Soạn Văn 8 Bài Lão Hạc Giáo Án / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Giáo Án Ngữ Văn 8 Bài: Lão Hạc

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 13, 14

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8

Giáo án Ngữ văn 8 bài: Lão Hạc giúp các em học sinh hiểu được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc. Bài giáo án môn Văn lớp 8 này cũng giúp hiểu thêm về số phận đang thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

TUẦN 4 – TIẾT 13: VĂN BẢN: LÃO HẠC

– Nam Cao –

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh:

Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của Lão Hạc. Qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người ND trước CMT8.

Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao (thể hiện qua nv ông giáo): thương cảm, xót xa và trân trọng những người LĐ nghèo khổ.

II. Chuẩn bị

Giáo viên: soạn bài, tập truyện ngắn Nam Cao

Học sinh: Soạn bài, tóm tắt tác phẩm

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ: Phân tích diễn biến trong hành động ứng xử của chị Dậu với bọn tay sai? Qua NV chị Dậu em hiểu gì về người NDVN trước CMT8?

2. Bài mới:

Khi viết văn Nam Cao luôn chủ trương: “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có”. Bởi vậy, truyện ngắn Nam Cao luôn tiềm ẩn những yếu tố bất ngờ. “Lão Hạc” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nói trên.

– Giới thiệu vài nét về tác giả?

Ông hy sinh trên đường công tác tại vùng sau địch, được nhà nước truy tặng Giải thưởng HCM về VHNT 1996

– Trình bày xuất xứ của tác phẩm?

Quan sát SGK

– Đoạn trích được kể (chữ to) xoay quanh những sự việc chính nào? Dựa vào các sự việc đó hãy chia bố cục của VB?

– Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?

Lão Hạc là nhân vật chính

– Truyện được kể từ nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể, người kể như vậy có ý nghĩa gì?

Kể ở ngôi thứ nhất, ông giáo là người kể → giúp nhà văn vừa tự sự vừa kết hợp miêu tả và biểu cảm. Tác phẩm vì thế đậm chất trữ tình, triết lí.

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả- Tác phẩm

* Tác giả (1915- 1951)

Tên thật: Trần Hữu Tri

Quê: làng Đại Hoàng- Lí Nhân – Hà Nam

Là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc

Chủ yếu viết về 2 đề tài: nông dân lao động và trí thức nghèo

* Tác phẩm

Đăng báo lần đầu năm 1943

Là một trong những truyện ngắn xuất sắc về đề tài người ND của NC

2. Chú thích 3. Bố cục

Đoạn 1: Từ “Hôm sau lão sang…thế nào rồi cũng xong” → Những việc làm của lão Hạc trước khi chết

Đoạn 2: còn lại → cái chết của lão Hạc

Học tác phẩm Lão Hạc ngữ văn 8, ngoài việc nắm bắt kỹ năng tóm tắt tác phẩm, phân tích tác phẩm, các bạn sẽ phải soạn bài trước khi học. Mời các bạn tham khảo soạn bài Lão Hạc mà chúng tôi chuẩn bị cùng các tài liệu:

Soạn Bài Lão Hạc Ngữ Văn 8

(Soạn văn lớp 8) – Em hãy Soạn bài Lão Hạc Ngữ Văn 8 của Nam Cao (Bài làm của học sinh Đỗ Minh Hải)

Câu 1: Tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó

– Sau khi con trao lão Hạc đi làm đồn điền cao su, lão chỉ có cậu Vàng làm bầu bạn. Con chó vừa là kỉ vật cuối cùng mà người con trai để lại cho lão, là bạn của lão. Lão đã suy tính, đắn đo nhiều khi phải bán “cậu Vàng”. Bán nó là việc bất đắc dĩ vì lão nghèo, yếu sau trận ốm, không ai giúp đỡ. Cậu Vàng ăn rất khoẻ, lão không nuôi nổi.

Sau khi bán chó, lão Hạc sang nhà ông giáo và kể lại việc bán chó cho ông giáo nghe. Qua đoạn văn này, Nam Cao đã khắc họa tâm trạng của lão: “Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước …Mặt lão đột nhiên co rúm lại , vết nhăn xô lại , ép cho nước mắt chảy ra, đầu ngoẹo, miệng mếu máo như con nít…hu hu khóc”. Những chi tiết miêu tả ngoại hình của lão Hạc, gợi lên gương mặt cũ kĩ, già nua, khô héo, một tâm hôn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt, một hình hài đáng thương. Tác giả sử dụng một loạt từ láy: ầng ậng, móm mém, hu hu … lột tả sự đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc dâng trào, đang vỡ oà. Cách thể hiện chân thật cụ thể, chính xác diển biến tâm trạng nhân vật rất phù hợp với tâm lý, hình dáng của người già.

Sau khi bán chó, lão Hạc cứ day dứt, ăn năn vì “già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Cả đời, ông già nhân hậu này nào đã lỡ lừa ai !

b) Qua đó tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó, chúng ta có thể hình dung lão Hạc là người có tấm lòng nhân hậu. Và hơn hết, ta càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ. Lão Hạc có lẽ đã mòn mỏi đợi chờ và ăn năn “mắc tội với con. Cảm giác day dứt vì không cho con bán vườn cưới vợ nên lão có tích cóp dành dụm để khoả lấp cảm giác ấy. Dù rất thương cậu Vàng nhưng cũng không thể phạm vào đồng tiền, mảnh vườn cho con.

Câu 2: Tinh cảnh khốn khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết. Lão tự chọn lấy cái chết để bảo toàn căn nhà và mảnh vườn dành cho đứa con trai. Cái chết của lào xuất phát từ tấm lòng thương con của một người cha. Cái chết của lào còn như là một hành động tự giải thoát. Đó cũng chính là số phận đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám.

– Nếu lão Hạc tham sống lão có thể sống lâu được vì lão còn 30 đồng, 3 sào vườn nhưng lão làm thế thì ăn vào tiền , vốn liếng cuối cùng để cho con

– Lão đã âm thám chuẩn bị chu đáo, thu xếp cẩn thận cái chết cho mình. Lão nhịn ăn sau khi bán chó, chứ không muốn gây phiền bà cho hàng xóm. Điểu này cho thấy lão là người hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình lúc này. Qua đó, chúng ta thấy lão có lòng tự trọng đáng kính và rất mực thương yêu con. Lão thà nhịn ăn chứ không muốn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng. Lão thà chết chứ không muốn sống và phạm vào những đồng tiền để dành cuối cùng cho con.

Câu 3: Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc:

– Ông giáo là trí thức nghèo sống ở nông thôn, giàu tình thương, lòng tự trọng thân thiết, là người lão Hạc tâm sự để tìm nguồn an ủi; giúp đỡ lão Hạc.

– Lúc đầu, khi nghe lão Hạc nói về việc bán chó, ông giáo rất dửng dưng, vì nghĩ chỉ bán một con chó thôi thì làm sao mà lão lại phải suy nghĩ như thế. Và ông nghĩ rằng việc bán chó là việc hết sức bình thường.

– Nhưng sau đó, khi thấy lão Hạc rất đau đớn, ăn nặn, hối lỗi vì đã phải bán đi cậu Vàng, ông giáo “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”. Ông rất thấu hiểu, đồng cảm với nỗi đau của lão.

Câu 4: Khi nghe Binh Tư nói lão Hạc xin bả chó, ông giáo ngỡ ngàng thấy cuộc đời đáng buồn nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo lại có cảm nhận khác: ” Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta…đáng buồn” và ” Không! cuộc đời chưa hẳn… một nghĩa khác”.

– Chi tiết xin bả chó là một chi tiết quan trọng, ông lão giàu tình thương và lòng tự trọng đã đi đến quyết định cuối cùng “đánh lừa” ý nghĩ của mọi người từ tốt đẹp sang hướng khác đẩy những con người đáng kính đến bước đường cùng bị tha hoá như lời nói mỉa mai của Binh Tư. Và khi nghĩ lão Hạc xin bả chó của Binh Tư để giết thịt một con chó, ông giáo nghĩ rằng “con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?”, vì vậy, ông thấy cuộc đời thật đáng buồn.

– Và khi thấy lão Hạc chết một cách vật vã, đau đớn, bằng chính cái bả chó mà ông đã xin. Ông giáo giật mình và ngẫm nghĩ về cuộc đời, mình đã không đúng. Đáng buồn theo nghĩa khác: những con người tốt đẹp như lão Hạc mà không được sống phải tìm cái chết vật vã dữ dội.

– Cái hay, hấp dẫn ở truyện nằm ở việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể chuyện.

+ Diễn biến tâm lý của lão Hạc xung quanh chuyện bán chó

+ Sự thay đổi thái độ, tình cảm của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông, chia sẻ, kính trọng

– Việc tạo dựng tình huống bất ngờ: lão Hạc tự tử bằng bả chó, có tác dụng làm cho truyện trở nên hấp dẫn.

– Cách xây dựng nhân vật có nét đặc sắc: cả hai nhân vật đều có vẻ đẹp của nhân cách, phẩm giá dù họ có nỗi khổ riêng. Lão Hạc giàu tình thương, lòng tự trọng, trung thực. Ông giáo tử tế, biết chia sẻ, đồng cảm. Tác giả đã khắc hoạ nhân vật tài tình: bộ dạng,cử chỉ của lão Hạc khi kể chuyện với ông giáo , miêu tả cái chết lão Hạc ; suy nghĩ của ông giáo tâm lí nhân vật rất thành công.

– Cách kể chuyện bằng ngôi thứ nhất:

+ Khiến câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực, tác giả như người chứng kiến câu chuyện.

+ Cốt truyện linh hoạt dịch chuyển không gian, thời gian, kết hợp kể và tả với hồi tưởng bộc lộ trữ tình

+ Tác phẩm có nhiều giọng điệu: vừa tự sự vừa trữ tình, vừa triết lý sâu sắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình

Câu 6: Sau khi vợ nhận xét không hay về lão Hạc, ông giáo suy nghĩ: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố gắng mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bí Ổi… toàn những cái cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương…”.

Câu nói này thể hiện triết lý của nhà văn về cách nhìn đời, nhìn cuộc sống, cách nhìn nhận và cách đánh giá người khác. Đối với những người ở xung quanh mình, chúng ta cần phải “cố gắng mà hiểu họ”, tức là chúng ta phải biết đồng cảm, thấu hiểu,… Nếu không, thì tất cả mọi người, đều chỉ là những người xấu mà thôi.

Câu 7: Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc chúng ta hiểu hơn về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ:

– Tình cảnh của người nông dân trong xã hội cũ: nghèo khổ, bế tắc, bị bần cùng hoá trong xã hộ thực dân nửa phong kiến.

– Họ có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tuỵ hi sinh vì người thân.

( Tức nước vỡ bờ sức mạnh của tình thương, của tiềm năng phản kháng. Lão Hạc: ý thức về nhân cách, lòng tự trọng, yêu thương…)

Giáo Án Dạy Học Ngữ Văn 8 Tiết 13: Lão Hạc (Nam Cao)

Giảng :…………. Tiết 13 : Lão Hạc (Nam Cao) A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : -Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạcđ Hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân VN trước CM . T8/1945 . -Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao: Thương xót, trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ . -Bước đầu hiểu được đặc sắc NT truyện ngắn Nam Cao: Khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, hấp dẫn, kết hợp tự sự_ triết lý với trữ tình . B/ Chuẩn bị : -Giáo viên : Đọc TP “Lão Hạc” của Nam Cao Soạn bài, tranh ảnh tư liệu. -Học sinh : Đọc kỹ TP, đoạn trích trong sgk Soạn bài theo c/h đọc _ hiểu . C/ Tiến trình hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Khởi động 1-Tổ chức : 2-Kiểm tra bài cũ : Thế nào là đoạn văn ? Nêu các cách trình bày nội dung trong đoạn văn ? Trả lời: Ghi nhớ sgk (36) 3-Bài mới : GT TP của Nam Cao và nhân vật chính lão Hạc. Hoạt động2: Đọc hiểu văn bản . -GV nêu yêu cầu đọcđ Đọc mẫu 1 đoạn . -Gọi 2_3 HS đọcđ Nhận xét và sửa chữa cách đọc . -HS đọc chú thích sgk T.46 . (43 từ khó) -GV nhấn mạnh 1 số ý cơ bản về tác giả , tác phẩm ? CT:5,6,9,10,11,15,21,24,28, 30,31,40,43. -Đoạn trích học KC gì và chia làm mấy đoạn nhỏ ? -Nhân vật trung tâm ? Lão Hạc -ông giáo (người KC) – nhân vật tôi . -Theo dõi VB, em thấy LH có những việc làm như thế nào trước khi chết ? -Vì sao LH rất yêu thương cậu Vàng mà vẫn phải đành lòng bán đi ? ị Hết lòng yêu quý, chăm sóc, coi chó như con, là chỗ dựa tinh thần lúc tuổi già cô đơn. -Tìm các từ ngữ, hình ảnh mt thái độ, tâm trạng của LH sau khi bán cậu Vàng ? -Em thử nhận xét NT đặc tả của nhân vật ? -Từ trong sâu thẳm của những lời lẽ này, ta thấy lão đang KC bình thường hay là lời sám hối, day dứt ? Hoạt động 3 Hoạt động 4 : 4.Củng cố 5. Hướng dẫn học tập I/ Tiếp xúc văn bản . 1/ Đọc_ Tóm tắt : -Đọc rõ ràng, mạch lạc. Chú ý phân biệt giọng đọc của các nhân vật . -Gọi 1 HS tóm tắt VB . 2/ Tìm hiểu chú thích : +Tác giả : Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc, nhiều truyện ngắn viết về người nông dân bị vùi dập, người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong XH cũ đ có nhiều tác phẩm . + TP : “Lão Hạc” là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân _ Đăng báo 1943. 3/ Bố cục : 3 (2 đoạn) -Lão Hạc sang nhờ ông giáo . -Cuộc sống của Lão Hạc . -Cái chết của Lão Hạc . II/ Phân tích văn bản : 1/ Nhân vật Lão Hạc : a, Tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng : -Cậu Vàng : + Là người bạn thân thiết . + Là kỉ vật của con trai mà lão rất thương yêu -Tình thế buộc lão phải bán cậu Vàng: quá nghèo, yếu mệt, không việc làm, không ai giúp đỡ, không nỡ để nó đói, gầy . ị Sau nhiều lần đắn đo, phân vân nhưng lão không có sự lựa chọn nào khác . -Tâm trạng sau khi bán cậu Vàng : +Lão day dứt, ăn năn vì: “Già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa con chó”đ Cả đời, ông già nhân hậu này nào đã lừa ai . +Cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, ầng ậng nước . +Mặt co rúm lại , viết nhăn xô lại, ép nước mắt chảy ra, đầu ngoẹo, miệng mếu máo, khóc hu hu . ị Tác giả đặc tả ngoại hình nhân vật : sự đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc.tất cả đang dâng trào . -Xung quanh việc bán cậu Vàng ta thấy : +Lão Hạc là người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung, trung thực . +Lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ (Lão cảm thấy mình mắc tội với con, không lo liệu nổi cho con ) +Lão cố tích cóp, dành dụm cho con. ị Lời sám hối, tự than, tự trách mình, sự ân hận, day dứt của tấm lòng nhân hậu, đầy tự trọng . Luyện tập: -Qua những chi tiết xúc động ấy em nhận ra những phẩm chất tốt đẹp gì của Lão Hạc ? Củng cố, dặn dò: GV khái quát ND tác phẩm . -Học bài theo nd đã phân tích. -Tìm hiểu nguyên nhân cái chết của lão Hạc và nhân vật ông Giáo_Người xưng tôi.

Soạn Bài Lão Hạc Trang 38 Sgk Văn Lớp 8

1. Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu vàngMặc dù rất yêu thương con chó Vàng, nhưng lảo Hạc cũng phảibán đi vì không nuôi nối nó và sợ tiêu lạm vào số tiền lâu nay lão dành dụm cho đứa con trai, đứa con vì nghèo mà phẫn chí bỏ làng đi:Nỗi đau của người cha bất hạnh này là ở chỗ đó.Lão Hạc toan tính mãi, dằn vặt mãi và do dự mãi mới quyết định gọi người tới bán.Khi chuyện trò với ông giáo về việc bán con chó Vàng, lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước… Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhãn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo uể một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc… Lão Hạc cứ day dứt, ăn năn mãi vì già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó. Nhũng chi tiết miêu tả bộ dạng, cứ chỉ của lão lúc ấy cho thấy nội tâm của lão đang đau đớn, xót xa, ân hận đến cùng cực.Tình cảm của lão Hạc đối với con chó Vàng là sự thể hiện gián tiẽp tình yêu thương sâu nặng của lão đối với con trai. Từ ngày anh con trai phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su vì không có tiền cưới vợ, lão Hạc ở nhà đợi con về luôn mang tâm trạng day dứt vì đã không cho con bán vườn lấy vợ. Lão ân hận thấy mình có lỗi vì không lo liệu nổi cho con. Lão cố tâm dành dụm đế khỏa lấp mặc cảm ấy! Do vậy, dù rất thương cậu Vàng nhưng đến nỗi này thì lão cũng phải bán, vì không muốn tiêu phạm vào đồng tiền và mảnh vườn mà lão cố giữ cả cho con trai. Việc phải bán cậu Vàng cho thấy tình thương con của lão Hạc sâu nặng biết bao.2. Nguyên nhân cái chết của lão Hạc. Suy nghĩ về tình cảnh cùng đường và về bán chất, tính cách của lão qua những điểu lão thu xếp nhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chếtTình cảnh túng quẫn, đói khổ ngày càng đe dọa lão Hạc và đấy lão vào con đường chết, tìm một lối thoát cuối cùng. Đủ thấy số phận bi thảm của những người nông dân nghèo khổ ớ những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám.Nhưng suy cho cùng, việc lão tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng vì con. Nên nhớ, khi đó lão Hạc còn ba mươi đồng bạc (một số tiền khá lớn thời bấy giờ) và mảnh vườn ba sào. Nhưng lão nhất quyết không tiêu phạm vào cái vốn liếng cuối cùng mà lão đã dành cho con trai lão. Lão Hạc cũng là người đầy khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác.Qua những điều lão Hạc thu xếp và nhờ cậy ” ông Giáo ” , ta thấy lão là người cấn thận, chu đáo, hay suy nghĩ và nhận biết rõ tình cảnh của mình khi đó. Lão đau đáu một nỗi lo không giừ được ba sào vườn cho con trai. Lão tự trọng, không muốn gây phiền hà cho lối xóm bà con nên đã âm thầm lo liệu mọi đường cho cái chết của mình từ khi bán “cậu Vàng”.3. Thái độ, tình cảm của “ông giáo” dối với lão HạcKhi nghe lão Hạc kể chuyện, “ông giáo” ái ngại cho tình cảnh của lão. Ông an ủi và sau đó nhận lời nhờ cậy của lão. Nhiều lúc ông đã giấu giếm vợ ngấm ngầm giúp dỡ cho người láng giềng tội nghiệp này. Khi hiểu lầm lão Hạc làm liều, ông giáo hơi thất vọng, cảm thấy cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm dáng buồn. Vì xưa nay, ông vẫn tin vào nhân cách của lảo Hạc.Đến lúc hiểu ra đó chĩ là sự hiểu lầm. Cái chết của lão Hạc càng làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp tâm hồn của lão. Ống giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì cuộc đời vẫn không làm mất đi niềm tin của ông vào bản chất lương thiện của người nông dân lao động. Ông giáo tự hứa trao lại số tiền và ba sào vườn lão đã gửi gắm cho con trai của lão.4. Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó đế định bắt một con chó hàng xóm thì “ông giáo” cảm thấy “cuộc đời quá thật đáng buồn”. Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn cùa lảo Hạc ”ông giáo” đã nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.Ông giáo cảm thấy: “Cuộc đời quá thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn” vì lâu nay ông vẫn tin vào nhân cách của lão Hạc, đâu ngờ “bần cùng sinh dạo tặc” “đến lúc cùng Lão cũng có thể làm liều như ai hết”.Nhưng đó chỉ là hiểu lầm. Lão Hạc xin bả chó là đế tự kết liều dời mình. Cái chết đột ngột càng làm sáng đẹp thêm những phẩm chất đáng quý của lão. Vì vậy, ông giáo cảm thấy: “Không! Cuộc đời chưa hẳn là đáng buồn” ( vì cuộc đời vẫn còn những con người đáng quý thà chịu chết vật vã đau đớn mà không làm phiền lụy con cái, láng giềng). Sở dĩ ông giáo lại nghĩ: “nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác” là vì trong cuộc đời ấy, những con người lương thiện như lão Hạc không có đất sống, cái giá của người gìn giữ nhân cách đã được nhà văn thế hiện một cách thành công.5. Đặc sắc nghệ thuật của truyệna) Nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu là qua nhân vật lão Hạc:Nhà văn Nam Cao rât điêu luyện trong việc xây dựng nhân vật lão Hạc. Bằng phương pháp đối lập, nhà văn tạo vé bề ngoài cho lão Hạc dường như lẩm cấm, gàn dở, đôi lúc bị nghi ngờ là phường “đâm heo thuốc chó” nữa. nhưng bên trong lão lại là một người có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, đáng kính trọng. b) Cách dựng truyệnNhà văn dựng truyện chân thực và sinh động. Ông dẫn người đọc vào mạch truyện đầy khéo léo, bất ngờ. Càng lúc truyện càng căng thẳng qua đó, bộc lộ tính cách nhân vật. Anh con trai vì nghèo đói bỏ làng ra đồn điền cao su kiếm tiền Lão Hạc ở nhà chăm sóc con chó của con như một kỉ vật. Rồi do bệnh tật, thất nghiệp, đói kém, lão phải bán chó. Vẫn đói kém do sợ tiêu mất tiền dành dụm, mất vườn của con nên lão gửi tiền và văn tự bán vườn cho ông giáo. Lão xin bả chó của Binh Tu để tự tử. Cái chết đột ngột của lão để giải quyết mâu thuẫn giữa tình thương con và sự đói nghèo. Việc lão xin bả chó của Binh Tư tạo sự hiẽu lầm hấp dẫn làm cho hình ảnh lão Hạc sau đó, khi mọi việc được hiểu đúng, sáng đẹp hơn biết bao lần…c) Ngôn ngữ của truyệnTruyện được viết với nghệ thuật ngôn ngữ cô đọng. Nét nối bật là ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đầy chất trữ tình mang cả tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.6. Sau khi vợ nhận xét không hay về lão Hạc, ông giáo suy nghĩ: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố gắng mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bí Ổi… toàn những cái cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương…”.Suy nghĩ cúa ông giáo thế hiện cách nhìn nhận người nông dân của nhà văn Nam Cao. Theo nhà văn, chúng ta phải nhìn nhận và đánh giá bằng đôi mắt của tình thương và lòng tin mới thấy hết được bản chất tôt đẹp cùa họ. Đây đúng là một quan điểm tiến bộ, đúng đắn và sâu sắc, đầy tính nhân văn của nhà vàn Nam Cao.7.Cảm nhận về cuộc đời và tính cách người nông dân xã hội cũ qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão HạcTừ đoạn trích Tức nước vờ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, người đọc thấy được tình cảnh túng quẫn, nghèo khổ cùng đường của tầng lớp nông bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến.Lấp lánh trong từng trang văn ấy là vẻ đẹp tâm hồn cao quý. lòng tận tụy hi sinh vì người thân ruột thịt của con người lam lũ, cùng khổ nhưng rất đáng kính trọng ấy.Nếu vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu là sức mạnh cua tình thương yêu, của tiềm năng phản kháng thì vẻ đẹp của lão Hạc là vẻ đẹp của nhân cách: của hoa sen nở cánh trong bùn, của con cò lộn cố xuống ao dù chết cũng muốn chết trong sạch.