Soạn Văn 8 Bài Khoảng Trời Lá Thông / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Giáo Án Ngữ Văn 8 Tuần 13 – Tiết 52 Văn Bản: Khoảng Trời Lá Thông

Ngày dạy: 12/11/2011 Tuần 13 – Tiết 52 Văn bản: KHOẢNG TRỜI LÁ THÔNG – Phạm Đức Long - I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Giới thiệu đến HS một tác phẩm hay của một trong các nhà thơ địa phương tỉnh Gia Lai. II. TRỌNG TẤM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: Với tình cảm chân thành tha thiết, tác giả đã miêu tả Plaay Ku trong thời gian khoảng vài thập kỉ trước với vẻ đẹp vừa mạnh mẽ, rắn rỏi, hung vĩ, khoáng đạt vừa hoang sơ, thơ mộng; con người ở đây tuy còn nghèo nhưng gắn bó tha thiết với nhau, với đất, với nghiệp thơ. 2. Kĩ năng: Thấy được nghệ thuật độc đáo của bài thơ cách dung điệp câu, điệp ngữ và lối thơ có tính tự sự. . 3. Thái độ: Biết trân trọng giữ gìn những tình cảm chân thành, tha thiết với mảnh đất và con người ở quê hương nơi mình sinh sống. III.CHUẨN BỊ: 1. GV: Soạn bài ,bảng phụ ,và một số tài liệu khác phục vụ cho tiết dạy . 2. HS : Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sgk vào vở bài tập . IV. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, đàm thoại, phân tích IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs (Yêu cầu lớp phó học tập báo cáo kết quả chuẩn bị bài của cả lớp ) 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Vào giữa thập kỉ 80 (thế kỉ XX), PlayKu là một thị xã mang nhiều nét hoang sơ, thơ mộng của một thị xã cao nguyên: đường phố nhỏ uốn lượn, nhiều con dốc nhỏ, hai bên đường có những cây thông già nua, cổ kính. Đi giữa Plây Ku lúc ấy như lạc vào thế giới cổ tích, của Sử thi Tây Nguyên. Tất cả như lung linh, mờ ảo, lãng mạnĐời sống của người dân lúc bấy giờ còn rất chật vật, khó khăn nhưng họ sống yêu thương, gắn bó, chia sẻ với nhau một cách vô tư, trong sáng. Bài thơ “Khoảng trời lá thông” mà chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay được tác giả Phạm Đức Long gợi từ tứ hình ảnh cây thong – khoảng trời lá thông – một khoảng trời đẹp với vẻ đẹp tinh khiết, mơ mộng nhưng cũng đầy khí phách và phóng khoáng như chính cuộc đời của những con người “phố núi” mà tác giả muốn dành tặng cho bạn mình – nhà thơ Văn Công Hùng. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC. * Hoạt động 1: – GV yêu cầu HS đọc thông tin phần chú thích (*) trong SGK/tr 43 và tóm tắt sơ lược vài nét về tác giả, tác phẩm. – GV hướng dẫn HS cách đọc bài thơ: + Đây là bài thơ tự do, số chữ trong một dòng thơ không cố định, số dòng trong các khổ thơ cũng không đều nhau nên khi đọc phải ngắt nhịp cho đúng. + Giọng đọc cần thể hiện được âm điệu của bài thơ: như là lời thủ thỉ, tâm tình – Gv giới thiệu về các chú thích. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs đọc – hiểu và phân tích văn bản. ? Hình ảnh cây thông gợi cho em những suy nghĩ gì? – HS trả lời. -GV nhận xét, bổ sung. Mở rộng: Nguyễn Công Trứ xưa có câu: Giữa trời vách đã cheo leo Ai mà chịu rét thì trèo với thông. ? Hình ảnh Play Ku xưa hiện ra trong bài thơ như thế nào? – GV h/d HS tìm những hình ảnh thơ, tập trung miêu tả về Play Ku. ? Xác định BPNT được t/g sử dụng trong những câu thơ sau? – HS: Điệp câu, điệp từ ngữ. ? Em có nhận xét gì về những câu thơ: nắng ràn rụa cháy/ gió thì thầm hát/ hương chín rụng như mơ/ dầu nắng dầu mưa – vẫn tinh khiết một sắc xanh óng ả? – HS trả lời. – Gọi HS đọc đoạn thơ từ: Tôi có tuổi hai mươi ở đóđến hết. ? Tác giả đã nói gì với bạn qua đoạn thơ vừa đọc? ? Phân tích đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong bài thơ? – GV định hướng cho HS trả lời. * Hoạt động 3. Hd HS tổng kết. Trên cơ sở phân tích trên, cùng với phần Ghi nhớ trong sách HS, GV hướng dẫn HS khái quát lại giá trị của cả bài thơ. * Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học. – Gọi 1 vài HS đọc lại diễn cảm bài thơ – Hướng dẫn HS tìm tại lớp những bài thơ có hình ảnh cây thông trong văn học Việt nam: + Bài Tùng – Nguyễn Trãi + Bài Không đề – Nguyễn Công Trứ – HS về nhà tự sưu tầm và chép vào sổ tích lũy văn học những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp PlayKu. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả, tác phẩm: – Phạm Đức Long sinh năm 1960, quê ở Nghệ An, đang công tác tại Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Gia Lai, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai. – Là một trong những cây bút của Gia Lai viết khá thành công về đề tài thiếu nhi. – Bài thơ “Khoảng trời lá thông” tác giả viết vào mùa xuân năm 1987 tặng riêng cho bạn mình là nhà thơ Văn Công Hùng. 2. Đọc văn bản: 3. Chú thích: (sgk) II. Tìm hiểu chi tiết: Cây thông và vẻ đẹp Plây Ku xưa: – Play Ku xưa hiện ra với: + Khoảng trời có ô + Khoảng trời có tán Thị xã Play Ku xưa với ngàn thông, một trời thông bao phủ gắn với con người Play Ku. + Nắng ràn rụa cháy + Gió thì thầm hát + Hương chín rụng như mơ + Dầu nắng dầu mưa – vẫn tinh khiết một sắc xanh óng ả. nổi bật vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên: vừa rắn rỏi, hùng vĩ, khoáng đạt vừa thơ mộng, trong trẻo, thuần khiết. 2. Tâm sự của tác giả với bạn: + Tôi có tuổi hai mươi ở đó + Tôi có nắng đời + Bạn và tôi: Dẫu nghèo thăng trầm Vẫn làm thơ, vẫn yêu thơ.. Gắn bó, chia sẻ buồn vui với mảnh đất Play Ku, dù khó khăn, vất vả vẫn giữ tròn lẽ sống, yêu và gắn bó tha thiết với nghiệp thơ. 3. Đặc điểm nghệ thuật nổi bật: – Điệp từ, câu tạo âm hưởng như một khúc ca về PlayKu, ngân vang mãi trong lòng độc giả. III. Tổng kết: Ghi nhớ: Bài thơ là khúc ca ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất PlayKu: vừa rắn rỏi, hung vĩ, khoáng đạt vừa thơ mộng, trong trẻo, thuần khiết; đồng thời cũng là lời tâm sự tha thiết, chân thành của tác giả đối với đất và người nơi đây. Tác giả sử dụng điệp câu, điệp ngữ vừa có tác dụng khẳng định mạnh mẽ vừa tạo nên âm hưởng ngân nga như một khúc ca cùng với lời thơ có tính chất tự sự, giải bàylàm cho bài thơ dễ gây xúc động cho người đọc. IV. Luyện tập: 4. Dặn dò: – Học thuộc lòng bài thơ và nắm nội dung bài học. – Soạn bài: Dấu ngoặc kép. 5. Rút kinh nghiệm: .

Soạn Văn 8 Bài: Chiếc Lá Cuối Cùng

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả:

O Hen-ri (1862 – 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại trong bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,… Henri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động.

2. Tác phẩm:

Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần.Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch…Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá cuối cùng ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian.

Hướng Dẫn Soạn Bài Chiếc Lá Cuối Cùng Văn 8

Gợi ý soạn bài Chiếc lá cuối cùng

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1.Về tác giả

O Hen-ri (1862 – 1910) nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Tác phẩm có các sâu sắc trong lòng người đọc như các tác phẩm: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,…

2. Về tác phẩm

a) Đoạn trích nằm trong SGK thuộc phần 1 của truyện ngắn có cùng tên. Tác giả kể chuyện thật hấp dẫn. Nhân vật chính xuất hiện thoáng qua để lại cô chị (Xiu) cùng với bạn đọc hồi hộp dõi theo chiếc lá trên tường, thắt lòng lo cho số phận của Giôn-xi. Chiếc lá không rơi, Giôn-xi dần dần khoẻ lại thì cũng là lúc người hoạ sĩ già duy nhất trong đời ngã xuống.

Cái chết của người hoạ sĩ già để lại trong lòng bạn đọc một nỗi buồn thấm thía nhưng không bi luỵ bởi chính nó đã thắp lên ngọn lửa của tình yêu cuộc sống, của niềm tin vào sức mạnh, sự vĩnh cửu của cái đẹp.

b) Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men với Giôn-xi:

– Cụ Bơ-men và Xiu “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”.

– Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió. Nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết chính là yếu tố gây bất ngờ, xúc động cho người đọc. Có thể em chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì nó không chỉ rất sinh động, khiến Giôn-xi tưởng đó là chiếc lá thường xuân thật; mà còn được vẽ bằng cả tình thương yêu con người của cụ, và bức tranh mang lại sự sống cho Giôn-xi.

c) Những chi tiết khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết sẽ vẽ chiếc lá để thay cho chiếc lá cuối cùng:

– Trước đó hai người chẳng nói năng gì khi cụ Bơ-men làm người mẫu cho Xiu vẽ.

– Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản.

– Chính Xiu cũng ngạc cùng với Giôn-xi khi thấy: “Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng… vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch”.

– Chỉ khi bác sĩ nói, Xiu mới biết là cụ Bơ-men bị ốm.

Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men, câu chuyện sẽ không còn hấp dẫn vì chẳng còn yếu tố bất ngờ.

d) Tâm trạng của Giôn-xi là tâm trạng của một người bệnh, ám ảnh về một điều gì đó, cho nên khi biết Giôn-xi tin rằng chiếc lá cuối cùng rụng xuống là cô sẽ buông xuôi, người đọc rất căng thẳng.

Nguyên nhân khiến tâm trạng củ Giôn-xi hồi sinh là sự hiện diện của chiếc lá trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.

Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu, không cho Giôn-xi nói gì thêm, để mỗi người tự có hình dung, dự đoán theo cách của riêng mình.

e) Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng có hai lần đảo ngược tình huống gây bất ngờ:

– Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế mà cô khoẻ lại.

– Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi.

Chính nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 1. Tóm tắt bài văn

Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi căn bệnh rất nặng. Cô tuyệt vọng không muốn sống nữa và cô chỉ đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là sẽ lìa đời. Biết được ý nghĩ điên rồ đó, cụ Bơ-men, một hoạ sĩ già đã thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá chiếc lá cuối cùng không rụng đã làm cho Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi đã từ cõi chết trở về. Trong khi đó, cụ Bơ-men đã chết vì sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng của mình.

2. Cách đọc bài văn

Bài văn được thể hiện qua nhiều tâm trạng, cảm xúc khác nhau. Khi đọc cần chú ý sử dụng giọng điệu:

– Lời dẫn chuyện: khi thì chậm rãi, lo lắng (phần đầu), khi thì nhẹ nhàng, xót xa (đoạn cuối).

– Lời nhân vật Xiu: từ lo lắng (sợ chiếc lá rơi xuống), thất vọng (thấy Giôn-xi ngày càng yếu hơn), mừng rỡ (Giôn-xi khỏi bệnh) đến xót xa (khi thuật lại cái chết cụ Bơ-men).

– Lời nhân vật Giôn-xi: từ chán nản, buông xuôi đến vui vẻ, yêu đời.

Kết thúc hướng dẫn soạn bài Chiếc lá cuối cùng, hi vọng lời giải trên sẽ giúp các bạn học sinh hiểu hơn về bài học hơn.

Soạn Bài Chiếc Lá Cuối Cùng Ngữ Văn Lớp 8

Đề bài: Soạn bài Chiếc lá cuối cùng

Bài làm

1.

– Những chi tiết nói lên lòng thương yêu của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi:

Sợ sệt nhìn cây thường xuân rụng lá. Cụ sợ khi lá thường xuân rụng hết cũng là lúc Giôn-xi lìa đời.

Cụ Bơ-men và Xiu nhìn nhau chẳng nói gì, nhưng có lẽ trong thâm tâm cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn-xi (Điều này ta được biết ở cuối truyện qua lời kể của Xiu)

Cụ Bơ men âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió.

– Tác giả không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao mà đợi đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho bạn đọc biết qua lời kể lại của Xiu, có thế mới tạo ra được bất ngờ cho Giôn-xi và gây hứng thú bất ngờ cho cả bạn đọc chúng ta.

– Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường trong đêm mưa tuyết là một kiệt tác vì nó đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu, mà bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng.

2.

– Xiu không được cụ Bơ- men cho biết sẽ vẽ chiếc lá thay cho lá thường xuân cuối cùng sắp rụng:

Trước đó, hai người không nói năng gì khi cụ Bơ- men làm mẫu cho Xiu vẽ

Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, “Xiu làm theo một cách chán nản” và sau đó còn “cúi khuôn mặt hốc hác” xuống người bệnh và nói lời não ruột.

Xiu cũng ngạc nhiên như chính Giôn-xi ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió

Chỉ khi bác sĩ nói Xiu mới biết cụ Bơ-men ốm

– Nếu Xiu được biết trước ý định của cụ Bơ-men thì truyện sẽ kém hay đi vì Xiu không bị bất ngờ và chúng ta không được thưởng thức cả đoạn văn nói lên tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của cô.

3.

– Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, Xiu và của người đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên.

Người đọc có tâm trạng căng thẳng, hồi hộp khi hai lần Giôn-xi bảo Xiu kéo mành lên.

Xiu: tâm trạng lo lắng chỉ diễn ra ở lần kéo mành đầu tiên.

Giôn-xi: Cả hai lần bảo Xiu kéo mành lên, cô lạnh lùng, thản nhiên chờ đón cái chết khi chẳng còn thấy chiếc lá nào bám trên bức tường gạch.

– Nguyên nhân sâu xa quyết định sự hồi sinh của Giôn-xi là sự gan góc của chiếc lá (cô không biết đấy là chiếc lá vẽ), chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống, trái ngược với nghị lực yếu đuối, buông xuôi muốn chết của mình.

– Kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu là vừa đủ, không cần để Giôn-xi phản ứng gì thêm. Như vậy truyện sẽ có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và những dự đoán. Truyện sẽ kém hay nếu nhà văn cho chúng ta biết Giôn-xi nghĩ gì, nói gì, có hành động như thế nào khi nghe Xiu kể lại cái chết và việc làm cao cả của cụ Bơ-men. Đây chính là kết thúc mở của truyện.

4.

– Truyện có hiện tượng hai lần đảo ngược:

Ban đầu, Giôn-xi bị bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ- men vẫn khỏe mạnh

Sau đó, Giôn-xi hồi sinh, khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men chết sau hai ngày vì dầm mưa gió suốt đêm.

– Tác dụng của hiện tượng đảo ngược tình huống truyện:

Nhân vật trong truyện bất ngờ và độc giả cũng bất ngờ.

Gây hứng thú cho người đọc.