Soạn Văn 8 Bài Hai Cây Phong Ngắn / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài Hai Cây Phong Văn 8 Ngắn Gọn

Soạn văn bài Hai cây phong – câu chuyện nói về biểu tượng tình yêu quê hương luôn gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ của người họa sĩ sống tại ngôi làng ku-ku-rêu. Hai cây phong tác phẩm hay và thú vị, các em theo dõi bên dưới để chuẩn bị bài soạn.

Câu 1

Căn cứ đại từ nhân xưng trong bài (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, có thể thấy câu chuyện có hai mạch kể lồng vào nhau:

– Trong mạch kể xưng “tôi” là người kể chuyện, người ấy giới thiệu mình là họa sĩ. Người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp, nhưng không phải bao giờ người kể chuyện là tác giả.

– Trong mạch kể xưng “chúng tôi” nhưng lại nhân danh là “cả bọn con trai”, hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai.

Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau. Tuy nhiên “tôi” có ở cả hai mạch kể, qua đó có thể rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” trong văn bản cần thiết hơn.

Câu 2

Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi “, đoạn người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất chính là đoạn:

Câu 3

Trong mạch kể chuyện, hai cây phong gây xúc động bởi nhiều yếu tốkhác nhau. Tác giả phác thảo của một họa sĩ với các “mắt mấu”, “các cành cao ngất”,…. Tạo ra bức tranh thiên nhiên như biểu hiện trước mắt “chân trời xa thẳm”, “thảo nguyên hoàng vũ” ” dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc”, làm tăng thêm chất quyến rũ của mảnh đất. Trong bức tranh này hai cây phong được tả bằng trí tượng trượng và tâm hồn của chính người nghệ sĩ nên nó trở nên sống động như hai con người và cũng được kể lại qua cảm nhận của đứa con quê hương, bởi vậy hình ảnh hai cây phong như được được nhân cách hóa trở nên sinh động và có cảm xúc lạ thường.

Câu 4

Các em tự chọn một đoạn trong bài để học thuộc lòng.

Soạn Bài Hai Cây Phong Lớp 8 Ngắn Gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Hai cây phong trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 8 ngắn gọn đơn giản

Qua tác phẩm Hai cây phong, tác giả Ai-ma-tốp đã gửi gắm vào đó tình yêu quê hương đất nước thắm thiết của mình.

Ai-ma-tốp sinh năm 1928 và mất năm 2008, ông là nhà văn nước Cộng hòa ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, và nổi bật nhất là ” Người thầy đầu tiên”. Tác phẩm hôm nay học đó là ” hai cây phong”, là đoạn đầu của tác phẩm ” người thầy đầu tiên”. Tác phẩm nói về bối cảnh một vùng quê hẻo lánh của thế kỉ XX ở nơi tác giả sinh sống. tác phẩm nói về Cô bé An-tư-nai, còn rất nhỏ nhưng cô phải đi làm vợ lẽ cho người ta. An-tư-nai được thầy Đuy-sen đưa lên tỉnh học, rồi đến học tiếp ở Mát-xcơ-va rồi trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-laima-nô-va. Tác phẩm nhắc đến hai cây phong, khi mà thầy còn trẻ đã đưa cho An-tư-nai. Tác phẩm thể hiện nên tình yêu thương quê hương đất nước và đồng thời là tình yêu thương người thầy của mình.

Câu1 : Căn cứ vào đại từ nhân xưng xác định hai mạch kể của câu chuyện có vị trí như thế nào ở từng mạch kể ấy? Vì sao mạch kể xưng tôi quan trọng hơn?Trả lời: Căn cứ vào đại từ nhân xưng là tôi và chúng ta để xác định hai mạch kể của câu chuyện có vị trí ở từng mạch kể ấy là:

Đối với đại từ nhân xưng tôi: đại từ này thể hiện người kể là ngôi thứ nhất và nhân vật tôi là người kể chuyện và tự giới thiệu là họa sĩ

Đối với đại từ nhân xưng chúng tôi: vẫn là người kể nhưng xưng à chúng tôi, ý nói đên là một bọn con trai

Câu 2: Trong mạch kể chuyện xưng “chúng tôi”, cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Tại sao nói người kể chuyện đã miêu tả cây phong và quang cảnh nơi đây bằng một ngòi bút đậm chất hội họa?Trả lời: Trong mạch kể chuyện xưng “chúng tôi”, điều thu hút làm người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất là chúng cùng đi bắt chim, chạy trên ngọn đồi cao và trải qua tuổi thơ tươi đẹp bên nhau. Nói người kể chuyện đã miêu tả cây phong và quang cảnh nơi đây bằng một ngòi bút đậm chất hội họa vì: cây phong được miêu tả bằng tưởng tượng, bằng cả tâm hồn người nghệ sĩ.

Câu 3: Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người nghệ sĩ?Trả lời: Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện là:

Kỉ niệm gắn bó của tuổi thơ với cây phong

Tình yêu quê hương cũng gắn với cây phong

Hai cây phong như cặp song sinh

Soạn Văn 8 Vnen Bài 9: Hai Cây Phong

Soạn văn 8 VNEN Bài 9: Hai cây phong

A. Hoạt động khởi động

“Nội dung truyện Người thầy đầu tiên được đặt vào bối cảnh vùng quê hẻo lánh……….. như đôi cây phong nhỏ này”

Cô bé An-tư-nai rất yêu quý và biết ơn người thầy đầu tiên của mình vì đó là người đã cứu cô thoát khỏi cuộc sống lạc hậu, thiếu hiểu biết, thoát khỏi sự hà khắc của gia đình, không bị bán làm vợ lẽ hay chịu số phận nghèo khổ. Hơn thế, An-tư-nai còn được thầy đưa đến trường học, được vươn mình đến tri thức để An-tư-nai có thể thắp sáng tương lai của mình.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. (trang 66, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Đọc văn bản sau: Hai cây phong

2. (trang 68, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu văn bản

a. Xác định ý của các đoạn trong văn bản:

b. Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, xác nhận định hai mạch kể chuyện phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Hãy tách thành hai câu chuyện và tóm tắt nội dung theo từng mạch:

Người kể chuyện xưng”tôi” (đoạn 2,4) Người kể chuyện xưng “chúng tôi”(đoạn 1,3)

So sánh điểm khác nhau của “Hai cây phong” trong hai mạch câu chuyện:

…………………………………………………………..

c. Nhân vật người kể chuyện xưng “chúng tôi”, điều gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Những chi tiết nào miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây thể hiện ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả?

d. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng ”chúng tôi ”, điều gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Những chi tiết nào miêu tả cây phong và quang cảnh nơi đây thể hiện ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả?

e. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “toi” nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người kể chuyện?

a. Xác định ý của các đoạn trong văn bản:

b. Tóm tắt nội dung theo mạch truyện

Người kể chuyện xưng “tôi” (đoạn 2,4) Người kể chuyện xưng “chúng tôi”(đoạn 1,3)

Người kể chuyện xưng “tôi” tự giới thiệu là họa sĩ.

Vẫn là người kể chuyện ở các đoạn 2 và 4, nhưng lại kể theo ngôi thứ nhất số nhiều “chúng tôi”, “bọn con trai chúng tôi”.

Có thể xác định, tác giả đang kể câu chuyện của mình và các bạn, lựa chọn cách xưng hô “bọn con trai chúng tôi” để khẳng định sự gần gũi, gắn bó của đám bạn khi còn nhỏ.

Lưu ý:

Có thể đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.

Điểm khác nhau lớn nhất của “Hai cây phong” trong hai mạch câu chuyện là ngôi kể:

Hai cây phong được kể với 2 ngôi kể khác nhau: “tôi” (ngôi thứ nhất số ít) và “chúng tôi”/ “bọn con trai chúng tôi” (ngôi thứ nhất số nhiều).

Trong hai mạch kể ấy, mạch kể xưng “tôi” quan trọng hơn vì nó nắm giữ vai trò là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện và kể lại chi tiết. Những câu chuyện được kể còn kèm theo cả cách nhìn, tâm hồn, sự cảm nhận và rung động rất sâu sắc của nhân vật “tôi”.

3. (trang 70, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu về biện pháp nói quá và tác dụng của nói quá.

a. Thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập:

Mục đích sử dụng cách nói đó ở mỗi câu là gì?

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

………………………………………

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

…………………………………………………………

………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………..

b. Đọc và bổ sung ví dụ về nói quá:

Nói quá là biện pháp tu từ phong đại mức độ, quy mô, tính châts của sự vật, hiện lượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm

Ví dụ: Xương đồng da sắt

a. Thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập:

Mục đích sử dụng cách nói đó ở mỗi câu là gì?

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ngày tháng mười c hưa cười đã tối

b. Đọc và bổ sung ví dụ về nói quá:

Nói quá là biện pháp tu từ phong đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện lượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm

Ví dụ:

Xương đồng da sắt

Dời non lấp biển

Bầm gan tím ruột

Vắt chân lên cổ

Chó ăn đá , gà ăn sỏi

Ruột để ngoài da

Nghiêng nước nghiêng thành

C. Hoạt động luyện tập

1. (trang 70, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Các nhóm đọc diễn cảm văn bản Hai Cây Phong

2. (trang 70, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Luyện tập sử dụng biện pháp nói quá

a. Gạch dưới những từ ngữ thể hiện cách nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:

b. Điền thành ngữ cho sắn vào chỗ trống(…) trong các câu sau đây để tạo biện pháp tu từ nói quá:

bầm gan tím ruột

nổ từng khúc ruột

chó ăn đá, gà ăn sỏi

ruột để ngoài da

vắt chân lên cổ

a. Ở nơi ……………… thế này, đến cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b. Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng ……………………….

c. Cô Nam tính tình xởi lởi………………………..

d. Lời khen của cô giáo làm cho nó……………………

e. Bọn giặc hoảng hồn ……………………..

a. Gạch dưới những từ ngữ thể hiện cách nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ:

Nói quá về sức lao động của con người: nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được

Nói quá nhằm khẳng định nhân vật này không ngại khó, không ngại khổ, có thể đi tới đâu cũng được.

Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước

Nói quá thể hiện nhân vật cụ bá có thế lực, quyền lực, mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo.

D. Hoạt động vận dụng

1. (trang 71, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Biện pháp nói quá

a. Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây:

nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.

b. Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.

c. Viết một đoạn văn có dùng biện pháp nói quá.

a. Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá:

+ Nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

+ Nhân dân ta có sức mạnh dời non lấp biển đánh tan mọi âm mưu, thủ đoạn của bọn đế quốc Mĩ và tay sai.

+ Tôi thích nghe cô ấy kể về chuyện thần Nữ Oa lấp biển vá trời.

+ Chúng tôi đâu phải mình đồng da sắt để chịu được thời tiết nóng như lửa hầm hập dưới hầm.

+ Tôi đã nghĩ nát óc mà chưa tìm ra cách giải bài toán thầy giao.

b. Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.

+ Đen như than

+ Ngáy như sấm

+ Đau như đứt ruột

+ Kêu như tránh đánh

+ Nắng như đổ lửa

c. Viết đoạn văn:

Hai cây phong mọc trên đồi với dáng vóc khổng lồ, tán cây vươn đến tận những đám mây. Các mắt mấu, các cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay với bóng râm mát rượi với dáng vẻ đung đưa như đang chào mới tất cả mọi người đến với nó. Phải chăng chính dáng vẻ chào mời ấy đã khiến cho tác giả có nhiều kỉ niệm đối với nó như thế. Bức tranh thiên nhiên được tác giả ngắm nhìn từ trên cao tạo ra cho người đọc cảm thấy không gian được mở rộng đến muôn vùng xa thẳm thảo nguyên hoang vu và cả dòng sông lấp lánh như đang hiện lên trước mắt người đọc khiến ta như đang hòa chung cùng một cảm xúc đối với tác giả. Bức tranh mà tác giả gợi cho người đọc thật ấn tượng đầy đặc trưng và quyến rũ đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều những ấn tượng khó quên.

2. (trang 71, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Viết bài tập làm văn số 2 (làm tại lớp)-Văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

Đề 1: Hãy kể về một kỉ niệm đánh nhớ với một con vật nuôi mà em yêu thích

Đề 2: Kể về một lần em mặc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn

Đề 3: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ em rất vui lòng

Đề 4: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao, em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

Đề 1: Hãy kể về một kỉ niệm đánh nhớ với một con vật nuôi mà em yêu thích

Đề 2: Kể về một lần em mặc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn

Đề 3: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ em rất vui lòng

Đề 4: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao, em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

2. (trang 72, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm tư liệu phân biệt biện pháp tu từ nói quá và nói khoác

Nói khoác và biện pháp tu từ nói quá có những điểm giống và khác nhau như sau:

* Giống nhau: cùng sử dụng sự phóng đại về mức độ, quy mô, tính chất… sự việc và hiện tượng được miêu tả.

* Khác nhau:

o Nói quá là biện pháp tu từ làm tăng sự gợi hình, gợi cảm của lời văn, được dùng trong các văn bản văn chương và để nhấn mạnh ý, thể hiện tư tưởng/ý đồ nghệ thuật của tác giả.

o Nói khoác là nói sai sự thật làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang. Đây là một nét tính cách cần phê phán của con người trong đời sống.

Soạn Bài Hai Cây Phong Ngắn Nhất

Hai cây phong là câu chuyện đầy cảm động về tình thầy trò giữa thầy giáo Đuy-sen và cô học trò nghèo An-tư-nai. Cùng soạn bài Hai cây phong ngắn nhất của Ai-ma-tốp để cảm nhận được những kỉ niệm tuổi học trò đầy hồn nhiên, vô tư ấy

Khái quát truyện Hai cây phong

Nằm giữa một ngọn đồi phía trên làng Ku-ku-rêu là hai cây phong to lớn đứng hiên ngang. Hai cây phong như một biểu tượng, tiếng nói riêng, linh hồn riêng của cả làng, là một dấu ấn nổi bật của ngôi làng này. Năm học cuối,bọn trẻ lại leo lên hai cây phong cao vút để ngắm nhìn những vùng đất chưa bao giờ đặt chân đến và những con sông dài. Thời trẻ thơ của nhân vật “tôi” gắn liền cùng với hai cây phong

Hai mạch kể với đại từ nhân xưng “tôi” và “chúng tôi” đan xen lồng vào nhau:

– Nhân vật “tôi” chỉ sự cá nhân khi kể lại câu chuyện này trong thời điểm hiện tại. Còn ” chúng tôi” chỉ về nhiều cá thể, đó là nhóm những người bạn cùng tuổi chơi chung của nhân vật “tôi” trong đó có cả nhân vật ” tôi” khi nói về những chuyện trong quá khứ.

– Mạch kể của nhân vật “tôi” quan trọng hơn vì nhân vật tôi có mặt ở cả hai mạch kể,nhân vật tôi cũng xất hiện ở phần đầu và kết thúc của câu chuyện.Toàn bộ sự vật sự việc,bức tranh thiên nhiên đều được ngắm nhìn,cảm nhận bở nhân vật tôi.

Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm chúng ngất ngây đó là:

+ Những kỉ niệm bọn trẻ phá tổ chim,chân đất,bám chắc vào các mấu….phá vỡ sự yên bình vốn có của những loài chim làm tổ trên cây.

+ Ngồi dưới cành cây…lắng nghe tiếng gió.Hai cây phong khổng lồ,nghiêng ngả như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

– Ngòi bút đậm chất hội họa: màu sắc vừa chứa đầy sức sống tạo vẽ nên một bức tranh đẹp với những màu xanh huyền ảo. Thiên nhiên được vẽ nên thật hùng vĩ (đất,dải thảo nguyên,dòng sông,đám mây,đồng cỏ).

Trong mạch kể xưng “tôi”,hai cây phong chiếm vị trí trung tâm. Hai cây phong chứa đựng miền kí ức về những điều bình dị mà vui vẻ nhất. Tình yêu quê hương cũng lớn lên, gắn liền với hình ảnh hai cây phong. Hai cây phong là một nét chấm phá nổi bật trong bức tranh quê hương, tạo nên điểm nhấn trong lòng mỗi con người nơi đây.

– Trong mạch kể chuyện được kèm theo những câu văn miêu tả hình ảnh của hai cây phong, sống động như con người. Nhân vật ” tôi” đặt mình vào đó, cảm nhận hơi thở, tiếng lòng của hai cây phong

Tự chọn đoạn văn mà mình thích để học thuộc.

Nội dung chính truyện Hai cây phong

Văn bản cho thấy tình yêu quê hương da diết của tác giả. Cùng với nỗi nhớ về hai cây phong có ý nghĩa rất đặc biệt với mỗi người nơi đây cũng là gợi nhớ về hình ảnh người thầy Đuy-sen, người đã trong nên ước mơ của bao thế hệ học trò.

Tham khảo các môn học khác – Lớp 8