Soạn Văn 10 Bài Chí Khí Anh Hùng Giáo Án / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Giáo Án Chí Khí Anh Hùng

Giáo án điện tử Ngữ Văn 10

Giáo án bài Chí khí anh hùng được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm với các nội dung được trình bày rõ ràng, chi tiết. Giáo án điện tử mẫu bài Chí khí anh hùng không chỉ giúp học sinh hiểu được các giá trị nội dung quan trọng mà còn cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm qua các giá trị nghệ thuật.

CHÍ KHÍ ANH HÙNG

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) I. Mục tiêu 1. Kiến thức

Ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng nhân vật Từ Hải, một con người có phẩm chất và chí khí phi thường.

Sáng tạo đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng anh hùng Từ Hải.

2. Kĩ năng

Củng cố kĩ năng đọc – hiểu một đoạn thơ trữ tình.

Biết cảm thụ và phân tích những câu thơ hay.

3. Thái độ

Giáo dục tình yêu thương con người và ước mơ công lí.

II. Đồ dùng dạy học

Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.

Sách thiết kế giáo án.

III. Cách thức tiến hành

IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:

Trong đoạn trích Nỗi thương mình, những câu thơ nào khiến em xúc động nhất? Hãy phân tích?

3. Dạy bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về đoạn trích Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản

Từ Hải ra đi trong hoàn cảnh nào?

Từ Hải ra đi vì lí do gì?

Theo em, Từ Hải là con người như thế nào qua hai câu đầu?

Tại sao Thúy Kiều lại muốn đi theo Từ Hải?

Lời hứa hẹn của Từ đối với Kiều thể hiện điều gì?

Thái độ và cử chỉ của Từ Hải được tác giả miêu tả như thế nào?

Qua nhân vật Từ Hải Nguyễn Du muốn gửi gắm điều gì?

I. Tìm hiểu chung 1. Vị trí đoạn trích

Từ Hải là người cứu Kiều thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người sống hạnh phúc bên nhau được nửa năm thì Từ Hải lại ra đi vì sự nghiệp lớn.

Đây là đoạn trích nói về cuộc chia tay giữa Từ Hải với Thúy Kiều.

2. Bố cục II. Đọc – hiểu văn bản 1. Khát vọng lên đường của Từ Hải

Hoàn cảnh ra đi:

Cuộc sống vợ chồng đang nồng nàn, đằm thắm.

Lí do ra đi:

2. Lí tưởng anh hùng của Từ Hải

Thúy Kiều một lòng một dạ muốn theo chồng mình:

Phận gái chữ tòng, chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

Từ Hải đã từ chối mong muốn của Thúy Kiều:

Tâm phúc tương tri: hai người đã hiểu nhau sâu sắc

Sao chưa dứt khỏi nữ nhi thường tình: khuyên Thúy Kiều vượt lên chính mình để trở thành vợ một người anh hùng.

Hứa hẹn ngày trở về vinh quang:

Câu 19: quyết tâm lên đường lập chí lớn.

Câu 20: hình ảnh gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

→ Khẳng định quyết tâm và tự tin vào thành công. Thể hiện lí tưởng của một kẻ anh hùng khao khát lập nên một sự nghiệp có ý nghĩa.

Giáo Án Ngữ Văn 10: Chí Khí Anh Hùng (Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du

(TRÍCH TRUYỆN KIỀU)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : GIÚP HS:

– Hiểu được lý tưởng anh hùng của nhân vật Từ Hải.

– Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng theo khuynh hướng lý tưởng hóa của tác giả.

(Một bút pháp miêu tả NVAH khá quen thuộc của VHTĐ)

B. PHƯƠNG PHÁP:

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn 3HS.

Đọc đoạn trích “Nỗi thương mình”. Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?

Suy nghĩ của em về nỗi niềm, tự thương tự đau của Kiều qua đoạn trích?

CHÍ KHÍ ANH HÙNG (TRÍCH TRUYỆN KIỀU) NGUYỄN DU A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : GIÚP HS: - Hiểu được lý tưởng anh hùng của nhân vật Từ Hải. - Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng theo khuynh hướng lý tưởng hóa của tác giả. (Một bút pháp miêu tả NVAH khá quen thuộc của VHTĐ) B. PHƯƠNG PHÁP: C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn 3HS. Đọc đoạn trích "Nỗi thương mình". Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? Suy nghĩ của em về nỗi niềm, tự thương tự đau của Kiều qua đoạn trích? 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: Tìm hiểu chung HS đọc đoạn trích - xác định vị trí đoạn trích trong TP. Chia bố cục - tìm ý chính từng phần. Khái quát nội dung đoạn trích? Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn trích - Trong bốn câu đầu h/a Từ Hải được miêu tả qua những từ ngữ, chi tiết nào? Phân tích hàm nghĩa của các từ ngữ chi tiết đó? Qua tìm hiểu em thấy Từ Hải hiện lên là người ntn? - Đại diện nhóm trình bày ý kiến, bổ sung GV gợi ý, uốn nắn, chốt ý chung - GV diễn giảng thêm về NT tả người anh hùng của ND và thái độ của ông đối với nv qua cách dùng từ ngữ. * Tìm hiểu h/a Từ Hải trong cuộc chia tay với Thúy Kiều : phát vấn - Trong cảnh chia tay giữa Kiều và Từ Hải , Kiều có thái độ ntn? Từ Hải có thái độ ra sao? - Qua lời nói với Kiều, Từ Hải đã bộc lộ rõ những nét tính cách nào? - Suy nghĩ của em về nét tính cách đó? - Liên hệ với các cuộc chia tay giữa Kiều và Thúc Sinh / Kim Trọng, em rút ra nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nv Từ Hải của Nguyễn Du? ( hiện thực / lý tưởng) HS trình bày ý kiến, bổ sung GV gợi mở, uốn nắn hướng HS đến vấn đề cần đạt. Hoạt động 3: Củng cố bài học Tóm lại em có nhận xét gì về thành công nghệ thuật và giá trị nội dung của đoạn trích giảng? I. ĐỌC ĐOẠN TRÍCH: 1/ Đọc đoạn trích: Tìm hiểu 1 số chú giải/113 2/ Vị trí đoạn trích: SGK/ 112 II. TÌM HIỂU ĐOẠN TRÍCH: 1. Hình ảnh Từ Hải trong bốn câu đầu: " Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương" - Trượng phu : người đàn ông có chí khí lớn. - Thoắt: ý chỉ quyết định mau lẹ, dứt phoát. - Động lòng bốn phương: lòng náo nức cái chí khí tung hoành khắp đất trời, thiên hạ. "Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong" Cho thấy Từ Hải đã sẵn sàng tư thế lên đường. (một mình - một ngựa - một gươm) 2. Hình ảnh Từ Hải trong cuộc chia tay với Thúy Kiều : Từ rằng Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình Bao giờ : mười vạn tinh binh bóng tinh rợp đường Bấy giờ: ta sẽ rước nàng nghi gia. Chầy chăng là một năm sau vội gì Quyết lời dứt áo ra đi (Vì đó là lẽ sống và là điều kiện để chàng thực hiện những ao ước mà kiều gởi gắm, trông cậy ở chàng) Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi (cánh chim bằng - Từ Hải) Khẳng định cốt cách phi thường của Từ Hải - nhân vật được lý tưởng hóa. III. TỔNG KẾT: GHI NHỚ/ 108 - Người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo tạo đặc sắc của ND về phương diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả. - Nguyễn Du miêu tả Từ Hải - một trang anh hùng có chí khí phi thường, lý tưởng anh hùng với những tình cảm mến phục không che giấu. 4. Dặn dò: - Học thuộc đoạn trích và nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. - Đọc VB " Thề nguyền" và tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của VB theo gợi ý trong SGK.

Soạn Bài Chí Khí Anh Hùng

Bài tập làm văn soạn bài chí khí anh hùng lớp 9 bao gồm các bài soạn ngắn gọn. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh làm tốt bài văn soạn bài chí khí anh hùng.

Soạn bài chí khí anh hùng

Câu 1 – Soạn bài chí khí anh hùng

– Hàm nghĩa các cụm từ:

Lòng bốn phương: chỉ chí nguyện lập nên công danh sự nghiệp.

Mặt phi thường: chỉ tính chất khác người, xuất chúng.

– Nguyễn Du dùng hai cụm từ trên để thể hiện tầm vóc phi thường của người anh hùng Từ Hải.

– Những từ ngữ thể hiện sự trân trọng và kính phục của Nguyễn Du: trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường (các từ này để tôn xưng hình nhân vật), thoắt (thể hiện sự dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết trong con người Từ Hải), …

Câu 2 – Soạn bài chí khí anh hùng

Từ Hải bộc lô lí tưởng của mình qua lời nói với Thúy Kiều:

“Từ rằng: tâm phúc tương tri … Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”

Qua ngôn ngữ của Từ Hải, có thể nhận thấy, người anh hùng đã không vì quyến luyến, bịn rịn với tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả. Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ quyết đoán, không chút do dự khi phải lựa chọn giữa hạnh phúc riêng tư và lí tưởng. Từ Hải tự tin vào sự rạng rỡ của tương lai:

“Bao giờ mười vạn tinh binh … Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

Và khẳng định sự thành công là tất yếu: “Chầy chăng là một năm sau vội gì”. Lời hẹn ước của Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát và chắc nịch đúng với cái khí phách của vị tướng quân uy vũ.

Câu 3 – Soạn bài chí khí anh hùng

Cách tả người anh hùng của Nguyễn Du có hai đặc điểm cần phải lưu ý, đó là hình tượng nhân vật vừa có tính ước lệ vừa mang tầm vóc của con người vũ trụ. Kiểu mẫu người anh hùng vốn đã là nhân vật truyền thống của văn học trung đại.

Nó có một khuôn mẫu riêng đã được các nhà văn tổng kết trong quá trình sáng tạo. Theo những khuôn mẫu miêu tả này thì hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ vốn gắn bó chặt chẽ với nhau khi các nhà văn chấp bút thể hiện hình ảnh những nhân vật anh hùng. Ở nhân vật Từ Hải cũng vậy.

Các cụm từ như “lòng bốn phương” vốn đã mang nội hàm diễn tả lí tưởng con người vũ trụ. Hoặc cụm từ “trông vời trời bể mênh mang” vừa có tính ước lệ (không tả cái nhìn cụ thể) lại vừa tạo nên ấn tượng về tầm vóc phi phàm của Từ Hải. Cũng như thế, có thể phân tích các hình tượng khác như: bốn bể, chim bằng, gió mây.

Vẫn theo cách thể hiện này thì người anh hùng còn có một nét đặc trưng nữa là suy nghĩ và hành động ngắn gọn, dứt khoát. Họ chủ yếu được quan sát và miêu tả nhiều hơn ở khía cạnh lí trí, phần tình cảm có vẻ giản đơn và ít nhiều nhòa nhạt hơn.

Theo chúng tôi

Hướng Dẫn Soạn Bài Chí Khí Anh Hùng

Nguyễn Du ( 1765 – 1820 ) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

2. Xem mục Thể loại trong bài Truyện Kiều.

3. Với nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đặc sắc, đoạn trích ngợi ca chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải và khẳng định lại một lần nữa tình cảm của Thuý Kiều và Từ Hải là tình tri kỉ, tri âm chứ không chỉ đơn thuần là tình nghĩa vợ chồng.

Kiều bị lừa vào lầu xanh lần thứ hai, tâm trạng nàng vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. May sao Từ Hải đột ngột xuất hiện, đã coi Kiều như một tri kỉ và cứu nàng ra khỏi lầu xanh. Hai người đều thuộc hạng người bị xã hội đương thời coi thường (một gái giang hồ và một là giặc) đã đến với nhau tâm đầu ý hợp trong một tình cảm gắn bó của đôi tri kỉ. Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo và nhạy cảm của Kiều. Kiều nhận ra Từ là đường anh hùng hiếm có trong thiên hạ, là người duy nhất có thể giải oan cho nàng. Nhưng dù yêu quý, trân trọng Từ Hải, Kiều cũng không thể giữ chân bậc anh hùng cái thế. Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập sự nghiệp anh hùng.

2. Chứng minh rằng đoạn trích Chí khí anh hùng thể hiện nổi bật khuynh hướng lí tưởng hoá khi xây dựng nhân vật anh hùng Từ Hải.

Nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hoá. Mọi ngôn từ, hình ảnh và cách miêu tả, Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này.

3. Từ các đoạn trích Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng , hãy phát biểu nhận xét khái quát những đặc điểm trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du.

Nếu là người không có chí khí, không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng ấm, người ta dễ quên những việc khác. Nhưng Từ Hải thì khác, ngay khi đang hạnh phúc, chàng “thoắt” nhớ đến mục đích, chí hướng của đời mình. Tất nhiên chí khí đó phù hợp bản chất của Từ, thêm nữa, Từ nghĩ thực hiện được chí lớn thì xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thuý Kiều dành cho mình.

Kiều biết Từ Hải ra đi trong tình cảnh “bốn bể không nhà” nhưng vẫn nguyện đi theo. Chữ “tòng” không chỉ giản đơn như trong sách vở của Nho giáo rằng phận nữ nhi phải “xuất giá tòng phu” mà còn bao hàm ý thức sẻ chia nhiệm vụ, đồng lòng tiếp sức cho Từ khi Từ gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ Hải nói rằng sao Kiều ch­ưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình không có ý chê Kiều nặng nề mà chỉ là mong mỏi Kiều cứng rắn hơn để làm vợ một người anh hùng. Từ nói ngày về sẽ có mười vạn tinh binh, Kiều tin tưởng Từ Hải. Điều đó càng chứng tỏ hai người quả là tâm đầu ý hợp, tri kỉ, tri âm.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí là một trong những phương diện nghệ thuật đặc sắc bậc nhất của Truyện Kiều. Chính những thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí đã chứng tỏ sự sáng tạo độc đáo, tấm lòng thấu hiểu con người của Nguyễn Du. Có thể nhận định:

Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm, tr­ước hết là một anh hùng cái thế, đầu đội trời chân đạp đất. Khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, là vì việc nghĩa, là vì trọng Kiều như một tri kỉ. Nhưng khi kết duyên cùng Kiều, Từ thực sự là một người đa tình. Song dẫu đa tình, Từ không quên mình là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Trong xã hội phong kiến, đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa đất trời cao rộng. Từ Hải quả là một bậc anh hùng có chí lớn và có nghị lực để đạt được mục đích cao đẹp của bản thân. Chính vì thế, trong khi đang sống với Kiều những ngày tháng thực sự êm đềm, hạnh phúc nhưng Từ không quên chí hướng của bản thân. Đư­ơng nồng nàn hạnh phúc, chợt “động lòng bốn phương”, thế là toàn bộ tâm trí hướng về “trời bể mênh mang”, với “thanh g­ươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

Không gian trong hai câu 3, 4 (trời bể mênh mang, con đường thẳng) đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hải.

Tác giả dựng lên hình ảnh Từ Hải “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” rồi mới để cho Từ Hải và Thuý Kiều nói lời tiễn biệt. Liệu có gì phi lôgíc không? Không, vì hai chữ “thẳng rong” có người giải thích là “vội lời”, chứ lên đường đi thẳng rồi mới nói thì vô lí. Vậy có thể hình dung, Từ Hải trên yên ngựa rồi nói những lời chia biệt với Thuý Kiều. Và, có thể khẳng định cuộc chia biệt này khác hẳn hai lần tr­ước khi Kiều từ biệt Kim Trọng và Thúc Sinh. Kiều tiễn biệt Kim Trọng là tiễn biệt người yêu về quê hộ tang chú, có sự nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm mà phải xa cách. Khi chia tay Thúc Sinh là để chàng về quê xin phép Hoạn thư cho Kiều được làm vợ lẽ, hi vọng gặp lại rất mong manh vì cả hai đều biết Hoạn Th­ư chẳng phải tay vừa, do đó gặp lại được như hiện tại là rất khó khăn. Chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thoả chí vẫy vùng bốn biển. Do vậy, tính chất ba cuộc chia biệt là khác hẳn nhau.

Khi chia tay, thấy Kiều nói:

Từ Hải đã đáp lại rằng:

Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong vinh dự, vẻ vang:

Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách yếu đuối như khi Kiều chia tay Thúc Sinh. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của người đẹp.

Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn.