Soạn Văn 8 Bài Lòng Mẹ Tôi / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 8: Trong Lòng Mẹ

Soạn Văn 8: Trong lòng mẹ

Soạn Văn lớp 8 Trong lòng mẹ

Soạn Văn Trong lòng mẹ

do Nguyên Hồng sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu. Soạn bài Trong lòng mẹ mẫu này là tài liệu tham khảo giúp các bạn học sinh hiểu rõ về tình cảm bao la của người mẹ dành cho con để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn Văn: Trong lòng mẹ Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) Tóm tắt:

Bố chết, mẹ đi tha phương cầu thực, bé Hồng phải sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm. Người cô luôn xoáy vào cậu những câu nói cay độc chia cắt mẹ con. Nhưng cậu chưa bao giờ nguôi nhớ mẹ. Rồi mẹ cậu cũng về, cậu nghẹn ngào hạnh phúc trong vòng tay mẹ.

Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu … người ta hỏi đến chứ?): Cuộc đối thoại người cô với bé Hồng.

– Phần 2 (còn lại): Cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con.

Câu 1: (Trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Phân tích nhân vật bà cô:

– Độc ác, tàn nhẫn khi hỏi “mày có muốn vào Thanh Hóa không”, khoét vào nỗi đau hoàn cảnh xa mẹ.

– Mỉa mai, chế giễu mẹ cậu nhằm chia rẽ tình cảm: “Phát tài” (nói mỉa người mẹ nghèo khổ), “em bé” (gieo rắc hoài nghi để bé Hồng khinh miệt ruồng rẫy mẹ).

⇒ Bà cô nham hiểm, giả dối, sống tàn nhẫn không có lòng vị tha, đại diện cho những thành kiến, những hủ tục đày đọa người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu 2: (Trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với người mẹ bất hạnh:

– Khi nghe những lời giả dối, thâm độc xúc phạm mẹ: Cúi đầu không đáp, tỉnh táo nhận ra “những rắp tâm tanh bẩn” của bà cô, nghe “em bé” thì khóc ròng vì thương mẹ, vì uất ức, lòng căm tức xã hội tăng tiến “…mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

– Khi gặp và nằm trong lòng mẹ: “Mợ ơi! …” là tiếng gọi tha thiết khát khao tình mẹ, hàng loạt hành động gấp gáp: Đuổi theo, gọi bối rối, thở hồng hộc, trèo lên xe ríu cả chân, òa khóc. Trong lòng mẹ, cậu ngắm kĩ gương mặt mẹ, mơn man sung sướng “Tôi ngồi trên đệm xe … thơm tho lạ thường”.

⇒ Bé Hồng yêu thương, kính trọng, có niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình.

Câu 3*: (Trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình. Đối tượng thể hiện là tình mẫu tử thiêng liêng, ở dòng cảm xúc phong phú của bé Hồng (xót xa tủi nhục, căm giận sâu sắc, sự quyết liệt, tình thương mẹ,… dồn nén và lên cao). Hơn nữa còn ở cách miêu tả, cách kể đầy cảm xúc, các so sánh ấn tượng giàu sức gợi.

Câu 4: (Trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Hồi kí là một thể loại kí kể lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ mà người kể là người tham dự hoặc chứng kiến, tác giả là người xưng tôi.

Câu 5*:(trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:

– Có cái nhìn thông cảm, thấu hiểu với những khổ đau người phụ nữ giữa những hủ tục khắt khe, người con trẻ với khát vọng tình thương, nỗi đau tinh thần.

– Nhà văn am hiểu sâu sắc về phụ nữ và trẻ nhỏ, có sự nắm bắt cá tính và tâm lí nhân vật qua lời văn giàu cảm xúc, ngọt ngào.

Soạn Văn Bài Mẹ Tôi

Soạn văn bài: Mẹ tôi

Hướng dẫn đọc – hiểu

1: Nhan đề Mẹ tôi của văn bản đã gợi cho chúng ta một hướng tiếp cận tác phẩm: Đây có thể là lời nói, những suy nghĩ của con về mẹ. Nhưng tác giả không trình bày trực tiếp mà lại thể hiện những suy nghĩ đó dưới hình thức một bức thư của bố viết cho con khi con phạm lỗi (nói năng thiếu lễ độ) với mẹ. Chính hoàn cảnh và hình thức thể hiện đặc biệt đó đã tạo nên một tác động tâm lí, một hiệu quả thẩm mĩ lớn lao. Con đang hối hận, bố đóng vai trò người hiểu biết, phân tích cho con thấy lẽ phải trái, cho con hay vị trí, vai trò, ngay cả hình ảnh mẹ nữa, đối với con quan trọng biết nhường nào! Bởi vậy, mỗi lời bố nói với con về mẹ lúc này đều trở nên hết sức thấm thía.

2: Chứng kiến En – ri – cô phạm lỗi với mẹ, người bố hết sức tức giận. Ông không những viết thư ngay cho con mà con bộc lộ rõ thái độ đó qua lời lẽ trong thư. Ví dụ: “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy!”.

3: Qua bức thư của người bố, có thể thấy rõ mẹ của En – ri – cô là người hết lòng vì con, lo lắng cho con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con. Người mẹ ấy đã “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo và khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con…”. Đó là một người mẹ hết sức nhân hậu với tình mẫu tử sâu sắc không gì thay thế được.

4: Bức thư của người bố đã khiến En – ri – cô vô cùng xúc động bởi nhiều lí do:

-Bức thư được viết khi En – ri – cô vừa phạm lỗi với mẹ. Nhận được bức thư chỉ rõ sai trái của mình, hẳn En – ri – cô đã hối hận ghê gớm.

-Đây là bức thư của một trong hai người thân yêu nhất (bố và mẹ) nói về người kia. Bởi vậy, nó đồng thời thể hiện được tình cảm của bố (người viết) và của mẹ (người được nói đến) đối với con. Lời lẽ bức thư tuy nghiêm khắc nhưng rất chân tình và sâu sắc càng giúp En – ri – cô cảm nhận điều đó rõ hơn.

5: Thông thường, lời nói trực tiếp có hiệu quả tác động nhanh hơn là viết thư. Tuy nhiên, có những điều sâu kín, phải qua suy ngẫm, chọn lọc mới nói hết được, khi đó viết thư sẽ có hiệu quả hơn. Mặt khác, việc đọc thư sẽ giúp đứa trẻ có thời gian để suy ngẫm mọi việc, tự rút ra bài học cho mình, đồng thời cũng là cách để giữ thể diện cho ngươi bị phê bình, bị khiển trách. Vì thế, ông bố đã không “mắng cho một trận” ngay lúc đó hay tinh tế hơn thì đợi lúc khác phê bình mà lại chọn hình thức viết thư. Điều đó chứng tỏ ông bố trong câu chuyện này rất tâm lí và tế nhị, sâu sắc.

Hướng dẫn luyện tập

a-Có thể chọn đoạn:

Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên nó.

b-Trong đời một đứa trẻ bình thường hẳn đã không ít lần gây chuyện buồn cho bố, mẹ. Em có thể nhớ lại câu chuyện (hoặc của em, do người khác kể, hoặc em được chứng kiến) từng khiến em phải day dứt, băn khoăn nhiều nhất. Chú ý mở rộng vấn đề để liên hệ.

Soạn Văn Lớp 8 Bài Trong Lòng Mẹ Ngắn Gọn

Đề bài: Soạn Văn Lớp 8 Bài Trong Lòng Mẹ Ngắn Gọn

Bài làm

I. Kiến thức cơ bản về tác giả,tác phẩm

1. Tác giả

Nguyên Hồng (1918-1982) tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Nam Định. Ông là nhà văn của những người cùng khổ, sống gần gũi với người lao động. Khi viết về họ, ông có một sự đồng cảm đặc biệt. Tác phẩm của ông thấm đượm tình yêu thương những con người “dưới đáy” của xã hội, day dứt với những cảnh đời lam lũ như: Bảy Hựu (truyện ngắn, 1940), Hai dòng sữa (truyện ngắn,1943), Bỉ vỏ (tiểu thuyết,1936), Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938)…Sau cách mạng ông tiếp tục sáng tác, đầu tư nhiều vào hai bộ tiểu thuyết sử thi là “Cửa biển” và “Núi rừng Yên Thế”. Tác phẩm của ông thủy chung với đề tài cuộc sống của những người lao động. Văn ông cũng như con người ông-một người bình dị, rất nhạy cảm trước nỗi đau và niềm vui của con người. Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Tóm tắt văn bản

Bố chết, cùng túng quá, người mẹ phải bỏ con đi tha hương cầu thực. Chú bé Hồng phải sống trong sự ghẻ lạnh của những người bà con. Chú mong mẹ về trong ngày giỗ đầu của bố. Trong tâm trạng đó, bà cô lại tìm mọi cách để nói xấu mẹ chú khiến lòng chú thắt lại, nước mắt chảy dòng dòng, càng thương người mẹ bất hạnh của mình. Rồi một chiều vừa tan học ở trường ra, chú thấy mẹ xuất hiện. Chú chạy đuổi theo, ríu cả chân lại. Và khi trèo lên xe, sà vào lòng mẹ thì một cảm giác sung sướng cực điểm đã ùa vào lòng chú, mơn man khắp da thịt trong cái giây phút đầu tiên gặp lại người mẹ thân yêu mà chú mong chờ mỏi mắt.

II. Trả lời câu hỏi trong SGK

Câu 1: Phân tích nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với chú bé Hồng

Bà cô xuất hiện với cử chỉ âu yếm, lời nói nhẹ nhàng, tỏ ra quan tâm đến tình cảm của đứa cháu lâu ngày không gặp mẹ (cử chỉ có vẻ thân mật: cười hỏi, giọng ngọt, hai con mắt long lanh nhìn chằm chặp, vỗ vai nhưng lời nói thì soi mói, mát mẻ: “Sao lại không vào, mợ mày phát tài lắm…Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ” ). Đối lập với trạng thái tâm hồn đau đớn, xót xa như bị cào gai, xát muối của đứa cháu là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê rợn của người cô. Tình cảnh túng quẫn, hình vẻ gầy guộc, rách rưới của người mẹ chú bé được bà cô miêu tả một cách tỉ mỉ với vẻ thích thú rõ rệt.

Cử chỉ vỗ vai, nhìn vào mặt đứa cháu rồi đổi giọng làm ra nghiêm nghị của bà cô thực sự là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Dường như đã đánh đến miếng đòn cuối cùng, khi thấy đứa cháu tức tưởi, phẫn uất đến đỉnh điểm, bà cô mới hạ giọng tỏ ra ngậm ngùi thương xót người đã mất. Đến đây, sự giả dối, thâm hiểm, trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ. Bà ta đã chủ động lôi kéo chú bé vào câu chuyện đã chuẩn bị sẵn với ý đồ ác độc: châm chọc chú bé, xúc phạm người mẹ tội nghiệp, người mà chú vô cùng yêu thương và trân trọng.

Hình ảnh bà cô được miêu tả với bản chất của một người lạnh lùng, hiểm ác. Bà ta chẳng yêu thương gì cháu ruột mình, đem cháu ra hành hạ bằng cách chọc vào vết thương lòng của chú, vào tình yêu thương và nỗi khát khao được gặp mẹ của chú. Đó là một hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, bất chấp cả tình máu mủ.

Câu 2: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh:

Cậu bé Hồng là một người nhạy cảm trước những mưu mô thâm độc của bà cô và có tình yêu mãnh liệt đối với người mẹ đáng thương. Lúc đầu nhận ra thái độ cay độc và giả dối của cô, chú bé chỉ im lặng cúi đầu và hồi tưởng lại hình ảnh người mẹ buồn rầu và hiền từ của mình. Sau chú đã đối đáp rất nhanh bằng câu nói: “Không, cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mẹ cháu cũng về” để chấm dứt trò chơi của bà ta. Tuy nhiên bà ta vẫn không tha, vẫn tiếp tục hành hạ chú bằng cách kể lại rất thản nhiên, hỉ hả sự túng quẫn của người mẹ. Chú bé đau đớn, uất ức đến cực điểm. Lời văn lúc này dồn dập với các hình ảnh, động từ mạnh: “Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

Chú bé Hồng đã có cảm giác sung sướng cực điểm khi được ở trong lòng mẹ. Giọt nước mắt này khác hẳn với lần khi trả lời bà cô: dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện. Chú bé Hồng nằm trong lòng mẹ với cảm giác vui sướng, không mảy may nghĩ ngợi gì. Chú hãnh diện khi thấy gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, đôi mắt trong, làn da mịn, gò má hồng, miệng xinh đẹp, hơi thở ấm áp…Những lời cay độc của bà cô, những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc hạnh phúc, tươi sáng khi được ở trong tình yêu thương của mẹ. Đoạn văn cuối bài tả lại cảm giác trong lòng mẹ của chú bé Hồng là một đoạn văn hay, một bài ca chân thành, cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Câu 3: Qua đoạn trích, có thể thấy chất trữ tình thấm đượm ở nội dung câu chuyện được kể, ở những cảm xúc căm giận, xót xa và yêu thương lên đến cực độ và ở cách thể hiện của tác giả qua giọng điệu, lời văn. Người đọc có thể cảm nhận chất trữ tình qua các điểm sau:

– Tình cảnh đáng thương của chú bé Hồng: Cha chết, mẹ phải bỏ đi và âm thầm chịu nhiều cay đắng, chú sống với bà nội và người cô cay nghiệt, đã lâu chú không gặp mẹ.

– Diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng trong suốt đoạn trích

– Cảm giác sung sướng hạnh phúc khi được nằm trong lòng mẹ của chú bé Hồng

– Cách thể hiện của tác giả: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể với bộc lộ cảm xúc; việc sử dụng các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh cụ thể, sinh động gây ấn tượng; những lời văn được viết trong dòng cảm xúc dạt dào…cũng góp phần tạo nên chất trữ tình cho chương hồi kí.

Hồi kí là tác phẩm ghi lại những kỉ niệm đã qua trong cuộc đời của một người nào đó và được chính người đó kể lại hoặc ghi lại.

Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng, điều này được khẳng định qua đoạn trích vì:

– Phụ nữ và trẻ em là đối tượng quan tâm của tác giả.

– Tác giả đã kể lại một cách thấm thía những nỗi cơ cực của người mẹ.

– Tác giả đã có những lời viết cảm động về cảm xúc chân thành, náo nức và tình cảm của chú bé Hồng dành cho mẹ (ca ngợi vẻ đẹp của mẹ và tình mẫu tử).

III. Tổng kết

Đoạn hồi kí đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy lòng của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình. Qua đó, ta càng thấy rõ tình mẹ con thật thiêng liêng, không ai và không gì có thể chia cắt được, kể cả những lời lẽ giả dối của bà cô khi nói xấu mẹ chú bé.

Văn bản này có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự với các yếu tố miêu tả và biểu cảm khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, rung động mạnh mẽ người đọc.

Soạn Bài : Mẹ Tôi

Câu 1. Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi” ?

Chữ màu xanh là soạn ngắn gọn

Đây là bức thư người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi” vì nội dung chủ yếu của tác phẩm là viết về người mẹ, mục đích của bức thư là nhắc nhở, giáo dục con cần lễ độ và kính yêu mẹ.

Mặc dù có nhan đề là Mẹ tôi nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề.Câu 2. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào ? Dựa vào đâu mà em biết được ? Lí do gì đã khiến ông có thái độ ấy ?

Thái độ của người bố với En-ri-cô: Buồn bã, giận dữ và nghiêm khắc. Thể hiện qua giọng văn, câu từ, hình ảnh (thà rằng bố không có con, bố không nén được cơn tức giận, …). Lí do là bởi En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm.

Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ). Những câu văn thể hiện thái độ của người bố: – “… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”. – “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”. – “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”. – “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”. – “…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”. …Câu 3. Trong truyện có những hình ảnh, chi tiết nào nói về người mẹ của En-ri-cô ? Qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào ?

Người mẹ của En-ri-cô: Thương con sâu sắc, mãnh liệt; giàu đức hi sinh, hết lòng tận tụy vì con; dịu dàn và hiền hậu: Mẹ phải thức suốt đêm … nghĩ rằng có thể mất con; sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc … để cứu sống con ;

Các hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô: “…mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con”; “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc…có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Mẹ En-ri-cô cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.Câu 4. Theo em, điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố ? Hãy tìm hiểu và lựa chọn những lí do mà em cho là đúng trong các lí do sau

Lí do khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng”: a, c, d, e và còn bởi En-ri-cô là một cậu bé ngoan biết hối lỗi, vì sự kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.

Em sẽ lựa chọn phương án nào trong các phương án sau để trả lời cho câu hỏi: điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố? a) Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô. b) Vì En-ri-cô sợ bố. c) Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố. d) Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố. e) Vì En-ri-cô thấy xấu hổ. Gợi ý: Có thể lựa chọn các phương án: a, c và d.Câu 5*. Theo em, tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư ?

Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư bởi vì: Bày tỏ được thái độ nghiêm khắc, tình phụ tử sâu sắc, lại là một cách giáo dục kín đáo tinh tế mà không làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của En-ri-cô.

Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì: – Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận. – Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị. – Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.

Chữ màu xanh là soạn ngắn gọn

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tác giảÉt-môn-đô A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a, người đã viết bộ sách giáo dục Những tấm lòng cao cả nổi tiếng (trong đó có đoạn trích Mẹ tôi). Ngoài ra, ông còn là tác giả của những cuốn sách như Cuộc đời của những chiến binh (1868), Cuốn truyện của người thầy (1890), Giữa trường và nhà (1892),… Trong những cuốn sách đó, vấn đề quan hệ giữa thầy và trò, gia đình và nhà trường, quan hệ bè bạn,… được thể hiện rất sinh động qua những câu chuyện hấp dẫn và bổ ích.2. Tóm tắt Vì được viết dưới dạng một bức thư nên văn bản này hầu như không có cốt truyện. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào cách thể hiện của văn bản (đã nói ở trên) để tóm tắt những nét chủ yếu như sau: En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô… Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận.3. Cách đọc Văn bản hầu như chỉ sử dụng một giọng điệu duy nhất là giọng điệu của người bố nói với con. Bởi vậy, ngoài đoạn thứ nhất (được viết theo phương thức tự sự) đọc bằng giọng chậm rãi, thể hiện sự hối hận của En-ri-cô, các đoạn sau cần đọc bám sát giọng điệu của người bố: khi thủ thỉ tâm tình (nói về tình yêu và sự hi sinh của mẹ đối với En-ri-cô), khi tức giận (biểu lộ thái độ giận dữ trước cách nói năng của En-ri-cô với mẹ),…4. Có thể chọn đoạn văn sau để học thuộc lòng: Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên nó. 4. Kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ, mẹ buồn phiền. Trong cuộc đời của mỗi con người nhất là khi còn thơ ấu chắc hẳn sẽ không ít lần mắc lỗi khiến cho bố mẹ phải phiền lòng. Em có thể nhớ lại câu chuyện (của bản thân, của người khác mà em từng được chứng kiến hay nghe kể lại) từng khiến mình phải băn khoăn, day dứt và hãy kể lại câu chuyện đó. Cần chú ý nêu ra được những bài học cho bản thân.