Soạn Sinh 9 Bài 3 Sbt / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 Trang 73 Sách Bài Tập (Sbt) Sinh Học 9

Bài tập tự luận 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 74 Sách bài tập (SBT) Sinh học 9

Bài tập trắc nghiệm 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 trang 75 Sách bài tập (SBT) Sinh học 9

Bài tập trắc nghiệm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 77 Sách bài tập (SBT) Sinh…

Bài tập trắc nghiệm 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 trang 78 Sách bài tập…

Bài 1. Trình bày khái niệm và phân loại môi trường sống của sinh vật.

■ Lời giải

– Trong tự nhiên, mọi sinh vật đều sống trong môi trường sống của mình như cá sống trong môi trường nước, gấu sống trong rừng… Trong mỗi môi trường sống, mọi sinh vật đều chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố môi trường. Vì vậy, khái niệm môi trường sống của sinh vật dược hiểu như sau :

Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của chúng.

– Sinh vật tồn tại trong môi trường sống là nhờ có những đặc điểm thích nghi (là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài) được thể hiện trong cấu tạo, hình thái, sinh lí, sinh thái và tập tính của mỗi loài.

– Có 4 loại môi trường chủ yếu :

+ Môi trường nước (nước ngọt, nước mặn và nước lợ)

+ Môi trường trong đất

+ Môi trường trên mặt đất – không khí (môi trường cạn)

+ Môi trường sinh vật (cơ thể sinh vật cũng được coi là môi trường sống của nhiều loài khi cơ thể sinh vật là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống… của chúng).

Như vậy, môi trường sống của sinh vật gồm môi trường vô sinh (môi trường nước, môi trường trong đất và môi trường trên mặt đất – không khí) và môi trường hữu sinh (môi trường sinh vật).

Bài 2. Nhân tố sinh thái của môi trường là gì ? Hãy phân loại nhân tố sinh thái.

■ Lời giải

– Sống trong môi trường sống của mình, các sinh vật luôn luôn chịu tác động của các yếu tố của môi trường. Ví dụ, sống trong rừng, hươu, nai chịu tác động của nắng, mưa, gió, bão… và cây cỏ là nguồn thức ăn của chúng nhưng chúng lại bị những kẻ săn mồi ăn thịt.

Vì vậy, nhân tố sinh thái của môi trường là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.

– Căn cứ vào tính chất của các nhân tố sinh tố sinh thái. Người ta chia nhân tố sinh thái thành 2 nhóm :

+ Nhóm các nhân tố vô sinh là các yếu tố vô sinh ảnh hưởng tới sinh vật như nhiệt độ, độ ẩm, không khí, gió, mưa, bão…

+ Nhóm các nhân tố hữu sinh là các yếu tố hữu sinh ảnh hưởng tới sinh vật như nhóm nhân tố con người (đây là nhóm nhân tố sinh thái đặc biệt vì con người có trí tuệ, biết khai thác và cải tạo thiên nhiên một cách hợp lí đã nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.

Bài 3. Giới hạn sinh thái là gì ? Nêu ví dụ.

■ Lời giải

– Khoảng biến thiên của các nhân tố sinh thái trong môi trường là rất rộng, trong khoảng biến thiên đó của nhân tố sinh thái, sinh vật chỉ có thể sống và tồn tại trong môi trường với một khoảng biến thiên nhất định nào đó.

Vì vậy, giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái.

– Giới hạn chịu đựng này (giới hạn sinh thái) được xác định bởi giới hạn trên và giới hạn dưới. Ngoài giới hạn này, sinh vật sẽ yếu dần và chết.

Trong giới hạn chịu đựng, có một khoảng thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật. Trong khoảng thuận lợi lại có một điểm cực thuận mà tại đó sinh vật sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt nhất.

– Do giới hạn chịu đựng của các sinh vật khác nhau là khác nhau, mặt khác môi trường tự nhiên cũng rất khác nhau về nhiều yếu tố, do giới hạn sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố (rộng hay hẹp) của sinh vật.

Bài 4. Trình bày ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật.

■ Lời giải

Mỗi nhân tố sinh thái có đều có bản chất riêng và sinh vật phản ứng lại tác động của các nhân tố sinh thái khác nhau là khác nhau. Thậm chí ngay đối với một nhân tố sinh thái, sự phản ứng của sinh vật còn tuỳ thuộc vào cường độ, phương thức tác động, thời gian tác động… của nhân tố sinh thái đó.

– Về ảnh hưởng của nhiệt độ :

+ Nhìn chung, nhiệt độ thường xuyên ảnh hưởng đến các hoạt động sống của sinh vật và các loài sinh vật khác nhau phản ứng khác nhau đối với tác động của nhiệt độ.

Trong tự nhiên, đa số các loài sống được trong khoảng nhiệt độ 0 – 50°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật. Trong tự nhiên, có loài chỉ sống được ở nơi ấm áp, có loài chỉ sống được ở nơi giá lạnh.

Mỗi loài có một giới hạn sinh thái về nhiệt độ. Nhiệt độ thường xuyên ảnh hưởng đến sinh vật, đến các đặc điểm hình thái, sinh lí của chúng.

+ Ví dụ :

Với thực vật : ở vùng nóng, lá cây thường có tầng cutin dày để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ lên cao ; ở vùng ôn đới, cây thường rụng lá về mùa đông làm giảm tối đa diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và hạn chế sự thoát hơi nước.

Với động vật : Ở vùng nóng, thú thường có lông ngắn, thưa và kích thước tai và đuôi lớn. Còn ở vùng lạnh thì ngược lại, thú thường có lông dài, dày và kích thước tai và đuôi nhỏ.

+ Căn cứ vào sự phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể với nhiệt độ môi trường, người ta chia sinh vật thành hai nhóm : sinh vật biến nhiệt (có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiột độ môi trường) và sinh vật hằng nhiệt (có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc nhiệt độ môi trường).

– Về ảnh hưởng của ánh sáng :

+ Ánh sáng mặt trời là nguồn nhiệt quan trọng để sưởi ấm Trái Đất và là nguồn năng lượng cơ bản cho mọi hoạt động sống của sinh vật vì : cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho động vật và con người.

+ Ánh sáng ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lí diễn ra trong cơ thể sinh vật, do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản cũng như sự phân bố của sinh vật.

Ví dụ : Thực vật có tính hướng sáng, ngọn và thân cây có xu hướng vươn lên về phía ánh sáng ; cây mọc trong rừng thường có thân cao, ít cành và cành tập trung ở phần ngọn, còn những cây mọc ở nơi trống vắng, nhiéu sáng thì cây thấp, nhiều cành và tán rộng.

Ánh sáng giúp cho động vật nhận biết các vật và giúp chúng di chuyển trong không gian, có nhóm động vật hoạt động mạnh vào ban đêm nhưng ngược lại, có nhóm động vật hoạt động mạnh vào ban ngày…

+ Căn cứ vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng mà thực vật được chia làm 2 nhóm : nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng. Hai nhóm cây này khác nhau về các đặc điểm như chiều cao thân, chiều rộng tán lá, độ lớn phiến lá, số lượng cành…

Động vật cũng được chia làm hai nhóm : nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối. Hai nhóm này thích nghi với những điều kiện chiếu sáng khác nhau. Vì vậy một nhóm gồm những động vật hoạt động vào ban ngàv và nhóm kia gồm những động vật ưa hoạt động vào ban đêm hoặc sống trong hang, trong đất hay ở những vùng nước sâu.

– Về ảnn hưởng của độ ẩm :

+ Độ ẩm của không khí và đất ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển sinh vật. Thực vật cũng như động vật mang nhiều đặc điểm thích nghi với những môi trường có độ ẩm khác nhau như ếch nhái có lớp da trân thích nghi với môi trường ẩm ướt, còn thằn lằn lại thích nghi với môi trường khô hạn vì có lớp vảy sừng hay xương rồng có thân cây mọng nước và lá biến thành gai đế có thể tồn tại được trên sa mạc…

+ Mỗi loài sinh vật đều có cho riêng mình một giới hạn chịu đựng về độ ẩm.

+ Căn cứ vào khả năng thích nghi với độ ẩm của môi trường mà thực vật được chia làm hai nhóm là thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn, còn động vật được chia thành hai nhóm là động vật ưa ẩm và động vật ưa khô.

Bài 5. Trong tự nhiên, giữa các sinh vật có ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào ?

■ Lời giải

Trong tự nhiên, các sinh vật tồn tại không tách biệt với các sinh vật khác mà chúng luôn luôn có quan hệ qua lại với nhau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Mối quan hệ giữa các sinh vật gồm :

– Quan hệ cùng loài gồm có quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh.

Các sinh vật cùng loài thường có xu hướng tụ tập bên nhau thành nhóm để hỗ trợ nhau chống đỡ với những điều kiện bất lợi của môi trường. Ví dụ, quần tụ cây có tác dụng chống gió bão, giữ được nước tốt hơn, chống được xói mòn đất và giữ cho cây không bị đổ… hoặc trâu rừng tụ tập thành bầy đàn có khả năng cao hơn khi chống lại kẻ săn mồi.

Tuy nhiên, khi điều kiện môi trường trở nên bất lợi như thiếu nơi ở, thiếu thức ăn… thì dẫn tới sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài. Trong cuộc cạnh tranh đó, một số cá thể có thể tách ra khỏi nhóm và đi tìm nơi sống mới.

– Quan hệ khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng và nơi ở, gồm có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch.

+ Quan hệ hỗ trợ là quan hệ hợp tác và ít nhất một bên có lợi còn bên kia không bị hại. Quan hệ hỗ trợ giữa các sinh vật khác loài gồm các mối quan hệ cộng sinh (sự hợp tác hai bên cùng có lợi) và hội sinh (sự hợp tác trong đó một bên có lợi và bên kia không có lợi và cũng không bị hại).

+ Quan hệ đối địch là quan hệ mà trong đó một bên có lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên đều bị hại. Quan hệ đối địch giữa các sinh vật khác loài gồm các mối quan hệ : cạnh tranh về thức ăn và chỗ ở cũng như các điều kiện sống khác trong môi trường và dẫn tới, các loài kìm hãm lẫn nhau ; kí sinh và nửa kí sinh, trong đó vật chủ là sinh vật bị hại ; sinh vật này ăn sinh vật khác, trong đó sinh vật bị làm thức ăn là sinh vật bị hại.

Bài 6. Nhân tố con người có vai trò như thế nào trong tự nhiên ?

■ Lời giải

Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt, hoạt động của con người (hoạt động lao động sản xuất, vui chơi giải trí…) đã từng ngày, từng giờ tác động đến môi trường.

Khi hoạt động của con người không có ý thức bảo vệ môi trường sẽ gây nên hậu quả xấu đối với mồi trường tự nhiên như : làm mất cân bằng sinh thái, làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã, làm biến mất các loài sinh vật quý hiếm… Tác động lớn nhất của con người là phá huỷ thảm thực vật, gây ô nhiễm môi trường… đã ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật và ảnh hưởng xấu đến chính bản thân con người.

Khi hoạt động của con người có ý thức bảo vệ môi trường, với sự hiểu biết ngày càng tăng, con người đã và đang nỗ lực để khắc phục hiện tượng suy thoái môi trường, đồng thời bảo vệ và cải tạo môi trường.

Tác động của con người vào môi trường tự nhiên là tác động có ý thức, có quy mô lớn, vì vậy làm thay đổi mạnh mẽ môi trường và sinh giới ở nhiều nơi.

Bài tiếp theo

Soạn Bài Con Cò Sbt Ngữ Văn 9 Tập 2

1. Con cò là một hình tượng rất quen thuộc trong ca dao, dân ca Việt Nam, đặc biệt là hát ru. Em hãy chép lại một số câu có hình ảnh con cò và cho biết con cò trong ca dao xưa thường mang ý nghĩa biểu tượng gì.

Trả lời:

Tìm đọc các sách tuyển chọn ca dao, dân ca để ghi lại những câu có hình ảnh con cò. Ví dụ :

– Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. Nàng về nuôi cái cùng con Để anh đi trảy nước non Cao Bằng. – Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.

Nói chung, hình ảnh con cò trong ca dao thường là biểu tượng của người phụ nữ, với hai phương diện chính : cuộc sống vất vả, nhọc nhằn, nhiều cay đắng và những phẩm chất tốt đẹp của họ ( chăm chỉ, tần tảo, giàu đức hi sinh, lòng ngay thẳng, trong sạch).

2. Hình ảnh bao trùm và xuyên suốt toàn bài thơ là hình ảnh con cò. Hình ảnh ấy vừa thống nhất lại vừa có sự biến đổi. Em hãy nêu sự biến đổi trong ý nghĩa của hình ảnh con cò qua ba đoạn của bài thơ.

Trả lời:

Mạch vận động của cảm xúc và tư tưởng trong một bài thơ trữ tình thường gắn với sự vận động, biến đổi của hình tượng trung tâm của bài thơ, ở bài thơ này là hình ảnh con cò. Đọc kĩ lại ba đoạn của bài thơ để nhận ra sự vận động trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò.

Ở đoạn I, con cò hiện ra qua những câu hát ru để đén với tuổi ấu thơ một cách vô thức qua âm điệu của lời ru, mặc dù đứa trẻ chưa hề biết con cò. trong đoạn II, hình ảnh con cò gắn bó với mỗi con người trong suốt cuộc đời, từ tuổi ấu thơ rồi tuổi đến trường và cả khi trưởng thành. Con cò từ trong lời ru đã đi vào tâm thức của mỗi con người, hay cũng chính là những lời ru của mẹ đã theo suốt cuộc đời mỗi con người. Đến đoạn III thì hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ luôn theo sát, yêu thương và nâng đỡ cho mỗi con người, dù ở nơi đâu và trong suốt cả cuộc đời.

3. Viết một đoạn văn trình bày cách hiểu và cảm nghĩ của em về những câu thơ sau :

Dù ở gần con,

Dù ở xa con,

Lên rừng xuống bể,

Cò sẽ tìm con,

Cò mãi yêu con.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

Trả lời:

Ở năm dòng thơ đầu, qua hình ảnh con cò theo sát cuộc đời mỗi người, dù lên rừng xuống bể, tác giả khẳng định tấm lòng của người mẹ luôn theo sát đứa con. Từ đó, nhà thơ suy ngẫm và khái quát một quy luật của tình mẹ ở hai câu sau : “Con dù lớn… theo con”.

Trình bày cảm nghĩ của mình về những câu thơ này cần chân thực, nói đúng những suy nghĩ và cảm xúc của mình, tránh công thức.

4. Vì sao tác giả viết :

Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi.

Hình ảnh con cò trong những câu thơ này mang ý nghĩa biểu tượng về điều gì ?

Trả lời:

Trong bốn câu thơ này, hình ảnh con cò được mở rộng thêm về ý nghĩa biểu tượng. Nếu ở trên, con cò tượng trưng cho tấm lòng của mẹ “Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”, thì ở đây “con cò” trong lời hát ru là cuộc đời rộng lớn “vỗ cánh qua nôi” của đứa trẻ. Vì sao nhà thơ lại có thể viết như vậy ? Bởi vì cánh cò trong những lời hát ru gợi lên những gian lao, vất vả của bao số phận con người – người lao động, người mẹ cũng như những phẩm chất tốt đẹp của họ. Đồng thời, hình ảnh con cò trong ca dao hát ru còn gợi ra vẻ đẹp thanh bình, khung cảnh làng quê, gắn liền với cuộc sống, mơ ước bao đời của dân tộc ta.

Trả lời:

Để cảm nhận được đúng và sâu về hình ảnh người mẹ trong những câu thơ của Nguyễn Du, em cần đọc đi đọc lại đoạn thơ, chú ý đến các từ ngữ và hình ảnh đặc sắc, gây được ấn tượng rõ rệt. Cũng cần lắng nghe âm điệu và phát hiện ra giọng điệu của đoạn thơ ; rồi vận dụng liên tưởng, tưởng tượng, kinh nghiệm và hiểu biết thực tế của chính mình để suy ngẫm, phát hiện ý nghĩa và giá trị thẩm mĩ của hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ.

chúng tôi

Soạn Sinh 9: Bài 2 Trang 22 Sgk Sinh 9

Bài 7: Bài tập chương 1

Bài 2 (trang 22 sgk Sinh 9)

Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm , gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc của thân cây cà chua, người ta thu được kết quả sau:

Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây:

a) p : AA X AA

b) p : AA X Aa

c) p : AA X aa

d) p : Aa X Aa

Đáp án d

Quy ước kiểu gen: + Đỏ thẫm: AA

+ Xanh lục: aa

– Thân xanh lục có kiểu gen aa nhận 1 giao tử a từ bố và 1 giao tử a từ mẹ nên P:

Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm có kiểu gen P: Aa × Aa

Sơ đồ lai:

P: thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm

Aa Aa

Gp: 1A:1a 1A:1a

F1: 1AA:2Aa : 1aa

3 đỏ thâm 1 xanh lục

Xem toàn bộ Soạn Sinh 9: Bài 7. Bài tập chương 1

Soạn Bài Cố Hương Sbt Ngữ Văn 9 Tập 1

1. a) Hãy giải thích nhận định sau : Cố hương là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí chứ không phải là hồi kí.

b) Tuy đoạn hồi kí lồng vào khá dài, Cố hương vẫn là một tác phẩm tự sự có bố cục rất rõ ràng, chặt chẽ. Bố cục ấy dựa theo tiến trình phát triển của sự kiện như sau :

– Trên đường … quê.

– Những ngày … quê.

– Trên đường … quê.

Em hãy dùng 3 chữ để điền vào 3 chỗ trống ở trên. Trả lời:

a) Cố hương quả có nhiều đoạn chứa yếu tố hồi kí. Tuy nhiên, các đoạn ấy chỉ được lồng trong dòng kể câu chuyện về quê đang diễn ra nên không thể xem cả tác phẩm là hồi kí.

b) Gợi ý đã nằm ngay trong đề bài. Ở hai chỗ trống thứ hai và thứ ba, đáp án có thể khác nhau về chữ dùng, nhưng phải đồng nghĩa hay gần nghĩa trong văn cảnh ; nhất thiết không được dùng hai chữ để điền vào mỗi chỗ trống.

2. Hãy chỉ ra đoạn văn tiêu biểu mang tính chất hồi kí trong Cố hương. Việc đưa đoạn văn rất dài đó lồng vào trong câu chuyện đang diễn ra có làm cho bố cục tác phẩm trở nên lỏng lẻo không ? Vì sao ? Tác dụng của đoạn văn ấy trong việc thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm ?

Trả lời:

Đoạn văn tiêu biểu mang tính chất hồi kí bắt đầu từ “Lúc bấy giờ, trong kí ức tôi” đến “Nhưng từ đấy chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa”. Đoạn văn rất dài, song đọc xong ta vẫn không thấy dấu vết chắp vá vì đã được đưa vào một cách rất tự nhiên (xuất hiện ngay sau lúc mẹ “tôi” nhắc đến Nhuận Thổ) và kết thúc cũng rất tự nhiên (liền sau đó là câu : “Bây giờ mẹ tôi nhắc đến Nhuận Thổ, kí ức tôi bỗng như bừng sáng lên trong chốc lát”). Nhờ đoạn văn mang tính chất hồi kí này, tác giả có điều kiện làm nổi bật tình cảm thắm thiết của “tôi” đối với người bạn nông dân thời thơ ấu, qua đó, cả với làng quê xưa trong kí ức, đồng thời tạo cơ sở để tô đậm sự thay đổi quá nhanh chóng của làng quê hiện nay.

Trả lời:

“Tình cảnh cũng chẳng ra gì” của Nhuận Thổ, thân hình tàn tạ của Nhuận Thổ (nước da vàng sạm, những nếp răn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mọng lên, bàn tay vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông,…) cố nhiên làm cho “tôi” đau xót nhưng điều làm cho “tôi” đau xót nhất là sự thay đổi diện mạo về tình thần ở Nhuận Thổ. Sự thay đổi đó thể hiện một cạch đột ngột qua chi tiết Nhuận Thổ “lấy một dáng điệu cung kính, chào rất rành mạch : Bẩm ông !”. Điều đó chứng tỏ tư tưởng đẳng cấp phong kiến đã ăn rất sâu vào đầu óc Nhuận Thổ, và nếu vậy thì Nhuận Thổ, cũng như nông dân lao động Trung Quốc, không bao giờ được đổi đời.

Có một điều không thay đổi ở Nhuận Thổ là tình bạn nằm tận đáy lòng đối với “tôi”. Bởi vậy, đến thăm bạn cũ, dù nhà rất nghèo túng, anh vẫn không quên mang theo một bọc giấy gói “ít đậu xanh của nhà phơi khô” để tặng bạn. Cần đối chiếu điều không thay đổi này với sự thay đổi trong cách xưng hô của Nhuận Thổ đối với “tôi” để thấy tác hại của lễ giáo phong kiến và qua đó, thấy sự phê phán sâu sắc của tác giả.

4. Câu 4, trang 218 – 219, SGK.

Trả lời:

a) tự sự

b) miêu tả

c) nghị luận

Em tự phân tích tác dụng của từng phương thức biểu đạt và sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn cảnh.

5*. a) Cố hương có mấy nhân vật chính ? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm ? Vì sao ?

c) Ngoài các nhân vật chính và nhân vật phụ, còn loại nhân vật nào nữa không ? Tác dụng của những loại nhân vật ấy ?

Trả lời:

a) Có thể chỉ ra ngay hai nhân vật chính. Vấn đề là xác định nhân vật nào là nhân vật trung tâm.

Cho đến nay, còn 3 ý kiến khác nhau :

– Cả hai đều có vai trò như nhau nên không có nhân vật trung tâm.

– Nhuận Thổ là nhân vật trung tâm vì đó là nhân vật xuất hiện nổi bật nhất trong tác phẩm, vì qua nhân vật đó tác giả đã phê phán tội ác của xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến và từ thực tế cuộc đời Nhuận Thổ, tác giả mới suy nghĩ về con đường đi của xã hội Trung Quốc, của những người nông dân Trung Quốc.

Người viết SGK tán thành ý kiến thứ ba. Nếu tán thành, các em có thể đi sâu phân tích kĩ hơn. Đây là một đề mở, bước đầu rèn luyện tư duy phản biện nên có thể phát biểu thoải mái. Em có thể tán thành ý kiến thứ nhất, hoặc thứ hai, miễn là lập luận có căn cứ.

b) Ít nhất cũng có thể chỉ ra Cố hương có 4 nhân vật phụ là Hoàng, Thuỷ Sinh, mẹ của “tôi” và thím Hai Dương. Có thể phân tích vị trí, tác dụng của nhân vật mẹ “tôi” hoặc thím Hai Dương song không thể chỉ phân tích một mình Thuỷ Sinh hoặc Hoàng vì tác giả đã có dụng ý rất sâu sắc khi cho hình tượng hai em bé này đi “song hành” với nhau để đối chiếu với một cặp nhân vật cũng đi “song hành” khác là “tôi” và Nhuận Thổ trong quá khứ cũng như “tôi” và Nhuận Thổ trong hiện tại. Đây cũng là một đề mở, các em có rất nhiều ý để phát biểu.

Chẳng hạn, sự xuất hiện của thím Hai Dương :

– Cho thấy rõ sự xuống dốc của “cố hương”, không chỉ về cuộc sống vật chất mà cả diện mạo tinh thần.

– Thím Hai Dương xuất hiện trước, tự nhắc lại những quan hệ trước đây với “tôi” mà “tôi” vẫn không hình dung ra, trong lúc mẹ “tôi” mới nhắc đến tên Nhuận Thổ là lập tức bao kỉ niệm thời thơ ấu giữa “tôi” và Nhuận Thổ đã tuôn ra ào ạt. Sự hững hờ của “tôi” đối với thím Hai Dương đã tô đậm thêm tình bạn thắm thiết thời thơ ấu giữa “tôi” và Nhuận Thổ, từ đó, cũng tô đậm thêm màu sắc bi kịch của tình trạng “cách bức” giữa “tôi” và Nhuận Thổ hiện nay…

c) Có thể nêu thêm những hình tượng nhân vật không tên và nhân vật đám đông, một loại hình tượng xuất hiện khá phổ biến trong truyện ngắn Lỗ Tân. Dưới bàn tay danh thủ truyện ngắn Lỗ Tấn, không có một chi tiết thừa, một nhân vật thừa, dù là nhân vật đám đông. Các em hãy suy ngẫm về ý nghĩa của những dòng sau đây : “Kẻ đến đưa chân, người đến lấy đồ đạc. Có kẻ vừa đưa chân vừa lấy đồ đạc. Gần tối, chúng tôi xuống thuyền thì tất cả đồ đạc trong ngôi nhà cũ, hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét.”

6*. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới :

“Tôi đang mơ màng thì trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm. Tôi nghĩ bụng : Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất ; kì thực trên mặt đầt vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”

a) Cuối tác phẩm, vì sao tác giả lại cho xuất hiện cảnh tượng “trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm…” ?

b) Ý nghĩ của nhân vật “tôi” : “Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư.” có mối liên hệ nội tại với cảnh tượng nói trên như thế nào ?

Trả lời:

a) Cần lưu ý là cảnh tượng đẹp đẽ này giống hệt cảnh tượng “bỗng hiện lên trong kí ức tôi” khi vừa nghe mẹ báo tin là Nhuận Thổ sắp đến thăm. Mặt khác, cũng cần biết “lam thiên viên nguyệt” (chữ trong nguyên văn, nghĩa là “vầng trăng tròn trên vòm trời xanh đậm”) là một cảnh đẹp giàu ý nghĩa biểu tượng, tượng trưng cho những gì tươi sáng. Cho nên, đây là một hình ảnh mang ý nghĩa song trùng : vừa gợi lên niềm lưu luyến đối với những kỉ niệm đẹp thuở ấu thơ khi còn ngày ngày vui chơi với Nhuận Thổ, vừa hi vọng những cảnh đời tươi vui, trong sáng như thế có thể xuất hiện lại.

b) Nhờ hàm nghĩa thứ hai của cảnh tượng đẹp nói trên nên chuyển sang bàn về vấn đề “hi vọng” là rất tự nhiên, hợp lôgíc.

Nguyên văn câu bàn về hi vọng là : “Hi vọng bản vô sở vị hữu, vô sở vị vô đích.” nên dịch như học giả Trương Chính là quá thoát. Có thể và cần sửa lại : “Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là có, đâu là không“. Vì có, không, không đồng nghĩa với thực, hư. Và nói có, không thì mới dẫn tới sự xuất hiện hình ảnh con đường ở sau một cách tự nhiên.

c) Tác giả có tính phê phán sâu sắc này nhằm vạch ra nguyên nhân tạo nên cuộc sống bi thảm của nông dân, song mục đích cuối cùng là kêu gọi họ đứng dậy đấu tranh để thoát khỏi cảnh cùng khổ, thực hiện lí tưởng tốt đẹp của mình. Động cơ trong sáng ở cuối tác phẩm đã thăng hoa thành một hình ảnh giàu tính biểu tượng, đã trở thành một danh ngôn, không chỉ phù hợp với tình cảnh nông dân Trung Quốc đương thời mà còn trở thành một phương châm sống, hành động phù hợp với bất cứ ai muốn vươn mình lên phía trước.

7. Hãy chỉ ra tác dụng của việc sử dụng phép so sánh trong Cố hương.

Trả lời:

Cần lưu ý việc sử dụng phép so sánh trong việc tả ngoại hình Nhuận Thổ, thím Hai Dương và thể hiện niềm hi vọng của nhân vật “tôi”.

Có thể tham khảo gợi ý cho câu 6 ở trên để phân tích việc sử dụng phép so sánh trong lúc thể hiện niềm hi vọng của nhân vật “tôi”, còn việc sử dụng phép so sánh trong việc tả ngoại hình Nhuận Thổ, thím Hai Dương thì tương đối dễ, HS nào cũng làm được.

chúng tôi