Soạn Sinh Lớp 8 Bài 42 Vệ Sinh Da / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Sinh Học 8 Bài 42: Vệ Sinh Da

Soạn sinh học 8 Bài 42: Vệ sinh da thuộc: CHƯƠNG VIII: DA

Lý thuyết:

I. Bảo vệ da

Để giữ gìn da luôn sạch sẽ, cần tắm giặt thường xuyên, rửa nhiều lần trong ngày những bộ phận hay bị bám bụi như mặt, chân tay. Da sạch có khả năng diệt 85% số vi khuẩn bám trên da nhưng ở da bẩn thì chỉ diệt được chừng 5% nên dễ gây ngứa ngáy, ở tuổi dậy thì chất tiết của tuyến nhờn dưới da tăng lên, miệng của tuyến nhờn nằm ở các chân lông bị sừng hóa làm cho chất nhờn tích tụ lại tạo nên trứng cá.

Da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm. Không nên nặn trứng cá vì có thể giúp vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm có mủ.

II. Rèn luyện da

Da không được rèn luyện, cơ thể dễ bị cảm, ốm khi thời tiết thay đổi hoặc bị mưa nắng đột ngột. Rèn luyện da cũng là rèn luyện thân thể.

III. Phòng chống bệnh ngoài da

Da là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường. Vì vậy, nếu không sử cho da sạch sẽ thì dễ mắc các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào… Đặc biệt, các vết thương ở chân dễ tiếp xúc với bùn, đất bẩn có thể mắc bệnh uốn ván. Cần đề phòng tránh bị bỏng nhiệt, bỏng do vôi tôi, do hóa chất, do điện… Để phòng bệnh, cần vệ sinh cơ thể thường xuyên, tránh làm da bị xây xát, giữ vệ sinh nguồn nước, vệ sinh nơi ở và nơi công cộng. Khi mắc bệnh cần chữa trị kịp thời. Bị bỏng do nước sôi nên sơ cứu ngay bằng cách ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh và sạch, sau đó bôi thuốc mỡ chống bỏng. Nếu bỏng nặng phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Câu hỏi cuối bài:

Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Để giữ gìn da luôn sạch sẽ, cần tắm giặt thường xuyên, rửa nhiều lần trong ngày những bộ phận hay bị bám bụi như mặt, chân tay. Da sạch có khả năng diệt 85% số vi khuẩn bám trên da nhưng ở da bẩn thì chỉ diệt được chừng 5% nên dễ gây ngứa ngáy, ở tuổi dậy thì chất tiết của tuyến nhờn dưới da tăng lên, miệng của tuyến nhờn nằm ở các chân lông bị sừng hóa làm cho chất nhờn tích tụ lại tạo nên trứng cá.

Da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm. Không nên nặn trứng cá vì có thể giúp vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm có mủ.

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 42: Vệ Sinh Da

Bài 42: Vệ sinh da

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 113 VBT Sinh học 8):

1. Da bẩn có hại như thế nào?

2. Da bị xây xát có hại như thế nào?

Trả lời:

1. Da bẩn chỉ diệt được 5% số vi khuẩn bám trên da nên dễ gây ngứa ngáy.

2. Da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm.

Bài tập 2 (trang 113 VBT Sinh học 8): Đánh dấu + vào ô trống ở bảng sau để chỉ hình thức rèn luyện da mà em cho là phù hợp.

Trả lời:

Bài tập 3 (trang 113-114 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô cho câu trả lời đúng nhất trong các câu sau.

Trả lời:

Những nguyên tắc rèn luyện da là:

Bài tập 4 (trang 114 VBT Sinh học 8): Tìm nội dung thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện bảng sau:

Trả lời:

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 114 VBT Sinh học 8): Tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Trả lời:

Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch để tránh bệnh ngoài da.

Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da.

Tránh làm da bị xây xát hoặc bị bỏng.

Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập (trang 114 VBT Sinh học 8): Hãy nêu các biện pháp giữ gìn vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Trả lời:

Các biện pháp:

– Giữ gìn da sạch sẽ: Tăng khả năng diệt khuẩn của da, giúp da thực hiện tốt các chức năng.

– Tránh không để da bị xây xát: Chống sự xâm nhập của vi khuẩn, các tác nhân lí hóa có hại cho cơ thể.

– Tắm nắng trong thời gian thích hợp: Rèn luyện da, giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.

– Vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, nguồn nước: Tránh các tác nhân gây bệnh về da.

– …

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Lý Thuyết Sinh Học Lớp 8 Bài 50: Vệ Sinh Mắt

A. LÝ THUYẾT

I. CÁC TẬT VỀ MẮT

– Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

+ Người bị cận thị thường phải đưa vật vào gần mắt hơn để ảnh của vật rơi trên màng lưới giúp nhìn vật rõ hơn.

– Nguyên nhân:

+ Tật bẩm sinh do cầu mắt dài

+ Không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường làm cho thủy thể tinh luôn luôn phồng lâu dần mắt khả năng co dãn.

+ Một số nguyên nhân khác: Đọc sách nơi thiếu ánh sáng, ánh sáng quá chói, tiếp xúc với máy tính nhiều, độ cao của bàn ghế không phù hợp…

– Cách khắc phục

+ Đeo kính cận (kính mặt lõm – kính phân kì)

* Lưu ý: để hạn chế tật cận thị ta cần

– Ngồi học đúng tư thế, đọc sách nơi có ánh sáng vừa đủ

– Không ngồi quá lâu trước máy tính (sau khi ngồi 1 – 2 tiếng nên cho mắt thư giãn 5 – 10 phút)

– Ngồi học ở bàn ghế phù hợp.

– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt như: gấc, cà rốt, dầu cá …

– Viễn thị là: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa (trái với cận thị)

+ Ảnh của vật rơi phía sau võng mạc nên cần đưa vật ra xa hơn để cho ảnh của vật rơi trên màng lưới giúp nhìn rõ vật hơn.

– Nguyên nhân

+ Bẩm sinh cầu mắt ngắn

+ Người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng lên được.

– Cách khắc phục: đeo kính lão (kính hội tụ): để tăng độ hội tụ kéo vật từ phía sau về đúng màng lưới.

– Nguyên nhân: do virut gây nên, thường có trong dử mắt.

– Triệu chứng:

+ Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên.

Bên trong mi mắt nhiều hột nổi cộm lên

Khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong, cọ xát làm đục màng giác có thể dẫn tới mù lòa.

– Con đường truyền bệnh:

+ Bệnh có thể lây lan do dùng chung khắn, chậu với người bệnh.

+ Tắm rửa trong ao hồ tù hãm.

– Hạn chế đau măt hột:

+ Thấy mắt ngứa không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.

– Nguyên nhân: do virut hoặc do vi khuẩn gây ra

– Triệu chứng

+ Mắt đỏ và có dử mắt

+ Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và lao động

+ Bệnh kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến thị lực

– Con đường truyền bênh

+ Dùng chung khăn mặt, chậu rửa với người bị bệnh

+ Dùng tay bẩn dụi vào mắt, tắm trong ao tù

– Hạn chế bệnh đau mắt đỏ:

+ Vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng

+ Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa với người bị đau mắt

B. TRẮC NGHIỆM

A. Nguyên nhân bẩm sinh do cầu mắt dài

B. Thể thủy tinh quá phồng

C. Nguyên nhân bẩm sinh do cầu mắt ngắn

D. Do thể thủy tinh phồng

Câu 2: Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh về tật viễn thị

A. Do thể thủy tinh không phồng được

B. Do thể thủy tinh phồng

C. Do thể thủy tinh quá phồng

D. Do cầu mắt dài

Câu 4: Nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt?

A. Do cầu mắt dài

B. Do cầu mắt ngắn

C. Do thể thủy tinh quá phồng

D. Do virut

Câu 5: Hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh đau mắt hột?

A. Gây sẹo

B. Đục màng giác

C. Lông mi quặm lại gây ngứa ngáy

D. Mù lòa

Câu 7: Tại sao bệnh cận thị lại thường gặp nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên?

A. Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách

B. Do chơi điện tử nhiều

C. Do xem TV nhiều, xem gần.

D. Tất cả các đáp án trên

A. Cận thị

B. Loạn thị

C. Viêm kết mạc

D. A và B đều đúng

Câu 10: Đâu là triệu chứng của tật loạn thị?

A. Nhìn bình thường những vật ở gần, không nhìn rõ các vật ở xa

B. Nhìn bình thường các vật ở xa, không nhìn rõ các vật ở gần

C. Nhìn bình thường vào buổi sáng, nhìn mờ vào buổi tối

D. Nhìn các hình ảnh bị mờ, nhòe, không rõ

Lý Thuyết Sinh Học Lớp 8 Bài 22: Vệ Sinh Hô Hấp

A. LÝ THUYẾT

I. CẦN BẢO VỆ HỆ HÔ HẤP KHỎI CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI

1. Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp

Có nhiều tác nhân có thể gây hại cho cơ quan hô hấp và hoạt động hô hấp:

2. Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp

– Trồng nhiều cây xanh

– Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh và ở những nơi có bụi

– Xây dựng hệ thống lọc khí thải

– Sử dụng các nguồn năng lượng, nhiên liệu sạch

– Không hút thuốc và vận động mọi người bỏ thuốc

– Giữ ấm cơ thể khi trời rét

– Thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi

II. TẬP LUYỆN ĐỂ CÓ MỘT HỆ HÔ HẤP KHỎE MẠNH

– Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút lượng khí hữu ích sẽ tăng lên, lượng khí vô ích giảm từ đó tăng hiệu quả hô hấp

→ Tập thở sâu.

– Tích cực tập thể dục thể thao vừa sức phù hợp với tuổi đồng thời phối hợp tập thở sâu để giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.

B. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp đó là

A. Bụi

B. Nito oxit

C. Vi sinh vật gây bệnh

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Tác nhân nào gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí; có thể gây chết ở liều cao?

A. Bụi

B. Nito oxit

C. Vi sinh vật gây bệnh

D. Lưu huỳnh oxit

Câu 3: Tác nhân nào chiếm chỗ của oxi trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết?

A. Cacbon oxit

B. Lưu huỳnh oxit

C. Nito oxit

D. Bụi

A. Cacbon oxit

B. Lưu huỳnh oxit

C. Nito oxit

D. Bụi

Câu 6: Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây?

A. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc hại

B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở

C. Nói không với thuốc lá

D. Tất cả các đáp án trên

A. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở

B. Đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều khói bụi

C. Trồng nhiều cây xanh

D. Tất cả các phương án đưa ra

A. Hen suyễn

B. Lao

C. Viêm phế quản

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào?

A. Hệ tiêu hoá

B. Hệ sinh dục

C. Hệ bài tiết

D. Hệ tuần hoàn

Câu 10: Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

A. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này.

B. Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn.

C. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi.

D. Tất cả các đáp án trên