ rộng đến hẹp. Cụ thể bài giới thiệu “Phương pháp đọc nhanh” trình bày lần lượt các ý sau:

+ Vai trò quan trọng không thể thay thế của con người ở thời đại khoa học, máy móc phát triển.

+ Để gánh vác được vai trò đó, con người cần phải đọc.

+ Số lượng rất lớn về đầu sách, trang in của ngành in thế giới.

+ Cách đọc như thế nào trước núi tư liệu đó.

– Các cách đọc:

+ Đọc thành tiếng.

+ Đọc thầm (gồm đọc theo dòng và đọc ý).

– Nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài:

+ Về nội dung, phương pháp đọc nhanh là cách đọc không theo từng câu mà thu nhận ý chung trong bài viết qua các từ ngữ chủ yếu.

+ Về hiệu quả, đây là cách đọc cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết trong một đoạn văn, một trang sách, lược bỏ những thông tin không cần thiết, thu nhận thông tin nhiều mà tốn ít thời gian, đặc biệt là cơ mắt ít mỏi.

– Những số liệu trong bài có ý nghĩa chứng minh, tăng sức thuyết phục đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh.

Soạn Bài Phương Pháp Thuyết Minh Ngắn Nhất

Phương pháp thuyết minh chi tiết và đầy đủ nhất do Học Tốt biên soạn với nội dung tóm tắt kiến thức cơ bản và gợi ý trả lời câu hỏi bài tập vận dụng phương pháp thuyết minh.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Phương pháp thuyết minh được biên soạn nhằm giúp các em có những cơ sở kiến thức hữu ích để hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh. Qua đó, nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể thông qua việc luyện tập làm các câu hỏi bài tập SGK.

I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

– Phương pháp thuyết minh là một hệ thống những cách thức mà người thuyết minh sử dụng nhằm đạt được mục đích đặt ra. Phương pháp thuyết minh có tầm quan trọng rất lớn trong việc làm bài văn thuyết minh. Nắm được phương pháp, người viết (người nói) mới truyền đạt đến người đọc (người nghe) những hiểu biết về sự vật, sự việc, hiện tượng một cách dễ dàng và hiệu quả.

– Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.

– Người học cần rèn luyện kĩ năng nhận thức, phân loại các phương pháp thuyết minh đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh vào những bài tập cụ thể, từ đó có kĩ năng vận dụng phương pháp thuyết minh vào làm văn cũng như trong cuộc sống.

II.

Một số phương pháp thuyết minh

1. Ôn lại một số phương pháp thuyết minh đã học

– Phương pháp nêu ví dụ: Là phương pháp dẫn ra, đưa ra những dẫn chứng lấy từ sách báo, từ đời sống thực tiễn để làm sáng rõ cho điều mình trình bày. Dẫn chứng này càng mang tính phổ biến bao nhiêu càng có giá trị cao bấy nhiêu.

– Phương pháp định nghĩa, giải thích: Đây là phương pháp được viết theo kiểu cấu trúc: s là p.

– Phương pháp dùng số liệu: Đây là phương pháp đưa vào văn bản những con số mang tính chất định lượng chính xác để giải thích, chứng minh hay giới thiệu về một sự vật, hiện tượng nào đó.

– Phương pháp phân loại, phân tích: Đây là phương pháp chia ra từng loại, từng bộ phận, từng mặt khi mà sự vật quá đa dạng hay có nhiều bộ phận cấu tạo, có nhiều mặt để thuyết minh.

– Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp đem so sánh, đổi chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật sự gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với nhiều sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy để giúp người đọc nhận thức, hiểu về sự vật, hiện tượng đó một cách cụ thể, dễ dàng hơn.

– Phương pháp liệt kê: Đây là phương pháp kể ra, đưa ra một loạt những tính chất, những đặc điểm nào đó của đối tượng nhằm khẳng định hay nhấn mạnh cho một điều gì đó, một đặc tính nào đó cần thuyết minh, làm rõ.

Xem lại soạn bài Phương pháp thuyết minh lớp 8 để nắm chắc hơn những tác dụng của việc vận dụng kết hợp các phương pháp thuyết minh trong một bài văn thuyết mình.

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh khác

– Thuyết minh bằng chú thích: nêu ra những đặc điểm của sự vật, hiện tượng nhưng yêu cầu về mức độ chuẩn xác không cao như phương pháp định nghĩa.

– Thuyết minh bằng cách giảng giải, nguyên nhân – kết quả: Là thuyết minh bằng cách lí giải mối quan hệ giữa các sự vật, các hiện tượng có quan hệ gắn bó với nhau, hoặc làm nảy sinh nhau, làm cho đối tượng thuyết minh được hiện lên cặn kẽ, rõ ràng và hợp lí.

II. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh

– Phương pháp thuyết minh được lựa chọn căn cứ vào mục đích thuyết minh.

– Phương pháp thuyết minh được sử dụng sao cho làm nổi bật mục đích thuyết minh, bản chất, đặc trưng của đối tượng thuyết minh. Mặt khác phải đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.

Hướng dẫn soạn bài Phương pháp thuyết minh

I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh II. Một số phương pháp thuyết minh 1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học

Đọc các đoạn trích (SGK trang 48, 49) và trả lời câu hỏi:

a. Cho biết tác giả mỗi đoạn trích đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?

– Đoạn trích (1) thuyết minh về Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên: Phương pháp nêu ví dụ.

– Đoạn trích (2) thuyết minh về Ba-sô của Hàn Thuỷ Giang: Phương pháp nêu định nghĩa.

– Đoạn trích (3) thuyết minh về vấn đề con người và con số: Phương pháp dùng số liệu.

– Đoạn trích (4) thuyết minh về nhạc cụ trong điệu hát trống quân: Phương pháp phân tích.

b. Phân tích tác dụng của từng phương pháp trong việc làm cho sự vật hay hiện tượng được thuyết minh càng thêm chuẩn xác, sinh động và hấp dẫn.

– Đoạn trích (1) trong Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên thuyết minh về công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. Với việc sử dụng phương pháp nêu ví dụ, những tên tuổi được nêu ra (Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Thị Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực) đã làm cho vấn đề được thuyết minh trở nên rõ ràng, có sức thuyết phục.

– Đoạn trích (2) trong Thi sĩ Ba-sô và ” Con đường hẹp thiên lí” thuyết minh về các bút danh của Ba-sô. Từ bút danh Mu-nê-phu-sa, bút danh Tô-sây đến bút danh Ba-sô, cái người đọc cần hiểu biết là nghĩa của các bút danh ấy. Nhờ việc sử dụng phương pháp nêu định nghĩa để thuyết minh mà các bút danh của Ba-sô được giải thích một cách rõ ràng.

– Đoạn trích (3) con người và con số trên tạp chí Kiến thức ngày nay thuyết minh về cấu tạo phức tạp và đồ sộ của tế bào trong cơ thể người. Với phương pháp dùng số liệu, người viết đã đi từ số lượng tế bào (40-60000 tỉ) đến số lượng phân tử cấu tạo nên tế bào (ở triệu tỉ phần tử), rồi số lượng nguyên tử cấu tạo nên phân tử (/ tỉ tỉ nguyên tử). Từ đó, để giúp người đọc dễ hình dung, người viết đã liên hệ tới các số liệu khác như số lượng cư dân, số lượng các vì tinh tú… và đi đến kết luận: “Nếu mỗi nguyên tử dài 1mm, một tế bào sẽ dài 10 cm, thì một người cao 1,75 m sẽ biến thành người khổng lồ với chiều cao 1.750km! May thay, điều này không xảy ra vì nguyên tử là cực nhỏ”. Sức hấp dẫn của đoạn thuyết minh này chính là các số liệu. Các số liệu đã tạo nên ấn tượng sâu sắc, khó quên ở người đọc.

– Đoạn trích (4) trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng thuyết minh về các loại nhạc cụ dùng trong hát trống quân. Nhà văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh phân tích để làm rõ tính giản dị của nhạc cụ dùng trong hát trống quân: các loại “hết thảy đều là đồ bỏ”, cách sử dụng vô cùng dân dã, nhưng âm thanh thật “giòn giã”. Phương pháp thuyết minh này đã giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của đối tượng.

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

a. Thuyết minh bằng cách chú thích

Đọc lại câu văn ” Ba-sô là bút danh ” đã dẫn trong phần luyện tập trước và trả lời câu hỏi (SGK, trang 50).

Câu “Ba-sô là bút danh” không sử dụng phương pháp định nghĩa vì không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, cũng không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của nhà văn này. Phương pháp được sử dụng ở đây là phương pháp chú thích.

Phương pháp chú thích và phương pháp định nghĩa có những nét khá giống nhau bởi vì về đại thể cả hai đều co cấu trúc cơ bản: “A là B”. Song, hai phương pháp này có những nét khác nhau. Phương pháp định nghĩa có những đòi hỏi chặt chẽ hơn. Phần B trong định nghĩa phải đạt được hai yếu tố cơ bản. Một là phải đặt đối tượng định nghĩa vào một loại lớn hơn. Hai là phải chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt nó với các đối tượng cùng loại khác. Phương pháp chú thích không buộc thoả mãn hai yêu cầu đó. Tuy mức độ chuẩn xác không cao nhưng bù lại phương pháp chú thích có khả năng mềm dẻo hơn, dễ sử dụng hơn.

b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả

Đọc đoạn văn tiếp tục giới thiệu về thi sĩ Ba-sô (mục 2.b. SGK, trang 50) và trả lời câu hỏi:

Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và tại sao có bút danh Ba-sô. Trong hai mục đích này, mục đích thuyết minh về việc tại sao có bứt danh Ba-sô là chủ yếu mặc dù được nói ngắn hơn niềm say mê cây chuối của Ba-sô. Đây chính là mối quan hệ nhân – quả. Cho dù nguyên nhân có được trình bày dài hơn nhưng nội dung thông báo chính vẫn là kết quả. Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô.

Đoạn trích đã được trình bày một cách hợp lí và hấp dẫn bởi vì người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp đối tượng thuyết minh. Nhờ đó mà hình ảnh thi sĩ Ba-sô cùng bút danh của ông hiện lên một cách sinh động, sâu sắc.

Soạn bài Phương pháp thuyết minh phần Luyện tập

1 – Trang 51 SGK

Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp phương pháp thuyết minh trong đoạn trích “Hoa lan Việt Nam” (Mục IV.1. SGK trang 51).

Trả lời:

Đây là đoạn trích văn bản thuyết minh được viết nhằm cung cấp những tri thức về hoa lan, một loại hoa được ưa chuộng. Người viết tỏ ra có những hiểu biết thật sự khoa học, chính xác, khách quan về hoa lan ở Việt Nam. Tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ… nhờ đó mà lời thuyết minh trở nên linh hoạt, sinh động và hấp dẫn.

2 – Trang 51 SGK

Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quê mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm…). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.

Gợi ý cách làm:

Để thực hiện tốt yêu cầu của đề bài, học sinh cần chú ý:

– Tìm tòi, học hỏi để có những hiểu biết chuẩn xác, đầy đủ về nghề truyền thống của quê hương. Đây là yêu cầu trước hết và quan trọng nhất vì không có hiểu biết gì thì không thể thuyết minh.

– Xác định mục đích thuyết minh.

– Vạch đề cương về nội dung thuyết minh.

– Lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung như phương pháp định nghĩa, phương pháp nêu ví dụ để thuyết minh về những nghệ nhân nổi tiếng với nghề truyền thống của quê hương; phương pháp phân tích để thuyết minh về ý nghĩa, giá trị của nghề truyền thống trên lĩnh vực vật chất hoặc văn hoá; phương pháp nguyên nhân – kết quả thuyết minh vì sao có nghề truyền thống ấy…

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về làng nghề truyền thống của quê hương (tên, ở đâu, có thể chọn cách trực tiếp hoặc gián tiếp)

2. Thân bài

– Nêu cụ thể hơn địa chỉ của làng nghề: nằm ở đâu, cách đi đến và nhận dạng như thế nào?

– Nêu nguồn gốc, lịch sử hình thành của làng nghề truyền thống ấy

+ Làng được hình thành, ra đời từ khi nào?

+ Lịch sử của làng gắn với sự kiện, nhân vật quan trọng nào?

+ Thời gian tồn tại và phát triển dài bao lâu?

– Chi tiết về làng nghề truyền thống ấy

+ Trong làng có bao nhiêu gia đình theo nghề?

+ Khung cảnh làng như thế nào?

+ Sản phẩm truyền thống của làng nghề là gì? Hiện nay, người dân trong làng vẫn duy trì phương pháp thủ công hay hiện đại? Nêu nét thay đổi, tiến bộ trong hoạt động làm nghề của con người nơi đây.

+ Quá trình những người nghệ nhân làm nghề có gì đặc biệt, gây ấn tượng với em?

+ Sản phẩm tạo ra có hình dáng, màu sắc như thế nào? Thể hiện nét đặc trưng chỉ thuộc về làng nghề này…

– Những sự vật, khung cảnh khác xung quanh làng nghề

– Nêu vị trí, giá trị của làng nghề truyền thống ấy trên đất nước, với người dân nơi đây.

3. Kết bài

– Khẳng định lại lịch sử lâu đời của làng nghề

– Tình cảm của bản thân với làng nghề đó.

Bài văn mẫu tham khảo: Thuyết minh về một ngành thủ công mỹ nghệ hoặc đặc sản của địa phương

Muốn làm bài văn thuyết minh có kết quả, người làm bài phải nắm được phương pháp thuyết minh.

Những phương pháp thuyết minh thường gặp là: định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại, liệt kê giảng giải nguyên nhân – kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu,…

Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết trình cần tuân theo các nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh, làm nối bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng: làm cho người đọc người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.​​​​​​

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Phương pháp thuyết minh một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.