Soạn Sinh Học Lớp 11 Bài 5 / TOP 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View
Bạn đang xem chủ đề Soạn Sinh Học Lớp 11 Bài 5 được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Soạn Sinh Học Lớp 11 Bài 5 hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
5 Khó Khăn Của Học Sinh Khi Học Vật Lý Lớp 11
Các môn khoa học tự nhiên luôn khiến học sinh gặp nhiều khó khăn tiếp thu và thực hành bài tập, môn Vật Lý không phải ngoại lệ. Điều này gây trở ngại cho những học sinh lớp 11 khi khối lượng kiến thức quá rộng, vì đây là thời điểm tạo tiền đề cho quá trình ôn tập ở lớp 12 và kì thi Đại Học quan trọng tiếp đến. Qua quan sát thực tế, đội ngũ gia sư môn Lý của Trung tâm gia sư Thăng Long đã tìm ra những khó khăn của học sinh khi học môn Vật Lý lớp 11 nhằm giúp các em giải quyết vấn đề đang gặp phải.
Khó khăn khi học Vật Lý 11
1. Sự chú tâm vào bài giảng của học sinh
Điều quan trọng nhất quyết định chất lượng của một buổi dạy là sự chú tâm của người học, sau đó mới đến những yếu tố khác. Việc tập trung lắng nghe bài giảng giúp các em ghi nhận sơ bộ những khái niệm lý thuyết và công thức quan trọng. Nó sẽ giúp các em tiết kiệm được rất nhiều thời gian lúc ôn lại bài và giải bài tập ở nhà.
Nếu chỉ ghi bài vở môn Lý theo cách thông thường từ trước tới nay là chép tất cả mọi thứ giáo viên viết trên bảng vào tập thì hơn 70% những kiến thức đó sẽ không để lại ấn tượng trong trí nhớ các em. Chúng tôi khuyến khích học sinh vận dụng những phương thức ghi chép bài mới kết hợp tư duy sáng tạo, trình bày nội dung rõ ràng để thuận tiện cho việc tra cứu lại tài liệu kiến thức khi cần thiết. Phương pháp vẽ biểu đồ tư duy (mindmap) khá hiệu quả trong trường hợp này, nhất là áp dụng cho lượng kiến thức đồ sộ của môn Vật Lý lớp 11. Loại biểu đồ này giúp các em dễ dàng hệ thống toàn bộ nội dung bài học cùng những công thức quan trọng, giản lược bớt những phần lý thuyết dài dòng và trừu tượng. Hơn nữa, việc tư duy sáng tạo sẽ làm giảm đáng kể áp lực và tăng thêm tính thú vị cho việc học tập của các em.
Tính chất của môn Lý rất khô khan và lối giảng dạy của đa số giáo viên ở trường từ lâu đã dần đi vào lối mòn, thiếu linh hoạt làm kém đi sự thú vị của bài học. Tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể thay đổi vì các em là những người trẻ sở hữu khả năng tư duy không giới hạn. Nếu cảm thấy quá ngán ngẩm những lý thuyết trừu tượng nghèo nàn tính tạo hình và những công thức khó lòng học thuộc trong sách, các em có thể thử tìm ra cách đọc mới dễ học thuộc của riêng mình để gọi tên những lý thuyết và công thức Vật Lý đó.
Một ví dụ về công thức tính từ thông qua diện tích S: Φ = N.B.S.cos(n,B) có thể đọc theo một cách vui dễ nhớ hơn là “Phi sang Nhật Bản cùng (nhỏ,Bạn)”. Chúng tôi tin bằng khả năng sáng tạo của mình, các em sẽ phát hiện ra thêm nhiều cách thức vô cùng độc đáo và dễ dàng ghi nhớ để giải quyết bớt những khó khăn khi học môn Vật Lý lớp 11.
Muốn giỏi Vật Lý hãy tạo ra cách học mới
Đây là vấn đề của hầu hết các em học sinh hiện nay. Môn Vật Lý đòi hỏi không ngừng rèn luyện kĩ năng giải bài tập để có thể nắm vững và vận dụng được tất cả công thức. Thời lượng tiết học bó hẹp theo quy định trên lớp không cho phép giáo viên bộ môn giải cho các em nhiều bài tập hoặc hướng dẫn thêm nhiều phương pháp giải bài mới mà thông thường chỉ một vài cách cũ. Nếu muốn có thành tích cao hơn ở môn Vật Lý, các em phải tự tìm kiếm tài liệu thông qua nhiều nguồn (sách bài tập bổ trợ, các trang website giáo dục,…) và giải thêm thật nhiều dạng bài tập khác ở nhà.
Mặt dù là môn học rất nặng từ lý thuyết đến bài tập thực hành nhưng toàn bộ đề thi môn Lý đều có tiêu chuẩn rất gắt gao, tạo ra nhiều áp lực học hành và thi cử cho các em. Điều này đặt gánh nặng không nhỏ lên học sinh lớp 11 vì phần lớn các em không biết cách tự hệ thống, chọn lọc và ôn tập đúng kiến thức tại nhà.
Trung tâm gia sư Thăng Long nghĩ rằng việc nêu những khó khăn thường gặp của học sinh khi học môn Vật Lý lớp 11 sẽ giúp các em có cái nhìn tổng quát về vấn đề bản thân đang gặp phải và tìm ra phương thức học môn Vật Lý hiệu quả hơn.
Soạn Bài Lớp 11: Thương Vợ Soạn Bài Môn Ngữ Văn Lớp 11 Học Kì I
Soạn bài lớp 11: Thương vợ Soạn bài môn Ngữ văn lớp 11 học kì I
Soạn bài: Thương Vợ
Giáo án Ngữ văn bài Thương vợ Soạn bài lớp 11: Vịnh khoa thi hương Soạn bài lớp 11: Thu điếu Soạn bài lớp 11: Tiến sĩ giấy Vẻ đẹp nhân cách Tú Xương qua bài thơ Thương vợ
THƯƠNG VỢ
Tú Xương I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Tú Xương có cá tính sắc sảo, phóng túng, khó gò vào khuôn sáo trường quy, nên dù có tài nhưng tám lần thi vẫn chỉ đỗ tú tài. Tú Xương sinh vào giai đoạn giao thời, xã hội có nhiều thay đổi. Xã hội phong kiến già nua chuyển mình trở thành xã hội thực dân phong kiến. Hàng ngày những điều ngang tai trái mắt cứ đập vào mắt ông, gây phản ứng trong tâm trạng. Và thể hiện thành hai nội dung lớn trong thơ ông: trữ tình và trào phúng.
Thương vợ được cấu tạo làm bốn phần theo kết cấu đề, thực, luận, kết với kết cấu chặt chẽ, đây là một bài thơ Nôm thành công cả về ngôn ngữ và hình ảnh thơ. Ngôn ngữ Nôm bình dân, hình ảnh thơ gần gũi với dân gian và đời sống. Câu đề và câu thực là suy nghĩ của nhà thơ về sự vất vả nhọc nhằn kiếm sống của người vợ, qua đó thể hiện sự cảm thông và trân trọng.
Câu luận ngợi ca đức hy sinh của người vợ. Câu kết là tiếng chửi đời cay nghiệt của một con người bị cuộc sống biến thành vô tích sự. Bài thơ ngợi ca đức hy sinh của những người phụ nữ và sự cảm thông thấu hiểu của người chồng. Ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng với tài năng và tấm lòng, Tú Xương đã tạo nên một bài thơ sâu sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn bền vững. Qua bài thơ này, Tú Xương đã xây dựng hình tượng nghệ thuật đẹp về người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh, chịu thương chịu khó hết lòng vì gia đình.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Hình ảnh người vợ hiện lên trong bốn câu thơ đầu là một người phụ nữ đảm đang tần tảo sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc để thể hiện nỗi vất vả của vợ và sự cảm thông của mình đối với sự vất vả của người vợ. Đó là những từ “quanh năm”, “mom sông”, “lặn lội thâm cò”, “eo sèo mặt nước”, “nuôi đủ”, với các thành ngữ “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa”, hình thức đối “năm con – một chồng”
Hình ảnh người vợ lặng lẽ làm việc nuôi chồng nuôi con với một đức hy sinh vô cùng lớn lao là hình tượng nổi bật trong bài thơ.
2. Câu hai có sắc thái tự trào sâu sắc khi tác giả đặt người chồng vào một bên đòn gánh trên đôi vai người vợ và bên kia là năm con. Người chồng là một bên của gánh nặng lo toan ấy. Dường như đó là lời tự trách chua cay. Vì gia đình, vì người chồng có quá nhiều nhu cầu ấy mà người vợ vất vả hơn. Người chồng vô tích sự chẳng những không giúp vợ nuôi con mà còn làm cho gánh nặng gia đình của người vợ nặng hơn rất nhiều.
3. Câu 5 – 6:
Câu thơ khắc họa hình ảnh bà Tú trong mối quan hệ với chồng con. Hình thức như là lời độc thoại nội tâm của bà Tú nhưng thực ra chính là lời của ông Tú. Điều đó thể hiện rõ ông hiểu nỗi vất vả của vợ, cảm thông và trân trọng bà Tú đến nhường nào.
Hai thành ngữ xuất hiện trong hai câu thơ đều có nghĩa diễn tả sự vất vả của người phụ nữ phải nuôi chồng nuôi con. Và cũng ở đây, một lần nữa, người chồng thể hiện sự trân trọng đối với người vợ. “âu đành phận”, “dám quản công” không phải là sự cam chịu của người vợ mà đó là lời của nhân vật trữ tình – người chồng. Hình ảnh người vợ cứ lặng lẽ làm việc nuôi chồng nuôi con với một đức hy sinh vô cùng lớn lao đã là hình tượng nổi bật trong bài thơ. Hai câu thơ đã khắc họa đức tính nổi bật của bà Tú đó là đức hy sinh, chịu thương chịu khó, cả đời sẵn sàng vì chồng con. Bà Tú là hình tượng đẹp về người phụ nữ Việt Nam.
4. Bài thơ kết thúc bằng câu chửi. Ai chửi? Tất nhiên theo mạch cảm xúc của bài thơ thì đây là lời của nhân vật trữ tình. Từ cảm thông đến “Thương vợ” mà giận mình, giận đời. Người đàn ông, người chồng, con người có nhân cách ấy, trước vất vả nhọc nhằn của người vợ đã cất lên lời chửi. Như tự chửi mình nhưng là chửi đời. Chửi “thói đời ăn ở bạc” đã biến những ông chồng không thành kẻ hư hỏng thì cũng thành người vô tích sự. Đó là câu chửi đời và cũng là lời tự trách mình của một nhà Nho có nhân cách. Ông trách mình là người chồng hờ hững, nhưng bài thơ với những tâm sự sâu sắc đã chứng tỏ ông chẳng hề hờ hững chút nào.
5. Bài thơ thể hiện tình cảm trân trọng, lòng biết ơn của ông Tú đối với người vợ tần tảo sớm hôm của mình. Tự nhận là một người chồng vô tích sự, song ông Tú là một người chồng biết tự trọng, một người biết cảm thông chia sẻ và thấu hiểu nỗi vất vả của người vợ. Điều đó đã giúp Tú Xương đóng góp cho văn học Việt Nam một hình tượng đẹp về người phụ nữ phương Đông. Ngôn ngữ dung dị, đời thường, sử dụng nhiều yếu tố dân gian, với tài năng và tấm lòng, Tú Xương đã tạo nên một bài thơ hay có giá trị nhân văn sâu sắc.
III. TƯ LIỆU THAM KHẢO 1. Về tác giả “… Có khi tôi đã thấy giật mình cho Tú Xương, khi tôi giả tỉ thơ Tú Xương không có cái khía trữ tình, cái hơi lãng mạn của nó, mà lại chỉ rặt những “Cống hỉ – mét xì – Thôi thôi lạy mợ xanh căng lạy…”. Thật tôi thấy chối tai đấy. ở ai thế nào tôi không hay, nhưng ở tôi, khi mà Tú Xương cứ hiện thực chỉ có như vậy thôi, cái gốc hiện thực ấy mà không có cái ngọn trữ tình, cái tán lãng mạn ấy, thì Tú Xương cũng tắt gió trong tôi từ lâu rồi và đã bay ra khỏi tôi lúc nào không biết chừng. Cho nên ai muốn nói gì đến Tú Xương thì cứ nói ra, tôi đều coi trọng (…) nhưng tôi vẫn cho rằng thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một cẳng chân trái. Tú Xương lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực. Chủ đạo cho đà thơ là ở chân phải và Tú Xương đã băng được mình thơ tới chúng ta bằng nước bước lãng mạn trữ tình.”
(Nguyễn Tuân, Văn nghệ tháng 5, 1961)
2. Về tác phẩm
“Thái độ của Tú Xương đối với vợ là “vuốt râu nịnh vợ con bu nó” thật cởi mở, hồn nhiên, đầy tình nghĩa. Đã có mấy ai trên trần gian, cổ kim Đông Tây này như Tú Xương yêu vợ, quý vợ, đùa với vợ bằng cách đưa vợ ra mà làm văn tế sống! Văn tế kể lai lịch, chân dung, đức hạnh, nghề nghiệp của vợ như thế này, vợ nghe không nở ruột, nở gan sao được:
Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ,Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ!Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chorằng béo rằng gầyNgười ung dung, tính hạnh khoan hòa, chỉ một bệnhCó một cô gái, nuôi một thầy đồ.Quần áo rách rưới, ăn uống xô bồ.Cơm hai bữa: cá kho rau muống,Quà một chiều: khoai lang lúa ngo.Im im thâu đêm, lại thằng này,Viết vào giấy dán ngay lên cột.Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay?Thưa rằng hay thực là hay,Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài!Xưa này em vẫn chịu ngài! Bệnh đâu có bệnh lạ lùng thay!Thuốc thang nghĩ lại chua mà đắng,Đường mật xem ra ngọt hóa cay!Lắm bệnh bạn bè đi lại ít,Nặng nhọc họ mạc hỏi han dầyChỉ bền một nén tâm hương nguyện,Thuốc thánh bùa tiên, ắt chẳng chầy!. Sao dám khinh mình: thầy đâu thầy vậy,Chẳng biết trọng đạo, cô lốc cô lô. hay gàn hay dởĐầu sông, bãi bến, đua tài buôn chín bán mười.Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào rơi nói thả.
(Văn tế sống vợ)
Tú Xương làm thơ, mà thơ với Tú Xương cũng là một thứ đùa vui, âu yếm vợ cho khuây khỏa nỗi vất vả quanh năm.
Tú Xương cảm nhận sâu sắc công ơn của vợ đối với bố con ông, đặc biệt là với ông. Tú Xương ghi công vợ thật rạch ròi, chu đáo, không chút mập mờ:
Có người nhận xét rằng: Tú Xương cũng là một “thứ con đặc biệt” của vợ, tự nhận mà không chút ngượng ngùng sĩ diện. Và càng thấy vợ vất vả bao nhiêu với bố con, Tú Xương càng thấy mình là đoảng, là vô tích sự bấy nhiêu! Trong cơn hối hận chả có cách gì tạ lại công ơn của vợ, Tú Xương chỉ buột một lời tự chửi. Chửi cái anh chồng vô tích sự là mình. Chửi luôn cả thói đời bạc bẽo đã đẻ ra cái loại chồng đoảng như mình nốt. Một tiếng chửi mà để lại nhân cách, nhân phẩm là vậy:
Nguyễn Đình Chú
(Thơ văn Tú Xương, Sđd, tr.29-30)
“… Một người vợ cần cù lam lũ như vậy, hy sinh nhẫn nại như vậy hỏi có người chồng nào bạc đãi, hắt hủi; hoặc nữa, còn dám không chung tình? Cho nên trong những lúc hãn hữu, ông trót vui anh vui em, trót làm phiền lòng vợ, nhà thơ không thể không thốt ra những câu có vẻ đùa cợt nhưng chính thật chân thành:
(Thương vợ)
Người phụ nữ dũng cảm ấy luôn luôn bị chồng châm biếm, nhưng cách châm biếm của Tú Xương đối với vợ là một cách biểu lộ niềm âu yếm thiết tha, lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ:
Cứ mỗi dịp Tú Xương chế giễu tình trạng thất nghiệp của mình, cứ mỗi bận nhà thơ nói đến cái nghèo túng hoặc lối ăn chơi của mình là mỗi bận, mỗi dịp nêu công đức của vợ, để ông đề cao vợ:
Hay là:
Hoặc:
Người đàn bà chung thủy kiểu mẫu đó luôn luôn gắn bó với chồng trên từng hành động, từng ý nghĩa, từng lo âu và từng hy vọng.
Ông đi thi chăng? Bà lo sắm sửa giấy bút, lo chạy tiền lưng gạo bị:
Làm sao mà không cảm động lúc thi xong, bảng thi sắp yết, bà đi cúng, đi bói xem kỳ này chồng có được lấy đỗ không? Trong thủ tục mê tín kia có bao hàm cả một tấm lòng tận tụy:
Làm sao không xót xa, khi trong cơn mê man của bệnh đau trầm trọng, nửa đêm chợt tỉnh dậy, nhìn với ra sân qua khe cửa hở, nhà thơ thấy bà Tú đặt bàn thờ, đèn nhang nghi ngút, đang lầm rầm khấn vái cầu trời cho chóng vượt qua được cơn tai nạn:
Mặt khác, người phụ nữ đó không phải chỉ biết có làm ăn quần quật suốt ngày, không phải chỉ có biết “lặn lội thân cò” và “eo sèo mặt nước”, người đó còn có một trình độ văn hóa nhất định, một trình độ nhận thức nhất định và đặc biệt có một năng khiếu tối thiểu về thưởng thức văn chương. Người vợ hiền đó còn tham gia vào công việc sáng tác của chồng. Phạm Thị Mẫn là người trước ai hết đã thuộc lòng tất cả thơ văn của Trần Tế Xương. Chính bà là người chủ yếu trong việc dạy lại thơ văn đó cho các con bà sau khi nhà thơ mất. Cũng có khi nhà thơ nửa đùa nửa thật hỏi ý kiến vợ về một bài ông mới sáng tác:
(Tết dán câu đối)
(Trần Thanh Mại – Tú Xương, con người và nhà thơ. Nxb Văn học, Hà Nội, 1961, tr.108-112)
Sinh Học 9 Bài 11
Soạn sinh học 9 bài 11 phát sinh giao tử và thụ tinh giúp bạn ôn tập kiến thức và trả lời tốt các câu hỏi bài tập trang 36 SGK Sinh học 9
Phát sinh giao tử và thụ tinh
Cùng tham khảo…
Kiến thức cơ bản sinh học 9 bài 11
Những kiến thức bạn cần nắm vững:
1. Qua giảm phân, ở động vật, mỗi tinh bào bậ 1 cho ra bốn tinh trùng, còn mỗi noãn bào bậc 1 chỉ cho ra một trứng có kích thước lớn. Ở câu có hoa, sự phát sinh giao tử diễn ra phức tạp, có sự kết hợp giữa giảm phân và nguyên phân, qua đó mỗi tế bào mẹ tiểu bào tử cho ra bốn hạt phấn, từ mỗi hạt phấn này sinh ra tiếp hai giao tử đực, còn mỗi tế bào đại bào tử cho ra một trứng.
2. Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực với một trứng, về bản chất là sự kết hợp của hai bộ phận đơn bộ (n) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n) ở hợp tử.
3. Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể, Đồng thời còn tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiêu hóa.
Hướng dẫn soạn sinh 9 bài 11
Gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa:
▼ Quan sát hình 11.1 và dựa vào các thông tin nêu trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
– Những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản của hai quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
+ Giống nhau:
Các tế bào mầm ( noãn, nguyên bào, tinh nguyên bải ) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.
Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho giao tử.
+ Khác nhau:
Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực1. Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và não bào bậc 2 có kích thước lớn
1. Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho hai tinh bào bậc 2
2. Não bào bậc 2 qua giảm phân II cho mội thể cực thứ hai có kích thước bé và một tế bào trứng có kích thước lớn
2. Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho hai tinh tử, các tinh tử phát triển thành tiên trùng.
3. Từ mỗi não bào bậc 1 qua giảm phân cho hai thể cực và một tế bào trứng, trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh
3. Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho bốn tinh trùng, các tinh trùng này đều tham gia và thụ tinh
– Từ một tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho ra mấy tinh trùng? Các tinh trùng này có chứa bộ NST giống nhau không?
Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho bốn tinh trùng, các tinh trùng này đều chứa bộ NST đơn bội (n) nhưng lại khác nhau về nguồn gốc NST.
▼ Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và cái lại tạo được các hợp tử chứ các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc?
Vì sự kết hợp ngãu nhiên giữa các giao tử đực và cái là sự kết hợp hai bộ đơn bội (n) hay sự kết hợp hai bộ NST của hai giao tử đực và cái tạo bộ lưỡng bội (2n) ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.
Phần câu hỏi và bài tập trang 36 SGK
Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
Trả lời
Quá trình phát sinh giao tử ở động vật:
– Phát sinh giao tử đực:
Trong quá trình phát sinh giao tử đực, các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo nhiều tinh nguyên bào. Sự tạo tinh bắt đầu khi tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc 1. Tế bào này giảm phân, lần phân bào thứ nhất tạo ra hai tinh bào bậc 2, lần phân bào thứ hai tạo ra bốn tinh tử. Các tinh tử phát triển thành các tinh trùng.
– Phát sinh giao tử cái
Trong quá trình phát sinh giao tử cái, các tế bào mầm cũng nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều noãn nguyên bào. Noãn nguyên bào phát triển thành noãn nguyên bào bậc 1. Tế bào này giảm phân, lần phân bào thứ nhất tạo ra một tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất và một tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2, lần phân bào thứ hai cũng tạo ra một tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ hai và một tế bào khá lớn gọi là trứng. Sau này chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh với tinh trùng.
Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể.
Trả lời
Do sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ
Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào?
Trả lời
Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích do sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì trong các sự kiện sau đây?
a) Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực với một giao tử cái b) Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội c) Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái d) Sự tạo thành hợp tử
Trả lời
Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử có bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài
➜ Đáp án c
Bài 5 trang 36 SGK sinh 9
Khi giảm phân và thụ tinh trong tế bào của một loài giao phối, xét hai cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb thì khi giảm phân và thụ tinh sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử?
Trả lời
Các tổ hợp từ NST trong các giao tử Ab, Ab, aB, ab. Các tổ hợp NST trong các hợp tử:
AABB, AABb, AaBb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb
Mong rằng những tài liệu hướng dẫn soạn sinh 9 của Đọc Tài Liệu sẽ giúp bạn học tốt hơn môn học này.
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Soạn Sinh Học Lớp 11 Bài 5 xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!