* Về kinh tế-xã hội:
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạtHĐ1.HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:
– GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu.
Gọi 3- 4 em đọc.
– Nhận xét. GV sửa lỗi.
– Giải thích “tuổi cập kê”?
H: Em hiểu “cấp số nhân” là gì?
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc :
2.Chú thích:(SGK/131).
HĐ2. HDHS đọc – hiểu văn bản:
– Y/c học sinh xác định thể loại văn bản.
H: Xác định bố cục của văn bản?
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Thể loại: Nghị luận kết hợp với thuyết minh, biểu cảm và tự sự.
2. Bố cục. 3 phần:
+) P1: mở bài: từ đầu → sáng mắt ra: Nêu vấn đề: Bài toán dân số và kế hoạch hoá
+) P2: Thân bài: Tiếp → sang ô thứ 31 của bàn cờ: Tập chung làm sáng tỏ vấn đề, tốc độ gia tăng dân số trên thế giới là hết sức nhanh chóng.
H: Phần thân bài có thể chia mấy ý nhỏ?
*3 ý.
– ý 1: Nêu bài toán cổ và dẫn tới kết luận: mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc nhưng cứ gấp đôi lên là số thóc cưc lớn.
– ý 2: so sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc.
– ý 3: thực tế phụ nữ sinh rất nhiều con.
* Phần thân bài có thể chia làm 3 ý nhỏ ⇒ ba luận điểm:
– Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ (Đó là câu chuyện… kinh khủng biết nhường nào).
– Bài toán dân số được tính toán từ một câu chuyện kinh thánh(Bây giờ… không quá 5%).
– Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của người phụ nữ(Trong thực tế …ô thứ ba mươi tư của bàn cờ)
+) P3: Kết luận:Còn lại → Kêu gọi mọi người hạn chế bùng nổ gia tăng dân số → đó là con đườn tồn tại của loài người.
H:Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong văn bản là gì?
H: Theo em điều gì đã làm tác giả sáng mắt ra?
– Đó là vấn đề rất hiện đại mới được đặt ra: vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình. Tuy vậy khi nghe xong bài toán cổ, tác giả ngỡ như nó được đặt ra từ thời cố đại.
H: Em hiểu ntn về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình hiện nay?
– Dân số → số người đang sinh sống một quốc gia, một châu lục hay trong phạm vi toàn cầu.
– Gia tăng dân số: sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến bộ xã hội.
– Dân số và kế hoạch hoá gia đình đang được cả thế giới quan tâm.
– Dân số gắn liền với kế hoạch hoá gia đình → dân số gắn liền vói việc sinh đẻ có kế hoạch.
3. Phân tích:
a. Vấn đề cơ bản đặt ra trong văn bản:
– Sự gia tăng dân số khiến con người ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế gia tăng dân số thì con người sẽ làm hại chính mình.
– Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình là vấn đề rất hiện đại mới được đặt ra. Tuy vậy khi nghe xong bài toán cổ, tác giả ngỡ như nó được đặt ra từ thời cố đại → t/g sáng mắt ra.
– Chuyển ý:
H: Để làm sáng tỏ vấn đề tác giả lập luận và thuyết minh bằng cách nào?
– Đưa ra câu chuyện bài toán cổ của nhà thông thái,nêu ví dụ từ câu chuyện kinh thánh và nêu tỉ lệ sinh con ở một số nước.
H: Đó là bài toán gì? Tại sao tác giả lại đưa nó ra khi nói về vấn đề dân số?
H: Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói đến?
H:Tại sao tác giả so sánh số thóc ô bàn cờ với sự gia tăng dân số?
– Đưa đến kết luận bất ngờ: số thóc lớn khủng khiếp có thể phủ kín mặt trái đất → người đọc liên tưởng đến sự gia tăng dân số.
* Câu chuyện bài toán cổ:
– Cách dùng bài toán cấp số nhân để giúp người đọc thấy rõ bài toán tăng dân số tự nhiên của nhân loại là vô cùng nhanh chóng.
– Khiến cho vấn đề thuyết minh trở nên hấp dẫn ,dễ hiểu đối với người đọc.
H: Luận điểm thứ hai,tác giả nêu bài toán dân số như thế nào?
H: Cùng theo cấp số nhân công bội là 2 ( mỗi cặp vợ chồng 2 con).
Bài toán dân số được t/g thuyết minh để cho người đọc thấy điều gì?
H: Cách thuyết minh bằng việc nêu bài toán từ câu chuyện kinh thánh có tác dụng gì cho lập luận của tác giả?
* Bài toán dân số được đặt ra từ câu chuyện kinh thánh:
– Tác giả thuyết minh cho người đọc thấy mức độ gia tăng dân số nhanh chóng của nhân loại( vượt qua ô thứ 33 của bàn cờ)
– Cách thuyết minh gây lòng tin, thuyết phục người đọc.
H: Việc đưa những con số về tỉ lệ sinh con một số nước nhằm nói lên điều gì?( thực tế cho thấy điều gì?
Tác giả cảnh báo điều gì? Muốn hạn chế sự gia tăng dân số phải bắt nguồn từ đâu?)
H: Trong số các nước kể tên, nước nào thuộc châu Phi? Nước nào thuộc Châu á?
– Châu Phi: Ru-an đa, Ja-da-ni-a, Ma-đa-gát- xca.
– Châu á: VN, ấn Độ.
* Tỉ lệ sinh con của phụ nữ:
– Thực tế một phụ nữ có thể sinh nhiều con
– Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của gia tăng dân số.
– Cái gốc của vấn đề nhằm hạn chế sự gia tăng dân số là sinh đẻ có kế hoạch.
H: Bằng sự hiểu biết về hai châu lục này em rút ra kết luận gì?
– Các nước kém, chậm phát triển thì gia tăng dân số mạnh.
H: Từ việc phân tích các luận điểm trên em nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
⇒ Sự bùng nổ dân số bao giờ cũng đi với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hoá giáo dục không được nâng cao → dẫn đến gia tăng dân số( cái vòng luẩn quẩn kìm hãm sự phát triển xh).
⇒ Lí lẽ đơn giản, chứng cứ đầy đủ kết hợp các phương pháp thuyết minh,sử dụng linh hoạt các dấu câu…lập luận giàu sức thuyết phục.
– Chuyển ý:
H: Em hiểu câu nói của tác giả: ” đừng để … một hạt thóc? Như thế nào?
– Không hạn chế sự gia tăng dân số con ng sẽ không còn đất sinh sống.
H:Tại sao tác giả lại cho rằng đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của loài người? – Đất đai không sinh thêm- con ng lại cần đất để trồng trọt và sinh sống.
H: Văn bản đem lại cho em những hiểu biết gì về vấn đề dân só và kế hoạch hoá gia đình?
H: Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là gì?
c. Lời khuyến cáo:
– Gia tăng dân số là một thực trạng đáng lo ngại.
– Hạn chế sự gia tăng dân số là nhiệm vụ của mỗi gia đình và cá nhân.
– Đẩy mạnh giáo dục tuyên truyền về vấn đề dân số, thay đổi nhận thức và hành vi của con người để hạn chế sinh đẻ tự nhiên.
HĐ4.HDHS luyện tập:
– Đọc bài tập 1 (132). Nêu yêu cầu bài tập.
– HS làm bài. gọi hai em trình bày.
– HS và GV nhận xét, bổ sung.
IV. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là con đường giáo dục, tuyên truyền để mọi người hiểu tác hại của bùng nổ dân số.
– Đọc bài 2, nêu yêu cầu bài tập.
– Báo cáo GV kết luận.
2. Bài tập 2:
Dân số phát triển mạnh mẽ nhất định sẽ ảnh hưởng đến con người ở nhiều phương diện: nhà và đất ở, lương thực, môi trường, việc làm, giáo dục… cuối cùng dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu, khó phát triển tốt.
4. Củng cố, luyện tập
300 BÀI GIẢNG GIÚP CON HỌC TỐT LỚP 8 CHỈ 399K
Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất – CHỈ TỪ 199K tại chúng tôi
Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.