Soạn Sinh 8 Bài Vệ Sinh Hệ Bài Tiết Nước Tiểu / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Sinh 8 Bài 40: Vệ Sinh Hệ Bài Tiết Nước Tiểu (Ngắn Gọn Nhất)

1. Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

1.1. Trả lời câu hỏi SGK

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 40 trang 129:

– Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào đến sức khỏe ?

– Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả như thế nào tới sức khỏe ?

– Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có thể ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe ?

Trả lời:

– Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái sẽ dẫn tới suy thận toàn bộ.

– Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương: từng mảng tế bào thận có thể bị sưng phồng làm tắc ống thận hoặc thậm chí bị chết và rụng ra làm cho nước tiểu trong ống hòa thẳng vào máu

– Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có thể khiến cho việc bài tiết nước tiểu bị tắc nghẽn.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 40 trang 130: 

Điền vào các ô trống bảng 40 bằng các nội dung thích hợp.

Trả lời:

*) Các thói quen sống khoa học:

– Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu

– Khẩu phần ăn uống hợp lý:

– Không ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.

– Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

– Uống đủ nước

– Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu

*) Cơ sở khoa học 

– Hạn chế tác hại của vi khuẩn, vi sinh vật

 - Không để thận làm việc quá nhiều, tránh hình thành sỏi thận.

– Hạn chế các chất độc hại đi vào cơ thể.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lọc máu

– Giúp cho việc bài tiết được liên tục.

– Tránh hình thành sỏi

1.2. Giải bài tập SGK

Bài 1 (trang 40 sgk Sinh học 8) : 

Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?

Lời giải:

   – Những thói quen em có : Đi tiểu đúng lúc, khẩu phần ăn uống hợp lí

   – Những thói quen em chưa có: Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

Bài 2 (trang 130 sgk Sinh học 8) : 

Thử đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học nếu em chưa có

Lời giải:

 Kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học

    – Ăn uống đủ bữa, không bỏ bữa.

    – Khẩu phần ăn uống hợp lí.

    – Uống đủ nước.

    – Vệ sinh thân thể hàng ngày.

    – Không nhịn đi vệ sinh quá lâu.

1.3. Bộ câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Những giai đoạn nào xảy ra trong quá trình tạo ra nước tiểu chính thức?

   A. Tạo nước tiểu đầu, vận chuyển nước tiểu đầu vào bóng đái, hấp thụ lại.

   B. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở nang cầu thận, vận chuyển đến bóng đái.

   C. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở ống thận, bài tiết tiếp.

   D. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại, vận chuyển ngược về cầu thận.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Quá trình tạo nước tiểu chính thức đến bóng đái trải qua các giai đoạn từ lọc máu tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở ống thận, bài tiết tiếp thành nước tiểu chính thức mới đưa đến bóng đái.

Câu 2: Thói quen nào có lợi cho sức khỏe của thận?

   A. Ăn nhiều đồ mặn.

   B. Ăn thật nhiều nước.

   C. Nhịn tiểu lâu.

   D. Tập thể dục thường xuyên.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Tập thể dục giúp các cơ quan trong cơ thể trao đồi chất tích cực và có nguồn năng lượng lành mạnh.

Câu 3: Tác nhân nào gián tiếp gây hại thận?

   A. Thức ăn mặn

   B. Ăn các thức ăn nhiều cholesteron (1 thành phần tạo sỏi)

   C. Sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm các cơ quan khác

   D. Nhịn tiểu lâu

Chọn đáp án: C

Giải thích: Các vi khuẩn gây viêm ở các cơ quan khác có thể gián tiếp gây hư hại cấu trúc thận dẫn tới viêm cầu thận.

Câu 4: Nguyên nhân nào không dẫn tới hiện tượng tiểu đêm nhiều lần?

   A. Vận động mạnh

   B. Viêm bàng quang

   C. Sỏi thận

   D. Suy thận

Chọn đáp án: A

Giải thích: Vận động mạnh cần nhiều năng lượng nên hệ bài tiết cần hoạt động tích cực nhưng hầu hết nước được bài tiết qua tuyến mồ hôi ở da nên không gây buồn tiểu đêm.

Câu 5: Tác nhân nào không gây cản trở cho hoạt động bài tiết nước tiểu?

   A. Sỏi thận

   B. Bia

   C. Vi khuẩn gây viêm

   D. Huyết áp

Chọn đáp án: B

Giải thích: Bia là một thức uống lợi tiểu.

Câu 6: Nước tiểu chính thức thường có màu gì là dấu hiệu của cơ thể khỏe mạnh?

   A. Màu vàng nhạt

   B. Màu đỏ nâu

   C. Màu trắng ngà

   D. Màu trắng trong

Chọn đáp án: A

Giải thích: Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt (pH khoảng 6-6,5) là dấu hiệu của hệ bài tiết khỏe mạnh.

Câu 7: Vì sao khi điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, nước tiểu thường có mùi kháng sinh?

   A. Dấu hiệu báo vi khuẩn xâm nhập vào đường bài tiết

   B. Lượng thuốc khác sinh đưa vào người bị thừa

   C. Thuốc kháng sinh đến các đơn vị thận để tiêu diệt vi khuẩn trong máu

   D. Kháng sinh được đưa ra ngoài cơ thể nhờ đường bài tiết

Chọn đáp án: D

Giải thích: Các thuốc kháng sinh thường được bào chế để chỉ tồn tại trong cơ thể một thời gian nhất định, sau đó chúng sẽ phân rã hoặc được cơ thể bài tiết thông qua đường nước tiểu.

Câu 8: Vì sao nhịn tiểu lâu lại không có cảm giác buồn tiểu nữa?

   A. Cơ thể bài tiết nước bằng đường khác

   B. Nước tiểu chính thức được vận chuyển lại để hấp thụ lại

   C. Não bộ không đưa ra tín hiệu “cần đi tiểu” nữa

   D. Tất cả đáp án trên đều sai

Chọn đáp án: B

Giải thích: Nếu bóng đái quá căng trong thời gian dài, một lượng nước tiểu sẽ được vận chuyển lại ống thận và hấp thụ lại.

Câu 9: Vì sao cơ thể có thể sống chỉ với một quả thận?

   A. Một quả thận vẫn có thể thực hiện bài tiết để duy trì sự sống cho cơ thể.

   B. Thận cắt đi có thể tái tạo lại.

   C. Bình thường cơ thể chỉ có 1 quả thận hoạt động.

   D. Cơ thể có các cơ quan bài tiết khác, thận không phải cơ quan bài tiết chính.

Chọn đáp án: A

Giải thích: 2 quả thận có cấu tạo giống nhau, một quả thận có khả năng lọc máu bài tiết cho cơ thể đủ để duy trì sự sống nhưng sẽ khiến thận phải hoạt động mệt mỏi.

Câu 10: Vì sao có hiện tượng đi tiểu ra máu?

   A. Thận lọc không kĩ, máu ở nước tiểu đầu không được hấp thụ lại

   B. Màng lọc ở cầu thận và nang thận bị rò

   C. Ống thận bị chết và rụng ra

   D. Một cơ chế thay máu theo đường bài tiết

Chọn đáp án: C

Giải thích: Khi cấu trúc thận bị tổn thương, ống thận có thể bị sưng, tắc, chết và rụng ra khiến máu và nước tiểu hòa vào nhau.

1.4. Lý thuyết trọng tâm

I. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu.

* Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ như sau:

* Khi đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn bởi sỏi, gây tình trạng bí tiểu hay không đi tiểu được

– Người bệnh đau dữ dội và có thể kèm theo sốt

– Nếu không được cấp cứu kịp thời cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

II. Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:

Soạn sinh 8 bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu (ngắn gọn nhất) file DOC

Soạn sinh 8 bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu (ngắn gọn nhất) file PDF

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.

Lý Thuyết Sinh Học Lớp 8 Bài 40: Vệ Sinh Hệ Bài Tiết Nước Tiểu

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Bài: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

A. LÝ THUYẾT

I. MỘT SỐ TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY HẠI CHO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

– Các tác nhân làm cho hoạt động lọc máu tạo nước tiểu đầu kém hiệu quả, bị ngưng trệ hoặc ách tắc:

+ Vi khuẩn gây viêm các cơ quan, bộ phận khác (tai, mũi, họng …) gián tiếp gây viêm cầu thận → cầu thận bị hư hại →​ các cầu thận còn lại làm việc quả tải → suy thoái dần → ​suy thận toàn bộ.

– Các tác nhân ảnh hưởng tới hoạt động hấp thu lại và bài tiết tiếp của thận:

+ Tế bào ống thận thiếu oxi, do làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ → làm việc kém hiệu quả hơn.

+ Tế bào ống thận bị đói oxi lâu dài hoặc bọ đầu độc bởi chất độc (thủy ngân, asen, các độc tố vi khuẩn…) → từng màng tế bào ống thận bị sưng phồng → tắc ống thận hoặc bị chết và rụng → nước tiểu hòa thẳng vào máu.

– Tác nhân ảnh hưởng hoạt động bài tiết nước tiểu:

+ Các chất vô cơ, hữu cơ có trong nước tiểu: axit uric, canxi, photphat … có thể kết dính nồng độ cao và pH thích hợp → viên sỏi → ​tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu.

+ Bể thận, ống đái, ống dẫn nước tiểu có thể bị viêm do vi khuẩn theo đường nước tiểu đi lên gây ra.

II. CẦN CÂY DỰNG CÁC THÓI QUEN SỐNG KHOA HỌC ĐỂ BẢO VỆ HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU TRÁNH TÁC NHÂN GÂY HẠI

B. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những giai đoạn nào xảy ra trong quá trình tạo ra nước tiểu chính thức?

A. Tạo nước tiểu đầu, vận chuyển nước tiểu đầu vào bóng đái, hấp thụ lại.

B. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở nang cầu thận, vận chuyển đến bóng đái.

C. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở ống thận, bài tiết tiếp.

D. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại, vận chuyển ngược về cầu thận.

Câu 2: Thói quen nào có lợi cho sức khỏe của thận?

A. Ăn nhiều đồ mặn.

B. Ăn thật nhiều nước.

C. Nhịn tiểu lâu.

D. Tập thể dục thường xuyên.

Câu 3: Tác nhân nào gián tiếp gây hại thận?

A. Thức ăn mặn

B. Ăn các thức ăn nhiều cholesteron (1 thành phần tạo sỏi)

C. Sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm các cơ quan khác

D. Nhịn tiểu lâu

Câu 4: Nguyên nhân nào không dẫn tới hiện tượng tiểu đêm nhiều lần?

A. Vận động mạnh

B. Viêm bàng quang

C. Sỏi thận

D. Suy thận

Câu 5: Tác nhân nào không gây cản trở cho hoạt động bài tiết nước tiểu?

Câu 6: Nước tiểu chính thức thường có màu gì là dấu hiệu của cơ thể khỏe mạnh?

A. Màu vàng nhạt

B. Màu đỏ nâu

C. Màu trắng ngà

D. Màu trắng trong

Câu 7: Vì sao khi điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, nước tiểu thường có mùi kháng sinh?

A. Dấu hiệu báo vi khuẩn xâm nhập vào đường bài tiết

B. Lượng thuốc khác sinh đưa vào người bị thừa

C. Thuốc kháng sinh đến các đơn vị thận để tiêu diệt vi khuẩn trong máu

D. Kháng sinh được đưa ra ngoài cơ thể nhờ đường bài tiết

Câu 8: Vì sao nhịn tiểu lâu lại không có cảm giác buồn tiểu nữa?

A. Cơ thể bài tiết nước bằng đường khác

B. Nước tiểu chính thức được vận chuyển lại để hấp thụ lại

C. Não bộ không đưa ra tín hiệu “cần đi tiểu” nữa

D. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 9: Vì sao cơ thể có thể sống chỉ với một quả thận?

A. Một quả thận vẫn có thể thực hiện bài tiết để duy trì sự sống cho cơ thể.

B. Thận cắt đi có thể tái tạo lại.

C. Bình thường cơ thể chỉ có 1 quả thận hoạt động.

D. Cơ thể có các cơ quan bài tiết khác, thận không phải cơ quan bài tiết chính.

Câu 10: Vì sao có hiện tượng đi tiểu ra máu?

A. Thận lọc không kĩ, máu ở nước tiểu đầu không được hấp thụ lại

B. Màng lọc ở cầu thận và nang thận bị rò

C. Ống thận bị chết và rụng ra

D. Một cơ chế thay máu theo đường bài tiết

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 38: Bài Tiết Và Cấu Tạo Hệ Bài Tiết Nước Tiểu

Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 102 VBT Sinh học 8): Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?

Trả lời:

Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ hoạt động trao đổi chất của tế bào, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cho cơ thể.

Bài tập 2 (trang 102-103 VBT Sinh học 8): Chọn câu trả lời đúng nhất

Trả lời:

1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm những cơ quan nào?

a) Thận, cầu thận, bóng đái.

c) Thận, bóng đái, ống đái.

b) Thận, ống thận, bóng đái.

d) Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

2. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là?

3. Cấu tạo của thận gồm:

a)Phần vỏ, phần tủy, bể thận, ống dẫn nước tiểu.

b)Phần vỏ, phần tủy, bể thận.

c)Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng, bể thận.

d)Phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.

4. Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:

a) Cầu thận, nang cầu thận.

c) Cầu thận, ống thận.

b) Nang cầu thận, ống thận.

d) Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

1. Chức năng của các cơ quan bài tiết là gì?

Các cơ quan bài tiết giúp cơ thể lọc thải các chất dư thừa và chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong

2. Trong cơ thể có những cơ quan nào tham gia vào sự bài tiết?

Sự bài tiết do phổi, thận và da đảm nhiệm. Trong đó, phổi đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết khí CO 2, thận đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết các chất thải khác qua nước tiểu, da bài tiết qua mồ hôi.

3. Nêu rõ các thành phần của hệ bài tiết nước tiểu?

Hệ bài tiết gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Trong đó, thận gồm 2 quả với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng (mỗi đơn vị gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận) để lọc máu và hình thành nước tiểu.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 103 VBT Sinh học 8): Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?

Trả lời:

Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, …) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Bài tập 2 (trang 104 VBT Sinh học 8):

– Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì?

– Việc bài tiết các sản phẩm thải do các cơ quan nào đảm nhiệm?

Trả lời:

– Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là CO 2, mồ hôi, nước tiểu.

– Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên :

Bài tập 3 (trang 104 VBT Sinh học 8): Nêu cấu tạo và chức năng của thận.

Trả lời:

– Thận gồm 2 quả, mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

– Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:

+ Cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu)

+ Nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận)

+ Các ống thận.

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Sinh Học 8 Bài 50 Vệ Sinh Mắt

Soạn Sinh học 8 Bài 50 Vệ sinh mắt thuộc: CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

Lý thuyết:

I. Các tật của mắt

1. Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

Ở người bị cận thị, khi nhìn như người bình thường, ảnh của vật thường ở phía trước màng lưới, muốn cho ảnh rơi đúng trên màng lưới để nhìn rõ phải đưa vật lại gần hơn. Nguyên nhân cận thị có thể là tật bẩm sinh do cầu mắt dài, hoặc do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường, làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn (hình 50-1).

Cách khắc phục trong những trường hợp này : muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường phải đeo kính cận (kính có mặt lõm – kính phân kì) để làm giảm độ hội tụ, làm cho ảnh lùi về đúng màng lưới (hình 50-2).

Phổ biến nhất là bệnh đau mắt hột do một loại virut gây nên, thường có trong dử mắt. Bệnh dễ lây lan do dùng chung khăn, chậu với người bệnh, hoặc tắm rửa trong ao hồ tù hãm. Người bị đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lòng mi quặp vào trong (lòng quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa. Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt. Ngoài đau mắt hột còn có thể bị đau mắt đỏ, đau mắt do bị viêm kết mạc làm thành màng, mộng, phải khám và điều trị kịp thời.

Câu hỏi cuối bài:

1. Cận thị là do đâu? Làm thế nào để nhìn rõ?

– Cận thị là do:

+ Bẩm sinh cầu mắt dài.

+ Không giữ vệ sinh khi dọc sách.

– Muôn nhìn rõ, người cận thị phải đeo kính mặt lõm.

2. Tại sao người già thường phải đeo kính lão?

Người già thường phải đeo kính lão.

Người già phải đeo kính lão (kính hội tụ) do thủy tinh thể bị lão hóa mất khả năng điều tiết. Kính hội tụ giúp kéo ảnh của vật từ phía sau về đúng màng lưới để mắt nhìn rõ vật.

3. Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều?

Không nên đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng, không nên nằm đọc sách.

– Không nên đọc sách ờ nơi thiếu ánh sáng để tránh cho mắt phải điều tiết quá nhiều, lâu dần gây tật cho mắt.

– Không nên nằm đọc sách vì khoảng cách giữa sách và mắt không ổn định, không phù hợp, làm cho mắt phải điều tiết nhiều, lâu dần cũng gây tật cho mắt.

– Không nên đọc sách trên tàu xe bị xóc nhiều vì tầm nhìn không ổn định và bị chao đảo sẽ dễ gây ra tật cận thị hoặc viễn thị.

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học