Soạn Sinh Bài 9 Lớp 7 Ngắn Nhất / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài Liệt Kê Lớp 7 Ngắn Nhất

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Liệt kê giúp em hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê và các kiểu liệt kê thường gặp.

Cùng tham khảo…

Kiến thức cần nắm vững

– Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

– Các kiểu liệt kê:

* Xét theo cấu tạo có: liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp.

* Xét theo ý nghĩa có: kiểu liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.

Hướng dẫn chi tiết soạn bài Liệt kê lớp 7

I. Thế nào là phép liệt kê?

1 – Trang 104 SGK

Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. […] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm […].

(Phạm Duy Tốn)

Trả lời:

– Cấu tạo: Các bộ phận in đậm đều có kết cấu giống nhau.

– Ý nghĩa: đều chỉ các vật dụng quý.

2 – Trang 104 SGK

Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên để cho thấy sự bộn bề của không gian trong đình, nơi “quan phụ mẫu” đang mải mê hưởng thụ sự êm ấm và đánh bài trong lúc ngoài kia “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít”.

II. Các kiểu liệt kê

1 – Trang 105 SGK

a) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập.

b) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

(Hồ Chí Minh)

Trả lời:

Phép liệt kê ở:

– Câu b) cấu tạo theo từng cặp: tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải

– Câu a) cấu tạo không theo từng cặp: tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải

2 – Trang 105 SGK

a) Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng.

(Thép Mới)

b) Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của cả dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

(Phạm Văn Đồng)

Trả lời:

a) Nếu đảo thứ tự của “tre, nứa, trúc, mai, vầu” thì các loài nhà tre từ xa lạ đến gần gũi thân thuộc. Nếu giữ nguyên thì nòi giống nhà tre sẽ được người đọc cảm nhận từ những cây quen thuộc đến những cây chưa quen biết nhiều, còn xa lạ.

b) Nếu đảo ngược hai đoạn in đậm thì đây là kiểu liệt kê không tăng tiến. Nếu giữ nguyên bản thì nó là liệt kê tăng tiến.

3 – Trang 105 SGK

Từ việc giải bài tập trên, hãy trình bày kết quả phân loại phép liệt kê bằng sơ đồ hoặc bảng phân loại.

Trả lời:

Phân loại phép liệt kê:

+ Phân loại theo cấu tạo: Liệt kê theo cặp, liệt kê không theo cặp

+ Phân loại theo ý nghĩa: Liệt kê tăng tiến, liệt kê không tăng tiến

III.Soạn bài Liệt kê phần Luyện tập

1 – Trang 106 SGK

Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để chứng minh cho luận điểm ” Yêu nước là một truyền thống quý báu của ta“, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy.

Trả lời:

Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sắc:

a) Sức mạnh của tinh thần yêu nước.

b) Lòng lự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương của các vị anh hùng dân tộc

c) Sự đồng lòng nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh Pháp. Chẳng hạn để làm sâu sắc và đầy đủ ý a) tác giả đã dùng liệt kê:

+ nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. + nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn. + nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.

2 – Trang 106 SGK

Tìm phép liệt kê trong các đoạn trích sau đây:

(Nguyễn Ái Quốc)

b)

Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng!

(Tố Hữu)

Trả lời:

a) Trong đoạn này tác giả dùng hai lần phép liệt kê.

– Lần 1: dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.

– Lần 2:

+ Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mật đường nóng bỏng.

+ Những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm.

+ Những xâu lạp xưởng lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm.

+ Cái rốn của một chú khách trưng ra giữa trời.

b) Phép liệt kê gồm:

Dòng thơ 3: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.

3 – Trang 106 SGK

Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để:

a) Tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.

b) Trình bày nội dung truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu mà em vừa học.

c) Nói lên những cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

Trả lời:

Đặt câu có sử dụng phép liệt kê.

a) Tiếng chuông báo hết tiết thứ hai vừa reo lên thì ở các cổng lớp túa ra sân trường những đàn ong vỡ tổ. Nơi này tụm năm tụm ba những bạn gái nhảy dây, nơi kia những bạn trai đang thi nhau sút phạt vào gôn nơi giới hạn của hai hòn gạch, và đằng xa có một cuộc bịt mắt bắt dê thật huyên náo…

b) Va-ren nói sẽ đem đến tự do cho Phan Bội Châu và tay nâng cái gông trên cổ Phan; hắn yêu cầu Phan phải trung thành và bán rẻ mình làm tay sai cho nước Pháp; hắn bày tỏ sự trân trọng Phan và muốn cùng Phan hợp tác để mị dân Việt Nam; hắn yêu cầu cụ Phan bỏ ý nghĩ phục thù để cộng tác với người Pháp… Hàng loạt những lời nói của Va-ren, bị cái im lặng của cụ Phan khinh bỉ. Đó là những trò lố bịch đáng khinh tởm.

c) Hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc đã hiện lên là một nhà cách mạng vĩ đại; một trái tim yêu nước nồng nàn; một đấng thiên sứ xả thân cho độc lập, tự do của dân tộc; một con người dùng sự im lặng để khỉnh bỉ những lời ngon ngọt từ một tên phản hội nay đã là toàn quyền Va-ren.

-/-

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Liệt kê lớp 7 một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Soạn Văn Lớp 9 Bài Mã Giám Sinh Mua Kiều Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 9 bài Mã Giám Sinh mua Kiều ngắn gọn hay nhất : Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Phân tích những nét về ngoại hình, tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh. Câu 2(trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Cảm nhận của em về hình ảnh Thúy Kiều. Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích.

Câu hỏi bài Mã Giám Sinh mua Kiều tập 1 trang 99

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Phân tích những nét về ngoại hình, tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh.

Câu 2(trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Cảm nhận của em về hình ảnh Thúy Kiều.

Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Mã Giám Sinh mua Kiều

Trả lời câu 1 soạn văn bài Mã Giám Sinh mua Kiều trang 99

Trong đoạn trích, từ ngoại hình tới tính cách, bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh được bộc lộ

– Ngoại hình: nhẵn nhụi, bảnh bao

– Cử chỉ, hành động, cách nói năng: ngồi tót sỗ sàng, đắn đo cân sắc cân tài, ép cùng cầm nguyệt, thử bài quạt thơ, cò kè bớt một thêm hai…

+ Tính cách: thể hiện bản chất con buôn, bất nhân, xem con người như món hàng hóa để mua bán, bớt xén, giả dối từ việc giới thiệu lí lịch, trình bày mục đích mua Kiều

Trả lời câu 2 soạn văn bài Mã Giám Sinh mua Kiều trang 99

Cuộc đời Kiều là cô gái tài hoa bạc mệnh, cuộc đời nàng là chuỗi bi thương đau đớn

– Tình cảnh tội nghiệp: gia đình Kiều gặp cơn nguy biến, Kiều phải bán mình cứu cha

b, Nỗi đau đớn tới quặn lòng khi một cô gái khuê các, sống trong cảnh êm ấm bị ném vào cuộc đời đầy ô trọc, ngang trái, bất công

+ Nỗi đau đớn khi “thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”, nỗi đau đớn khi phải chấp nhận bán mình

+ Trong lòng nàng nhiều mối lo lắng, sợ hãi: tình duyên dang dở, gia đình gặp nạn, vẫn phải đàn hát làm thơ cho Mã Giám Sinh vừa lòng, trong lòng chất chứa nỗi lo lắng cho thân phận, cuộc đời bất định của mình

Trả lời câu 3 soạn văn bài Mã Giám Sinh mua Kiều trang 99

Đoạn trích là tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du:

+ Tấm lòng cảm thương, xót xa trước thân phận nhỏ nhoi của con người, giá trị con người bị xem thường, chà đạp

+ Vạch trần bộ mặt, thực trạng xã hội đen tối, thế lực, đồng tiền lộng hành

Gián tiếp lên án thế lực phong kiến đẩy con người vào tình cảnh đau đớn, lên án thế lực đồng tiền bất nhân

– Thể hiện thái độ căm phẫn, khinh bỉ trước bọn buôn người giả dối, bất nhân

Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 1, giải ngữ văn lớp 9 tập 1, soạn văn lớp 9 bài Mã Giám Sinh mua Kiều ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Mã Giám Sinh mua Kiều siêu ngắn

Soạn Bài Chơi Chữ Ngắn Nhất Ngữ Văn Lớp 7

Bài tập làm văn soạn bài chơi chữ lớp 7 bao gồm các bài soạn ngắn gọn. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh làm tốt bài văn soạn bài chơi chữ.

I. Thế nào là chơi chữ?

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước … làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Câu 1 – Soạn bài chơi chữ

– Từ lợi mà bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi. – Từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.

Câu 2 – Soạn bài chơi chữ

Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ

Câu 3 – Soạn bài chơi chữ

II. Các lối chơi chữ

Sầu riêng – danh từ – chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

Sầu riêng – tính từ – chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

II. Luyện tập

Câu 1 – Soạn bài chơi chữ

– Ở bài thơ trên tác giả Lê Quý Đôn đã sử dụng hai lối chơi chữ cùng một lúc :

Lối chơi chữ thứ nhất dùng từ gần nghĩa: tất cả các từ ngữ : liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đều có ý nghĩa chỉ các loại rắn.

Lối chơi chữ thứ hai dùng từ ngữ đồng âm: + liu điu: tên một loài rắn nhỏ (danh từ); cũng có nghĩa là nhẹ, chậm yếu (tính từ) + Rắn: chỉ chung các loại rắn (danh từ); chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu (tính từ): cứng rắn, cứng đầu.

Câu 2 – Soạn bài chơi chữ

– Trời mưa đất thịt trơn tru như mỡ, dò đến hành nem chả muốn ăn.

Cách nói này là dùng lối nói chơi chữ.

Thể hiện sự đánh tráo khái niệm dí dỏm.

– Bà đồ nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.

Chắc chắn ở câu này dùng lối chơi chữ.

Mục đích tạo ra sự dí dỏm, hài hước.

Câu 3 – Soạn bài chơi chữ

Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo:

Thay đối trật tự các chữ (hay nói ngược): Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả. Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu. Câu đối của tri huyện Lê Kim Thằng và Xiển Bột: Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò. Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện.

Câu 4 – Soạn bài chơi chữ

– Lối chơi chữ : sử dụng từ đồng âm – Đồng âm giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt. – khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lai: đến. – Xuất phát từ:

Thành ngữ : khổ tận cam lai

Nghĩa là : hết khổ đến sướng.

Hướng Dẫn Soạn Văn Lớp 7 Bài Đại Từ Ngắn Nhất

Hướng dẫn soạn văn lớp 7 bài Đại từ ngắn nhất Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Nó: Trỏ nhân vật “em tôi”

b. Nó: Trỏ con gà của anh Bốn Linh.

Cơ sở nhận biết: Dựa vào ngữ cảnh và nghĩa các câu đứng trước, đứng sau.

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Từ thế trong đoạn văn thứ ba trỏ việc “đem chia đồ chơi”. Điều này thấy được khi đọc các câu văn trước.

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Từ “ai” trong bài ca dao dùng để hỏi.

Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên đóng vai trò chủ ngữ, phụ ngữ cho danh từ, phụ ngữ cho động từ.

1. Đại từ để trỏ

a. Trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô)

b. Trỏ số lượng

c. Trỏ hoạt động, tính chất

2. Đại từ để hỏi

a. Hỏi về người, sự vật

b. Hỏi về số lượng

c. Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tìm ví dụ tương tự:

– Cháu mời ông bà xơi cơm.

– Hôm nay, mẹ có đi làm không?

– Cô chờ ai đấy?

Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Đặt câu:

– Ai mà chẳng thích được khen ngợi.

– Làm sao mà tôi biết được bạn đang nghĩ gì.

– Ta quý mến bạn bao nhiêu bạn sẽ quý mến ta bấy nhiêu.

Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Với các bạn cùng lớp, cùng tuổi, em nên xưng hô tôi, mình, tớ, bạn, cậu, … Nếu ở trường, lớp có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự, chúng ta nên đưa ra lời góp ý, lời khuyên với bạn.

Câu 5* (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

So với tiếng Anh:

– Số lượng: Của tiếng Việt đa dạng, phong phú hơn (ví dụ từ you – mang nghĩa số nhiều và số ít).

– Ý nghĩa biểu cảm: Đại từ tiếng Việt biểu cảm tinh tế. Ví dụ: Từ “you” trong tiếng anh có nghĩa là người ở ngôi thứ hai, trong tiếng Việt có thể là “mày, bạn, cậu,…”