Soạn Sinh 8 Bài 9 Trang 32 / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Sinh Học 8 Bài 32: Chuyển Hóa

Soạn sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa thuộc CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

Đề bài

– Quan sát sơ đồ hình 32-1, hãy cho biết sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?

– Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hoá vật chất năng lượng.

– Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào?

– Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm quá trình đồng hóa và dị hóa.

– Phân biệt trao đổi chất và sự chuyển hóa vật chất và năng lượng:

Trao đổi chất là mặt biểu hiện bên ngoài của các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, còn sự chuyển hóa vật chất và năng lượng là quá trình biến đổi chất có tích lũy và giải phóng năng lượng xảy ra bên trong các tế bào.

– Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động sau:

+ Co cơ để sinh công

+ Cung cấp cho quá trình đồng hóa tổng hợp chất mới

+ Sinh nhiệt bù đắp phần nhiệt của cơ thể bị mất do tỏa nhiệt

Đề bài

– Lập bảng so sánh đồng hoá dị hoá. Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá.

– Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?

* So sánh đồng hóa và dị hóa:

– Giống nhau: Đều xảy ra trong tế bào

– Khác nhau:

– Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:

+ Sản phẩm của đồng hóa là nguyên liệu của dị hóa và ngược lại

+ Do đó, năng lượng được tích luỹ ở đồng hoá sẽ được giải phóng trong quá trình dị hoá để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hoá. Hai quá trình này trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau.

+ Nếu không có đồng hoá thì không có nguyên liệu cho dị hoá và ngược lại không có dị hoá thì không có năng lượng cho hoạt dộng đồng hoá.

Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể (khác nhau vể độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ thuộc vào:

– Lứa tuổi: Ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá lớn hơn dị hoá, ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại lớn hơn đồng hoá.

– Vào thời điểm lao động, dị hoá lớn hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghỉ ngơi đồng hoá mạnh hơn dị hoá.

Đề bài

Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao?

Khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng. Vì khi cơ thể nghỉ ngơi vẫn cần năng lượng để duy trì cho mọi hoạt động, duy trì sự sống; năng lượng này cần ít hơn khi cơ thể ở trạng thái hoạt động.

Giải bài 1 trang 104 SGK Sinh học 8.

Hãy giải thích vì sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào bao gồm quá trình đồng hóa tổng hợp các sản phẩm đặc trưng cho tế bào của cơ thể, tiến hành song song với quá trình dị hóa để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.

Giải bài 2 trang 104 SGK Sinh học 8.

Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống ?

Bởi vì:

Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng, năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống.

Giải bài 3 trang 104 SGK Sinh học 8.

Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa và tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết.

Sự khác biệt giữa đồng hoá và tiêu hoá

– Tổng hợp từ các chất đơn giản (chất dinh dưỡng cũa quá trình tiêu hoá) thành chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể.

– Tích luỹ năng lượng ở các liên kết hoá học.

Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu.

– Sự khác biệt giữa dị hoá với bài tiết:

Dị hoá là quá trình phân giải các chất phức tạp (sản phẩm của đồng hoá) thành những chất đơn giản

– Bẻ gãy liên kết hoá học và giải phóng năng lượng dùng cho các hoạt động của cơ thể.

Thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác ra môi trường ngoài như phân, nước tiểu, mồ hôi, CO2… để duy tri tính ổn định của môi trường trong.

Giải bài 4 trang 104 SGK Sinh học 8.

Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa

Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào bao gồm hai quá trình mâu thuẫn, đối nghịch nhau là đồng hóa và dị hóa.

Đồng hóa là quá trình biến đổi chất dinh dưỡng do môi trường trong cung cấp thành sản phẩm đặc trưng của tế bào. Đó chính là sự tổng hợp chất của tế bào. Trong quá trình đó, năng lượng được tích lũy dưới dạng các liên kết hóa học của vật chất trong tế bào.

Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong tế bào để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. Sự dị hóa tạo ra các sản phẩm phân hủy và khí CO2.

Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau song gắn bó chặt chẽ với nhau.

Xem Video bài học trên YouTube

Là một giáo viên Dạy cấp 2 và 3 thích viết lạch và chia sẻ những cách giải bài tập hay và ngắn gọn nhất giúp các học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất

Lý Thuyết Sinh Học Lớp 9 Bài 32

I. KHÁI NIỆM KĨ THUẬT GEN VÀ CÔNG NGHỆ GEN

– Kĩ thuật gen (kĩ thuật di truyền) là các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền.

– Thể truyền: là 1 phân tử ADN nhỏ có khả năng tự nhân đôi 1 cách độc lập với hệ gen của TB cũng như có thể gắn vào hệ gen của tế bào. Ví dụ: plasmit, virut hoặc 1 số NST nhân tạo…

– Các khâu của kĩ thuật gen:

+ Bước 1: Tách ADN của tế bào cho và phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut

+ Bước 2: Tạo ADN tái tổ hợp. ADN ở tế bào cho và ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ enzim cắt chuyên biệt. Ghép ADN tế bào cho và ADN làm thể truyền bằng enzim nối.

+ Bước 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện

– Mục đích: tạo được các phân tử ADN lai tổng hợp ra những phân tử protein những sản phẩm biến đổi gen (vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật …).

– Công nghệ gen là: ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.

II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN

1. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới

– Ứng dụng tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học (axit amin, protein, vitamin, enzim, hoocmon, kháng sinh …) với số lượng lớn và giá thành rẻ.

– Tế bào nhận dùng phổ biến hiện nay là chúng tôi và nấm men. Vì chúng có các ưu điểm: dễ nuôi cấy và có khả năng sinh sản nhanh → Tăng nhanh số bản sao của gen được chuyển gen.

– Ví dụ: dùng chủng chúng tôi được cấy gen mã hóa hoocmon insulin ở người trong sản xuất thì giá thành insulin rẻ hơn nhiều so với trước đây phải tách chiết từ mô động vật.

2. Tạo giống cây trồng biến đổi gen

– Là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý (năng suất, hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ và chịu được các điều kiện bất lợi, tăng thời gian bảo quản, khó bị dập nát …) vào cây trồng.

– Ví dụ:

+ Chuyển gen tổng hợp β – caroten (tiền vitamin A) tạo giống lúa giàu vitamin A.

+ Chuyển gen kháng sâu Bt tạo cây bông kháng sâu bệnh.

+ Chuyển gen kháng được nhiều loại thuốc diệt cỏ từ thuốc lá cảnh vào đậu tương, chuyển gen kháng virut gây thối vào củ khoai tây…

3. Tạo động vật biến đổi gen

– Thành tựu chuyển gen vào động vật còn hạn chế vì các hiệu quả phụ do gen được chuyển gây ra ở động vật biến đổi gen.

– 1 số thành tựu:

+ Trên thế giới,chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn, hàm lượng mỡ ít hơn lợn bình thường (xuất hiện các vấn đề: tim to, hay bị loét dạ dày, viêm da)…

+ Ở Việt Nam, chuyển được gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng ở người vào cá trạch.

– Công nghệ sinh học là ngành sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.

– Công nghệ sinh học bao gồm các lĩnh vực:

+ Công nghệ tế bào thực vật và động vật.

+ Công nghệ chuyển nhân và phôi.

+ Công nghệ sinh học xử lí môi trường.

+ Công nghệ lên men.

+ Công nghệ enzim/protein.

+ Công nghệ gen là công nghệ cao và là công nghệ quyết định sự thành công của cuộc cách mạng sinh học.

+ Công nghệ sinh học y – dược.

Công nghệ sinh học là hướng ưu tiên đầu tư và phát triển trên thế giới và ở Việt Nam vì ngành công nghệ này có hiệu quả kinh tế và xã hội cao.

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 32: Chuyển Hóa

Bài 32: Chuyển hóa

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 82 VBT Sinh học 8):

1. Quan sát sơ đồ hình 32 – 1 SGK, hãy cho biết sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?

2. Phân biệt trao đổi chất với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.

3. Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động gì?

Trả lời:

1. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm quá trình đồng hóa và dị hóa.

2.– Trao đổi chất gồm cấp độ tế bào và cơ thể: là quá trình tế bào nhận chất dinh dưỡng và khí ôxi từ máu và nước mô; đồng thời thải các chất thải ra môi trường ngoài.

– Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng là biểu hiện bên trong của quá trình trao đổi chất. Gồm 2 quá trình: tổng hợp chất, tích lũy năng lượng, đồng thời xảy ra quá trình ôxi hóa để phân giải chất và giải phóng năng lượng.

3. Năng lượng giải phóng ở tế bào cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào (để sinh công, tổng hợp chất mới, sinh ra nhiệt bù vào phần nhiệt đã mất…)

Bài tập 2 (trang 83-84 VBT Sinh học 8):

Trả lời:

1. Bảng so sánh:

2. Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:

– Đồng hóa tạo nguyên liệu cho dị hóa.

– Dị hóa cung cấp năng lượng cho đồng hóa.

→ Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau nhưng thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau.

3. Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thì sẽ khác nhau:

– Lứa tuổi: ở người trẻ thì đồng hóa lớn hơn dị hóa; ở người già thì dị hóa nhỏ hơn đồng hóa.

– Trạng thái: khi hoạt động dị hóa lớn hơn đồng hóa; khi nghỉ ngơi đồng hóa nhỏ hơn dị hóa.

Bài tập 3 (trang 84 VBT Sinh học 8): Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao?

Trả lời:

Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” vẫn tiêu dùng năng lượng.

Khi đó, cơ thể nằm nghỉ không cử động, chỉ một phần năng lượng tiêu tốn cho hoạt động của tuần hoàn, hô hấp và bài tiết, còn phần lớn là dùng năng lượng để duy trì thân nhiệt.

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 83 VBT Sinh học 8): Chọn các từ, cụm từ: chuyển hóa, vật chất và năng lượng, đối lập, thống nhất, giải phóng năng lượng, quá trình tổng hợp, phân giải các chất, đặc trưng điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Trả lời:

Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng bao gồm hai mặt đối lập nhưng thống nhất là đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của cơ thể và tích lũy năng lượng. Dị hóa là quá trình phân giải các chất phức tạp thành sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng. Tương quan giữa đồng hóa và dị hóa phụ thuộc vào độ tuổi, vào giới, vào trạng thái cơ thể… Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng được điều hòa bằng hai cơ chế: thần kinh và thể dịch.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 84 VBT Sinh học 8): Hãy giải thích vì sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Trả lời:

Mọi hoạt động sống của cơ thể đều gắn chặt với hoạt động sống của tế bào và đều cần năng lượng. Thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng vì:

Trong tế bào, quá trình đồng hóa gồm tổng hợp các chất (các chất đơn giản thành các chất đặc trưng) và tích lũy năng lượng, đồng thời xảy ra quá trình dị hóa gồm phân giải các chất (các chất phức tạp thành các chất đơn giản) và giải phóng năng lượng.

Bài tập 2 (trang 84 VBT Sinh học 8): Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?

Trả lời:

Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng, năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống.

Bài tập 3 (trang 84 VBT Sinh học 8): Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa với tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết.

Trả lời:

Bài tập 4 (trang 84 VBT Sinh học 8): Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa.

Trả lời:

Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm hai quá trình mâu thuẫn, đối nghịch nhau là đồng hóa và dị hóa.

– Đồng hóa là quá trình biến đổi chất đơn giản thành sản phẩm đặc trưng của tế bào. Trong quá trình đó, năng lượng được tích lũy dưới dạng các liên kết hóa học.

– Dị hóa là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản được tích lũy trong tế bào để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.

→ Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau nhưng thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau.

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giáo Án Sinh Học 9 Bài 32: Công Nghệ Gen

9A     9B

9C     9D

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1

I. Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen

– Kĩ thuật gen: Là các thao tác tác động lên ADN để chuyển 1 đoạn ADN mang 1 hoặc 1 cụm gen từ TB của loài cho sang TB của loài nhận, Nhờ thể truyền.

– Các khâu của kĩ thuật gen:

+ Tách ADN gồm tách ADN NST của TB cho và ADN làm thể truyền từ vi khuẩn, virus…

+ Tạo ADN tái tổ hợp ( ADN lai) nhờ enzim.

+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào TB nhận.

– Công nghệ gen: Là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.

II. Ứng dụng công nghệ gen.

? Kĩ thuật gen là gì. Mục đích của kĩ thuật gen.? Kĩ thuật gen gồm những khâu nào.(hs:3 khâu)

? Công nghệ gen là gì.

– GV y/c đại diện các nhóm trình bày trên sơ đồ hình 32 phóng to, chỉ rõ ADN tái tổ hợp.

– GV nhận xét nội dung trình bày của nhóm và y/c hs nắm được 3 khâu của kĩ thuật gen.

– GV giải thích: Việc chỉ huy tổng hợp prôtêin đã mã hoá trong đoạn đó để sang phần ứng dụng.

Hoạt động 2

– GV giới thiệu khái quát 3 lĩnh vựu chính.

– GV y/c hs ngh/cứu thông tin sgk → trả lời các câu hỏi sau:

? Mục đích tạo ra chủng vi SVmới là gì.? Nêu ví dụ cụ thể.

1.Tạo ra các chủng vi sinh vật mới.

– Các chủng vsv mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết ( Như aa, prôtêin, kháng sinh) với số lượng lớn và giá thành rẻ.

– Ví dụ: Dùng chúng tôi và nấm men cấy gen mã hoá → sản ra kháng sinh và hoocmon Insulin.

2. Tạo giống cây trồng phổ biến đổi gen.

– Tạo giống cây trồng biến đổi gen là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý vào cây trồng.

– Ví dụ: Cây lúa được chuyển gen quy định tổng hợp ò- Caroten ( tiền vitamin A) vào TB cây lúa → tạo ra giống lúa giàu Vitamin A.

– Ở Việt Nam: Chuyển gen kháng sâu kháng bệnh, tổng hợp Vitamin A, gen chín sớm vào cây lúa, ngô, khoai tây, đu đủ.

3. Tạo giống động vật biến đổi gen.

– Trên thế giới: Đã chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn giúp hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn.

– Ở Việt Nam: Chuyển gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng của người vào cá trạch.

– GV cho đại diện các nhóm trình bày.

– GV y/c hs ngh/cứu thông tin sgk và trả lời:

? Công việc tạo giống cây trồng biến đổi gen là gì.

? Cho ví dụ cụ thể.

– GV gọi 1 vài hs trả lời.

– GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và trả lời:

? Ứng dụng công nghệ gen để tạo ra động vật biến đổi gen thu được kết quả như thế nào.(hs: Nêu được hạn chế và thành tựu)

Hoạt động 3

III. Khái niệm công nghệ gen.

– Khái niệm công nghệ sinh học: Là ngành công nghệ sử dụng TB sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.

– Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học:

+ Công nghệ lên men…

+ Công nghệ tế bào…

+ Công nghệ chuyển nhân phôi.

– GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi theo lệnh sgk ( T94)

– GV cho đại diện các nhóm trình bày.

300 BÀI GIẢNG GIÚP CON LUYỆN THI LỚP 10 CHỈ 399K

Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 9 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Sinh học lớp 9 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học 9 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.