Soạn Tiếng Anh 9 Bài 1 / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Anh 9: Unit 1. Language Focus

Unit 1: A visit from a pen pal

Language focus (Trả lời câu hỏi trang 11-12 SGK Tiếng Anh 9)

1. Work with a partner. Ask and answer questions about what each person did on the weekend/ (Hãy thực hành với một bạn cùng lớp. Hỏi và trả lời các câu hỏi về những việc mà mỗi người đã làm trong ngày cuối tuần.)

Ba

– What did Hieu do on the weekend?

– When did he go to Hoan Kiem Lake

Nga

– What did Nga do on the weekend?

– When did she go there?

Lan

– What did Lan do on the weekend?

– How long did she travel?

Nam

– What did Nam do on the weekend?

– Where did he go play?

Hoa

– Where did Hoa go on the weekend?

– Who did she go to the museum with?

2. Lan and her friends are holding a farewell party for Maryam. Write the things they did to prepare for the party. Use the pictures and the words in the box/ (Lan và các bạn của cô dự định tổ chức một bữa tiệc chia tay cho Maryam. Hãy viết những gì mà họ làm để chuẩn bị cho bữa tiệc. Sử dụng tranh và những từ trong khung.)

– They bought a lot of flowers.

– They made a big cake.

– They hung colorful lamps on the walls of the party room.

– They painted a picture of Ha Noi.

– They went shopping to buy all things necessary for the party and a gift for Maryam.

3. Work with a partner. Write wishes you want to make in these situations/ (Thực hành với một bạn cùng học. Viết những lời ước mà bạn muốn trong những tình huống này.)

Example:

a. You are not very tall.

Lời giải:

b. I wish I were in the swimming pool.

c. I wish I had a computer to study English.

d. I wish I could go to school by bus.

e. I wish I had a sister to play with.

f. I wish I could draw well.

g. I wish I had some of my friend’s phone number.

h. I wish I had many friends.

i. I wish my hometown had some rivers and lakes

Xem toàn bộ Soạn Anh 9: Unit 1. A visit from a pen pal

Soạn Bài Ôn Tập Tiếng Việt Ngữ Văn 9 Tập 1

Soạn văn lớp 9 tập 1 ngắn gọn bài Ôn tập Tiếng Việt – Ngữ văn 9 tập 1. Câu 1: Phương châm về lượng: nội dung nói đáp ứng yêu cầu cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

Ôn tập Tiếng Việt I. Các phương châm hội thoại Câu 1:

– Phương châm về lượng: nội dung nói đáp ứng yêu cầu cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

– Phương châm về chất: chỉ nói những điều mình tin là đúng hoặc có bằng chứng xác thực.

– Phương châm quan hệ: nói đúng vào đề tài giao tiếp.

– Phương châm cách thức: nói ngắn gọn, rành mạch, tránh mơ hồ.

– Phương châm lịch sự: nói tế nhị và tôn trọng người khác.

Câu 2: Học sinh có thể tìm trong các truyện vui hoặc tình huống mà mình đã gặp để minh họa cho một số phương châm hội thoại không được tuân thủ. Học sinh có thể tham khảo truyện cười sau:

Truyện thứ nhất:

Trong giờ Vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:

– Em cho thầy biết sóng là gì?

Học sinh:

– Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ.

Truyện thứ hai:

Khoảng giờ tối, ông bác sĩ nhận được cú điện thoại của một khách quen ở vùng quê.

Ông khách nói, giọng hoảng hốt:

– Thưa bác sĩ, thằng bé nhà tôi nuốt cây bút bi của tôi rồi. Bây giờ biết làm thế nào? Xin bác sĩ đến ngay cho.

– Tôi lên đường ngay. Nhưng mưa to gió lớn thế này, đường vào làng ông lại lầy lội, phải một tiếng rưỡi nữa tôi mới đến nơi được.

– Thế trong khi chờ bác sĩ đến, tôi biết làm thế nào?

– Ông chịu khó dùng tạm bút chì vậy.

II. Xưng hô trong hội thoại. Câu 1:

Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng chúng.

Câu 2:

Phương châm xưng hô cơ bản trong tiếng Việt: xưng thì khiêm, hô thì tôn. Phương châm này có nghĩa là: khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính. Ví dụ:

– Những từ ngữ xưng hô thời trước: bệ hạ – từ dùng để gọi vua, khi nói với vua, tỏ ý tôn kính, bần tăng – nhà sư nghèo – từ nhà sư thời trước dùng để tự xưng một cách khiêm tốn, bần sĩ – kẻ sĩ nghèo – từ kẻ sĩ thời trước dùng để tự xưng mình một cách khiêm tốn…

– Những từ ngữ xưng hô hiện nay: quý ông, quý anh, quý bà, quý cô,… từ dùng để gọi người đối thoại, tỏ ý lịch sự, tôn kính. Trong nhiều trường hợp, mặc dù người nói bằng tuổi hoặc thậm chí lớn hơn người nghe, nhưng người nói vẫn xưng là em và gọi người nghe là anh hoặc bác – gọi thay con. Đó là biểu hiện của phương châm xưng thì khiêm, hô thì tôn.

Câu 3:

Trong tiếng Việt, để xưng hô, có thể dùng không chỉ các đại từ xưng hô, mà còn có thể dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng… Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp – thân mật hay xã giao – và mối quan hệ giữa người nói với người nghe: thân hay sơ, khinh hay trọng…. Hầu như không có từ ngữ xưng hô trung hòa. Vì thế, nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không tiến triển được nữa.

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Có thể chuyển như sau:

Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.

Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý:

zaidap.com

Skills 1 Unit 1 Trang 12 Sgk Tiếng Anh 9 Thí Điểm

Reading (Đọc)

1. Work in pairs. One looks at Picture A, and the other looks at Oicture B on page 15. Ask other qusetions to find out the similarities and differences between your pictures. (Làm việc theo nhóm. Một người nhìn vào bức tranh A, và những người khác nhìn vào bức tranh B ở trang 15. Hỏi nhau các câu hỏi để tìm ra điểm giống và khác biệt giữa những bức tranh. ) Hướng dẫn giải:

– Similarities: conical hat, string

– Differences:

Picture A: light green, pictures between layers, blue string, look lighter

Picture B: white, no decoration, pink string, look heavier

Tạm dịch:

– Giống nhau: nón chùm, dây

– Khác nhau:

Hình A: ánh sáng màu xanh lá cây, hình ảnh giữa các lớp, chuỗi màu xanh, nhìn nhẹ

Hình B: màu trắng, không trang trí, dây màu hồng, trông nặng hơn

2. Mi visited Tay Ho village in Hue last month. She has decided to present what she knows about this place to the class. Read what she has prepared and match the titles with the paragraphs. (Mi đã đi thăm làng Tây Hồ ở Huế. Cô ấy quyết định kể cho cả lớp nghe những điều cô ấy biết về nơi này. Đọc những thứ cô ấy chuẩn bị và nối các đoạn văn với những nhan đề cụ thể ) Hướng dẫn giải: Tạm dịch:

1. Tình trạng hiện tại của nghề thủ công

2. Vị trí và lịch sử làng nghề sản xuất nón

3. Nón được làm thế nào

AKhi bạn nghĩ về nón, điều đầu tiên bạn nghĩ đến là vùng Huế. Sản xuất nón là nghề thủ công truyền thống ở đây hàng trăm năm, và có nhiều làng nghề như Dạ Lê, Phú Cam, và Đốc Sơ. Tuy nhiên, Tây Hồ nổi tiếng nhất vì đây là nơi bắt nguồn của nón ở Huế. Đây là một ngôi làng nằm bên bờ sông Như Ý, cách thành phố Huế 12 km.

BMột chiếc nón hình nón có thể trông đơn giản, nhưng các thợ thủ công phải làm theo 15 bước, từ đi vào rừng để lấy lá để là lá, làm khung, vv. Nón của Huế luôn có hai lớp lá. Thợ thủ công phải có kỹ năng để làm cho hai lớp rất mỏng. Điều đặc biệt là họ thêm các bài thơ và tranh của Huế giữa hai lớp, tạo nên những chiếc nón ‘bài thơ’ nổi tiếng hay những chiếc nón thơ mộng.

CNón được làm trong làng nghề đã được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi vì mọi người, trẻ hay già, đều có thể tham gia vào quá trình này. Đây là một thủ công mỹ nghệ nổi tiếng, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.

3. Read the text again and answer the questions. (Đọc lại đoạn văn và trả lời các câu hỏi) Hướng dẫn giải:

1. Because it is the birthplace of the conical hat in Hue.

2.It’s 12 km from Hue City.

3.It’s going to the forest to collect leaves.

4.They’re very thin.

5.It has poems and paintings of Hue between the two layers.

6.Everybody can, young or old.

Tạm dịch:

1. Tại sao Tây Hồ là làng làm nón nổi tiếng nhất?

Bởi vì đây là nơi sinh ra nón lá của Huế.

2. Tây Hồ cách Thành phố Huế bao xa?

Nó cách thành phố Huế 12Km.

3. Bước đầu tiên của việc làm nón lá là gì?

Đó là vào rừng lấy lá.

4. Điều gì đặc biệt trong những lớp nón?

Chúng rất mỏng

5. Điều gì đặc biệt trong chiếc nón bài thơ?

Nó có bài thơ và tranh của Huế giữa hai lớp lá.

6. Ai có thể làm nón lá?

Mọi người đều có thể, trẻ hoặc già.

Speaking (Nói)

4. Read the following ideas. Are they about the benefits of traditional crafts (B) or challenges that artisans may face (C). Write B or C. (Đọc các ý tưởng sau. Chúng nói về lợi ích của hàng thủ công truyền thống (B) hay thách thức mà người thợ phải đối mặt ( C). Viết B hoặc C ) Hướng dẫn giải:

1.B 2. C 3. B 4. C 5.C 6.B

Tạm dịch:

1. cung cấp việc làm

2. mất tính đúng đắn

3. cung cấp thêm thu nhập

4. dựa quá nhiều vào du lịch

5. xử lý chất thải và ô nhiễm

6. bảo tồn di sản văn hoá

Bạn có thể thêm một vài lợi ích hoặc thách thức

5. Imagine that your group is responsible for promoting traditional crafts in your area. Propose an action plan to deal with the challenges. (Tưởng tượng rằng bạn phải chịu trách nhiệm cho việc thúc đẩy các mặt hàng thủ công. Đề xuất các hoạt động để giải quyết các thách thức. ) chúng tôi

Soạn Bài: Làng – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Kim Lân trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

* Tóm tắt:

Ông Hai là một người làng chợ Dầu, nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh chống Pháp nên ông phải đưa gia đình đi tản cư. Sống ở ngôi làng mới, lúc nào ông cũng nhớ về làng cũ và luôn theo dõi tin tức của cách mạng. Nhưng một hôm, bất ngờ ông nghe tin đồn làng chợ Dầu của ông theo giặc, ông thấy vô cùng đau khổ. Suốt nhiều ngày liền, ông không dám đi ra ngoài vì sợ nghe thấy mọi người bàn tán về làng mình. Nỗi đau khổ ông không biết giãi bày với ai, đành tâm sự với cậu con út để vơi bớt nỗi buồn. Cho đến khi chủ tịch xã lên cải chính làng chợ Dầu không theo Tây, ông vui mừng khoe với mọi người, mua quà bánh chia cho các con, ông càng thêm yêu và tự hào về làng mình.

* Bố cục:

Văn bản có thể được chia làm 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính về việc làng chợ Dầu theo giặc.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Tình huống truyện đó là: Ông Hai là một người dân làng chợ Dầu rất yêu và tự hào về làng mình, vì chiến tranh mà ông và gia đình phải đi tản cư, ông nghe được tin đồn làng chợ Dầu theo giặc từ những người tản cư đi qua.

Câu 2:

* Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện:

Khi nghe được tin xấu “cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da tê rân rân,… ông không thể không tin”.

Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con mà cảm thấy tủi thân, nước mắt trào ra, ông đau đớn rít lên và nguyền rủa bọn phản quốc.

Những ngày sau đó, ông chỉ ở nhà, không dám đi đâu, luôn cảm thấy chột dạ khi có tiếng xì xầm ngoài đường.

Ông quyết định đoạn tuyệt vời làng để đi theo kháng chiến, theo cách mạng bởi “Làng thì yêu thật nhưng làng làm Việt Gian thì phải thù”.

Khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai như được hồi sinh, mặt mày rạng rỡ hẳn lên, mua quà bánh chia cho các con, đi khoe với mọi người.

* Ông Hai cảm thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc cũng bởi vì ông yêu làng của ông như đứa con yêu mẹ của mình, tự hào và tôn thờ mẹ. Chính vì thế, ông càng yêu, càng tin tưởng, càng hãng diện bao nhiêu thì lại càng đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu.

* Tâm trạng của ông Hai được biểu hiện: ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề, thậm chí ông còn tuyệt giao với tất cả mọi người, không dám bước chân ra ngoài vì xấu hổ.

Câu 3:

* Đoạn văn ông Hai trò chuyện với đứa con út thực chất là đoạn ông đang giãi bày nỗi lòng mình.

* Qua những lời trò chuyện ấy, em thấy:

Tình yêu làng, yêu quê hương của ông Hai rất sâu nặng, ông như muốn khắc ghi vào trong tâm trí của đứa con út rằng “Nhà ta ở chợ Dầu”.

Tình yêu đất nước, tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng, với Bác Hồ. Đây là tình cảm sâu nặng, bền vững, tuyệt đối không bao giờ thay đổi.

* Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai đã gắn bó làm một và hòa quyện trong con người ông Hai, trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng, bền vững. Những tình cảm đó không chỉ có ở nhân vật ông Hai mà ở trong tất cả những người con của dân tộc Việt Nam.

Câu 4:

* Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất chân thực, sâu sắc và sinh động

* Ngôn ngữ nhân vật chủ yếu là khẩu ngữ, tự nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.

4.2

/

5

(

6

bình chọn

)