Soạn Văn 8 Bài Chương Trình Địa Phương Vnen / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 8 Vnen Bài 29: Chương Trình Địa Phương

Soạn văn 8 VNEN Bài 29: Chương trình địa phương

A. Hoạt động khởi động

Trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi sau: Theo em, thế nào là hài kịch?

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. (trang 88, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Tìm hiểu các vấn đề của địa phương

a) Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, các em đã học những văn bản nhật dụng nào? Các văn bản ấy đặt ra những vấn đề gì?

b) Những vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hiện nay?

c) Theo em, trong số các vấn đề đặt ra ở những văn bản nhật dụng đã học, vấn đề nào là cấp thiết nhất đối với địa phương em? Vì sao?

d) Ngoài các vấn đề đã nêu trong các văn bản nhật dụng đã học, còn những vấn đề nào khác đang diễn ra ở địa phương em? Hãy chọn một trong những vấn đề ấy để trình bày theo gợi ý sau:

– Nêu vấn đề

– Nêu thực trạng của vấn đề

– Chỉ ra nguyên nhân của vấn đề

– Dự đoán những hậu quả của vấn đề

– Đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề

Trả lời:

a. Văn bản “Thông tin về Trái Đất năm 2000” đặt ra vấn đề về môi trường, kêu gọi cộng đồng ý thức được tác hại của bao bì ni lông, từ đó có những hành động thiết thực để giảm thiểu nhu cầu dùng bao bì ni lông.

Văn bản “Ôn dịch thuốc lá” đặt ra vấn đề tệ nạn ma túy, thuốc lá. Từ những dẫn chứng đầy thuyết phục, tác giả đã gián tiếp đặt ra vấn đề đáng để xã hội suy ngẫm, phải làm sao để đẩy lùi căn bệnh “ôn dịch” này.

Văn bản “Bài toán dân số” đặt ra vấn đề về dân số và tương lai loài người. Tình hình dân số thế giới ngày một gia tăng, văn bản đặt ra những tiếng chuông báo động về nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số, đặc biệt là ở những dân tộc chậm phát triển.

b. Trong cuộc sống hiện nay, đây đều là những vấn đề nóng hỏi, bức thiết, ảnh hưởng đến đời sống và cần sựu quan tâm của toàn xã hội.

c. Theo em, trong những vấn đề đã được đăt ra ở các văn bản nhật dụng trên, vấn đề về môi trường là cấp thiết nhất tại địa phương em, bởi môi trường hiện nay ngày càng trở nên ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của con người, đòi hỏi phải có sự giải quyết, thay đổi cấp bách.

d. – Ngoài các vấn đề nêu trên, còn một số vấn đề khác ở địa phương cần phải lưu ý:

+ Tình trạng không chấp hành luật lệ an toàn giao thông của người dân.

+ Tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, buôn bán.

+ Tệ nạn rượu chè vô độ.

+ …

– Ví dụ về vấn đề: Không chấp hành luật lệ an toàn giao thông

– Thực trạng của vấn đề: Người dân khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm;; uống rượu bia nhưng vẫn lái xe; khi tắc đường thì đi chèn lên vỉa hè của người đi bộ; …

– Nguyên nhân của vấn đề:

+ Ý thức tôn trọng luật An toàn giao thông của người dân chưa cao.

+ Các cơ quan chức năng thiếu nghiêm khắc trong việc xử lí.

+ Mức xử phạt cho các trường hợp vi phạm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

– Hậu quả:

+ Nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra, khiến nhiều người thương vong, …

+ …

– Đề xuất giải pháp:

+ Tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông.

+ Cơ quan chức năng cần có biện pháp để kiểm tra thường xuyên và xử phạt khi có sai phạm xảy ra.

+ Mức xử phạt cần cứng rắn và nghiêm khắc hơn để đủ sức răn đe

+ …

2. (trang 88, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Từ ngữ xưng hô địa phương

a) Từ ngữ xưng hô là gì? Liệt kê một số từ ngữ xưng hô ở địa phương em theo gợi ý sau :

– Từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc :…….

– Đại từ nhân xưng :…….

– Từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp

b) Tìm những từ ngữ xưng hô riêng ở địa phương nơi em sinh sống (nếu có) và một số từ ngữ xưng hô ở địa phương khác mà em biết.

c) Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :

(1) Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo : – U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ ? Có mua được gạo hay không ? Sao u lại về không thế ?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

(2) Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm… Bầm ơi có rét không bầm Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bần lại thương con mấy lần

(Tố Hữu, Bầm ơi)

(3) Con nhớ mế! Lửa sông Hồng soi tóc bạc Năm con đau mế thức một mùa dài. Con với mế không phải hòn máu cắt Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

(Chế Lan Viên)

– Chỉ ra từ ngữ xưng hô trong các đoạn trích trên và cho biết từ nào là từ ngữ toàn dân, từ nào là từ ngữ địa phương?

– Việc sử dụng từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích trên có tác dụng gì?

Trả lời:

a. Từ ngữ xưng hô gồm các loại: đại từ dùng để xưng hô, danh từ chỉ quan hệ họ hàng dùng để xưng hô, danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp.

Một số từ ngữ xưng hô (chú ý liệt kê phù hợp theo địa phương mình sinh sống).

VD:

– Từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc :mày, con, cháu, bạn, cậu, …

– Đại từ nhân xưng : tao, ta, mình, tớ, cháu,…

– Từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp: thầy, cô, sếp, …

b. Một số từ ngữ xưng hô của người miền nam: ba, má, tui, tía, thày, o, dượng, …

c. – Các từ ngữ xưng hô trong những đoạn trích trên: mẹ, thằng, u, ta, bầm, con, mế.

+ Từ ngữ toàn dân: mẹ, thằng, ta, con

+ Từ ngữ địa phương: u, bầm, mế

– Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong các đoạn trích trên mang đến cho mỗi đoạn trích một sắc thái, đặc trưng riêng, một màu sắc riêng cho nhân vật người mẹ, rất độc đáo và thú vị.

C. Hoạt động luyện tập

1. (trang 89, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Đọc phần hướng dẫn sau và thực hiện yêu cầu:

Muốn tìm hiểu một vấn đề ở địa phương, cần thực hiện các bước sau:

– Phát hiện và nêu vấn đề

– Bằng quan sát, liệt kê, thống kê, phỏng vấn,… mô tả được vấn đề, chỉ ra được thực trạng của vấn đề.

– Tìm ra nguyên nhân phát sinh vấn đề.

– Dựa trên những tài liệu có được, sự báo hệ quả của vấn đề.

– Xác định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề.

– Đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề.

– Tìm phương tiện, cách thức đề xuất ( viết kiến nghị, viết báo, đề xuất trực tiếp,…)

a) Để tìm hiểu một vấn đề của địa phương, trong các bước trên, bước nào khó nhất? Vì sao? Có thể khắc phục bằng cách nào?

b) Ngoài các bước trên, có cần bổ sung thêm bước nào nữa không? Vì sao?

Trả lời:

a. Trong các bước trên, bước đề xuất giải pháp là khó khăn nhất, vì:

+ Rất nhiều vấn đề bức thiết hiện nay đang rơi vào bế tắc, nhiều giải pháp không đạt được hiệu quả, để tìm được cách khắc phục, giải quyết hợp lí là rất khó khăn

+ Nếu giải pháp đưa ra không thực tế, không phù hợp sẽ làm mất thời gian, tiền của nhưng lại không giải quyết được vấn đề; đôi khi lại dẫn đến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy bước đưa ra giải pháp là rất khó khăn và quan trọng.

b. Không cần bổ sung thêm.

2. (trang 89, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Luyện tập về từ ngữ xưng hô địa phương

a) Các câu sau đây có phù hợp với văn bản hành chính không? Vì sao?

(1) Các bậc ba má học sinh cần phối hợp với nhà trường để tạp điều kiện cho con em mình học tập tốt.

(2) Đề nghị Ban tổ chức hướng dẫn các dì, các o thực hiện các quy định của hội diễn văn nghệ.

(3) Với trách nhiệm Chủ tịch Hội đồng tự quản, tui đã cố gắng hoàn thành công việc chung của lớp.

b) Từ ngữ xưng hô địa phương có thể được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp nào? Vì sao?

Trả lời:

a. Những câu văn trên không phù hợp để sử dụng trong văn bản hành chính.

Vì ngôn ngữ của văn bản hành chính cần đảm bảo tính khuôn mẫu, tính phổ thông đại chúng nên cần phải tránh hết sức việc sử dụng từ địa phương mà chỉ sử dụng từ toàn dân.

b. Từ ngữ địa phương có thể sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp với những người trong cùng địa phương để đảm bảo những người tham gai giao tiếp đều có thể hiểu rõ được nội dung của cuộc hội thoại.

3. (trang 90, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Chữa lỗi diễn đạt trong câu (lỗi lô – gic)

a) Phát hiện và sửa các lỗi lô – gic trong các câu sau:

(1) Chúng em đã giúp các bạn học sinh ở vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng trong học tập khác.

(2) Trong thanh niên nói chung và trong bóng đã nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

b) Phát hiện và sửa các câu mắc lỗi lô – gic trong đoạn văn sau :

Rừng Việt Nam có nhiều loại gỗ quý. Trong đó, có nhiều loại được dùng để làm đồ mĩ nghệ. Số khác được dùng trong những công trình xây dựng để đảm bảo tính kiên cố. Có nhiều loại gỗ quý hiếm được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày, có giá thành rẻ, dễ trồng. Trong số những loại gỗ quý hiếm ấy, có nhiều loại cây cỏ, cây bụi được dùng để làm thuốc, chế biến hương liệu… Trả lời:

a. (1) Chúng em đã giúp các bạn học sinh ở vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng trong học tập khác.

Sửa: Chúng em đã giúp các bạn học sinh ở vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.

hoặc Chúng em đã giúp các bạn học sinh ở vùng bị bão lụt sách vở, giấy bút và nhiều đồ dùng trong học tập khác.

(2) Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

Sửa: Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

b. Đoạn văn sau khi đã sửa:

Rừng Việt Nam có nhiều loại gỗ phong phú và đa dạng. Trong đó, có nhiều loại được dùng để làm đồ mĩ nghệ. Số khác được dùng trong những công trình xây dựng để đảm bảo tính kiên cố. Có nhiều loại gỗ được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày, có giá thành rẻ, dễ trồng. Trong đó lại có những loại gỗ quý hiếm được dùng để làm thuốc, chế biến hương liệu…

D. Hoạt động vận dụng

1. a) Hoàn thành bảng thống kê sau

Vấn đề của địa phương em (Nêu cụ thể, ví dụ rác thải công nghiệp, việc sử dụng bao bì ni lông, tình trạng ùn tắc giao thông,…) Biểu hiện cụ thể (Ở đâu, như thế nào, mức độ ra sao) Những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, môi trường xung quanh Cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề (với người có thẩm quyền, với cộng đồng, xã hội)

Vấn đề thứ nhất

Vấn đề thứ hai

Vấn đề thứ ba

b) Sau khi hoàn thành bảng trên, chọn một vấn đề để viết thành một bài văn ( dựa vào bảng để xây dựng hệ thống luận điểm).

Trả lời:

a. Hoàn thành bảng:

Vấn đề của địa phương em Biểu hiện cụ thể (Ở đâu, như thế nào, mức độ ra sao) Những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, môi trường xung quanh Cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề (với người có thẩm quyền, với cộng đồng, xã hội)

Tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh.

Vô số quán cà phê, quán nhậu, quán ăn, bãi giữ xe, hàng rong,… trên địa phương đã lấn chiếm, chiếm dụng phần diện tích vỉa hè, lòng đường thành “tài sản riêng” để phục vụ mục đích kinh doanh, buôn bán.

Gây cản trở giao thông, gây khó khăn cho các phương tiện qua lại và không còn lối đi cho người đi bộ.

-UBND xã/ phường

-Công an xã/ phường

Ô nhiễm môi trường tại địa phương

– Gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng: không khí hôi thối, thiếu nước sạch,… gây ra nhiều bệnh tật, giảm chất lượng sống của con người.

– Gây mất mĩ quan của đường phố, cảnh quan địa phương. – …

Không chấp hành luật lệ giao thông

Người dân khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm; uống rượu bia nhưng vẫn lái xe; khi tắc đường thì đi chèn lên vỉa hè của người đi bộ; …

Nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra, khiến nhiều người thương vong, …

b. Học sinh có thể viết bài về hiện trạng không chấp hành nghiêm túc luật lệ an toàn giao thông của người dân hiện nay.

● Mở bài:

Hiện trạng không chấp hành nghiêm túc luật lệ an toàn giao thông của người dân hiện nay đang là một vấn đề đáng quan tâm.

● Thân bài:

– Thực trạng của vấn đề: Người dân khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm;; uống rượu bia nhưng vẫn lái xe; khi tắc đường thì đi chèn lên vỉa hè của người đi bộ; …

– Nguyên nhân của vấn đề:

+ Ý thức tôn trọng luật An toàn giao thông của người dân chưa cao.

+ Các cơ quan chức năng thiếu nghiêm khắc trong việc xử lí.

+ Mức xử phạt cho các trường hợp vi phạm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

– Hậu quả:

+ Nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra, khiến nhiều người thương vong, …

+ …

– Đề xuất giải pháp:

+ Tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông.

+ Cơ quan chức năng cần có biện pháp để kiểm tra thường xuyên và xử phạt khi có sai phạm xảy ra.

+ Mức xử phạt cần cứng rắn và nghiêm khắc hơn để đủ sức răn đe

+ …

● Kết bài:

Mỗi chúng ta, cần nghiêm túc chấp hành luật lệ giao thông, vì một cuộc sống an toàn hơn.

2. (trang 91, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Viết bài tập làm văn số 7 – văn nghị luận (làm tại lớp)

Đề 1: Quan niệm về việc học của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học có còn phù hợp với xã hội hiện nay?

Đề 2: Facebook – nên sử dụng thế nào cho hiệu quả?

Đề 3: Viết bài văn bàn về mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa

Đề 4: Viết bài văn với nhan đề: đôi chân và con đường

Đề 5: Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu ước mơ?

Trả lời:

Đề 1: Quan niệm về việc học của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học có còn phù hợp với xã hội hiện nay?

Bài văn mẫu: Bàn luận về phép học

Bài văn mẫu: Cha ông ta có câu học đi đôi với hành

Đề 2: Facebook – nên sử dụng thế nào cho hiệu quả?

Ngày nay, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc sử dụng các mạng xã hội để trao đổi thông tin và giải trí không còn là điều xa lạ với tất cả mọi người, đặc biệt là sử dụng Facebook – một trang mạng xã hội được rất nhiều bạn trẻ sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng facebook đang mang lại những tác động tiêu cực khi mà rất nhiều bạn trẻ hiện nay mắc chứng nghiện, là một việc rất đang quan tâm.

Facebook là một trang mạng xã hội giúp mọi người có thể kết nối tương tác với nhau từ khắp mọi nơi trên thế giới. Ở đó, con người có thể bày tỏ những cảm xúc, chia sẻ những hình ảnh hay quan điểm tới tất cả mọi người. Thế nhưng rất nhiều bạn trẻ hiện nay đang mắc chứng nghiện facebook, tức là các bạn dành quá nhiều thời gian để truy cập facebook, chia sẻ quá nhiều thứ về cuộc sống đời tư cũng như những vấn đề xung quanh lên trang cá nhân.

Hiện nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ cắm mặt vào chiếc điện thoại để lướt facebook. Hễ tới đâu là check in (chụp ảnh) ngay tại đó. Ăn cũng đăng facebook, đi chơi cũng đăng facebook, buồn, vui, hờn, giận gì cũng đăng lên facebook. Thời gian các bạn sống trên thế giới ảo nhiều hơn thời gian các bạn dành cho thực tế. Số tài khoản người dùng facebook đang tăng lên chóng mặt. Thậm chí một người có tới vài tài khoản facebook hoạt động…

Facebook là một phương tiện kết nối con người với nhau, nhưng nghiện facebook thì sẽ mang lại rất nhiều những hậu quả khác nhau. Thứ nhất, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người, đặc biệt là thị giác. Tiếp xúc quá lâu với điện thoại hoặc máy tính sẽ khiến thị giác bị giảm. Sóng điện thoại cũng có tác động xấu tới não bộ và khả năng sinh sản của con người. Bên cạnh đó, nghiện facebook cũng khiến cho mối liên hệ trực tiếp con người bị giảm hẳn và thay vào đó là những liên kết ảo. Những biểu cảm, cảm xúc trong giao tiếp bị mất dần, thậm chí là bị triệt tiêu mà thay vào đó là những biểu tượng vô chi. Việc chia sẻ quá nhiều thứ trên facebook cũng khiến cho những tính bảo mật thông tin cá nhân bị giảm. Một hậu quả nghiêm trọng nữa từ việc nghiện facebook là biến con người trở thành những kẻ vô cảm. Khi mà họ không quan tâm đến mọi thứ xung quang mà chỉ chú tâm tới lượng like (yêu thích) và share (chia sẻ) hư ảo trên mạng xã hội… Chúng ta có lẽ đã quá quen với những hình thông tin về những sự việc sống thờ ơ vô cảm trên facebook. Gặp một vụ tai nạn, một người bị thương thay vì giúp đỡ thì nhiều người lại lấy máy ra để chụp ảnh, quay phim rồi đăng lên trang cá nhân nhằm thu hút sự theo dõi. Hay chúng ta cũng đã quá quen với cụm từ “anh hùng bàn phím” của cư dân mạng, những người sẵn sàng nhảy vào chỉ trích, phán xét về bất cứ cá nhân, bất cứ sự việc nào đó dù không hiểu rõ tường tận mọi thứ…

Sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị công nghệ và internet đã khiến giới trẻ có điều kiện tiếp cận được với các trang mạng xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. Giới trẻ bị cuốn theo các trào lưu trên facebook mà quên đi chính cuộc sống thực tại. Bên cạnh nguyên nhân do nhận thức cá nhân thì sự thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh và nhà trường cũng là một trong những nguyên nhân khiến các bạn trẻ ngày càng xa đà vào thế giới ảo facebook…. Chúng ta cần có những giải pháp khắc phục hiện tượng nghiện facebook trong giới trẻ hiện nay. Mỗi cá nhân phải có nhận thức đúng đắn, cách phân chia thời gian lên mạng facebook một cách hợp lý. Tăng cường các hoạt động thực tế hơn để tạo năng lượng tích cực cho cuộc sống. Phụ huynh và nhà trường cũng cần có sự quan tâm cần thiết tới con em, nhất là việc sử dụng điện thoại và mạng xã hội. Có như vậy, chúng ta mới hạn chế được những tác hại của facebook mà tăng cường lợi ích từ trang mạng xã hội này.

Với mục đích là để trao đổi thông tin và giải trí, Facebook đang mang lại cho con người rất nhiều điều. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của nó đối với đời sống xã hội lại ngày càng lớn. vì vậy, người dùng Facebook cần có được cách sử dụng thông minh, hiệu quả để cân bằng cuộc sống và trở thành một người sử dụng mạng xã hội một cách văn minh.

Đề 3: Viết bài văn bàn về mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa

Dàn ý mẫu: Nghị luận về vấn đề trang phục học đường

Bài văn mẫu: Nghị luận về vấn đề trang phục học đường

Đề 4: Viết bài văn với nhan đề: đôi chân và con đường

Bài văn mẫu: đôi chân và con đường

Đề 5: Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu ước mơ?

Bài văn mẫu: Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu ước mơ

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 VNEN ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8 Tập 1, Tập 2 chương trình mới.

Bài Soạn Lớp 8: Chương Trình Địa Phương (Phần Văn)

Chú ý: Chỉ thống kê những tác giả có sáng tác được công bố trước năm 1975.

Trả lời:

Trả lời:

Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phản phất hương vị mùi hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được,người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm, truyền tự đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được cốm dẻo, thơm và ngon được ở làng Vòng, gần Hà Nội. Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kỳ, và đến mùa cốm, các người ở Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng …

Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi … Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước nước ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?).

Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve … Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

Cốm để nguyên chất ăn bao giờ cũng ngon và nhiều vị. Tất cả những cách thức đem nấu khác chỉ làm cho thức quà ấy bớt mùi thơm và chất dẻo đi thôi. Tuy vậy, nhiều người ưa cái thứ cốm xào, thắng đường rất quánh. Thành ra một thứ quà ngọt sắc và dính răng. Như vậy tưởng mua bánh cốm mà ăn lại còn thú vị hơn. Ở Hà Nội, người ta còn làm một thứ chả cốm, nhưng cái thanh đạm của vị lúa không dễ ăn với cái béo tục của thịt, mỡ. Tôi thích hơn thứ chè cốm, nấu vừa đường và không đặc. Ít ra ở đây cốm cũng còn giữ được chút ít vị thơm và chất dẻo, và chè cốm ăn cũng mát và lạnh. Nhưng cũng chắng gì hơn là một lá cốm Vòng tươi sạch trong một chiếc lá sen mới hái về.

Soạn Văn 8: Chương Trình Địa Phương (Phần Tiếng Việt)

CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG Hướng dẫn: STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở địa phương em 1 cha bố 2 mẹ mẹ 3 ông nội ông nội 4 bà nội bà nội 5 ông ngoại ông ngoại 6 bà ngoại bà ngoại 7 bác (anh trai của cha) bác 8 bác (vợ anh trai của cha) bác 9 . chú (em trai của cha) chú 10 thím (vợ của chú) thím 11 bác (chị gái của cha) bác 12 bác (chồng chị gái của cha) bác 13 cô (em gái của cha) cô 14 chú (chồng em gái của cha) hú 15 bác (anh trai của mẹ) bác 16 bác (vợ anh trai của mẹ) bác 17 cậu (em trai của mẹ) cậu 18 mợ (vợ em trai của mẹ) mợ 19 bác (chị gái của mẹ) bác 20 bác (chồng chị gái của mẹ) bác 21 dì (em gái của mẹ) dì 22 chú (chồng em gái của mẹ) chú 23 anh trai anh trai 24 chị dâu (vợ của anh trai) chị dâu 25 em trai em trai 26 em dâu (vợ của em trai) em dâu 27 chị gái chị gái 28 anh rể (chồng của chị gái) anh rể 29 em gái em gái 30 em rể (chồng của em gái) em rể 31 con con 32 con dâu (vợ của con trai) con dâu 33 con rể (chồng của con gái) con rể 34 cháu (con của con) cháu Câu 2. Sưu tầm một số từ ngư chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích dùng ở địa phương khác. Xưng gọi trong quan hệ dân tộc trong tiếng Nghệ Tĩnh: "Trong phương ngữ Nghệ Tĩnh xuất hiện những đơn vị xưng gọi khác biệt với tiếng Việt toàn dân và các phương ngữ khác và tạo thành các cặp xưng gọi đồng nghĩa giữa phương ngữ Nghệ Tĩnh - tiếng Việt toàn dân. Ví dụ: 0 - cô, ả - chị, dượng - trượng - chú, cố - cụ,... Có từ xưng gọi được dùng rất phổ biến trong tiếng Việt toàn dân và các phương ngữ khác để chỉ riêng một thứ bậc xưng gọi nhưng trong phương ngữ Nghệ Tĩnh không dùng: Đó là từ thím (vợ của chú) và được thay thế bằng từ mự (mợ). Từ mự trong phương ngữ Nghệ Tĩnh vừa dùng đế' gọi vợ của cậu, vừa dùng để gọi vợ cua chú. Trong vùng phương ngữ Bắc Bộ hiện nay đang có xu hướng hình thành thế đối lập theo bậc: phía bên mẹ giữa cậu / bác (tương tự bên cha chú / bác) bên mẹ là dì / bác (tương tự bên cha là cô / bác). Thế đối lập này trong các phương ngữ Bắc Bộ đã làm cho các từ cậu, dì, cô trở thành những từ chỉ riêng một thứ bậc xưng gọi. Cậu: từ đế' gọi em trai của mẹ mình, để xưng với con của chị gái mình. -Dì: từ để gọi em gái của mẹ mình, để xưng với con của chị gái mình. Cô: từ để' gọi em gái của -cha mình, để xưng với con của anh trai mình. Còn trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, quan hệ đốì lập theo bậc ít được chú ý. Cụ (cậu): từ đe gọi anh trai hoặc em trai của mẹ mình, để xưng với con của chị hoặc em gái của mình. o (cô): từ đế gọi chị hoặc em gái của mẹ mình, để xưng với con của chị hoặc em gái của mình. Trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, thế đốì lập theo quan hệ huyết thông nội / ngoại rất được nhân mạnh. Bác, chú, cô là bên nội, cậu, dì là bên ngoại." (Lê Thanh Kim, Ngữ học trẻ 99) Câu 3. Sưu tầm một sô thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thăn thích ở địa phương em. "Một trăm ông chú không lo Lo vì một nỗi mụ o nhọn mồm" (Ca dao) "Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" (Ca dao) "Người là cha là bác lạ anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ" (Tố Hữu) "Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Đêm năm canh chày mẹ thức đủ vừa năm." (Ca dao) "Con nhớ mê' lửa hồng soi tóc bạc Năm con đau mế thức một mùa dài" (Chế Lan Viên)

Soạn Bài Lớp 8: Chương Trình Địa Phương (Phần Tiếng Việt)

Soạn bài môn Ngữ văn lớp 8 học kỳ I

Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Soạn văn Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) là bài soạn bài lớp 8 mẫu dùng để tham khảo, được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp các bạn học sinh lớp 8 chuẩn bị kiến thức về các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích. Mời các bạn tham khảo.

Soạn văn 8 bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Câu 1: Từ ngữ toàn dân – từ ngữ địa phương

1. Cha: Bố, cha, ba2. Mẹ: Mẹ, má3. Ông nội: Ông nội4. Bà nội: Bà nội5. Ông ngoại: Ông ngoại, ông vãi6. Bà ngoại: Bà ngoại, bà vãi7. Bác (anh trai cha): Bác trai8. Bác (vợ anh trai của cha): Bác gái9. Chú (em trai của cha): Chú10. Thím (vợ của chú): Thím11. Bác (chị gái của cha): Bác12. Bác (chồng chị gái của cha): Bác13. Cô (em gái của cha): Cô14. Chú (chồng em gái của cha): Chú15. Bác (anh trai của mẹ): Bác16. Bác (vợ anh trai của mẹ): Bác17. Cậu (em trai của mẹ): Cậu

18. Mợ (vợ em trai của mẹ): Mợ19. Bác (chị gái của mẹ): Bác20. Bác (chồng chị gái của mẹ): Bác21. Dì (em gái của mẹ): Dì22. Chú (chồng em gái của mẹ): Chú23. Anh trai: Anh trai24. Chị dâu: Chị dâu25. Em trai : Em trai26. Em dâu (vợ của em trai): Em dâu27. Chị gái: Chị gái28. Anh rể (chồng của chị gái): Anh rể29. Em gái: Em gái30. Em rể: Em rể31. Con: Con32. Con dâu (vợ con trai): Con dâu33. Con rể (chồng của con gái): Con rể34. Cháu (con của con): Cháu, em.

Câu 2: Tìm các từ xưng hô địa phương khác.

Ví dụ: Tui (tôi), tau (tao), hấn (hắn), bọ, thầy, tía (bố), bầm, mế, má (mẹ),…

Câu 3: Một số bài thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương.

Bài 1:

Em về thưa mẹ cùng thầy,Cho anh cưới tháng này anh ra.Anh về thưa mẹ cùng cha,Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang cheo.

Bài 2:

Ân cha nghĩa mẹ chưa đền,Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai?

Bài 3:

Đói lòng ăn nắm lá sungChồng một thì lấy, chồng chung thì đừng.Một thuyền một lái chẳng xongMột chĩnh đôi gáo còn nong tay nào.