Soạn Văn 8 Bài Cô Bé Bán Diêm Giáo Án / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Giáo Án Văn 8 Bài Cô Bé Bán Diêm (Tiết 2)

2. Kĩ năng 3. Thái độ 1. Giáo viên 2. Học sinh 2. Kiểm tra 3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1.HDHS đọc- hiểu văn bản (tiếp)

– Gọi HS đọc vb ” Chà! Giá quẹt …”(64) thuật lại nội dung bức tranh?

(Em bé bán diêm đầu trần, chân đất, nép vào góc tường, nhưng gió rét nên em quẹt que diêm và hơ tay vào ngọn lửa)

H: Thuật lại những lần quẹt diêm và mộng tưởng em bé nhìn thấy khi que diêm sáng lên?

H: Tại sao lần thứ năm, em bé quẹt hết những que diêm còn lại?

H: Theo em tại sao em bé lại có những mộng tưởng ấy?

H: Trình tự các mộng tưởng diễn ra như thế nào?Hãy chứng minh sự hợp lí đó?

(Vì trời rét em lại quẹt diêm nên em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó mới mộng tưởng đến bàn ăn vì em đói. Sau bức tường kia, mọi nhà đang đón giao thừa nên em nghĩ đến cây thông và ngỗng quay, em nghĩ về quá khứ đã có thời em đc đón giao thừa khi bà em còn sống nên nghĩ về bà )

H:Trong các mộng tưởng ấy điều nào gắn với thực tế, điều nào chỉ đơn thuần là mộng tưởng?

3.Phân tích (tiếp)

b. Thực tế và mộng tưởng:

– Mộng tưởng và hiện tại đan xen nhau.Trình tự các mộng tưởng diễn ra lần lượt theo thứ tự hợp lí với tâm lí và hoàn cảnh cụ thể của nhân vật.

– Chuyển ý:

– HS đọc đoạn cuối.

H: Truyện kết thúc bằng hình ảnh nào?

H: Cái chết của em được miêu tả như thế nào?

– Đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, trên thi thể là những bao diêm trong đó có một bao diêm đã đốt hết.

– Các mộng tưởng về bàn ăn, cây thông Nô-en, lò sưởi gắn với thực tế.

– Ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời chỉ thuần tuý là mộng tưởng.

H: Hình ảnh em bé chết cóng mà ‘đôi môi mỉm cười” và “đôi má hồng”và h/ả “hai bà cháu bay lên trời để đón lấy nhữngniềm vui đầu năm” gợi cho em suy nghĩ gì?

– Em hạnh phúc vì được về với bà, được sống trong tình yêu thương của bà – t/c thương yêu mà nhà văn Đan Mạch dành cho em bé bất hạnh.

3. Một cảnh thương tâm:

– Em bé tội nghiệp chết rét trong đêm giao thừa.

– Đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, trên thi thể là những bao diêm trong đó có một bao diêm đã đốt hết.

H: Thái độ của mọi người khi nhìn thấy em chết rét giữa những bao diêm?

– Thái độ ng qua đường: Lạnh lùng, vô cảm. ” Bảo nhau: Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”

H: Qua đó, em hiểu gì về xã hội Đan Mạch lúc bấy giờ?

– Xã hội thiếu tình thương, mọi người lạnh lùng, vô cảm thờ ơ với những con người bất hạnh.

H: Qua truyện em nhận xét gì về tình cảm của nhà văn với cô bé khi xây dựng truyện này?

– Nhà văn An-đéc-xen đã viết truyện này với tất cả tình thương và lòng thương cảm đối với em bé bất hạnh.

HĐ2.HDHS tổng kết:

H: Truyện được xây dựng bằng nghệ thuật gì? Qua câu chuyện , em hiểu gì về tình cảm nhà văn dành cho những người bất hạnh?

– Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/68

III.Tổng kết: Ghi nhớ.( SGK)

* Ghi nhớ( SGK)/68.

HĐ3.HDHS luyện tập:

H:Phát biểu ccảm nghĩ của em sau

IV. Luyện tập:

– Cô bé có hoàn cảnh thật tội nghiệp.

– Sự ghẻ lạnh của xã hội và những người xung quanh.

– Sự cảm thông sâu sắc của tác giả.

4. Củng cố, luyện tập

300 BÀI GIẢNG GIÚP CON HỌC TỐT LỚP 8 CHỈ 399K

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất – CHỈ TỪ 199K tại chúng tôi

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Soạn Văn 8: Cô Bé Bán Diêm

Soạn Văn 8: Cô bé bán diêm

Soạn Văn lớp 8 Cô bé bán diêm

Soạn Văn Cô bé bán diêm lớp 8

do nhà văn người Đan Mạch An-đéc-xen sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn. Soạn bài mẫu Cô bé bán diêm thuộc môn ngữ văn lớp 8 là tài liệu tham khảo giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về nội dung, nghệ thuật và giá trị nhân đạo của tác phẩm để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn bài: Cô bé bán diêm Tóm tắt: Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm đi trong bóng tối. Em không dám về nhà vì sợ bố đánh, vì em không bán được que diêm nào. Ngồi nép một góc tường, em quẹt một que diêm sưởi ấm. Quẹt que diêm đầu tiên, em tưởng như ngồi trước lò sưởi, vừa duỗi chân ra sưởi thì diêm vụt tắt. Que diêm thứ hai, em thấy bàn ăn thịnh soạn…rồi diêm vụt tắt. Que diêm thứ ba thấy cây thông Nô-en, em với tay về phía cây… diêm tắt. Que diêm thứ tư, thật kì diệu, em nhìn thấy người bà hiền hậu độc nhất với em, nhưng bà đã chết từ lâu. Rồi diêm vụt tắt, em quẹt hết cả bao diêm để níu bà. Rồi em cùng bà bay lên cao. Sáng hôm sau, người ta đã thấy một cô bé bán diêm chết vì giá rét, má hồng và đôi môi mỉm cười. Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu… cứng đờ ra): Cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.

– Phần 2 (tiếp… chầu thượng đế): Thực tế và mộng tưởng.

– Phần 3 (còn lại): Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.

Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Chia phần 2 của văn bản thành những đoạn nhỏ căn cứ vào từng lần quẹt diêm:

– Lần 1: Hiện lên chiếc lò sưởi.

– Lần 2: Hiện lên bàn ăn thịnh soạn.

– Lần 3: Hiện lên cây thông Nô-en.

– Lần 4: Em được gặp bà.

Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Gia cảnh: Cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, bà nội đã qua đời, em sống với người bố khó tính luôn mắng nhiếc, đánh đập.

– Thời gian: Đêm giao thừa. Không gian: Mọi nhà sáng đèn, ngỗng quay, ngoài đường tối tăm, lạnh lẽo.

* Những hình ảnh tương phản được sử dụng khắc hạ nỗi khổ cực của cô bé:

Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí em bé: Lạnh (lò sưởi) → đói (bàn ăn) → ao ước đêm giao thừa (cây thông Nô-en) → cô đơn, khổ cực (nhớ đến người bà hiền hậu). Trong đó, có điều thứ 4 (em gặp bà) thuần túy là mộng tưởng.

Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Truyện Cô bé bán diêm mang tính nhân đạo sâu sắc về những mảnh đời bất hạnh.

– Đoạn kết của truyện:

+ Là một bi kịch đau thương, cái chết một cô bé trong cô đơn giá lạnh, trong đói khát, trong đêm giao thừa, một cái chết đầy xót xa.

+ Nhìn một mặt khác, “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”, cái chết của sự giải thoát, em cùng bà về chầu Thượng đế, em đi vào cõi bất tử cùng người bà hiền hậu độc nhất với em.

Soạn Bài Lớp 8: Cô Bé Bán Diêm

Soạn bài: Cô bé bán diêm

Soạn văn Cô bé bán diêm do nhà văn người Đan Mạch An-đéc-xen sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn. Soạn bài mẫu Cô bé bán diêm thuộc môn ngữ văn lớp 8 là tài liệu tham khảo giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về nội dung, nghệ thuật và giá trị nhân đạo của tác phẩm để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

CÔ BÉ BÁN DIÊM (An-đéc-xen) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Về tác giả:

Hanx Cri-xti-an An-đéc-xen (1805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng chuyên viết truyện cho thiếu nhi. Ông có thể dựa theo những câu chuyện cổ tích được lưu truyền trong dân gian để viết lại, nhưng cũng nhiều truyện ông tự sáng tác mới hoàn toàn. Dù theo cách nào thì những câu chuyện của ông (Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu,… ) cũng luôn được các bạn nhỏ khắp nơi trên thế giới (trong đó có Việt Nam) hoan nghênh nhiệt liệt. Các nhân vật của ông đôi khi ở trong những hoàn cảnh rất thương tâm nhưng nhìn chung truyện của ông luôn lấp lánh thứ ánh sáng lãng mạn kì ảo, kết thúc có hậu, mang đến cho bạn đọc niềm tin và tình yêu đối với cuộc sống.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã viết: “Một em nhỏ nào đã đọc qua truyện ngắn Ăngđớcxen ([1]) thì trọn đời không khi nào quên và dửng dưng với thơ ca, mộng ước, tình thương yêu và lòng công bằng. Còn trứng nước, người độc giả tí hon thấy ở truyện Ăngđớcxen cái thế giới tưởng tượng xa xôi có yêu tinh nhưng cũng có nàng Tiên, và sớm biết rằng kẻ ác dù oai tợn đến đâu rồi cuối cùng cũng cứ lăn chiêng đổ nhào. Lớn dần lên, tưởng tượng dồi dào hơn, người bạn đọc sẽ thấy nhân vật là những người cố gắng vượt khó để tiến gần lên công lí và nhích mãi tới chân lí. Đứng tuổi rồi thì người bạn đọc sẽ thấy ở truyện ngắn đó bừng lên những kinh nghiệm về lẽ đời và đạo người, thấy cái triết lí sinh động của sự sống, và cái lí giải chân xác về cuộc sống. ở người độc giả lớn tuổi, Ăngđớcxen đã biết tỉnh gợi được lại cái phần hồn nhiên trong trắng vẫn đọng chìm, đánh thức lại những cái bồng bột chân chất của tuổi măng trứng để mà đối soi vào thực tế phiền phức.

[…] Ăngđớcxen là một văn hào nổi tiếng trong nước, và danh vang ra nhiều nước ngoài như Nga, Đức, Thuỵ Điển, Anh, Pháp, Mĩ,… Lúc sống đã như vậy và sau lúc nằm xuống, lại càng lừng lẫy. Sinh thời, Ăng-đớc-xen là bạn thân của Hen-ri Hai-nơ nước Đức, Vích-to Huy-gô nước Pháp, Sác-lơ nước Anh; M. Goóc-ki là người rất thích truyện ngắn Ăngđớcxen. Ăngđớcxen đã nói: “Tôi rất sung sướng thấy tác phẩm của tôi được đọc nhiều ở nước Nga vĩ đại và hùng cường mà tôi đã hiểu phần nào về văn học súc tích từ Ka-ra-ma-din, Pu-skin đến những thời cận đại”. Tự hào về cái phần của Tổ quốc Đan Mạch mình đóng góp vào văn học thế giới, Ăngđớcxen rất tha thiết với những thành quả của các nền văn học các nước. Ăngđớcxen đã được dịch ra từ lâu rồi ở trên thế giới, trong khối dân chủ và cả ở nhiều nước tư bản. Riêng ở Liên Xô, đã dịch ra 33 thứ tiếng khác nhau, xuất bản 190 lần gồm hơn 7 triệu cuốn, đã phổ nhạc cho kịch viện thiếu nhi, các hý viện soạn truyện thành kịch, và đài truyền thanh có những buổi phát thanh cho trẻ em Liên Xô và dành riêng cho các truyện Ăngđớcxen.

2. Về tác phẩm:

Đoạn trích Cô bé bán diêm tuy không đầy đủ nhưng cũng đã cho thấy một nghệ thuật kể chuyện rất hấp dẫn của An-đéc-xen. Các tình tiết được sắp xếp, miêu tả hợp lí, thủ pháp lãng mạn phát huy tối đa hiệu quả khiến cho cái chết của cô bé bán diêm tuy rất thương tâm nhưng không bi thảm, để lại nhiều dư vị, cảm xúc tốt đẹp trong lòng bạn đọc.

a) Trong phần thứ nhất, người đọc có thể thấy được hoàn cảnh của cô bé bán diêm: Nhà cửa sa sút, mẹ chết, bà nội qua đời, chỉ còn người bố khó tính hay mắng nhiếc, chửi rủa, và đánh đập em. Nhà em lúc này là một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà.

Thời gian câu chuyện xảy ra vào đêm giao thừa lạnh buốt. Không gian là ngoài đường phố lạnh lẽo. Em bé bán diêm phải ngồi nép trong một góc tường cho đỡ lạnh.

Trong truyện, nhà văn đã sử dụng các hình ảnh tương phản:

Ngôi nhà đẹp đẽ, xinh xắn, nơi em sống đầm ấm xưa kia so với một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà gió lùa lạnh lẽo;

Cửa sổ mọi nhà sáng rực ấm áp với ngoài đường phố tối ở góc tường, giữa hai ngôi nhà;

Phố xá sực nức mùi ngỗng quay với cảnh em bé đói rét.

Những hình ảnh tương phản này làm nổi bật tình cảnh đáng thương của em bé: người mẹ đã qua đời, người bà đã mất, chỉ còn lại người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa.

b) Những mộng tưởng của cô bé mỗi lần quẹt diêm:

Lần thứ nhất, vì em đang rét nên “Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”.

Lần thứ hai, em đang đói, nên mơ ước “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”.

Lần thứ ba, khi đã được ấm, no trong tưởng tượng, em ước “một cây thông Nô-en. Cây nỳa lớn và lộng lẫy… Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng”.

Lần tiếp theo, “em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”.

Lần cuối cùng, vì muốn níu bà ở lại, “em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ càm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi”.

Đó là diễn biến hợp lý trong những mộng tưởng khi cô bé quẹt diêm. Trong số các mộng tưởng ấy, những điều gắn với thực tế là lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en. Những điều thuần tuý chỉ là mộng tưởng là ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, mang cả dao ăn, phuốc sét cắm trên lưng tiến về phía em bé, bà em đang mỉm cười với em, bà cụ cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi…

c) Truyện ngắn Ăngđớcxen đã cụ thể hoá những hoài bão của tác giả. Càng am tường về sự mục ruỗng và đê tiện của đám quyền tước thống trị, mà tác giả lại càng nhận thức sâu sắc được về bản chất thuần phác của những con người nghèo, đói sạch, rách thơm và tâm hồn có rất nhiều điểm rất cao quý. Truyện nào của Ăngđớcxen cũng phụng sự cho những người thường dân làm lụng, rất nhiều thiện ý nhưng cũng rất nhiều đau khổ. Cái xấu, cái ác, tủi thương khổ não vẫn bao vây con người, nhưng nhà viết đoản thiên kì tài của chúng ta vẫn là người tin chắc ở tương lai hạnh phúc, vẫn giữ độc giả mình đứng sát vào điều thiện. Cái lòng lạc quan ở em bé bán diêm ấy cũng đã bao trùm toàn bộ trước tác”

(Nguyễn Tuân: Chuyện nghề, NXB Tác phẩm mới, 1986, tr. 11-13).

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 1. Tóm tắt:

Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo mồ côi mẹ, đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang dò dẫm đi trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Ngồi nép vào một góc tường, em quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em quẹt que diêm thứ hai, em được thấy bàn ăn thịnh soạn. Quẹt que diêm thứ ba, em được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà em. Em đã quẹt hết cả bao để được gần gũi bà em. Em đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.

2. Cách đọc:

Khi đọc bài văn cần phát huy tối đa trí tưởng tượng, hình dung theo từng chi tiết, phân biệt giọng kể của tác giả và giọng thể hiện suy nghĩ của cô bé bán diêm. Ví dụ: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy”.

Theo chúng tôi

Soạn Văn 8 Vnen Bài 6: Cô Bé Bán Diêm

Soạn văn 8 VNEN Bài 6: Cô bé bán diêm

A. Hoạt động khởi động

1. Đọc thông tin sau về An-Đéc-xen. giới thiệu một tác phẩm của An-đéc-xen mà em đã hiểu học đã xem qua phim ảnh.

2. Nêu cảm xúc, suy nghĩa của em khi đọc lời dẫn cho đoạn trích Cô bé bán diêm: Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất , bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được một que diêm nào…

Trả lời:

2. Lời dẫn khiến em có thể tượng tượng ra hình ảnh một cô bé đáng thương đang phải một mình chịu đói, chịu rét giữa đêm giao thừa buốt giá. Mọi người đều được ở trong căn nhà ấm áp của mình, có người qua đường thì cũng vội vã đến nơi hẹn, không một ai quan tâm đến cô bé tội nghiệp. Hình ảnh cô bé khiến người đọc xót thương. Thế nhưng, những con người xung quanh em lại không hề vậy. Em tự hỏi, người thân của cô bé đâu? Những người xung quang của cô bé, không có lấy một ai thương cho hoàn cảnh của cô hay sao?

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. (trang 44, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Đọc văn bản sau: Cô bé bán diêm

2. (trang 47, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu văn bản

a. Trình bày bố cục của văn bản

b. Trao đổi để trả lời câu hỏi sau:

(1) Thời gian, không gian xảy ra câu chuyện gây ấn tượng gì cho người đọc?

(2) Tìm những hình ảnh tương phản( đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau có trong ăn bản vào cho biết nhà văn đã sử dụng nhiều hình ảnh tương phản như vậy nhằm mục đích gì.

(3) Vì sao nói những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm( lò sưởi, bàn ăn, cây thông nô-en, người bà, bà cháu bay lên trời) diễn ra theo trình tự hợp lí

(4) Trong những mộng tưởng của cô bé bán diêm điều nào diễn ra đúng với thực tế, điều nào chỉ là mộng tưởng?

c. Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm

Trả lời:

a. Bố cục của văn bản sẽ phân chia theo 3 phần:

– Phần 1 (từ đầu … cứng đờ ra): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm

– Phần 2 ( tiếp … chầu Thượng đế): những lần quẹt diêm của em bé

– Phần 3 (còn lại): Cái chết của em bé và thái độ của mọi người.

Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé để xác định những đoạn nhỏ.

+ Ba lần quẹt đầu tiên ước mơ về lò sưởi, đồ chơi, thức ăn hiện ra.

+ Lần thứ 4, người bà hiện lên hiền hậu

+ lần thứ 5 cô bé quẹt hết số diêm trong hộp để níu giữ hình ảnh người bà.

b. Trả lời các câu hỏi:

(1)

– Thời gian: đêm giao thừa

– Không gian:

+ ngoài đường phố lạnh lẽo, mọi nhà đều sáng rực đèn

+ trong phố sực nức mùi ngỗng quay

(2) – Những hình ảnh tương phản:

– Mục đích:

Những hình ảnh tương phản này làm nổi bật lên tình cảnh thảm thương, tội nghiệp của cô bé, tội nghiệp hơn nữa là bà và mẹ cô bé mất, em phải sống với người bố bạo lực. Đồng thời, các hình ảnh cũng thể hiện rõ những mơ ước nhỏ nhoi của em.

(3) Mộng tưởng của cô bé bán diêm hiện ra hợp lý với thực tế vì:

+ Cô bé muốn được sưởi ấm và ăn no: ước lò sưởi, ngỗng quay

+ Cô bé khao khát được sum họp gia đình bên cây thông No-el

+ Cô bé muốn được vui vẻ bên người bà hiền hậu

+ Cô bé mong muốn thoát khỏi những đau buồn: Cảnh hai bà cháu bay lên trời

(4)

– Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông

– Mộng tưởng chỉ là mộng tưởng: gặp lại người bà

c. Nhận xét:

* Nội dung: Truyện kể về cuộc đời của cô bé bán diêm đầy bất hạnh. Qua đó, tác giả muốn tố cáo sự thờ ơ, ghẻ lạnh của xã hội lúc bấy giờ đã vô tình đẩy những người nghèo khổ “cô bé” vào cái chết đầy thương tâm.

* Nghệ thuật: Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn; đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng; tình tiết truyện diễn biến hợp lí; …

3. (trang 47, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu về trợ từ

a. Thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập

(1) Đọc các câu dưới đay và trả lời câu hỏi:

* Nó ăn hai bát cơm

* Nó ăn những hai bát cơm

* Nó ăn có hai bát cơm

Nghĩa của các câu trên có ý nghĩa khác nhau như thế nào?

Vì sao có sự khác nhau đó

* Từ những câu Nó ăn những hai bát cơm và từ có trong câu Nó ăn có hai bát cơm đi kèm từ nào và biểu thị thái độ gì của người nói?

(2) Tìm ví dụ tương tự như các câu trên

b. Đọc thông tin sau và bổ sung ví dụ về trợ từ:

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biếu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó

Ví dụ: những, có, chính,………

Trả lời:

a. Thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập

(1) – Đọc các câu:

– Giải thích sự khác nhau:

Các câu trên có sự khác nhau là bởi vì có thêm các trợ từ những và có.

– Các từ “những” và “có” đều đi kèm cụm từ “hai bát cơm” nhằm biểu thị mức độ đánh giá, nhấn mạnh biểu thị sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

(2) Tìm VD tương tự :

* Lan được tận 8 điểm môn Toán.

* Lan được có 8 điểm môn Toán.

b. Đọc thông tin và thêm ví dụ:

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biếu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó

Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay, chỉ, thị, cái,…..

4. (trang 48, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu về thán từ

a. Các từ in đậm trong những đoạn trích sau đây biểu thị điều gì ?

(1) Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ừ, nhìn tôi, như muốn hảo tôi rằng: ” A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”.

(2) – Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.

– Vâng , cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã.

* Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập.

* Các từ ấy không thể làm thành một câu độc lập.

* Các từ ấy không thể làm một bộ phận của câu.

* Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.

c. Đọc thông tin sau và bổ sung ví dụ về thán từ:

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt

Thán từ có hai loại chính:

* Thán từ bộc lội tình cảm, cảm xúc, ví dụ: a,ái,………….

* Thán từ gọi đáp, ví dụ: này, ơi,……………

Trả lời:

a. Các từ in đậm trong những đoạn trích biểu thị các nội dung:

+ Từ “này” để gọi, thu hút sự chú ý của người đối diện.

+ Từ “a” bộc lộ cảm xúc tức giận khi nhận ra điều xấu đang ập đến

+ Từ “vâng” thể hiện sự lễ phép của người bề dưới với người bề trên.

b. Lựa chọn 2 đáp án:

* Các từ ấy có thể thành một câu độc lập

* Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.

c. Hoàn thiện nội dung:

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt

Thán từ có hai loại chính:

* Thán từ bộc lội tình cảm, cảm xúc, ví dụ: a,ái, ôi, ối, chà, eo ơi, hỡi, hỡi ai, trời ơi, khổ quá, chao ôi, …

* Thán từ gọi đáp, ví dụ: này, ơi, ê, vâng,….

C. Hoạt động luyện tập

1. (trang 49, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật truyện Cô bé bán diêm hoặc về đoạn kết của truyện.

Trả lời:

Học sinh chọn nội dung mình muốn viết rồi xây dựng thành đoạn văn. Có thể tham khảo một số nội dung cơ bản cho mỗi đoạn như sau:

(1) Cảm nghĩ về cô bé bán diêm:

– Cô bé có hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp:

+ Sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần

+ Phải bươn chải kiếm sống ngay từ khi còn rất nhỏ.

– Ước mơ của em thực tế, giản dị và hồn nhiên:

+ Mơ no ấm, sum vầy bên gia đình

+ Muốn được vui chơi đúng với lứa tuổi của em

– Em bé tội nghiệp chết đói và chết rét ngoài đường

(2) Cảm nghĩ về đoạn kết truyện:

– Cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười- đây là sự tưởng tượng của tác giả, giảm bớt sự đau thương.

– Cái chết lúc này là sự cứu rỗi cô bé khỏi cuộc sống khổ cực – hai bà cháu bay về với Thượng đế.

– Cái kết vừa có sự bi thương, vừa mang màu sắc cổ tích (phản ánh ước mơ, khát vọng được hạnh phúc, ấm no của con người).

2. (trang 49, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Luyện tập sử dụng trợ từ, thán từ

a. Tìm câu có từ in đậm là trợ từ

(1) Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này

(2) Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm Tắt đèn

(3) Ngay tôi cũng không biết đến việc này

(4) Bạn phải nói ngay điều này cho cô giáo biết

(5) Cha tôi là công nhân

(6)Cô ấy đẹp ơi là đẹp.

(7)Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu.

(8)Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

(1) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…. Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.

(2) Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu… cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.

(1) Đột nhiên lão bảo tôi:

Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão

(2) Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!… Nó mua về nuôi, định để đến lúcc cưới vợ thì giết thịt… Ấy ! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.

(3) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, hần tiện, xấu xa, hỉ ổi… toàn những cớ dể cho ta tàn nhẫn […]

d. Các thán từ in đậm trong những câu dưới dây biểu lộ cảm xúc gì?

(1) Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Đồng Nồi. ũ chuột hò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mồm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. Ha ha! Cơm nguội ! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!”

Bác Nồi Đồng run như cầy sấy : “Bùng boong. Ái ái ! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất !”.

(Nguyễn Đình Thi, Cái tết của Mèo Con)

(2) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?

(Thế Lữ, Nhớ rừng)

Trả lời:

a. Những câu có trợ từ là:

(1) Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.

(3) Ngay tôi cũng không biết đến việc này.

(6) Cô ấy đẹp ơi là đẹp.

(8)Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

b. Giải thích:

* Trợ từ “lấy” có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ.

* Trợ từ “nguyên” nhấn mạnh duy chỉ một thứ. Trợ từ “đến” nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.

* Trợ từ “cả” biểu thị nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.

* Trợ từ “cứ” biểu thị nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.

c. Tìm thán từ:

(1) này, à

(2) ấy

(3) chao ôi

d. Các thán từ bộc lộ cảm xúc:

+ Ha ha: bộc lộ sự sảng khoái, sung sướng trước những phát hiện thú vị

+ Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột ( sự sợ hãi)

+ Than ôi: biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối

3. (trang 50, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.

a. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Xe chạy chầm chậm…………….trả lời mẹ tôi những câu gì.

* Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả và các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên. Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự ?

* Nếu lược bỏ đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

* Nếu lược bỏ đi các yếu tố kế chuyện, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao ?

Trả lời:

– Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm:

* Các yếu tố miêu tả:

+ Xe chạy chầm chậm. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại

+ Mẹ tôi không còm cõi xơ xác như cô tôi nói

+ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má

+ Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn… thơm tho lạ thường.

* Yếu tố biểu cảm:

+ Tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.

+ Hay tại sự sung sướng bỗng chốc được trông thấy cái hình hài… sung túc?

+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp… khắp da thịt

+ Phải bé lại và lăn vào lòng… êm dịu vô cùng

* Các yếu tố miêu tả và biểu cảm này đan xen cùng với yếu tố tự sự

– Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc; Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.

– Nếu bỏ hết các yếu tố tự sự, trong đoạn văn chỉ để lại yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ lộn xộn. Phải có yếu tố là cốt, những yếu tố miêu tả, biểu cảm thêm vào tạo cảm xúc và lớp lang.

b.Vai trò: Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.

c. Yếu tố kể người, kể việc: Giúp cho người đọc biết và liên kết các nhân vật/sự việc lại với nhau theo một trình tự nhất định, từ đó hiểu được nội dung/ý nghĩa của văn bản tự sự đó.

D. Hoạt động vận dụng

1. (trang 50, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Đặt 3 câu với 3 thán từ khác nhau.

Trả lời:

+ Ôi! Chú chuồn chuồn ớt mới đẹp làm sao.

+ Trời ơi! Con làm gì mà bày đồ bừa ra nhà thế?

+ Chao ôi, món ăn này ngon tuyệt!

2. (trang 50, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Hãy viết đoạn văn kể lại một hoặc một vài sự việc của truyện Cô bé bán diêm, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Trả lời:

Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà ! Ánh sáng kỳ diệu làm sao ! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Thật là dễ chịu ! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, cái ngón cái nóng bỏng lên. Chà ! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì thích biết bao!

(Chú thích:

Phần in đậm: yếu tố miêu tả

Phần gạch chân: yếu tố biểu cảm)

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một số văn bản tự sự đã học như: Tôi đi học(Thanh Tinh), Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Lão Hạc(Nam Cao),…. Từ đó, phân tích tác dụng của các yếu tố này trong văn bản.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 VNEN ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8 Tập 1, Tập 2 chương trình mới.