Soạn Văn 8 Bài Nói Giảm Nói Tránh / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 8: Nói Giảm Nói Tránh

Soạn Văn 8: Nói giảm nói tránh

Soạn Văn lớp 8 Nói giảm nói tránh tập 1

Soạn Văn Nói giảm nói tránh lớp 8

được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về nói giảm nói tránh, một số cách nói giảm nói tránh trong văn bản và sinh hoạt thường ngày để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn Văn: Nói giảm nói tránh Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Các từ in đậm đều mang nghĩa là chết.

– Người viết dùng cách diễn đạt đó nhằm tránh thái độ thô tục, thiếu lịch sự.

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng từ ngữ khác vì với trẻ thơ không gì ngọt lành, quý giá hơn bầu sữa mẹ.

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Cách nói “không được chăm chỉ lắm” nhẹ nhàng, tế nhị hơn.

Luyện tập

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Điền từ vào chỗ trống:

b. Chia tay nhau

e. Đi bước nữa

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Các câu có dử dụng biện pháp nói giảm nói tránh: a2, b2, c1, d1, e2

Câu 3 (trang 109 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.

a. Cậu hôm nay mặc áo quần lòe loẹt quá!

→ Hôm nay cậu mặc quần áo hơi màu mè.

b. Cái xe của cậu như đồ nhôm nhựa.

→ Cái xe của cậu nước sơn hơi bị mờ.

c. Bài văn của cậu viết dở lắm.

→ Bài văn của cậu viết chưa hay lắm.

d. Con đã làm sai rồi.

→ Con đã làm chưa được đúng.

e. Thái độ của anh bất lịch sự quá!

→ Thái độ của anh hơi quá mức đấy.

Câu 4 (trang 109 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?

Những tình huống giao tiếp cần thẳng thắn nói đúng, nói thật thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh. Ví dụ trong bài phê bình văn học, báo cáo khuyết điểm của bạn…

Bài Soạn Lớp 8: Nói Giảm Nói Tránh

Ví dụ: Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghĩa gì? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó?

Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

(Hồ Chí Minh, Di chúc)

(Tố Hữu, Bác ơi)

“Lượng con ông Độ đây mà… Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.“

(Hồ Phương, Thư nhà)

Những từ in đậm trong các đoạn trích đều nói đến cái chết.

Người viết, người nói dùng cách diễn đạt đó để giảm nhẹ, để tránh đi phần nào sự đau buồn khi mất một người thân yêu và thể hiện thái độ tôn kính.

Ví dụ 2: Vì sao trong câu văn sau đây, tác giả dùng từ ngữ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa?

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mật vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, gãi rôm ở sống lung cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Trong câu văn trên, tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa vì nhằm mục đích tránh gây cảm giác thô tục.

Ví dụ 3: So sánh hai cách nó sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe.

Con dạo này lười lắm.

Con dạo này không được chăm chỉ lắm.

Cách nói nhẹ ngành, tế nhị hơn đối với người nghe là: Con dạo này không được chăm chỉ lắm.

Ghi nhớ: Nói giảm nói tránh, là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống l…l: đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.

a. Khuya rồi, mời bà l…l

b. Cha mẹ em l…l từ ngày em còn rất hé, em về ở với bà ngoại.

c. Đây là lớp học dành cho trẻ em l…l.

d. Mẹ đã l…l rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ.

e. Cha nó mất, mẹ nó l…l, nên chú nó rất thương nó.

Trả lời:

a. Khuya rồi, mời bà đi nghỉ

b. Cha mẹ em chia tay nhau từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.

c. Đây là lớp học dành cho trẻ em khiếm thị.

d. Mẹ đã có tuổi rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ.

e. Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa, nên chú nó rất thương nó.

a1. Anh phải hoà nhã với bạn bè!

a2. Anh nên hoà nhã với bạn bè!

b1. Anh ra khỏi phòng tôi ngay!

b2. Anh không nên ở đây nữa!

c1. Xin đừng hút thuốc trong phòng!

c2. Cấm hút thuốc trong phòng!

d1. Nó nói như thế là thiếu thiện chí.

d2. Nó nói như thế là ác ý.

e1. Hôm qua em hỗn với anh, em xin anh thứ lỗi.

e2. Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.

Trả lời:

Câu sử dụng cách nói giảm nói tránh là:

a2. Anh nên hoà nhã với bạn bè!

b2. Anh không nên ở đây nữa!

c1. Xin đừng hút thuốc trong phòng!

d1. Nó nói như thế là thiếu thiện chí.

e2. Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.

Khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, ta thường nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Chẳng hạn, đáng lẽ phải nói “Bài thơ cùa anh dở lắm” thì lại bảo “Bài thơ của anh chưa được hay lắm”. Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh như thế để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.

Trả lời:

1. Bài văn của cậu viết dở lắm.

2. Thái độ của anh bất lịch sự quá!

3. Cậu học môn toán kém quá đấy

4. Chiếc áo này xấu quá

5. Chữ cậu xấu lắm

Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?

Trả lời:

Trường hợp không nên dùng cách nói giảm nói tránh là: Không nên dùng cách nói giảm nói tránh trong trường hợp buộc phải nói đúng mức độ sự thật hoặc cần thiết phải nói thẳng.

Ví dụ trong bài phê bình văn học, báo cáo khuyết điểm của bạn…

Giáo Án Văn 8 Bài Nói Giảm Nói Tránh

2. Kĩ năng 3. Thái độ 1. Giáo viên 2. Học sinh 2. Kiểm tra 3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS tìm hiểu khái niệm và tác dụng của nói giảm, nói tránh:

– Đọc ví dụ SGK- 107.

H: Các từ ngữ in đậm trong các đoạn trích có ý nghĩa là gì ?

H:Tại sao tác giả (người viết, người nói) lại dùng cách diễn đạt đó?

H: Tìm một vài cách nói khác về cái chết?

VD: đi, về, quy tiên, từ trần, toi ,tỏi, ngỏm, hi sinh, mất…

Đọc vd 2 (SGK- tr108).

H: Tại sao trong câu tác giả dùng từ “bầu sữa” mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa?

– Tránh thô tục.

Đọc vd3 (SGK- 108)

H: so sánh hai cách nói trên xem cách nói nào tế nhị hơn ?

– Cách nói ở VD hai nhẹ nhàng, tế nhị hơn.

H: Các vd trên đều sử dụng nói giảm nói tránh,em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh? Tác dụng?

– Là biện pháp tu từ dùng để diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

GV giới thiệu một số cách nói giảm, nói tránh.

H: Tìm từ ngữ nói giảm, nói tránh trong văn bản “Lão Hạc”?

– Cậu vàng đi đời rồi. → Đồng nghĩa.

– Lão làm bộ đấy … nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu → nói trống (tỉnh lược).

– Rút ra ghi nhớ.

– HS đọc ghi nhớ.

⇒ GV chốt.

I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh :

1.Bài tập/ 107

+ VD1:

– đi gặp cụ Các Mác , cụ Lê- nin và…khác

+ VD2: đi

+ VD3: chẳng còn

– Các từ ngữ in đậm đều nói về cái chết.

→ Nói như vậy để giảm nhẹ sự việc, tránh đi phần nào sự mất mát, đau buồn.

– Bầu sữa → tránh sự thô tục

– Cách nói thứ hai nhẹ nhàng, tế nhị hơn với người nghe.

*Nhận xét:

– Cách nói giảm nhẹ sự việc, thể hiện sự tế nhị hơn.

T/d:Tránh đi phần nào sự mất mát, đau buồn hay sự thô tục, thiếu lịch sự.

* Lưu ý:

+ Một số cách nói giảm nói tránh:

– Dùng từ đồng nghĩa (đặc biệt là các từ Hán Việt).

vd:chôn = mai táng, an táng.

– chết = đi, từ trần, quy tiên…

– Dùng cách nói phủ định bằngtừ ngữ trái nghĩa:

Vd: bài thơ của anh dở lắm.

→ Bài thơ của anh chưa được hay lắm.

-Nói vòng:

vd: Anh còn kém lắm.

→ Anh cần phải cố gắng thêm.

– Nói trống (tỉnh lược).

vd: Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống được bao lâu nữa đâu chị ạ.

→ Anh ấy bị thế thì không được lâu nữa đâu chị ạ, không ổn lắm.

2. Kết luận:

*Ghi nhớ (SGK- 108).

HĐ2. HDHS luyện tập:

– Đọc bài 1 (108) nêu yêu cầu?

– HS làm bài.

– Gọi một vài em lên bảng giải.

⇒ HS và GV nhận xét, bổ sung.

II. Luyện tập:

1. Bài tập 1 (108)

Điền từ ngữ nói giảm nói tránh vào chỗ trống.

a, Đi nghỉ.

b, Chia tay nhau.

c, Khiếm thị.

d, Có tuổi.

e, Đi bước nữa.

– Đọc bài 2 (108), xác định yêu cầu.

2 HS lên bảng giải.

HS và GV nhận xét, bổ sung.

2. Bài 2(109)

Trong các cặp câu sau, câu nào sử dụng nói giảm nói tránh.

– Câu: a2, b2, c1, d1, e2.

– Đọc bài 3, xác định yêu cầu, làm bài.

– HS nhận xét, GV hướng dẫn, bổ sung.

3. Bài 3 (109).

– Đặt 5 câu:

– Anh lười học quá. → Anh học chưa được siêng lắm.

– Hành động của anh rất xấu. → Hành động của anh không được đẹp lắm.

– Con người anh nông cạn. → Con người chưa sâu sắc lắm.

– Bạn học còn kém lắm. → Bạn học chưa tốt lắm.

– Lời nói của anh đầy ác ý. → Lời nói của anh thiếu thiện chí.

– GV Y/c hs chỉ ra hoàn cảnh cụ thể không nên nói giảm, nói tránh:

VD: khi toà xử án, khi là người làm chứng trong một sự vụ…

4. Bài 4 (109)

Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ thì không dùng nói giảm nói tránh.

VD: khi toà xử án, khi là người làm chứng trong một sự vụ…

4. Củng cố, luyện tập

300 BÀI GIẢNG GIÚP CON HỌC TỐT LỚP 8 CHỈ 399K

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất – CHỈ TỪ 199K tại chúng tôi

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Soạn Bài: Nói Giảm, Nói Tránh

Soạn bài: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thế nào là nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá buồn đau, ghê sợ, nặng nề, tránh thổ tục, thiếu văn hóa.

Ví dụ:

+ Nguyễn Khuyến khóc người bạn già của mình:

Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

“Thôi đã thôi rồi” thông báo một cái tin đột ngột, đau buồn, đồng thời cũng là một lời kêu tuyệt vọng trước định mệnh phũ phàng.

+ Khi biểu thị thái độ nhã nhặn, tránh thô tục, thiếu lịch sự, người sử dụng ngôn ngữ cũng thường dùng cách nói tránh.

Ví dụ: Cháu nhà tôi học chưa được khá

“Chưa được khá” được dùng thay cho “học kém”.

2. Các cách nói giảm nói tránh

– Trong hoạt động giao tiếp, người sử dụng ngôn ngữ thường dùng các từ đồng nghĩa để nói giảm nói tránh. Các từ Hán Việt thường được dùng trong trường hợp này để tránh gây những ấn tượng cụ thể. Ví dụ:

– Dùng cách phủ định từ ở mặt tích cực trong cặp từ trái nghĩa:

Ví dụ:

+ “Chị ấy xấu” có thể thay bằng “Chị ấy không đẹp lắm”.

+ “Anh ấy hát dở” có thể thay bằng “Anh ấy hát chưa hay”

– Dùng cách nói trống:

Ví dụ: “Ông ấy sắp chết” có thể thay bằng ” Ông ấy chỉ… nay mai thôi”

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 1. Thay các từ gạch chân bằng các từ đồng nghĩa để thể hiện cách nói giảm nói tránh trong các câu sau:

Chiếc áo của cậu xấu quá.

Canh nấu quá mặn.

Đây là lớp học của trẻ bị mù mắt, còn kia là lớp học dành cho trẻ bị điếc tai.

Ông tôi làm gác cổng ở trường.

Gợi ý:

Có thể lựa chọn trong các cách nói sau đây để thay cho những từ gạch chân: không đẹp lắm, chưa được ngọt, khiếm thị, khiếm thính, bảo vệ.

2. Hãy tìm và phân tích biện pháp nói giảm nói tránh trong các trường hợp sau:

Nửa chừng xưa thoắt gẫy cành thiên hương.

(Nguyễn Du)

Bỗng lèo chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi.

(Tố Hữu)

Thầy cô Pha chỉ chê có mỗi một câu: “Phải cái nhà nó khí thanh bạch” thì mẹ cô Pha kêu lên rằng: “Chao ôi, thầy nó chỉ nghĩ lẩn thẩn sự đời. Nghèo thì càng dễ ở với nhau. Tôi chỉ thích những nơi cũng tiềm tiệm như mình”.

(Tô Hoài)

Ông mất năm nao? Ngày độc lập Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao Bà về năm đói làng treo lưới Biển động, Hòn Me giặc bắn vào.

(Tố Hữu)

Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác – Lênin, thế giới người hiền.

(Tố Hữu)

Gợi ý:

Gẫy cành thiên hương®nói về cái chết

Thôi rồi®sự hy sinh

Thanh bạch, tiềm tiệm®cái nghèo

Mất, về®cái chết

Lên đường theo tổ tiên®cái chết

Tìm trong văn học 3 ví dụ về nói giảm nói tránh.

Gợi ý:

Mẫu:

Người nằm dưới đất ai ai đó… Giang hồ mê chơi quên quê hương

(Tản Đà)