Soạn Sinh 8 Bài 20 Ngắn Nhất / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Công Nghệ 8 Bài 20 Ngắn Nhất: Dụng Cụ Cơ Khí

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT ĐƯỢC:

– HS biết được hình dạng cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí.

– Biết được công dụng và cách sử dụng các loại dụng cu cơ khí phổ biến.

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 8 Bài 20 ngắn gọn

1. Thước đo chiều dài

a) Thước lá

– Được chế tạo bằng thép, ít co giãn và không gỉ.

– Dày: 0,9 – 1,5 mm.

– Rộng: 10 – 25 mm.

– Dài: 150 – 1000 mm.

– Vạch đo: 1mm.

– Thước cặp dùng để: đo đường kinh trong, đường kính ngoài, chiều sâu và lỗ, … với những kích thước không lớn lắm.

– Chế tạo bằng thép (inox) không gỉ có độ chính xác cao (0,1 đến 0,05 mm).

1: Cán.

2, 7: Mỏ kẹp.

3: Khung động.

4: Vít hãm.

5: Thang chia độ chính.

6: Thước đo chiều sâu.

8: Thang chia độ của du xích.

Ngoài hai loại thước trên, người ta còn dùng compa đo trong, đo ngoài để kiểm tra kích thước của vật.

2. Thước đo góc

– Có hình dạng chữ L, tam giác vuông có các góc đặc biệt.

– Thước đo góc vạn năng: xác định các góc bất kì.

II. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 20 trang 67: Em hãy cho biết để đo các kích thước lớn, người ta dùng dụng cụ đo gì?

Để đo các kích thước lớn người ta dùng thước cuộn.

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 20 trang 68: Quan sát hình vẽ 20.2, em hãy nêu cấu tạo của thước cặp.

Cấu tạo thước cặp bao gồm: cán, mỏ, khung động, vít hãm, thang chia độ chính, thước đo chiều sâu và thang chia độ của du xích.

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 20 trang 68: Từ hình 20.3b, hãy nêu cách sử dụng thước đo góc vạn năng.

– Đặt mép trong thân thước trùng với 1 cạnh cần đo, tâm thước trùng với đỉnh góc.

– Di chuyển thanh gạt soa cho khe hở trên thanh gạt trùng với cạnh còn lại.

– Khi đó đọc được số đo của góc trên cung chia độ tại vị trí khe hở của thanh gạt.

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 20 trang 69: Em hãy nêu công dụng và cách sử dụng của các dụng cụ trên.

– Mỏ lết: tháo các loại ốc vít lớn nhỏ. Vặn khớp nối để tùy chỉnh rồi đưa vào miệng ốc vít và vặn sang trái hoặc phải để tháo hoặc vít vào.

– Cờ lê: tháo loại vít cố định tùy vào từng kích cỡ. Dùng như mỏ lết.

– Tua vít: tháo các loại ốc vít phù hợp với kích cỡ đầu tua vít.

– Kìm: vặn các loại ốc, vít đinh. Dùng lực để vặn.

– Ê tô: dùng để gia công, lắp ráp.

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 20 trang 69: Hãy quan sát hình 20.5 và nêu cấu tạo, công dụng của từng dụng cụ gia công.

– Búa: dùng để đập.

– Cưa: dùng để cắt các loại vật liệu cứng như gỗ.

– Đục: dùng để đục.

– Dũa: dùng để mài hoặc tạo hình một số vật liệu.

Soạn Bài 1 trang 70 ngắn nhất: Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Công dụng của chúng. Nêu cấu tạo của thước cặp.

– Thước đo chiều dài:

Thước lá: đo độ dài của chi tiết hoặc xác định kích thước của sản phẩm

Thước cặp: đo đường kính trong, đường kính ngoài và chiều sâu lỗ, … với những kích thước không lớn lắm.

– Thước đo góc: ê ke, ke vuông và thước đo vạn năng dùng để đo trị số thực của góc.

– Cấu tạo thước cặp:

Chế tạo bằng thép hợp kim không gỉ, có độ chính xác cao (0,1-0,05mm).

Cấu tạo thước cặp bao gồm: cán, mỏ, khung động, vít hãm, thang chia độ chính, thước đo chiều sâu và thang chia độ của du xích.

Soạn Bài 2 trang 70 ngắn nhất: Hãy nêu cách sử dụng các dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt.

– Dụng cụ tháo, lắp: mỏ lết, cờ lê, tua vít dùng để tháo lắp các loại bu lông và ốc vít phù hợp với kích cỡ.

– Dụng cụ kẹp chặt: kìm, eto dùng để kẹp chặt các loại vật liệu chi tiết tùy vào từng kích cỡ để sử dụng dụng cụ sao cho phù hợp.

Soạn Bài 3 trang 70 ngắn nhất: Nêu công dụng của các dụng cụ gia công.

– Búa: đóng, tháo lắp.

– Cưa: cắt vật liệu gỗ hoặc sắt.

– Đục: dùng để đục lỗ, cắt vật liệu.

– Dũa: mài, dũa vật liệu.

Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 20 tuyển chọn

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đó là dụng cụ đo và kiểm tra, dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt, dụng cụ gia công.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đó là thước đo chiều dài, thước đo góc.

Câu 3: Công dụng của thước cặp là:

A. Đo đường kính trong

B. Đo đường kính ngoài

C. Đo chiều sâu lỗ

D. Cả 3 đáp án trên

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đó là eke, ke vuông và thước đo góc vạn năng.

A. Mỏ lết

B. Búa

C. Kìm

D. Ke vuông

Vì mỏ lết và kìm là công cụ tháo lắp và kẹp chặt, ke vuông là dụng cụ đo và kiểm tra.

A. Cưa

B. Đục

C. Tua vít

D. Dũa

Vì tua vít là dụng cụ tháo lắp.

A. Xác định hình dáng

B. Xác định kích thước

C. Tạo ra sản phẩm cơ khí

D. Cả 3 đáp án trên

A. Êke

B. Ke vuông

C. Thước đo góc vạn năng

D. Thước cặp

A. Là thép hợp kim dụng cụ

B. Ít co dãn

C. Không gỉ

D. Cả 3 đáp án trên

A. Chiều dày: 0,9 – 1,5 mm

B. Chiều rộng: 10 – 25 mm

C. Chiều dài: 150 – 1000 cm

D. Các vạch cách nhau 1mm

Vì chiều dài : 150 – 1000 mm.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 20: Dụng cụ cơ khí trong SGK Công nghệ 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Soạn Sinh 10 Bài 8 Ngắn Nhất: Tế Bào Nhân Thực

Mục tiêu bài học

– Phân biệt được tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực; tế bào thực vật với tế bào động vật.

– Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, các bào quan (ribôxôm, ti thể, lạp thể, lưới nội chất…), tế bào chất, màng sinh chất.

Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 8 ngắn gọn

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực

– Có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ

– Có thành tế bào bằng Xenlulôzơ (Ở tế bào thực vật), hoặc kitin (ở tế bào nấm) hoặc có chất nền ngoại bào (ở tế bào động vật)

– Tế bào chất: Có khung tế bào, hệ thống nội màng và các bào quan có màng

– Nhân: Có màng nhân.

II. Cấu trúc của tế bào nhân thực 1. Nhân tế bào:

a. Cấu tạo

– Thường có dạng hình cầu, đường kính khoảng 5mm. Có lớp màng kép bao bọc.

– Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN và prôtêin) và nhân con.

– Trên màng nhân có nhiều lỗ nhỏ.

b. Chức năng.

– Lưu trữ thông tin di truyền.

– Quy định các đặc điểm của tế bào.

– Điều khiển các hoạt động sống của tế bào.

2. Lưới nội chất:

a. Cấu tạo.

– Là 1 hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau gồm lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt (có đính các hạt ribôxôm)

b. Chức năng.

– Là nơi tổng hợp prôtêin (lưới nội chất hạt)

– Tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại của tế bào, cơ thể (lưới nội chất trơn).

3. Ribôxôm.

a. Cấu tạo:

– Ribôxôm là bào quan không có màng.

– Cấu tạo từ: rARN và prôtêin

b. Chức năng:

– Là nơi tổng hợp prôtêin.

4. Bộ máy Gôngi:

a. Cấu tạo:

– Có dạng các túi dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia.

b. Chức năng

– Giữ chức năng lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.

Hướng dẫn Soạn Sinh 10 Bài 8 ngắn nhất

Câu hỏi trang 37 Sinh 10 Bài 8 ngắn nhất:

Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A, sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã nhận được các con ếch con từ các tế bào đã được chuyển nhân.

Em hãy cho biết các con ếch con này có đặc điểm của loài nào? Thí nghiệm này có thể chứng minh được điều gì về nhân tế bào?

– Các con ếch con sẽ có đặc điểm của loài B vì chúng được phát triển từ tế bào mang nhân của loài B.

Nhân mang thông tin di truyền quy định các tính trạng của tế bào.

Câu hỏi trang 38 Sinh 10 Bài 8 ngắn nhất:

Dựa vào hình 8.2 hãy cho biết những bộ phận nào của tế bào tham gia vào việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào?

Các thành phần tham gia là:

– Mạng lưới nội chất hạt: Vận chuyển, tiết ra dưới dạng các túi tiết.

– Bộ máy gôngi: Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm, xuất các protein hoàn chỉnh.

– Màng nguyên sinh: Xuất protein trong các túi tiết dưới dạng xuất bào.

Bài 1 trang 39 Sinh 10 Bài 8 ngắn nhất:

Mô tả cấu trúc của nhân tế bào.

– Nhân tế bào phần lớn có hình cầu với đường kính khoảng 5nm, được bao bọc bởi hai lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con.

– Nhân tế bào chứa vật chất di truyền và có chức năng điều khiển mọi hoạt động của tế bào.

Bài 2 trang 39 Sinh 10 Bài 8 ngắn nhất:

Nêu các chức năng của lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.

– Lưới nội chất là một hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau. Lưới nội chất có hai loại là lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt, chúng có chức năng như sau:

* Lưới nội chất trơn:

– Tổng hợp lipit.

– Chuyển hóa đường.

– Phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.

* Lưới nội chất hạt:

– Tổng hợp prôtêin tiết ra khỏi tế bào.

– Tổng hợp prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.

Bài 3 trang 39 Sinh 10 Bài 8 ngắn nhất:

Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy Gôngi.

– Cấu trúc của bộ máy Gôngi: Bộ máy Gôngi là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia.

– Chức năng của bộ máy Gôngi: Nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào. Prôtêin được tổng hợp từ ribôxôm trên lưới nội chất được gửi đến Gôngi bằng các túi tiết. Tại đây, chúng được gắn thêm các chất khác tạo nên các sản phẩm hoàn chỉnh rồi bao gói vào trong các túi tiết để chuyển đi các nơi trong tế bào hoặc tiết ra khối tế bào.

Bài 4 trang 39 Sinh 10 Bài 8 ngắn nhất:

a) Tế bào hồng cầu.

b) Tế bào bạch cầu

c) Tế bào biểu bì.

d) Tế bào cơ.

b) Tế bào bạch cầu

Lưới nội chất hạt phát triển nhiều nhất ở tế bào bạch cầu, vì bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và prôtêin đặc hiệu, mà prôtêin chỉ tổng hợp được ở lưới nội chất hạt là nơi có các riboxom tổng hợp prôtêin. Ngoài ra còn có các tuyến nội tiết và ngoại tiết cũng là nơi chứa nhiều lưới nội chất hạt vì chúng tiết ra hoocmôn và enzim cũng có thành phần chính là prôtêin.

Bài 5 trang 39 Sinh 10 Bài 8 ngắn nhất:

Nêu cấu tạo và chức năng của ribôxôm.

– Cấu tạo ribôxôm là bào quan có kích thước rất bé (khoảng 20 – 30nm) không có màng bao bọc. Ribôxôm chứa khoảng 50% prôtêin và 50% rARN. Trong tế bào nhân thực có tới hàng triệu ribôxôm, chúng nằm rải rác tự do trong tế bào chất hoặc đính trên mạng lưới nội chất hạt. Ribôxôm có nguồn gốc từ nhân con và có cả trong ti thể, lục lạp.

– Chức năng: Ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin. Khi tổng hợp prôtêin các ribôxôm có thể liên kết với nhau tạo thành phức hệ pôlixôm.

Bài 6 trang 39 Sinh 10 Bài 8 ngắn nhất:

Nêu các điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 10 Bài 8 hay nhất

Câu 1. Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc để cơ thể khỏi bị đầu độc?

Câu 2. Tại sao nói nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?

Câu 3. Trình bày thí nghiệm chứng tỏ nhân tế bào quyết định mọi đặc điểm của cơ thể.

Câu 4. Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa hệ thống lưới nội chất, bộ máy gôngi và màng sinh chất trong việc vận chuyển một prôtêin ra khỏi tế bào.

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 8 tuyển chọn

Câu 1: Bào quan riboxom không có đặc điểm nào sau đây?

A. Làm nhiệm vụ sinh học tổng hợp protein cho tế bào

B. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rARN và protein

C. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé

D. Bên ngoài được bao bọc bởi một màng photpholipit kép

Câu 2: Tế bào nào sau đây không có thành tế bào:

A. Tế bào vi khuẩn

B. Tế bào nấm men

C. Tế bào thực vật

D. Tế bào động vật

Câu 3: Cho các ý sau:

1. Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài

2. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền

3. Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan

4. Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ

5. Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của tế bào nhân thực?

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 4: Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là

A. Có màng nhân, có hệ thống các bào quan

B. Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt

C. Có thành tế bào bằng peptidoglican

D. Các bào quan có màng bao bọc

Câu 5: Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép

B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gòm ADN liên kết với protein

C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân

D. Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng

Câu 6: Lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?

A. Tổng hợp bào quan peroxixom

B. Tổng hợp protein

C. Tổng hợp lipit, phân giải chất đôc

D. Vận chuyển nội bào

Câu 7: Trong thành phần của nhân tế bào có:

A.axit nitric

B. axit phôtphoric

C.axit clohidric

D. axit sunfuric

Câu 8: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?

A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào

B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào

C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit

D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không có ở tế bào nhân thực?

A. Có riboxom loại 70S

B. Tế bào chất được xoang hóa

C. Có thành peptidoglican

D. Có ADN trần, dạng vòng

Câu 10: Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?

A. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit

B. Chuyển hóa đường trong tế bào

C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào

D. Sinh tổng hợp protein

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 8. Tế bào nhân thực trong SGK Sinh học 10. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Soạn Sinh 8 Bài 40: Vệ Sinh Hệ Bài Tiết Nước Tiểu (Ngắn Gọn Nhất)

1. Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

1.1. Trả lời câu hỏi SGK

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 40 trang 129:

– Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào đến sức khỏe ?

– Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả như thế nào tới sức khỏe ?

– Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có thể ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe ?

Trả lời:

– Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái sẽ dẫn tới suy thận toàn bộ.

– Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương: từng mảng tế bào thận có thể bị sưng phồng làm tắc ống thận hoặc thậm chí bị chết và rụng ra làm cho nước tiểu trong ống hòa thẳng vào máu

– Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có thể khiến cho việc bài tiết nước tiểu bị tắc nghẽn.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 40 trang 130: 

Điền vào các ô trống bảng 40 bằng các nội dung thích hợp.

Trả lời:

*) Các thói quen sống khoa học:

– Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu

– Khẩu phần ăn uống hợp lý:

– Không ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.

– Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

– Uống đủ nước

– Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu

*) Cơ sở khoa học 

– Hạn chế tác hại của vi khuẩn, vi sinh vật

 - Không để thận làm việc quá nhiều, tránh hình thành sỏi thận.

– Hạn chế các chất độc hại đi vào cơ thể.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lọc máu

– Giúp cho việc bài tiết được liên tục.

– Tránh hình thành sỏi

1.2. Giải bài tập SGK

Bài 1 (trang 40 sgk Sinh học 8) : 

Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?

Lời giải:

   – Những thói quen em có : Đi tiểu đúng lúc, khẩu phần ăn uống hợp lí

   – Những thói quen em chưa có: Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

Bài 2 (trang 130 sgk Sinh học 8) : 

Thử đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học nếu em chưa có

Lời giải:

 Kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học

    – Ăn uống đủ bữa, không bỏ bữa.

    – Khẩu phần ăn uống hợp lí.

    – Uống đủ nước.

    – Vệ sinh thân thể hàng ngày.

    – Không nhịn đi vệ sinh quá lâu.

1.3. Bộ câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Những giai đoạn nào xảy ra trong quá trình tạo ra nước tiểu chính thức?

   A. Tạo nước tiểu đầu, vận chuyển nước tiểu đầu vào bóng đái, hấp thụ lại.

   B. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở nang cầu thận, vận chuyển đến bóng đái.

   C. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở ống thận, bài tiết tiếp.

   D. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại, vận chuyển ngược về cầu thận.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Quá trình tạo nước tiểu chính thức đến bóng đái trải qua các giai đoạn từ lọc máu tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở ống thận, bài tiết tiếp thành nước tiểu chính thức mới đưa đến bóng đái.

Câu 2: Thói quen nào có lợi cho sức khỏe của thận?

   A. Ăn nhiều đồ mặn.

   B. Ăn thật nhiều nước.

   C. Nhịn tiểu lâu.

   D. Tập thể dục thường xuyên.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Tập thể dục giúp các cơ quan trong cơ thể trao đồi chất tích cực và có nguồn năng lượng lành mạnh.

Câu 3: Tác nhân nào gián tiếp gây hại thận?

   A. Thức ăn mặn

   B. Ăn các thức ăn nhiều cholesteron (1 thành phần tạo sỏi)

   C. Sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm các cơ quan khác

   D. Nhịn tiểu lâu

Chọn đáp án: C

Giải thích: Các vi khuẩn gây viêm ở các cơ quan khác có thể gián tiếp gây hư hại cấu trúc thận dẫn tới viêm cầu thận.

Câu 4: Nguyên nhân nào không dẫn tới hiện tượng tiểu đêm nhiều lần?

   A. Vận động mạnh

   B. Viêm bàng quang

   C. Sỏi thận

   D. Suy thận

Chọn đáp án: A

Giải thích: Vận động mạnh cần nhiều năng lượng nên hệ bài tiết cần hoạt động tích cực nhưng hầu hết nước được bài tiết qua tuyến mồ hôi ở da nên không gây buồn tiểu đêm.

Câu 5: Tác nhân nào không gây cản trở cho hoạt động bài tiết nước tiểu?

   A. Sỏi thận

   B. Bia

   C. Vi khuẩn gây viêm

   D. Huyết áp

Chọn đáp án: B

Giải thích: Bia là một thức uống lợi tiểu.

Câu 6: Nước tiểu chính thức thường có màu gì là dấu hiệu của cơ thể khỏe mạnh?

   A. Màu vàng nhạt

   B. Màu đỏ nâu

   C. Màu trắng ngà

   D. Màu trắng trong

Chọn đáp án: A

Giải thích: Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt (pH khoảng 6-6,5) là dấu hiệu của hệ bài tiết khỏe mạnh.

Câu 7: Vì sao khi điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, nước tiểu thường có mùi kháng sinh?

   A. Dấu hiệu báo vi khuẩn xâm nhập vào đường bài tiết

   B. Lượng thuốc khác sinh đưa vào người bị thừa

   C. Thuốc kháng sinh đến các đơn vị thận để tiêu diệt vi khuẩn trong máu

   D. Kháng sinh được đưa ra ngoài cơ thể nhờ đường bài tiết

Chọn đáp án: D

Giải thích: Các thuốc kháng sinh thường được bào chế để chỉ tồn tại trong cơ thể một thời gian nhất định, sau đó chúng sẽ phân rã hoặc được cơ thể bài tiết thông qua đường nước tiểu.

Câu 8: Vì sao nhịn tiểu lâu lại không có cảm giác buồn tiểu nữa?

   A. Cơ thể bài tiết nước bằng đường khác

   B. Nước tiểu chính thức được vận chuyển lại để hấp thụ lại

   C. Não bộ không đưa ra tín hiệu “cần đi tiểu” nữa

   D. Tất cả đáp án trên đều sai

Chọn đáp án: B

Giải thích: Nếu bóng đái quá căng trong thời gian dài, một lượng nước tiểu sẽ được vận chuyển lại ống thận và hấp thụ lại.

Câu 9: Vì sao cơ thể có thể sống chỉ với một quả thận?

   A. Một quả thận vẫn có thể thực hiện bài tiết để duy trì sự sống cho cơ thể.

   B. Thận cắt đi có thể tái tạo lại.

   C. Bình thường cơ thể chỉ có 1 quả thận hoạt động.

   D. Cơ thể có các cơ quan bài tiết khác, thận không phải cơ quan bài tiết chính.

Chọn đáp án: A

Giải thích: 2 quả thận có cấu tạo giống nhau, một quả thận có khả năng lọc máu bài tiết cho cơ thể đủ để duy trì sự sống nhưng sẽ khiến thận phải hoạt động mệt mỏi.

Câu 10: Vì sao có hiện tượng đi tiểu ra máu?

   A. Thận lọc không kĩ, máu ở nước tiểu đầu không được hấp thụ lại

   B. Màng lọc ở cầu thận và nang thận bị rò

   C. Ống thận bị chết và rụng ra

   D. Một cơ chế thay máu theo đường bài tiết

Chọn đáp án: C

Giải thích: Khi cấu trúc thận bị tổn thương, ống thận có thể bị sưng, tắc, chết và rụng ra khiến máu và nước tiểu hòa vào nhau.

1.4. Lý thuyết trọng tâm

I. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu.

* Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ như sau:

* Khi đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn bởi sỏi, gây tình trạng bí tiểu hay không đi tiểu được

– Người bệnh đau dữ dội và có thể kèm theo sốt

– Nếu không được cấp cứu kịp thời cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

II. Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:

Soạn sinh 8 bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu (ngắn gọn nhất) file DOC

Soạn sinh 8 bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu (ngắn gọn nhất) file PDF

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.

Soạn Sinh 8 Bài 25 Ngắn Nhất: Tiêu Hóa Ở Khoang Miệng

Tổng hợp lý thuyết Sinh 8 Bài 25 ngắn gọn

I. Tiêu hóa ở khoang miệng

II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản

Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản

Câu hỏi trang 81 Sinh 8 Bài 25 ngắn nhất:

– Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?

– Từ những thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng 25.

Bảng 25. Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng

– Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì hoạt động của enzim amilaza ở miệng đã làm biến đổi một phần tinh bột ở dạng chín trong thức ăn thành đường mantôzơ nên ta thấy có vịt ngọt của đường mantôzơ.

Câu hỏi trang 82 Sinh 8 Bài 25 ngắn nhất:

– Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?

– Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?

– Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học không?

– Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.

– Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra nhờ sư co bóp nhịp nhàng của cơ thực quản.

– Thức ăn qua thực quản rất nhanh (2-4 giây) nên coi như không có sự biến đổi về lí học và hóa học, và nó là cơ quản có vai trò đưa thức ăn tới dạ dày.

Bài 1 trang 83 Sinh 8 Bài 25 ngắn nhất:

Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì?

– Tiết nước bọt → Làm ướt và mềm thức ăn

– Nhai → Làm nhuyễn thức ăn, thấm đều nước bọt

– Tạo viên thức ăn đẩy xuống thực quản

Bài 2 trang 83 Sinh 8 Bài 25 ngắn nhất:

Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”.

– Khi nhai kĩ, thức ăn sẽ được nghiễn nát thành các mảnh nhỏ giúp nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa và tạo điều kiện cho các enzim tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời tăng diện tích tiếp xúc của dịch tiêu hóa với thức ăn.

– Hoạt động nhai tại khoang miệng tạo điều kiện cho enzim amilaza tiêu hóa thức ăn: tinh bột → đường.

Bài 3 trang 83 Sinh 8 Bài 25 ngắn nhất:

Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì những chất trong thức ăn vẫn cần được tiêu hóa tiếp là: gluxit, lipit, prôtêin, tinh bột.

Bài 4 trang 83 Sinh 8 Bài 25 ngắn nhất:

Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?

– Với cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị men amilaza phân giải thành đường mantôzơ.

– Với sữa: thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ờ khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là prôtêin và đường đôi hoặc đường đơn.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 25 hay nhất

– Vì sao nói, khoang miệng có cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng?

– Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

– Hãy giải thích nghĩa về mặt sinh học của Câu thành ngữ: “Nhai kĩ no lâu”

– Vì sao trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng?

* Khoang miệng có cấu tạo phù hợp với chức năng cắn xé, nhai, nghiền, đảo trộn thức ăn thấm đều nước bọt và tạo viên thức ăn.

Răng được phân hóa thành 3 loại phù hợp với các hoạt động của nó.

Răng cửa: cắn, cắt thức ăn.

Răng nanh: Xé thức ăn.

Răng hàm: Nhai, nghiền nát thức ăn.

+ Lưỡi: Được cấu tạo bởi hệ cơ khỏe, linh hoạt phù hợp với chức năng đảo trộn thức ăn.

+ Má, môi: Tham gia giữ thức ăn trong khoang miệng.

+ Các tuyến nước bọt: Lượng nước bọt tiết ra nhiều khi ăn để thấm đều thức ăn (đặc biệt thức ăn khô). Trong nước bọt còn có enzim amilaza tham gia biến đổi tinh bột chín thành đường đôi.

* Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp là:

+ Tinh bột, đường đôi.

+ Prôtêin.

+ Lipit.

+ Axit Nuclêic.

Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ: “Nhai kĩ no lâu”

Trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng là vì:

Trắc nghiệm Sinh 8 Bài 25 tuyển chọn

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Khẩu cái mềm hạ xuống

C. Nắp thanh quản đóng kín đường tiêu hoá

D. Lưỡi nâng lên

Câu 2: Các hoạt động biến đổi lí học xảy ra trong khoang miệng là:

A. Tiết nước bọt

B. Nhai và đảo trộn thức ăn

C. Tạo viên thức ăn

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Loại răng nào có vai trò chính là nghiền nát thức ăn?

A. Răng cửa

B. Răng hàm

C. Răng nanh

D. Tất cả các phương án trên

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Cơ dọc

C. Cơ vòng

D. Cơ chéo

Câu 5: Vai trò của hoạt động tạo viên thức ăn:

A. Làm ướt, mềm thức ăn

B. Cắt nhỏ, làm mềm thức ăn

C. Thấm nước bọt

D. Tạo kích thước vừa phải, dễ nuốt

Câu 6: Tuyến nước bọt lớn nhất của con người nằm ở đâu?

A. Hai bên mang tai

B. Dưới lưỡi

C. Dưới hàm

D. Vòm họng

Câu 7: Mỗi ngày, một người bình thường tiết khoảng bao nhiêu ml nước bọt ?

A. 1000 – 1500 ml

B. 800 – 1200 ml

C. 400 – 600 ml

D. 500 – 800 ml

Câu 8: Thức ăn được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của:

A. Các cơ ở thực quản

B. Sự co bóp của dạ dày

C. Sụn nắp thanh quản

D. Sự tiết nước bọt

Câu 9: Cơ quan nào đóng vai trò chủ yếu trong cử động nuốt ?

A. Họng

B. Thực quản

C. Lưỡi

D. Khí quản

A. Cơ chéo

B. Cơ dọc

C. Cơ vòng

D. Tất cả các phương án trên

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng trong SGK Sinh học 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao