Soạn Văn 8 Bài Nhớ Rừng Loigiaihay / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 8 Bài Nhớ Rừng

Soạn văn 8 bài Nhớ rừng thuộc: Bài 18 SGK ngữ văn 8

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 7 SGK Ngữ văn 8, tập 2):

Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung mỗi đoạn. Trả lời:

– Đoạn 1: Cảnh ngộ bi kịch – bị tù hãm, bị biến thành thứ đồ chơi của đám người nhỏ bé mà ngạo mạn, ngang bầy với “bọn gấu dở hơi”, “cặp báo (…) vô tư lự’ và tâm trạng uất hận, ngao ngán đành buông xuôi bất lực của con hổ.

– Đoạn 2 và đoạn 3: Nỗi nhung nhớ, niềm khao khát tự do mãnh liệt qua hoài niệm về cảnh núi rừng đại ngàn dữ dội, kỳ vĩ tương xứng với vẻ đẹp oai hùng, sức mạnh vô biên của vị chúa sơn lâm.

– Đoạn 3, ngoài nỗi nhớ, niềm khao khát tự do và sự kiêu hãnh còn có cả nỗi thất vọng, nuối tiếc với tiếng thở dài chua xót của chúa te rừng xanh: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.

– Đoạn 4: Sự khinh ghét của con hổ về vẻ đơn điệu, tầm thường và giả dối của cảnh vườn Bách thú, nơi hoàn toàn đối lập với chốn núi rừng hùng vĩ…

– Đoạn 5: Niềm đau đớn và vô vọng của kẻ anh hùng sa cơ, đành thả hồn trong “giấc mộng ngàn to lớn” – giấc mộng về rừng thẳm, giấc mộng tự do.

Câu 2. Trả lời câu 2 (trang 7 SGK Ngữ văn 8, tập 2):

Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng: cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4); cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3) a. Hãy phân tích từng cảnh tượng. b. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ trong đoạn 2 và đoạn 3. Phân tích để làm rõ cái hay của hai đoạn thơ này. c. Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng thiên nhiên nêu trên, tâm sự con hổ ở vườn bách thú được thể hiện như thế nào? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam đương thời? Trả lời:

Bài thơ có sự tương phản gay gắt giữa cảnh vườn Bách thú, nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4) với cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và 3)

a) Cảnh nơi vườn Bách thú tù túng (cũi sắt), nhàm tẻ (những cảnh “không đời nào thay đổi”, nhân tạo (không phải là thế giới của tự nhiên), đều do bàn tay sửa sang, tỉa tót của con người nên hết sức tầm thường giả dối, “học đòi, bắt chước” đại ngàn hoang vu.

Đối lập với cảnh vườn bách thú tầm thường là cảnh núi rừng oai linh, hùng vĩ với vẻ thâm nghiêm bóng cả cây già chứa đựng nhiều bí ẩn: “hang tối”, “thảo hoa không tên tuổi”, “rừng sâu bí mật”, với những thanh âm dữ dội, man dại, “gió gào ngàn”, “nguồn hét núi”. Cảnh vật không chỉ oai hùng, linh nghiêm mà còn rực rỡ vô cùng, “những đêm vàng bên bờ suối”, “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”, “những bình minh cây xanh nắng gội”, những chiều lênh lảng máu sau rừng”, tươi vui vô cùng: “tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.

⟹ Căm hờn sự tù túng, tầm thường. Vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ đại ngàn.

b) Đoạn 2 và 3 là hai đoạn hay nhất của bài thơ miêu tả cảnh rừng núi đại ngàn phóng khoáng dữ dội mà thơ mộng và hình ảnh vị chúa rừng xanh uy nghi, lẫm liệt ngự trị trong vương quốc của nó.

– Ớ đây, tác giả đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh đế dựng nên sự kỳ vĩ của núi rừng cũng như tư thế uy nghi của con mãnh thú: tung hoành, hống hách, gào, hét, thét, dữ dội, dõng dạc, cuộn, quắc. Cộng thêm là cách dùng đại từ xưng hô “Ta” đầy quyền uy và kiêu hãnh, góp phần tôn xưng tư thế của vị chúa sơn lâm.

– Hình ảnh phong phú, gợi cảm, đặc biệt giàu chất tạo hình.

Giữa cảnh núi rừng kì vĩ hiện lên (hình ảnh) oai linh của chúa sơn lâm. Trước khi để con hổ xuất hiện, tác giả dựng nên một không gian rộng lớn, một không khí oai hùng kinh sợ. Khi rừng xanh “thét gào khúc trường ca dữ dội, chúa sơn lâm xuất hiện. Trước hết là bàn chân, một bước chân dõng dạc đường hoàng và sau đó mới là tấm thân với chiều dài uốn lượn của tấm lưng “lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng vờn bóng âm thầm lả gai, cỏ sắc rất uyển chuyến, mềm mại – một vẻ đẹp của sự “tích trữ sức mạnh” (Vũ Quốc Phương). Cuối cùng, tác giả tập trung thế hiện ánh mắt “mắt thần khi đã quắc là khiến cho mọi vật đều im hơi”. Cách chọn lựa các chi tiết đã giúp tác giả thể hiện được vẻ đẹp vừa dũng mãnh vừa mềm mại của chúa sơn lâm. Nếu đoạn 2, Thế Lữ tập trung thế hiện các chi tiết của động tác con mãnh thú thì đoạn 3 ông dựng nên những chi tiết lấy từ sinh hoạt của ác thú, từ đó, người đọc cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp và sức mạnh của chúa rừng xanh. Có bốn cảnh như một bộ tứ bình với những nét đậm rõ, những mảng màu lớn đậm: đêm trăng, ngày mưa, sáng xanh chiều đỏ. Đối diện với bốn khung cảnh của thiên nhiên vũ trụ, con hố đều ở thế chế ngự với tư thế chủ động. Có khi là thi sĩ mơ màng “đứng uống ánh trăng tan”, khi là nhà hiền triết “lặng ngắm giang sơn”, khi thành bậc đế vương có “chim ca” hầu “giấc ngủ”, khi lại là bạo chúa làm chủ bóng tối

Ở đoạn 3, sức mạnh của con mãnh thú không còn giới hạn chỉ trong xứ sở của mình mà mở ra phạm vi vũ trụ. Tập trung khắc họa uy quyền của vị chúa tể rừng xanh, vũ trụ là hình ảnh:

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật

Hình ảnh rực rỡ và dễ sợ trong gam màu đỏ của máu lênh láng. Nhưng đây không phải màu của con thú rừng xấu số nào đó mà của mặt trời trong giây phút hấp hối. Ánh tà dương lúc mặt trời sắp tắt qua cảm nhận của con mãnh thú chính là sắc màu lênh láng đỏ. Nếu từ “chết” biến mặt trời thành một sinh thể đang hấp hối sau cuộc đọ sức ghê gớm thì từ “mảnh” đã nâng cao vị thế chúa sơn lâm. Mặt trời cũng chỉ là “mánh” mà thôi, thật nhỏ bé! Bàn chân ngạo nghễ của con thú như đã dẫm đạp lên cả bầu trời và cái bóng cúa nó như bao trùm cả vũ trụ. Thế Lữ, với hình ảnh đã nâng con mãnh thú này lên tầm vóc vũ trụ với bút pháp cường điệu.

– Giọng điệu rất phong phú: khi hào hùng sôi nối mà đĩnh đạc (Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa… Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi), khi than thở nuối tiếc mà xót xa, mà chất vấn. Giọng điệu đó phù hợp tâm trạng con hổ từ đỉnh cao huy hoàng của sự hồi tưởng, hố sực tỉnh cảnh ngộ tù hãm.

c. Với việc tạo dựng hai cảnh tượng đối lập như đã nêu trên, Thế Lữ đã thể hiện thành công tâm sự con hố ở vuờn bách thú. Đó là nỗi bất hòa, chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt.

Trước hết đây là tâm trạng của nhân vật lãng mạn: khát khao vươn tới cái cao cả, phi thường, không chấp nhận cái tầm thường, vô nghĩa. Khao khát ấy là một cách thức khẳng định cái “tôi”, khẳng định cá tính. Với khao khát đó, con người lãng mạn mang tâm trạng bất hòa với thực tại, bởi thực tại chỉ là tầm thường bó buộc, giam hãm, đối lập với ước mơ, sự tự do, cái cao cá.

Hơn thế, có ý kiến cho rằng tâm sự con hổ ở đây có bóng dáng xa gần với tâm trạng người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ. Họ cùng sống trong cảnh nô lệ “bị nhục nhằn tù hãm”, cùng “ngậm một khối căm hờn trong cũi sắt”, cùng tiếc nhớ khôn nguôi “thời oanh liệt” với những trang sử vẻ vang của cha ông.

Câu 3. Trả lời câu 3 (trang 7 SGK Ngữ văn 8, tập 2):

– Con hổ có một vẻ đẹp oai hùng, lại được coi là chúa sơn lâm, huy hoàng đầy hống hách ớ chốn đại ngàn sâu thẳm, trong vũ trụ rộng lớn, nay bị giam hãm trong cũi sắt là biếu tượng rất đắt về anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất. U uất vì tù túng, mà phải chấp nhận cái tẻ nhạt, tầm thường.

– Cảnh rừng khoáng đạt, hùng vĩ – giang sơn của chúa sơn lâm – là biểu tượng của thế giới rộng lớn, tự do và cao cả.

– Mượn lời con hổ để tránh sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân.

Việc mượn lời con hổ cũng là cách để tác giả dễ dàng thể hiện tâm trạng, khát vọng tự do thầm kín của mình.

Câu 4*. Trả lời câu 4 (trang 7 SGK Ngữ văn 8, tập 2):

Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ: “Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được” (Thi nhân Việt Nam, Sđd). Em hiểu như thế nào về ý kiến đó? Qua bài thơ, hãy chứng minh. Trả lời:

– Khi nói “tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường” là Hoài Thanh muốn khẳng định mạch cảm xúc sôi trào mãnh liệt, chi phối mạnh mẽ việc sử dụng câu chữ trong bài thơ của Thế Lữ. Đây chính là một trong những đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của tác phẩm.

– Khi nói “Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được” tức là nhà phê bình khẳng định tài năng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt một cách chủ động, linh hoạt, phong phú, chính xác và đặc biệt hiệu quả để có thể biểu đạt tốt nhất nội dung bài thơ.

– “Đội quân Việt ngữ” có thể bao gồm nhiều yếu tố như: từ ngữ (ở đây là những từ ngữ diễn tả mạnh mẽ, đầy gợi cảm, giàu chất tạo hình như khi đặc tả cảnh sơn lâm hùng vĩ, gây cho người đọc ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp vừa phi thường tráng lệ, vừa thơ mộng), các cấu trúc ngữ pháp, nhịp điệu và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm (âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt)

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học

Soạn Văn 8 Bài Nhớ Rừng (Thế Lữ)

Soạn bài Ngữ văn lớp 8 tập 2

Soạn Văn 8 bài Nhớ rừng (Thế Lữ)

Soạn bài Nhớ rừng

Câu 1: Bài thơ chia làm 5 đoạn với nội dung mỗi đoạn:

– Đoạn 1 và đoạn 4: Nói lên niềm uất hận của con hổ khi bị làm một thứ đồ chơi ngang với lũ gấu dở hơi, và cảnh tầm thường, tù túng, nhân tạo giả dối ở vườn bách thú.

– Đoạn 2 và 3: Hồi tưởng cảnh tượng tự do, phóng khoáng nơi núi rừng thời oanh liệt.

– Đoạn 5: Hoài niệm nơi núi rừng khi xưa với giấc mộng ngàn.

Câu 2: a. – Cảnh tượng ở vườn bách thú là cảnh tượng rất tù túng, ngột ngạt.

+ Đoạn 1: Thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt, bị biến thành thứ đồ chơi, bị xếp cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

– Cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những “ngày xưa”.

+ Đoạn 2+3: Miêu tả cảnh núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cao cả, phi thường: Bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi. Chúa sơn lâm có vẻ đẹp vừa tinh tế vừa dũng mãnh, uy nghi, lại không kém phần mềm mại uyển chuyển.

b.

– Cảnh núi rừng hùng vĩ với “bóng cả cây già” đầy vẻ thâm nghiêm.

– Hùng tráng với âm thanh dữ dội “tiếng gió gài ngàn”, “giọng nguồn hét núi”.

– Sự hoang dã của chốn thảo hoang không tên không tuổi.

Tâm sự của con hổ là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nộ lệ và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc.

Câu 4:

Nhà phê bình Hoài Thanh đã ca ngợ Thế Lữ “như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”. Điều này nói lên nghệ thuật sử dụng từ điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao:

– Chỉ riêng về âm thanh núi rừng Thế Lữ cho ta nghe thấy tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội.

– Điệp ngữ tạo ra sự tiếc nuối (nào đâu, đâu những, …)

– Câu thơ nhịp nhàng, cân đối khi miêu tả dáng điệu hùng dũng, mềm mại của con hổ.

Soạn Bài Nhớ Rừng Sbt Ngữ Văn 8 Tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 tập 2. SGK Ngữ văn 8, tập hai, có nhận xét : Bài Nhớ rừng “tràn đầy cảm xúc lãng mạn”.

1. Em hãy liệt kê các từ ngữ trong các trường từ vựng :

– Miêu tả núi rừng hùng vĩ (đoạn 2, 3).

– Miêu tả con hổ chốn rừng thiêng (đoạn 2,3).

Qua đó, em có nhận xét gì về việc khai thác, sử dụng từ ngữ của tác giả ? Đặc biệt, việc sử dụng rộng rãi các từ Hán Việt ở các đoạn 2 và 3 đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?

Trả lời:

Cần hiểu mục đích của bài tập nhằm thực hành về trường từ vựng.

– Muốn làm tốt được bài tập này, trước hết HS phải có những hiểu biết nhất định về trường từ vựng. (Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung nào đó về nghĩa). Ở đây là các từ cùng miêu tả một đối tượng : cảnh “sơn lâm hùng vĩ” và hình ảnh “chúa sơn lâm”, cần lưu ý : một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn ; cùng một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại ; một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau ; trong diễn đạt, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ.

– Đọc kĩ bài thơ, từ đó liệt kê các từ ngữ thuộc trường từ vựng miêu tả núi rừng hùng vĩ ở các đoạn 2,3.

Ví dụ : sơn lâm, bóng cả, cây già, gió gào ngần, nguồn hét núi, lá gai, cỏ sắc hang tối, thảo hoa, đêm vàng, bờ suối ánh trăng, ngày mưa, bốn phương ngàn, giang sơn, bình minh, cây xanh, nắng gội, tiếng chim ca, sau rừng, mặt người,… Nét nghĩa chung : núi rừng hùng vĩ.

– Liệt kê các từ ngữ thuộc trường từ vựng miêu tả con hổ chốn rừng thiêng ở các đoạn 2,3.

Ví dụ : tung hoành, hống hách, bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân, vờn bóng, quắc, say mồi đứng uống ánh trăng tan, lặng ngắm, đợi chết, chiếm lấỵ,.:.

– Qua đó có thể nhận thấy, tác giả đã khai thác, sử dụng một vốn từ vựng phong phú, đa dạng và chọn lọc để diễn tả nổi bật cái lớn lao, mạnh mẽ, phi thường của cảnh núi rừng hùng vĩ và khắc hoạ đậm nét, đầy ấn tượng hình ảnh oai phong lẫm liệt của chúa sơn lâm.

– Đặc biệt, việc sử dụng rộng rãi các từ Hán Việt ở các đoạn 2, 3 đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật đáng kể : khắc hoạ sáng tạo, đầy ấn tượng sự cao cả, lớn lao, phi thường và bi ữáng. So với từ thuần Việt đồng nghĩa, từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng, mĩ lệ và có sức gợi cảm riêng.

2. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ : “Đọc đôi bài, nhất là bàỉ Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được.” (Thi nhân Việt Nam)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Theo em, “đội quân Việt ngữ” mà Hoài Thanh nói đến có thể gồm những yếu tố gì ?

Trả lời:

Cần hiểu cách diễn đạt hình ảnh của Hoài Thanh :

– Khi nồi “tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức manh phi thường” là Hoài Thanh muôn khẳng định mạch cảm xúc sôi trào mãnh liệt chi phối mạnh mẽ việc sử dụng câu chữ trong bài thơ của Thế Lữ. Đây chính

là một trong những đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài Nhớ rừng.

– Khi nói “Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được” tức là nhà phê bình khẩng định tài năng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) một cách chủ động, linh hoạt, phong phú, chính xác và đặc biệt hiệu quả để có thể biểu đạt tốt nhât nội dung của bài thơ.

– “Đội quân Việt ngữ” có thể bao gồm nhiều yếu tố như : từ ngữ (ở đây là những từ ngừ diễn tả mạnh mẽ, đầy gợi cảm, giàu chất tạo hình như khi đặc tả cảnh sơn lâm hùng vĩ, gây cho người đọc ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp vừa phi thường tráng lệ, vừa thơ mộng), các cấu trúc ngừ pháp, nhịp điệu và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm (âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt – có câu nhịp rất ngắn, có câu lại trải dài phù hợp với cảm xúc). Điều này có thể nhận thấy rõ nhất qua đoạn 2 vầ 3 của bài thơ miêu tả cảnh núi rừng hùng vĩ và hình ảnh con hổ trong giang sơn mà nó ngự trị.

3. Theo em, vì sao con hổ không chỉ bực bội vì bị nhốt trong cũi sắt, mà còn bực bội, chán ghét toàn bộ cảnh vật ở vườn bách thú (được miêu tả ở đoạn 1 và đoạn 4) ?

Trả lời:

Con hổ đúng là không chỉ bực bội vì bị nhốt trong cũi sắt (mất tự do) mà còn bực bội, chán ghét toàn bộ cảnh vật ở vườn bách thú (được miêu tả kĩ ở đoạn 1 và đoạn 4) ; vì : dưới con mắt của chúa sơn lâm, những thứ ở vườn này đều nhỏ bé, đơn điệu, đều tầm thường, tháp kém, giả tạo (bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự; những cảnh không đời nào thaỵ đổi ; Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng – Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng – Len dưới nách những mô gò thấp kém – Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm..). Chúa sơn lâm không chấp nhận chung sống với những cái phàm tục, giả dối, thấp hèn đó.

Hổ khao khát trở về rừng xưa không những để được tự do, mà còn để được về với cái siêu phàm, kì vĩ, đối lập với những cái hiện có ở vườn bách thú. Đây chính là một trong những đặc điểm của tâm hồn lãng mạn : chán ghét thực tại tù túng, tầm thường, khát khao mãnh liệt sự tự do, luôn hướng tới cái lớn lao, phi thường, siêu phàm.

4. SGK Ngữ văn 8, tập hai, có nhận xét : Bài Nhớ rừng “tràn đầy cảm xúc lãng mạn”.

Em hiểu thế nào là “lãng mạn” ? Cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào ?

Trả lời:

Bài Nhớ rừng đúng là tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Hiểu một cảch đơn giản, đặc điểm nôi bật của tâm hồn lãng mạn là giàu mộng tưởng, khát vọng và giàu cảm xúc. Người nghệ sĩ lãng mạn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cảm thấy bất hoà sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, ngột ngạt, xâu xa đương thời ; nhưng vì bất lực, họ chỉ biết tìm cách thoát li khỏi thực tại ấy bằng mộng tưởng và bằng sự đắm chìm vào đời sống nội tâm tràn đầy cảm xúc. Tâm hồn lãng mạn ưa thích sự độc đáo, phi thường, ghét khuôn khổ, gò bó và sự tầm thường. Nó có hứng thú giãi bày những cảm xúc thiết tha mãnh liệt, nhất là nỗi thất vọng, buồn đau. Cảm xúc lãng mạn trong bài Nhớ rừng được thể hiện khá rõ qua các khía cạnh sau :

– Hướng về thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường, tráng lệ bằng một cảm hứng sôi trào mãnh liệt. Thế giới ây hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường giả dối. Trong bài Nhớ rừng, thế giới mộng tưởng chính là cảnh đại ngàn hùng vĩ và kèm theo đó là hình ảnh oai hùng của chúa sơn lâm (tập trung ở đoạn 2, 3 và 5 của bài thơ) ; còn cảnh vườn bách thú với hình ảnh chiếc cũi sắt chính là biểu hiện của thực tại tù túng, tầm thường, đáng ghét.

– Diễn tả thấm thía nỗi đau uất hận của con hổ, từng là chúa sơn lâm tung hoành nơi rừng thiêng đại ngàn, nay phải nằm dài bất lực trong cũi sắt ở vườn bách thú vô cùng chán ngán. Hình ảnh con hổ với tâm sự đau uất mang tính chất bi tráng đó là một biểu tượng đầy nghệ thuật, được diễn tả bằng những vần thơ sôi nổi, da diết, đã thể hiện đầy đủ cảm xúc lãng mạn của nhà thơ.

chúng tôi

Bài tiếp theo

Soạn Bài Lớp 8: Nhớ Rừng Soạn Bài Môn Ngữ Văn Lớp 8 Học Kỳ 2

Soạn bài lớp 8: Nhớ rừng Soạn bài môn Ngữ văn lớp 8 học kỳ 2

Soạn bài lớp 8: Nhớ rừng

Giáo án Ngữ văn lớp 8 bài Nhớ rừng Phân tích hình tượng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả

Thế Lữ (1907-1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.

Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung… và có hoài bão xây dựng nền sân khấu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.

Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936); Lê Phong phóng viên (truyện, 1937); Mai Hương và Lê Phong (truyện, 1937); Đòn hẹn (truyện, 1939); Gói thuốc lá (truyện, 1940); Gió trăng ngàn (truyện, 1941); Trại Bồ Tùng Linh (truyện, 1941); Dương Quý Phi (truyện, 1942); Thoa (truyện, 1942); Truyện tình của anh Mai (truyện vừa, 1953); Tay đại bợm (truyện vừa, 1953). Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của Sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,…

2. Tác phẩm

Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.

Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá. Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạnh bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài thơ được ngắt làm năm đoạn. Nội dung của đoạn thứ nhất và đoạn thứ tư nói lên niềm uất hận của con hổ khi bị làm một thứ đồ chơi ngang với lũ gấu dở hơi, và cảnh tầm thường, tù túng, nhân tạo ở vườn bách thú. Đoạn thứ hai và đoạn thứ ba hồi tưởng cảnh tượng tự do, phóng khoáng nơi rừng núi thời oanh liệt. Đoạn thứ năm là hoài niệm nơi rừng núi xưa kia bằng giấc mộng ngàn.

2. a) Cảnh tượng ở vườn bách thú là cảnh tù túng. Đoạn thơ thứ nhất thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức của con hổ. Tuy bị nhốt trong cũi sắt, tuy bị biến thành một thứ đồ chơi lạ mắt, bị xếp cùng với bọn gấu dở hơi, bọn báo vô tư lự, nhưng chúa sơn lâm vẫn khinh lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ. Nó căm hờn sự tù túng, nó khinh ghét những kẻ tầm thường. Nó vượt khỏi sự tù hãm bằng trí tưởng tượng, sống mãi trong tình thương nỗi nhớ rừng.

Đoạn thơ thứ tư thể hiện cảnh vườn bách thú dưới con mắt của con hổ, đó là cảnh tượng nhân tạo, tầm thường, giả dối, nhàm chán “không đời nào thay đổi”.

Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối, không thay đổi và tù túng đó được con hổ nhìn nhận gợi nên không khí xã hội đương thời. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ với cảnh vườn bách thú cũng là thái độ của nhiều người, nhất là thanh niên thời đó với xã hội.

Đối lập với cảnh vườn bách thú là cảnh rừng nơi con hổ ngự trị ngày xưa. Rừng núi đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cao cả, phi thường: bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi. Giữa nơi hoang vu, cao cả, âm u, chúa sơn lâm hiện ra đầy oai phong, lẫm liệt:

Với khi thét khúc trường ca dữ dộiTa bước chân lên, dõng dạc, đường hoàngTrong hang tối, mắt thần khi đã quắcLà khiến cho mọi vật đều im hơi Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàngTa bước chân lên, dõng dạc, đường hoàngNhững cảnh sửa sang, tầm thường giả dốiHoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồngDải nước đen giả suối, chẳng thông dòng Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàngVờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan … Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ,Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa,Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núiTa bước chân lên dõng dạc, đường hoàng,Ta biết ta chúa tể của muôn loài, Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc

Những câu thơ này đã diễn tả tinh tế vẻ đẹp vừa dũng mãnh, uy nghi, vừa mềm mại uyển chuyển của chúa sơn lâm.Những câu thơ của đoạn 3 đã miêu tả bốn cảnh đẹp của núi rừng và nổi bật trên cảnh vừa lộng lẫy, dữ dội, vừa hùng tráng, thơ mộng là hình ảnh con hổ chúa tể, như một vị đế vương đầy quyền uy, đầy tham vọng. Nó uống ánh trăng tan, nó nghe chim ca, nó ngắm giang san, nó muốn chiếm lấy bí mật của vũ trụ. Đúng là một thời oanh liệt, thời huy hoàng.

b) Việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu trong đoạn thơ thứ hai và thứ ba rất đặc biệt. Một loạt những từ chỉ sự cao cả, lớn lao, hoành tráng của núi rừng: bóng cả, cây già, gào, hét, thét. Trong khi đó, hình ảnh con hổ thì khoan thai, chậm rãi, được so sánh với sóng cuộn nhịp nhàng. Diễn tả sức mạnh tuyệt đối của con hổ không phải bằng tiếng hổ gầm, mà là ánh mắt dữ dội:

Sang khổ thơ sau, hàng loạt những điệp ngữ như nhắc đi nhắc lại một cung bậc nuối tiếc, hoài niệm: Nào đâu những, đâu những, đâu những, đâu những… Sau mỗi câu này là một câu hỏi. Và kết thúc là câu hỏi thứ năm, vừa hỏi, nhưng cũng như là khẳng định: thời oanh liệt nay chỉ còn trong quá khứ, trong hồi tưởng mà thôi. Những hình ảnh đêm trăng, mưa, nắng, hoàng hôn vừa đẹp lộng lẫy, vừa dữ dội đã góp phần dựng lại một thời oanh liệt của chúa sơn lâm khi còn tự do.

c) Làm nổi bật sự tương phản, đối lập gay gắt giữa cảnh tượng vườn bách thú, nơi cầm tù, nơi tầm thường, trì đọng với nơi đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm… nhà thơ đã thể hiện tâm trạng con hổ chán ngán, khinh ghét, căm thù cũi sắt, căm thù cảnh tầm thường, đơn điệu. Và luôn luôn hoài niệm, luôn hướng về thời oanh liệt ngày xưa. Tâm sự ấy là tâm trạng lãng mạn, thích những gì phi thường, phóng khoáng, đồng thời gần gũi với tâm trạng người dân mất nước khi đó. Họ cảm thấy “nhục nhằn tù hãm”, họ nhớ tiếc thời oanh liệt của cha ông với chiến công chống giặc ngoại xâm. Tâm sự của con hổ cũng chính là tâm sự của họ. Chính vì thế mà người ta say sưa đón nhận bài thơ.

3. Tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú là rất thích hợp. Nhờ đó vừa thể hiện được thái độ chán ngán với thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, vừa thể hiện được khát vọng tự do, khát vọng đạt tới sự cao cả, phi thường. Bản thân con hổ bị nhốt trong cũi là một biểu tượng của sự giam cầm, mất tự do, đồng thời thể hiện sự sa cơ, chiến bại, mang tâm sự u uất, không bao giờ thoả hiệp với thực tại. Một điều nữa, mượn lời con hổ, tác giả dễ dàng tránh được sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân khi đó. Dù sao, bài thơ vẫn khơi gợi lòng khao khát tự do và yêu nước thầm kín của những người đương thời.

4*. Nhà phê bình Hoài Thanh đã đã ca ngợi Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được. Điều này nói lên nghệ thuật sử dụng từ ngữ điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao. Chỉ riêng về âm thanh rừng núi, Thế Lữ cho ta nghe thấy tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội. Bên trên đã nói đến những điệp từ tạo ra sự nuối tiếc quá khứ oanh liệt (Nào đâu, đâu những…) Cũng có thể thấy câu thơ Thế Lữ miêu tả dáng hiên ngang, hùng dũng, mềm mại của chúa sơn lâm:

Mấy câu thơ trên có sự nhịp nhàng, cân đối, gợi hình ảnh con hổ khoan thai, mềm mại, với bước chân chậm rãi thật tài tình.Hay một đoạn khác tả cảnh tầm thường của con người bắt chước, học đòi thiên nhiên:

Câu thơ: ” Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng” được viết theo cách ngắt nhịp đều nhau, có cấu tạo chủ vị giống nhau – điều đó như mô phỏng sự đơn điệu, tầm thường của cảnh vật.

Được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước còn đang bị kẻ thù đô hộ, giày xéo, bản thân tác giả cũng không tránh khỏi thân phận của một người dân nô lệ nhưng Nhớ rừng không rơi vào giọng điệu uỷ mị, yếu đuối. Ngược lại, nó đã thể hiện một sức sống mạnh mẽ, tiềm ẩn, chỉ có ở những con người, những dân tộc không bao giờ biết cúi đầu, luôn khao khát hướng đến tự do.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Điều đặc biệt đáng chú ý trước hết trong bài thơ này là lời đề từ: “Lời con hổ ở vườn bách thú”. Lời đề từ này có tính định hướng cho việc thể hiện giọng đọc, nhằm thể hiện “lời” của con hổ – chúa tể sơn lâm từng oai linh gầm thét, nay bị nhốt trong “vườn bách thú” chật hẹp. Nghịch cảnh thật là trớ trêu.

Điều đáng chú ý thứ hai là: Thế Lữ đã mượn lời con hổ để thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Phảng phất trong bài thơ có nỗi đau thầm kín của Thế Lữ và cũng là của những người thanh niên thuở ấy trước cảnh nước mất nhà tan.

Do đó, có thể:

Đọc bài thơ bằng giọng trầm, âm điệu tha thiết mạnh mẽ, thể hiện nỗi đau âm thầm, lòng kiêu hãnh và khát vọng tự do mãnh liệt của con hổ.

Đọc nhấn mạnh các từ ngữ: