Soạn Văn 10 Bài Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 10 Bài: Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng

Soạn văn 10 bài: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Soạn văn lớp 10 ngắn gọn

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc , nội dung bài soạn ngắn gọn và chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Soạn văn lớp 10 Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

– Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người:

+ Không gian: Lầu Hoàng Hạc là một thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng cho sự chia li. Thành Dương Châu – nơi bạn nhà thơ sắp đến là một thắng cảnh đô hội phồn hoa. Ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Khung cảnh ấy gợi buồn, khoảng cách giữa nhà thơ và bạn mình lại càng buồn hơn.

+ Thời gian: Tháng ba – mùa hoa khói là lúc sông Trường Giang nhộn nhịp màu hoa khói cũng có thể nói Dương Châu – nơi bạn nhà thơ đến là nơi phồn hoa, đô hội. Tất cả những điều ấy cũng không làm cho nỗi buồn của nhà thơ vơi đi mà trái lại nó còn làm cho nhà thơ buồn hơn.

+ Con người: chỉ với hai chữ “cố nhân” thôi cũng đủ để người đọc cảm nhận sự thân thiết, gắn bó của nhà thơ với người bạn này.

– Tất cả những mối quan hệ trên đã làm cho bài thơ nhuốm màu của nỗi buồn, giúp nhà thơ bộc lộ sâu sắc nỗi niềm thầm kín.

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền nam Trung Quốc. Mùa xuân trên song Trường Giang có nhiều thuyền bè xuôi ngược nhưng Lí Bạch chỉ thấy “cánh buồm lẻ loi” của “cố nhân”. Ông nhìn theo chiếc thuyền mang người bạn đi xa cho đến khi nó nhỏ dần rồi biến mất. Có thể thấy người bạn này quan trọng với ông biết bao. Dù người đã đi rồi mà người tiễn ở lại vẫn thấy lưu luyến, bịn rịn.

Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Ngươi đã đi xa nhưng tác giả vẫn đứng trên lầu Hoàng Hạc nhìn theo, hẳn là ông rất trân trọng tình bạn này. Dù cho bạn đã đi xa, cánh buồm xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc, nhà thơ vẫn không nỡ ra về. Dù cho cả bài không nhắc đến tình bạn nhưng người đọc cũng vẫn hiểu được tình bạn của Lí Bạch đáng trân trọng đến nhường nào.

Soạn Bài Lớp 10: Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng

Soạn bài lớp 10: Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Soạn văn Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Soạn bài: Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là tài liệu tham khảo được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 10 chuẩn bị tốt cho môn Ngữ văn học kỳ I. Mời các em cùng tải miễn phí bài soạn văn mẫu lớp 10 này về để học tốt môn Văn lớp 10 hơn.

Soạn bài lớp 10: Tam đại con gà – Nhưng nó phải bằng hai mày

Soạn bài lớp 10: Ra-Ma buộc tội

Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng(Lí Bạch)

I. Kiến thức cơ bản 1.Tác giả

Lí Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch, nguyên quán ở tỉnh Cam Túc, lớn lên ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Lí Bạch là một trong hai nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường. Ông là một nhà thơ lãng mạn lớn, có nhiều bài thơ nổi tiếng viết về đề tài thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn. Âm hưởng chủ đạo trong thơ ông là tiếng nói yêu đời, lạc quan, hào phóng.

2. Tác phẩm

Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho mảng đề tài tình cảm bạn bè trong thơ Lí Bạch. Bài thơ kể về một cuộc chia tay nhưng là để gợi lên tình bạn chân thật, giản dị, trong sáng và vô cùng sâu sắc.

a) Nhan đề

Lầu Hoàng Hạc là một địa danh nổi tiếng ở Trung Quốc, là một di tích lịch sử, một di chỉ thần tiên.

Quảng Lăng là một địa danh trong thành Dương Châu.

Mạnh Hạo Nhiên là một người bạn thơ của Lý Bạch hơn nhau nhiều tuổi nhưng lại là tri kỉ của nhau.

b) Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

c) Bố cục: 2 phần

Phần 1: 2 câu đầu: Cảnh tiễn biệt.

Phần 2: Còn lại: Tình người tiễn biệt

II. Rèn kỹ năng

1. Bài thơ của Lí Bạch gần như chỉ thuần tả cảnh. Thế nhưng trong cảnh vẫn hiện lên đằm thắm cái tình. Sở dĩ có điều ấy là vì bài thơ có một sợi dây liên tưởng được tạo nên bởi những hình ảnh và những mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh: Lầu Hoàng Hạc (một thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng cho sự chia li) – thành Dương Châu (nơi bạn nhà thơ sắp đến – một thắng cảnh đô hội phồn hoa). Ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Vậy nên dù Lí Bạch có tiễn bạn đến chốn phồn hoa thì buổi chia tay ấy cũng đâu có giấu được nỗi buồn. Lầu Hoàng Hạc đã gợi buồn, khoảng cách giữa mình với nơi bạn đến còn gợi buồn hơn.

Mối quan hệ thời gian: Tháng ba – mùa hoa khói. Đó là vào lúc “xuân vừa chín”, sông Trường Giang nhộn nhịp hoa khói mùa xuân (hoa khói cũng tượng trưng cho sự phồn hoa của Dương Châu – nơi Mạnh Hạo Nhiên sắp đến). Cảnh vào lúc ấy tuy có gợi lên một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không át được nỗi buồn lúc chia li.

Mối quan hệ con người: Tác giả chỉ dành giới thiệu qua hai chữ “cố nhân”. Thế nhưng chỉ với hai chữ đó, tự nó đã gợi ra mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu giữa bạn với nhà thơ.

Có thể nói giải mã được các mối quan hệ này, chúng ta sẽ cảm nhận rõ và sâu sắc hơn cái tình sâu sắc và kín đáo của nhà thơ.

2. Sông Trường Giang là một huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Vào mùa xuân hẳn phải có rất nhiều thuyền bè xuôi ngược. Vậy mà người đưa tiễn chỉ thấy có một cánh buồm đơn chiếc (cô Phàm) của cố nhân cứ dần dần lùi sâu vào nước xanh mênh mang thăm thẳm. Cái tình của Lí Bạch sâu sắc cũng là ở chỗ ấy. Tiễn bạn mà cứ nhìn chăm chăm vào bóng thuyền của bạn cho đến khi khuất hẳn ấy là tấm lòng đã định hướng cho đôi mắt. Người ra đi cô đơn, người đưa tiễn cũng cô đơn, bịn rịn, luyến lưu.

3. Người đi đã đi xa. Vậy mà người đưa tiễn vẫn đứng lặng mãi trên lầu Hoàng Hạc. Bởi chỉ có bằng cách ấy, nhà thơ mới có thể dõi theo bóng bạn. Thời gian mà người tiễn đưa “đứng lặng” hẳn phải rất lâu thì mới nhìn thấy con thuyền – bóng buồm – cột buồm – điểm chấm nhỏ ti rồi cuối cùng mất hẳn. Bài thơ cứ như vậy, tuy không nói lời nào về tình bạn mà sao tình cảm cứ chứa chan hòa cả vào trời mây sông nước bao la.

4. Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được những “ý ở ngoài lời”. Bài thơ của Lí Bạch cũng sắc sảo và tài hoa như thế:

Trước hết, các địa danh được nói đến trong bài (Hoàng Hạc, Dương Châu) đều là những địa danh giàu sức gợi. Nói đến lầu Hoàng Hạc, người ta có thể liên tưởng ngay đến nỗi sầu li biệt. Cũng vậy ở trong bài thơ này, sự xuất hiện của địa danh Hoàng Hạc làm cho cuộc chi li của tác giả với bạn thêm xúc động và da diết hơn. Địa danh ương Châu cũng gợi ra nỗi buồn vì nó giúp ta liên tưởng đến cảnh tượng đối lập: Người đi đến chốn phồn hoa đi hội, người ở lại buồn bã, cô đơn.

Hình ảnh cánh buồm càng ngày càng xa thực chất để gợi lên cái tình của nhà thơ: có yêu quý bạn mới đứng lâu như vậy để dõi theo “bóng buồm” của bạn cho đến lúc không còn nhìn thấy nữa.

Toàn thể bài thơ thực chất cũng đã làm nên một tín hiệu nghệ thuật theo kiểu “ý ở ngoài lời”. Bởi ẩn đằng sau bức tranh phong cảnh là cái tình lênh láng của nhà thơ (cái không được nói đến chút nào ở trong phần lời của bài thơ).

5. Các nhà thơ Đường rất trọng tình bạn

Vạn lạng hoàng kim còn dễ kiếmThế gian tri kỉ thật khó tìm.

Quả đúng là như vậy, bạn bè dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào cũng vô cùng quan trọng và đáng quý đối với mỗi chúng ta. Nó giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm đáng yêu và đáng trọng. Ở thời nào cũng vậy, bạn của ta có người tốt và người xấu. Điều quan trọng là ta biết “chọn bạn mà chơi”. Người bạn tốt cũng giống như ngọn đèn sáng trong đêm, không chỉ chiếu sáng cho người mà còn chiếu sáng cho ta.

6. Cảnh tiễn biệt

Cảnh tiễn biệt được diễn ra trên lầu Hoàng Hạc, điểm đến của người đi là Dương Châu.

“lên đường” thể hiện sự ra đi, chia ly.

Người bạn mà nhà thơ tiễn biệt chính là “cố nhân” hai từ ấy chỉ dành cho những người bạn tri kỉ có thâm niên cao. Và tình cảm của nhà thơ với bạn mình đã được ba năm kể từ khi gặp mặt.

Từ biệt Hoàng Hạc từ biệt nhà thơ người cố nhân ấy xuôi dòng đến chốn Dương châu phồn hoa đô hội.

7. Tình người tiễn biệt

“cô phàm” và “bích không tận” mở ra một không gian có trời có thuyền vô cùng đẹp nhưng nó mang cái rộng bao la và hình ảnh con thuyền đang chuyển động đi xa khiến cho lòng người càng cảm thấy mình nhỏ bé.

Bản dịch của nhà thơ Ngô Tất Tố đã bỏ mất đi chữ “bích” không thể hiện rõ được ý của bài thơ Lí Bạch.

III. Tổng kết

1. Nội dung: Bài thơ thể hiện một tình bạn đẹp của nhà thơ với người cố nhân, sự chia tay để lại trong lòng nhà thơ biết bao kỉ niệm về tình bạn đẹp ấy.

2. Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình, miêu tả thiên nhiên tinh tế, ngôn ngữ đường thi.

Soạn Văn Bài: Lầu Hoàng Hạc

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Lầu Hoàng Hạc – Thôi Hiệu Câu 1: Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Lạc ở “nơi đây”, còn lại toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Dụng ý mà nhà thơ muốn nói đến ở đây là chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa …

Soạn văn bài: Lầu Hoàng Hạc – Thôi Hiệu

Câu 1:

Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Lạc ở “nơi đây”, còn lại toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Dụng ý mà nhà thơ muốn nói đến ở đây là chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa hư với thực, giữa cảnh với tình,…

Câu 2:

Tất cả “cảnh”- cảnh xưa và nay, cảnh xa và gần, cảnh thực và hư,… cảnh nào cũng đẹp. Thế nhưng tất cả cảnh lại đến khiến người buồn (sử nhân sầu). Bởi dường như đối diện với cái đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên, của nghệ thuật, của cuộc đời, của tình người… ta bỗng bâng khuông nhận ra hình như mình chưa thật vẹn toàn, hình như mình đang khuyết thiếu một điều gì đó giúp ta được tròn đầy. Phải chăng vì thế ta buồn vì chưa xứng đáng với những điều tốt đẹp hoàn mỹ ngoài kia.

Câu 3:

Quả đúng thực bài thơ có 56 chữ thì 55 chữ đều là bước “chuẩn bị” cho một chữ sầu “đậu” xuống, kết đọng trong tâm. Chữ sầu đến như là một sự tất yếu nhưng không phải nó cứ tự “rơi” xuống một cách vô duyên. Nó là kết quả của một quá trình soi ngắm, suy nghĩ, liên tưởng và tái tê trong lòng của con người. Con người cô đơn đứng giữa cái nơi mà vốn nổi tiếng với những lần li biệt thì dẫu thế nào cũng khó có thể vui. Không những thế, cảnh vật, không gian, thời gian,… và cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ nữa (khách li hương) càng không có cái lí gì ngăn được sự xuất hiện của chữ sầu. Chữ sầu trong câu thơ cuối không phải là một sự xuất hiện bất ngờ nhưng nó chính là giọt sầu làm cho cả bát sầu kia tràn ra tất cả và vương vấn muôn nơi.

Soạn Bài Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng Sbt Ngữ Văn 10 Tập 1

1. Anh (chị) hãy phân tích mối quan hệ giữa không gian – thời gian – con người trong bài thơ này để làm nổi bật nỗi buồn chia li của Lí Bạch.

Trả lời:

Cần chú ý các điểm sau đây:

a) Về không gian :

– Tên bài thơ cũng là một bộ phận không tách rời nội dung bài thơ. Như vậy, bài thơ này có tổng cộng 38 chữ gồm 10 chữ của tiêu đề và 28 chữ của bốn câu thơ. Tên bài thơ cho thấy các không gian cụ thể : điểm xuất phát – điểm chia li là lầu Hoàng Hạc, điểm phải tới – điểm không gặp lại là Quảng Lăng. Các địa điểm được đặt trong quan hệ như vậy có gợi cảm giác buồn không ?

– Nối hai địa điểm này là một không gian đặc biệt – không gian con đường – không gian khoảng cách, nhưng đặc biệt hơn đây là không gian của sự vận động vĩnh hằng (sông “Trường Giang”) và cũng chỉ có một chiều vận động duy nhất không đảo ngược được (chỉ có đi mà không có trở về). Điều này có gợi mở nỗi buồn tâm trạng của Lí Bạch không ?

– Hoàng Hạc lâu và Quảng Lăng là hai địa điểm cụ thể. Lầu Hoàng Hạc còn gắn với truyền thuyết nên trở thành một danh thắng – nhưng trong bài thơ, danh thắng này không phải để thưởng ngoạn, gặp gỡ, hội tụ mà là nơi giã biệt, chia phôi. Quảng Lăng là một địa điểm trong thành Dương Châu rộng lớn, địa danh Quảng Lăng trong tiêu đề bài thơ bị hoà tan vào cái rộng lớn của Dương Châu. Như vậy, điểm đến vừa cụ thể vừa không cụ thể, có cho thấy nỗi buồn mất mát của nhà thơ không ?

b) Về thời gian : Thời gian ở đây là mùa xuân (“yên hoa tam nguyệt”) – tháng ba. Mùa xuân tươi đẹp cũng trở thành mùa xuân của biệt li. Vì thế, có phải nỗi buồn càng được nhân lên, nỗi mất mát cũng lớn hơn không ?

c) Về con người:

– Con người ở đây là Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên. Họ là bạn thơ – bạn văn, là bạn tâm giao tri kỉ. Nhưng vào thời điểm ấy, Mạnh Hạo Nhiên chỉ còn là “cố nhân”, và hiển nhiên, khi ấy Lí Bạch cũng là “cố nhân”. Hai người chia tay nhau nhưng cả hai đều hiểu một điều sâu sắc : họ vừa là “cố nhân” của nhau, vừa là người tri kỉ tri âm đang đứng trước mặt nhau, đang chia tay với nhau, nhưng đều đã là người trong mộng của nhau. Khoảng cách giữa Hoàng Hạc lâu và Quảng Lăng (Dương Châu) trở nên vời vợi, tạo thành sự ngăn cách lớn lao, không vượt qua được (“thiên tế lưu”). Nỗi buồn xuất phát từ đâu ?

– Hoàng Hạc lâu chỉ còn lại mỗi người đưa tiễn, đó là Lý Bạch. Còn người đi cũng chỉ một, hiện hình trong cái “cô phàm”, để rồi cái “cô phàm” ấy cũng bị hoà tan vào “bích không tận”, tương tự như Quảng Lăng bị hoà tan vào thành Dương Châu. Đó có phải là nỗi buồn, cảm giác đau đớn về cuộc chia li mãi mãi không ?

Mối quan hệ không gian – thời gian – con người trong bài thơ cho thấy nỗi buồn sâu sắc khi phải chia tay người bạn vong niên Mạnh Hạo Nhiên của Lí Bạch.

2. Bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng giúp anh chị hiểu rõ “ý tại ngôn ngoại” trong thơ Đường như thế nào ?

Trả lời:

Một trong những nguyên nhân tạo nên sự hấp dẫn của thơ Đường là ở chỗ nó thường nói ít gợi nhiều, tức là nó có được những “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời), nó gợi được cảm hứng đồng sáng tạo ở người đọc, tạo ra một “hiệu quả thẩm mĩ” đặc thù. Bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí Bạch có “ý tại ngôn ngoại” không ?

– Người Trung Quốc xưa cho “giai thì, mĩ cảnh, thắng sự, lương bằng” (thời tiết đẹp, cảnh-đẹp, chuyện hay, bạn hiền) là “tứ thú” (bốn điều thú vị), ở bài thơ này có điều gì và thiếu mất điều gì ? Chỉ thiếu một “lương bằng” mà khiến cho tất cả chẳng những không thú vị mà còn buồn thương, tiếc nuối.

– Khi nào thì người ta dùng từ “cố nhân” ?

– Bao nhiêu thuyền bè xuôi ngược, sao chỉ thấy một cánh buồm đơn chiếc (“cô phàm”) ?

– Cánh buồm đơn chiếc dần xa, thấp thoáng rồi mất hút, sao thi nhân còn mãi đứng trông theo ?

– Ta nghiệm ra điều gì qua những cảnh ấy ?

3. Anh (chị) hiểu gì về tình bằng hữu trong thơ Đường và trong thơ Lí Bạch ?

Trả lời:

Để làm được bài tập này, cần tham khảo một số tư liệu sau :

– Nội dung thơ Đường rất phong phú, trong đó thơ về đề tài tình bằng hữu chiếm tỉ lệ rất cao.

– Các nhà thơ Đường đều rất trân trọng tình bằng hữu. Họ cho rằng :

Hoàng kim vạn lạng dưng dị đắc Nhân sinh tri kỉ tối nan tầm.

(Vạn lạng hoàng kim còn dễ kiếm,

Thế gian tri kỉ thật khó tìm.)

Hầu như nhà thơ nào cũng có những bài thơ viết về tình bạn.

– Có thể nói Lí Bạch là nhà thơ của tình bằng hữu. Trong cuộc đời ngao du phiêu lãng của mình, Lí Bạch kết giao với rất nhiều người bạn trên cơ sở quan niệm đạo nghĩa:

Nhân sinh quý tương tri, Hà tất kim dữ tiền.

(Ở đời biết nhau quý,

Cần chi bạc với tiền.)

(Tặng hữu nhân)

Ông đem tấm lòng “quý tương tri” ấy kết giao bằng hữu với những người thuộc mọi giai tầng trong xã hội.

Bạn bè ông có người là vương công, đại thần (như Lí Tấn, Vương Duy, Hạ Tri Chương,…), có bậc ẩn sĩ (như Nguyên Đan Khâu, Khổng Sào Phủ, Bùi Miện,…), có người nước ngoài (như sứ thần Nhật Bản…), có “bác nông dân Thu Phố”, có ông già nấu rượu ở Tuyên Thành, có người đánh cá ở đầm Đào Hoa,… Bạn là bạn, không phân biệt địa vị, tuổi tác.

– Ông đặc biệt yêu quý những người bạn văn chương như Hạ Tri Chương, Mạnh Hạo Nhiên, Cao Thích, Vương Xương Linh,… đặc biệt là Đỗ Phủ, và làm nhiều bài thơ để tặng bạn bè. Bạn bè cũng yêu quý ông một cách tự nhiên, chân thành. Chỉ riêng Đỗ Phủ đã viết 15 bài thơ “gửi”, “tặng”, “mộng”, “nhớ” Lí Bạch.