Soạn Văn 8 Bài Câu Trần Thuật Câu Phủ Định / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 8: Câu Phủ Định

Soạn Văn 8: Câu phủ định

Soạn bài môn Ngữ văn lớp 8 tập 2

Soạn Văn Câu phủ định lớp 8

Soạn Văn: Câu phủ định – Ngữ văn lớp 8 I. Đặc điểm hình thức và chức năng Câu 1:

a. Các câu (b), (c), (d) khác với câu (a) ở những từ ngữ phủ định: Không, chưa, chẳng.

b. Câu (a) dùng để khẳng định việc “Nam đi Huế” là có diễn ra, còn câu (b), (c), (d) dùng để phụ định sự việc đó, tức là việc “Nam đi Huế” không diễn ra.

Câu 2:

– Những câu có từ ngữ phủ định là:

+ (1) Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

– Ông thầy bói thứ hai dùng câu phủ định (1) để phản bác ý kiến, nhận định của ông thầy bói sờ vòi. Trong khi đó, ông thầy bói thứ ba (ông thầy bói sờ tai) dùng câu phủ định (2) để hướng đến phủ định ý kiến, nhận định của cả hai ông thầy trước.

Hai câu phủ định trên nhằm để phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại, vì vậy được gọi là câu phủ định bác bỏ.

II. Luyện tập

Câu 1: Có những câu phủ định bác bỏ sau:

a. Không có câu phủ định bác bỏ.

b. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!

Đây là câu tác giả phản bác lại ý kiến của lão Hạc nhận xét về con chó đã đưa ra trước đó.

c. Không, chúng con không đói nữa đâu.

Đây là câu của cái Tí phản bác lại ý điều mà chị Dậu nghĩ: Mấy đứa con mình đang đói quá đã đưa ra ở phần văn bản trước đó.

Câu 2:

– Tất cả 3 câu trong a, b, c đều là câu phủ định, vì đều có những từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c). Tuy nhiên ý nghĩa của từng câu lại khác nhau:

+ Câu a, b dùng cách nói phủ định – phủ định (không phải là không, không ai không) để thể hiện sự khẳng định.

+ Câu c dùng từ nghi vấn kết hợp với từ phủ định (ai chẳng) để khẳng định.

– Những câu không có từ ngừ phủ định mà tương đương với những câu trên là:

+ Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song lại có ý nghĩa.

+ Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, mọi người đều từng ăn …

+ Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ …

Ý nghĩa của những câu gốc nhấn mạnh hơn.

Câu 3:

– Nếu thay từ không bằng chưa vào câu văn của Tô Hoài thì câu đó phải viết lại như sau: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

Ý nghĩa của câu (khi thay) sẽ có sự thay đổi, bởi: Từ chưa mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm nói (không bao hàm phủ định ở thời điểm sau thời điểm nói) nghĩa là lúc ấy Dế Choắt không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được. Trái lại, từ không mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm hiện tại và cả sau này nữa.

Dế Choắt sau khi bị chị Cốc mổ đã không bao giờ dậy được nữa và sau đó chết. Vì thế, câu phủ định có từ không sẽ thích hợp với tình huống truyện.

Câu 4:

– Các câu đã cho trong phần này không phải là câu phủ định (vì không có từ ngữ phủ định), nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định (phủ định bác bỏ: Phản bác ý kiến, nhận định trước đó).

– Các câu đã cho biểu thị ý nghĩa phản bác:

(a) Không đẹp!

(b) Không có chuyện đó!

(c) Bài thơ này không hay!

(d) Tôi cũng chẳng sung sướng hơn.

Câu 5: Không thể thay quên bằng không, chưa vì:

– Quên: Biểu thị ý nghĩa không quan tâm, không lưu tâm hoặc để ý đến. Đây không phải là từ phủ định.

– Không, chưa: Biểu thị ý nghĩa phủ định.

Nếu thay chẳng thì ý nghĩa của câu cũng sẽ thay đổi, không thể hiện rõ được lòng căm thù giặc sâu sắc, tột cùng của Trần Quốc Tuấn.

Câu 6: Tham khảo đoạn đối thoại sau.

– Tối hôm qua Ti vi không chiếu bộ phim mà cậu nói. (câu phủ định miêu tả)

– Nhưng cậu đã xem ở những kênh nào?

– Tớ đã kiểm tra tất cả các kênh nhưng chẳng kênh nào có cả. (câu phủ định bác bỏ).

Soạn Văn 8: Câu Trần Thuật

Soạn Văn 8: Câu trần thuật

Soạn bài lớp 8 môn Ngữ văn tập 2

Soạn Văn Câu trần thuật

được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình.

Soạn Văn: Câu trần thuật – Ngữ văn 8 I. Đặc điểm hình thức và chức năng

– Chỉ có câu: Ôi Tào Khê! là mang đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Các câu còn lại trong các đoạn trích này đều thuộc kiểu câu trần thuật.

– Những câu này dùng để:

+ Trình bày suy nghĩ của người viết về lòng yêu nước của dân tộc ta (đoạn a).

+ Kể (câu thứ nhất) và thông báo (câu thứ 2) (đoạn b).

+ Miêu tả hình thức của một người đàn ông (đoạn c).

+ Bộc lộ cảm xúc (câu thứ 2 và thứ 3 ở đoạn d).

– Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được dùng nhiều nhất. Kiểu câu này có nhiều chức năng khác nhau (bao gồm cả chức năng chính của những kiểu câu còn lại) và không có dấu hiệu hình thức như các kiểu câu khác.

II. Luyện tập

Câu 1: Xác định kiểu câu và chức năng của những câu đó.

a. Cả 3 câu là câu trần thuật. Câu 1 dùng để kể, câu 2 và 3 dùng để biểu lộ cảm xúc, tình cảm của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.

b. Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán biểu lộ cảm xúc, tình cảm. Câu 3 và 4 là câu trần thuật biểu thị tình cảm và hành động: Cảm ơn.

Câu 2:

– Về kiểu câu, ở câu thứ nhất (trong phần dịch nghĩa) có từ nghi vấn thế nào và có dấu chấm hỏi kết thúc câu. Từ đó, có thể nhận biết đây là câu nghi vấn. Còn ở câu thứ hai (trong phần dịch thơ), những dấu hiệu hình thức cho biết đây là câu trần thuật.

– Về ý nghĩa, cả hai câu đều diễn tả ý: Nhà thơ xúc động mãnh liệt trước cảnh đẹp của đêm trăng sáng.

Câu 3:

– Xác định kiểu câu:

+ Câu (a): Là câu cầu khiến.

+ Câu (b): Là câu nghi vấn.

+ Câu (c): Là câu trần thuật.

– Các câu trên đều được dùng với mục đích cầu khiến, chỉ khác nhau về sắc thái (hai câu sau có ý cầu khiến nhẹ nhàng và lịch sự hơn câu đầu).

Câu 4:

– Các câu được dẫn ở đây đều là câu trần thuật.

– Các câu này dùng để:

+ Câu (a) dùng với mục đích cầu khiến.

+ Câu (b): Phần trước dấu hai chấm dùng để kể, phần sau dấu hai chấm dùng với mục đích cầu khiến.

Câu 5:

– Đặt câu trần thuật dùng để:

+ Hứa hẹn: Xin hứa với anh là ngày mai tôi đến sớm.

+ Xin hỗi: Em xin lỗi anh.

+ Cảm ơn: Cháu xin cảm ơn bác.

+ Chúc mừng: Cô chúc mừng em.

+ Cam đoan: Tôi cam đoan đây là hàng thật.

Câu 6:

– Cậu mới mua cuốn sách “Kính vạn hoa – toàn tập” của Nguyễn Nhật Ánh đấy à?

– Mình vừa mua ở nhà sách Nguyễn Văn Cừ đấy.

– Ôi! Quyển sách mới tuyệt làm sao!

– Mình cũng rất thích.

Soạn Bài: Câu Phủ Định

Luyện tập

1. Có những câu phủ định bác bỏ sau:

a. Cụ cứ tưởng đấy chứ nó chẳng biết gì đâu! Không, chúng con không đói nữa đâu.

b. Đó là những câu phủ định bác bỏ vì nó “phản bác” một ý kiến, nhận định trước đó. Câu Cụ cứ tưởng thế đầy chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Ông giáo dùng để “phản bác” lại suy nghĩ của Lão Hạc (cái giống nó cũng không! Nó cứ làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão cư xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!). Câu Không, chúng con không đói nữa đâu là câu cái Tý muốn làm thay đổi (“phản bác”) điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ: mấy đứa con đang đói quá.

(Chú ý: câu thứ hai trong c (Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoa thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa) cũng có ý nghĩa bác bỏ, nhưng không phải là câu phủ định, vì không có từ phủ định). Còn câu phủ định trong a là câu phủ định miêu tả.

2. a. Tất cả 3 câu trong a, b, c đều là câu phủ định, vì đều có những từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c). Nhưng những câu phủ định này có điểm đặc biệ là có một từ phủ định kết hợp với mọi từ phủ định khác (như trong a: không phải là không) hay kết hợp với một từ nghi vấn (như trong c: ai chẳng). hoặc kêt hợp với một từ phủ định khác và một từ bất định (như trong b: không ai không).

Khi đó ý nghĩa của cả câu phủ định là khẳng định, chứ không phải phủ định. b. Những câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên: (a) Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song có ý nghĩa (nhất định). (b) Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng (mọi người đến) từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cỏ mùa thu vào lòng vào dạ. (c) Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghến cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.

3. Nếu thay thì câu này phải viết lại: Dế Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp. Lưu ý phải bỏ từ nữa, câu Dế Choắt chưa dậy được nữa, nằm thoi thóp là câu sai. Khi thay không bằng chưa thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi. Bởi vì chưa biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau thời điểm đó có thể có. Còn không cũng biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định, nhưng không có hàm ý là về sau có thể có. Khi không kết hợp với nữa thì cả tổ hợp biểu thị ý phủ định một điều vào một thời điểm nào đó và kéo dài mãi. Trong câu chuyện, Dế Choắt sau khi bị Cốc mổ đã nằm thoi thóp, không bao giờ dậy nữa và chết. Vì vậy câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn.

Câu 4

a. Các câu đã cho trong phần này không phải là câu phủ định (vì không có từ ngữ phủ định), nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định (phủ định bác bỏ: phản bác ý kiến, nhận định trước đó). – Đẹp gì mà đẹp! dùng để phản bác ý kiến khẳng định một cái gì đó đẹp (ví dụ Ngôi nhà này đẹp thật!).

– Làm gì có chuyện đó! Dùng để phản bác tính chân thực của một thông báo hay một nhận định, đánh giá (ví dụ: Có loại xe hơi chạy bằng nước lã, không cần xăng dầu).

– Bài thơ này là hay à? Đây là một câu nghi vấn dùng để phản bác ý kiến khẳng định một bài thơ nào đó hay (ví dụ : Bài thơ này hay thật).

– Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? Đấy là một câu nghi vấn mà ông giáo dùng để phản bác điều ông giáo cho là lão Hạc đang nghĩ : ông giáo sung hướng hơn lão Hạc.

b. Đặt những câu có ý nghĩa tương đương với các câu trên.

– Không đẹp một chút nào !

– Không thể có chuyện đó được. – Bài thơ này không hay.

– Bài thơ này dở quá.

– Cụ không biết chứ tôi có sung sướng gì hơn.

5. Trong đoạn văn này, không thể thay ‘quên’ bằng ‘không’, ‘chưa’ bằng ‘chẳng’ được. ‘Quên’ biểu thị trạng thái diễn ra trong một thời gian nhất định trước và sau thời gian đó trạng thái ấy có thể không có.

Còn ‘không’ biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định mà không có hàm ý trước đó và về sau có thể có. ‘Chưa’ thể hiện ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau một thời điểm đó có thể có ‘chẳng’ biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định và không có hàm ý về sau có thể có.

Ở đây, Trần Quốc Tuấn bày tỏ chí căm thù giặc Nguyên Mông và khát vọng diệt giặc một cách mạnh mẽ thông qua thủ pháp cường điệu.

Tuy nhiên, nếu viết ‘Ta thường tới bữa không ăn’ thì không thực tế và khó thuyết phục được. Thêm nữa, thực tế lịch sử chứng minh lúc bấy giờ tướng sĩ nhà Trần, nhân dân nước ta chưa ‘xả thịt lột da, nuốn gan uống máu quân thù’ còn sau đó đã liên tiếp đánh bại quân Nguyên Mông với những chiến công vẻ vang. Mặt khác, từ ‘chưa’ hàm ý điều bị định không có ấy sẽ có thể có sau một thời điểm nhất định cho nên câu văn của Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn bộc lộ một niềm tin vào khát vọng được diệt giặc. Từ ‘chẳng’ không thể hiện được điều đó.

6.

– Bộ phận ấy cậu thấy thế nào ?

– Không hay tí nào. Chẳng có giá trị nội dung gì cả.

– Đâu, có cảnh tỉnh mọi người tệ nạn xã hội còn gì.

Soạn Bài Lớp 8: Câu Trần Thuật

Soạn bài lớp 8: Câu trần thuật

Soạn bài môn Ngữ văn lớp 8 học kì 2

được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. CÂU TRẦN THUẬT

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Câu trần thuật là gì?

Câu trần thuật là kiểu câu dùng để kể, xác nhận, miêu tả, thông báo, nhận định, trình bày,… về những hiện tượng, những hoạt động, trạng thái, tính chất trong thực tế.

Câu trần thuật là biểu hiện thông thường của một phán đoán. Do đó cuối câu thường có dấu chấm và đây là kiểu câu phổ biến nhất.

Câu trần thuật còn được gọi là câu kể, câu tường thuật.

Ví dụ: Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không thành tiếng.

(Nguyên Hồng)

Tấm lòng yêu mến, vô tư của bà tôi đối với mọi người đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú, đã truyền sức mạnh cho tôi để đương đầu với sóng gió của cuộc đời.

(Macxim Gorki)

2. Đặc điểm hình thức và chức năng

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra hơi: – Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.

(Lan Khai, Lầm than)

d) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thuỷ của ta!

(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)

Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán?

Những câu này dùng để làm gì?

Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?

Gợi ý:

Chỉ có câu: Ôi Tào Khê! là mang đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Các câu còn lại trong các đoạn trích này đều thuộc kiểu câu trần thuật.

Các câu này dùng để:

(a): bày tỏ những suy nghĩ của người viết về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Đồng thời bày tỏ mong muốn, yêu cầu của người viết (Chúng ta phải…).

(b): kể (câu thứ nhất) và thông báo (câu thứ hai).

(c): miêu tả hình thức của một người.

(d): nhận định (câu thứ hai) và bộc lộ cảm xúc (câu thứ ba).

Trong các kiểu câu: nghi vấn, cảm thán, cầu khiến và trần thuật thì kiểu câu trần thuật là kiểu câu được dùng nhiều nhất. Bởi phần lớn, hoạt động giao tiếp của con người xoay quanh những chức năng mà câu trần thuật đảm nhiệm.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây: a) Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng lên: – Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!

(Cây bút thần)

Gợi ý:

(a): Cả ba câu đều là câu trần thuật. Câu (1) dùng để kể, hai câu còn lại dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt.

(b): Câu (1) là câu trần thuật (dùng để kể), câu (2) là câu cảm thán (dùng để bộc lộ cảm xúc), hai câu còn lại đều là câu trần thuật (bộc lộ sự biết ơn của Mã Lương).

2. Đọc câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) và câu thứ hai trong phần dịch thơ (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ). Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó.

Gợi ý:

Hai câu trên thuộc hai kiểu câu nào? (Câu nghi vấn, câutrần thuật).

Tuy nhiên mặc dù khác nhau về kiểu câu song hai câu này cùng diễn đạt một ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây xúc động đối với nhà thơ, khiến nhà thơ cảm thấy bối rối, không biết làm sao.

3. Ba câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì? Hãy nhận xét về sự khác biệt về ý nghĩa của những câu này. a) Anh tắt thuốc lá đi! b) Anh có thể tắt thuốc lá được không? c) Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.

Gợi ý:

Xác định kiểu câu:

Các câu trên đều được dùng với mục đích cầu khiến, chỉ khác nhau về sắc thái (hai câu sau có ý cầu khiến nhẹ nhàng và lịch sự hơn câu đầu).

4. Những câu sau đây có phải là câu trần thuật không? Những câu này dùng để làm gì? a) Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

(Thạch Sanh)

b) Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

Gợi ý:

Các câu được dẫn ở đây đều là câu trần thuật.

Các câu này dùng để:

Câu (a) dùng với mục đích cầu khiến.

Câu (b): Phần trước dấu hai chấm dùng để kể, phần sau dấu hai chấm dùng với mục đích cầu khiến.

5. Đặt câu trần thuật để xin lỗi, hứa hẹn, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan.

Mẫu:

Hứa hẹn: Tôi hứa sẽ có mặt đúng giờ.

Xin lỗi: Mình thành thật xin lỗi cậu vì sự việc ngày hôm qua.

Cảm ơn: Em xin cảm ơn anh.

Chúc mừng: Chúc mừng sự thành công của cậu.

6. Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu:

Gợi ý: Có thể viết một đoạn đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa hai người bạn, giữa bố mẹ với con cái, giữa bác sĩ với bệnh nhân,…Ví dụ: