Soạn Văn 8 Bài Kiểm Tra Tổng Hợp Cuối Năm / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài Kiểm Tra Tổng Hợp Cuối Năm Sbt Ngữ Văn 8 Tập 2

Làm các bài tập theo hướng sau đây :

Phần I: Trắc nghiệm

Đọc kĩ văn bản Hịch tướng sĩ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức ; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiểu khiển ; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con ; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh ; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào !

1. Văn bản trên trích từ tác phẩm nào ?

A – Chiếu dời đô B – Hịch tướng sĩ

C – Bình Ngô đại cáo D – Bàn luận về phép học

2. Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào ?

A – Thời kì nước ta chống quân Tống

B – Thời kì nước ta chống giặc Mông – Nguyên

C – Thời kì nước ta chống quân Thanh

D – Thời kì nước ta chống giặc Minh

3. Văn bản trên viết theo thể loại gì ?

A – Thơ B – Hịch

C – Chiếu D – Cáo

4. Nhận xét nào đúng trong các nhận xét sau ?

A – Hịch được viết bằng văn xuôi

B – Hịch được viết bằng văn vần

C – Hịch được viết bằng văn biền ngẫu

D – Hịch có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu

5. Tác phẩm Hịch tướng sĩ ra đời trong thời điểm nào ?

A – Trước khi cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên lần thứ hai bắt đầu

B – Sau khi cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên lần thứ hai thắng lợi

C – Lúc cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên lần thứ hai sắp kết thúc

D – cả ba thời điểm đều không đúng

6. Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là tư tưởng, tình cảm gì ?

A – Lòng tự hào dân tộc B – Tinh thần lạc quan

C – Lo lắng cho vận mệnh đất nước D – Căm thù giặc

7. Với câu “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào !” người nói đã thực hiện kiểu hành động nói nào ?

A – Hành động trình bày B – Hành động hỏi

C – Hành động bộc lộ cảm xúc D – Hành động điều khiển

8. Câu văn trên (câu văn ở bài tập 7) thuộc kiểu câu nào ?.

A – Câu nghi vấn B – Câu cảm thán

C – Câu trần thuật D – Câu cầu khỉến

9. Câu : “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc.” thuộc kiểu câu nào ?

A – Câu cảm thán B – Câu nghi vấn

C – Câu cầu khiến D – Câu phủ định

10. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ tiêu khiến trong vế câu “hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển” ?

A – Làm giàu B – Vui chơi, giải trí

C – Sát phạt, trả thù D – Luyện tập binh pháp

Phần II: Tự luận

Để bài : Bao trùm lên đoạn trích (nêu ở Phần I) là tâm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước.

Hãy viết bài giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung nhận xét đã nêu.

Giải:

Bài 1 (phần Tự luân)

(1) Bài viết này kết hợp cả văn giới thiệu (thuyết minh) và văn nghị luận (chứng minh). Thuyết minh về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, về văn nghị luận, cần làm sáng tỏ nội dung bao trùm lên đoạn trích là tâm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước.

(2) (a) Nêu được tác giả bài văn này là Trần Quốc Tuân (1231 ? – 1300) – người đã được vua Trần giao cho làm thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chông quân Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ, thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài.

(b) Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm : Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm Hịch tướng sĩ, do Trần Quốc Tuấn viết. Sau khi soạn thảo cuốn Binh thư yếu lược, Trần Quốc Tuấn viết bài hịch này đê khích lệ tướng sĩ học tập cuốn binh thư đó.

(c) Về nội dung nhận xét cần làm sáng tỏ, cần nêu được các ý sau :

– Băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho tương lai đất nước.

+ Không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục.

+ Chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,…

– Lo lắng cho vận mệnh đất nước.

+ Đặt ra tình huống : nếu có giặc Mông Thát tràn sang…

+ Chỉ ra nguy cơ thất bại : “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc [….] ta cùng các ngươi sẽ bị bắt”.

+ Tỏ rõ nỗi lòng đau đớn trước tình trạng đó : “Đau xót biết chừng nào !”.

Bài 2 Phần I: Trắc nghiệm

Đọc kĩ văn bản Nước Đại Việt ta và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xung nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khắc.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng dế một phương,

Tuy manh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong, cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét

Chứng cớ còn ghi.

1. Văn bản Nước Đại Việt ta trích từ tác phẩm nào ?

A – Chiếu dời đô B – Hịch tướng sĩ

C – Bình Ngô dại cáo D – Bàn luận về phép học

2. Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào ?

A – Thời kì nước ta chống quân Tống

B – Thời kì nước ta chống gỉặc Mông – Nguyên

C – Thời kì nước ta chống quân Thanh

D – Thời kì nước ta chống giặc Minh

3. Văn bản trên viết theo thể loại gì ?

A – Thơ B – Cáo C – Hịch D – Chiếu

4. Nhận xét nào đúng trong các nhận xét sau ?

A – Cáo được viết bằng văn xuôi

B – Cáo được viết bằng văn vần

C – Cáo có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần lớn được viết bằng văn biền ngẫu

D – Cáo được viết bằng văn biền ngẫu

5. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo ra đời trong thời điểm nào ?

A – Trước khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh bắt đầu

B – Sau khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi

C – Lúc cuộc kháng chiến sắp chống giặc Minh kết thúc

D – cả ba thời điểm đều không đúng

6. Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là tư tưởng, tình cảm gì ?

A – Lòng căm thù giặc B – Tinh thần lạc quan

C – Lòng tự hào dân tộc D – Tư tưởng nhân nghĩa

7. Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong đoạn trích sau :

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

A – Hành động trình bày B – Hành động hỏi

C – Hành động bộc lộ cảm xúc D – Hành động điều khiển

8. Chữ văn hiến trong văn bản trên (câu văn ở bài tập 7) được hiểu là gì ?

A – Những tác phẩm văn chương

B – Những người tài giỏi

C – Truyền thống lịch sử vẻ vang

D – Truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp

9. Câu “Lưu Cung tham công nên thất bại” thuộc kiểu câu nào ?

A – Câu nghi vân B – Câu cầu khiến

C – Câu trần thuật D – Câu cảm thán

10. Từ nào trong các từ sau không phải là từ Hán Việt ?

A – nhân nghĩa B – xem xét

C – độc lập D – tiêu von

Phần II: Tự luận

Để bài: Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

Hãy viết bài giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung nhận xét trên.

Giải:

Bài 2 (phần Tự luận)

(1) Bài viết này kết hợp cả văn giới thiệu (thuyết minh) và văn nghị luận (chứng minh). Có hai nội dung cần thuyết minh là : về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, về văn nghị luận, cần làm sáng tỏ nội dung bao trùm lên đoạn trích Nước Đại Việt ta là lòng tự hào dân tộc.

(2) (a) Nêu được tác giả bài văn này là Nguyễn Trãi (1380 – 1442) – người đã từng sát cánh cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh ; người có công lao to lớn với cuộc kháng chiến chống giặc Minh, nhưng sau này bị chết một cách oan nghiệt. Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới, đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

(b) Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Bình Ngô đại cáo, trong đó có đoạn trích Nước Đại Việt ta. Bài đại cáo này là do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh vừa kết thúc (năm 1428) để tuyên bố chiến thắng vừa giành được.

(c) Về nội dung nhận xét cần làm sáng tỏ, cần nêu được các ý sau :

– Tự hào về dân tộc đã có một nền văn hiến, một truyền thống văn hoá tốt đẹp, lâu đời (Như nước Đại Việt ta từ trước – Vốn xưng nền văn hiến đã lâu).

– Tự hào về một đất nước có lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng (Núi sông bờ cõi đã chia – Phong tục Bắc Nam cùng khác).

– Tự hào về một dân tộc luôn có truyền thông lịch sử vẻ vang (Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đê một phương).

– Tự hào về một dân tộc luôn có người tài giỏi, thao lược (Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau – Song hào kiệt đời nào cũng có).

– Tự hào về một đất nước có nhiều chiến công vang lừng đã được lưu danh sử sách (Lưu Cung tham công nên thất bại … Việc xưa xem xét – Chứng cớ còn ghì).

chúng tôi

Soạn Bài Kiểm Tra Tổng Hợp Cuối Học Kì I

1- C, 2- D, 3- D, 4- D, 5- B, 6- B, 7-B , 8- B, 9- D, 10- B, 11- D, 12- C

Phần tự luận: Đề 1: 1. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân.

– Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang.

– Ngày 02/09/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

– Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp.

2. Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm Tuyển ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

* Cấu trúc bản Tuyên ngôn với các vấn đề lớn là:

– Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn: quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do của con người, của dân tộc.

– Cơ sở thực tiễn: là bản án chung thẩm kết tội chủ nghĩa thực dân Pháp; khẳng định vai trò chính trị của nhân dân Việt Nam và mặt trận Việt Minh.

– Cuối cùng là lời tuyên bố độc lập: khẳng định nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do ấy.

a. Lập luận chứng minh cho cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn:

– Hồ Chí Minh đã đưa ra những cơ sở pháp lý cho bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam:

+ Lời văn trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng…”

+ Lời văn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”

– Hai lời trích dẫn nhấn mạnh vấn đề nhân quyền, vấn đề quyền cá nhân – đó là những chân lý lớn của nhân loại, không ai có thể bác bỏ được.

– Từ việc trích tuyên ngôn của nước Mĩ, Bác đã dùng phương pháp suy luận trực tiếp “suy rộng ra” để khẳng định dân tộc Việt Nam có quyền hưởng tự do, bình đẳng như tất cả mọi dân tộc khác. Sau lời khẳng định đó, Người trích dẫn thêm bản tuyên ngôn của Pháp để nhấn mạnh, khẳng định dân tộc Việt Nam có đủ tư cách hưởng độc lập, tự do, bình đẳng. Từ những luận cứ như thế sẽ dẫn đến kết luận tất yếu: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

b. Lập luận chứng minh cho cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn:

Hồ Chí Minh đã lập luận bác bỏ những luận điệu “khai hóa”, “bảo hộ” Việt Nam của bọn thực dân Pháp:

– Để bác bỏ luận điệu Pháp có công khai hóa nước Việt Nam, Bác dùng những dẫn chứng trên hai phương diện: chính trị và kinh tế

+ Pháp rêu rao “khai hóa tự do” cho Việt Nam nhưng “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”.

+ Pháp rêu rao “khai hóa bình đẳng” cho Việt Nam nhưng “lập ra ba chế độ khác nhau ở Bắc, Trung, Nam để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”.

+ Pháp rêu rao “khai hóa bác ái” cho Việt Nam nhưng “chúng thi hành những luật pháp dã man”.

– Để bác bỏ luận điệu Pháp có công bảo hộ, Tuyên ngôn dùng sự thật lịch sử để thuyết phục:

+ “Năm 1940, Nhật đến Đông Dương, thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”.

+ Năm 1945, Nhật hất cẳng Pháp “Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng”.

+ Khẳng định “Trong 5 năm Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.

+ Pháp hai lần bán nước ta cho Nhật.

+ Việt Minh kêu gọi Pháp liên minh chống Nhật thì Pháp lại “thẳng tay khủng bố Việt Minh”.

– Những lập luận về lập trường chính nghĩa của nhân dân ta:

+ Nhân dân ta đã đứng về phe Đồng Minh chống Phát xít.

+ Nhân dân ta đã làm nên cuộc cách mạng dân tộc dân chủ: tiên phong chống Nhật, giành lấy đất nước từ tay Nhật, để lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “Pháp chạy. Nhật hàng. Vua Bảo Đại thoái vị”.

+ Quyền độc lập của dân tộc Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân chủ, bình đẳng của Đồng Minh ở hội nghị Tê- hê – răng và Cựu Kim Sơn.

c. Lời tuyên ngôn:

– Khẳng định “Nước Việt Nam có quyền” và “Sự thật đã trở thành một nước độc lập“. Đây là lời khẳng định và là lời tuyên bố công khai.

– Bày tỏ quyết tâm “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”, thể hiện quyết tâm, kêu gọi đồng bào cả nước chung sức giữ gìn độc lập, tự do vừa giành được.

ĐỀ 2: 1. Giới thiệu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

* Hoàn cảnh sáng tác:

– Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào nhằm đánh tiêu hao lực lượng địch. Địa bàn hoạt động của đoàn quân rất rộng,địa hình hiểm trở, khắc nghiệt. Phần đông chiến sĩ là thanh niên Hà Hội.

– Quang Dũng từng là đại đội trưởng của đơn vị từ đầu 1947 đến cuối 1948 thì chuyển sang đơn vị khác. Một ngày ở Phù Lưu Chanh nhớ về đồng đội cũ, Quang Dũng sáng tác bài thơ này.

– Bài thơ rút từ tập thơ “Mây đầu ô”(1986).

* Bố cục: 4 đoạn

– Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hoang sơ, dữ dội.

– Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng

– Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến

– Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.

Mạch cảm xúc liên kết các đoạn trong bài thơ là sự trôi chảy tự nhiên của nỗi nhớ, kỉ niệm này khơi dậy kỉ niệm khác như một đợt sóng tiêp nối.

* Chủ đề:

Bài thơ thể hiện nỗi nhớ vời vợi, miên man, da diết, về thiên nhiên và đoàn quân Tây Tiến trong chặng đường chiến đấu đầy gian khổ, qua đó bật nổi vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính Tây Tiến.

2. Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay

– Giới thiệu vấn đề

– Khẳng định là một đức tính tốt đẹp và là truyền thống của dân tộc ta

* Giải thích

– Đồng cảm: có chung một suy nghĩ, cảm xúc tâm trạng, sự thấu hiểu nhau giữa con người với nhau

– Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn…

* Ý nghĩa:

– Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết “học cách đồng cảm và sẻ chia”, trái đất này sẽ thật là “thiên đường”.

– Biểu hiện: không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi mà cũng có lúc sẽ gặp phải khó khăm thử thách

+ Đồng cảm, sẻ chia phải được thực hiện bằng những việc làm cụ thể: vật chất, tinh thần (Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.)

+ Bạn bè: cùng nhau san sẻ, giúp đỡ khi gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống

* Mở rộng:

– Sự đồng cảm, sẻ chia trong dân tộc ta:

+ Qua ca dao, tục ngữ: lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, một miếng khi đói bằng một gói khi no,…

+ Ngày nay: vẫn được phát triển trong mọi tầng lớp nhân dân: ở trường học, cơ quan, chính quyền thông qua các chương trình gây quỹ từ thiện,…

– Phê phán những lối sống, biểu hiện không đúng: bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.

– Suy nghĩ cá nhân

Đưa ra bài học nhận thức và hành động:

– Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất “người”, kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.

– Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn… Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.

Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Hướng Dẫn Soạn Văn Lớp 6 Bài Bài Kiểm Tra Tổng Hợp Cuối Học Kì 1 Ngắn Nhất Baocongai.com

Hướng dẫn soạn văn lớp 6 bài Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 ngắn nhất : Câu 4 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đề tham khảo Phần I: Trắc nghiệm 1. A 2.C 3.B 4.A 5.C 6.B 7.C 8.B 9.A Phần II: Tự luận Đề: Đóng vai bà đỡ Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện ấy. – Giới thiệu thân phận (xưng “tôi”): Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, làm nghề đỡ đẻ mấy chục…

Hướng dẫn soạn văn lớp 6 bài Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 ngắn nhất : Câu 4 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đề tham khảo Phần I: Trắc nghiệm 1. A 2.C 3.B 4.A 5.C 6.B 7.C 8.B 9.A Phần II: Tự luận Đề: Đóng vai bà đỡ Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện ấy. – Giới thiệu thân phận (xưng “tôi”): Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, làm nghề đỡ đẻ mấy chục năm. – Kể lại câu chuyện:

Câu 4 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đề tham khảo

Phần I: Trắc nghiệm

1. A 2.C 3.B 4.A 5.C 6.B 7.C 8.B 9.A

Phần II: Tự luận

Đề: Đóng vai bà đỡ Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện ấy.

– Giới thiệu thân phận (xưng “tôi”): Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, làm nghề đỡ đẻ mấy chục năm.

– Kể lại câu chuyện:

+ Một đêm đang ngủ, nghe tiếng động bên ngoài, mở cửa ra thấy một con hổ đứng trước cửa. Tôi hoảng sợ nhưng con hổ không ăn thịt hay làm gì tôi. Nó chỉ kéo ống quần tôi đi, cứ đi một đoạn nó lại ngoái lại xem tôi có đi sau không.

+ Đi sâu vào trong rừng, tôi thấy một con hổ với cái bụng to đang lăn lộn trên mặt đất. Thì ra chú hổ này tìm tôi đỡ đẻ cho con hổ cái này.

+ Lát sau, hổ cái đã đẻ được một con hổ bé nhỏ. Con hổ kia đi đào lên một cục bạc đưa đến trước mặt tôi, nó muốn báo ơn. Sau đó hổ còn đưa tôi ra đến tận cửa rừng rồi mới trở vào. Nhờ có cục bạc ấy mà tôi sống sót qua kì đói kém.

– Kể chuyện hổ báo ơn bác tiều phu:

+ Nghe dân làng đồn thổi về chuyện một con hổ báo ơn người tiều phu đã giúp hổ lấy được chiếc xương mắc trong miệng. …(Tiếp tục kể phần này như một người nghe dân làng kể như trong câu chuyện).

Sách giải vở bài tập toán lớp 3 trang 3 câu 1, 2, 3, 4, 5 tập 1 đúng nhất

Sách giải vở bài tập toán lớp 3 trang 4 câu 1, 2, 3, 4, 5 tập 1 đúng nhất

Sách giải vở bài tập toán lớp 3 trang 5 câu 1, 2, 3, 4, 5 tập 1 đúng nhất

Sách giải vở bài tập toán lớp 3 trang 6 câu 1, 2, 3, 4, 5 tập 1 đúng nhất

Sách giải vở bài tập toán lớp 3 trang 7 câu 1, 2, 3, 4, 5 tập 1 đúng nhất

Tổng Hợp Bài Soạn Văn Lớp 10 Cả Năm

Để nắm vững kiến thức về môn Ngữ Văn lớp 10 bạn cần phải học cách soạn văn tuân thủ Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 theo sát chương trình học của các bạn. Những bài soạn này được trình bày khoa học, ngắn gọn, xúc tích giúp các bạn theo dõi hiệu quả nhất.

SOẠN VĂN LỚP 10 TẬP 1

Tổng quan văn học Việt Nam

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)

Viết bài làm văn số 1 (bài làm ở nhà)

Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn – sử thi Tây Nguyên)

Văn bản (tiếp theo)

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy (Truyền thuyết)

Lập dàn ý bài văn tự sự

Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)

Ra-ma buộc tội (Trích Ra-ma-ya-na – sử thi Ấn Độ)

Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

Tam đại con gà

Nhưng nó phải bằng hai mày

Viết bài làm văn số 2

Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Ca dao hài hước

Luyện tập viết đoạn văn tự sự

Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Tỏ lòng (thuật hoài)

Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43)

Tóm tắt văn bản tự sự (Dựa theo nhân vật chính)

Viết bài làm văn số 3 (bài làm ở nhà)

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)

Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)

Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

Trình bày một vấn đề

Lập kế hoạch cá nhân

Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Lập dàn ý bài văn thuyết minh

SOẠN VĂN LỚP 10 TẬP 2

Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú)

Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)

Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh (Bài làm ở nhà)

Đại cáo bình Ngô (tiếp theo)

Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Tựa “Trích diễm thi tập”

Khái quát lịch sử tiếng Việt

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí toàn thư)

Phương pháp thuyết minh

Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục)

Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

Tóm tắt văn bản thuyết minh

Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa)

Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học (Bài làm ở nhà)

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)

Lập dàn ý bài văn nghị luận

Truyện Kiều

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Truyện Kiều (tiếp theo – Trao duyên)

Truyện Kiều (tiếp theo – Nỗi thương mình)

Lập luận trong văn nghị luận

Truyện Kiều (tiếp theo – Chí khí anh hùng)

Văn bản văn học

Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

Nội dung và hình thức của văn bản văn học

Các thao tác nghị luận

Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận (Bài làm ở nhà)

Ôn tập phần tiếng Việt

Luyện tập viết đoạn văn nghị luận

Tổng kết phần Văn học

Ôn tập phần Làm văn