Soạn Ngữ Văn 9 Tập 1 Bài 2 / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài Trả Bài Tập Làm Văn Số 2 Sbt Ngữ Văn 9 Tập 1

Đọc văn bản sau và làm các bài tập nêu ở dưới.

BẠN ƠI ĐỪNG NGHỈ HỌC Ngày đầu tiên đến lớp vỡ lòng, tôi đã có cảm tình đặc biệt với Mai Hương. Hôm đó, tôi đánh rơi mất viên phấn trên đường đến lớp. Nếu không có nửa viên phấn của Mai Hương, chắc tôi không bao giờ viết nổi chữ a lên mảnh bảng đen. Dĩ nhiên đây chỉ là một ý nghĩ tôi nói với Mai Hương khi hai đứa đã lớn. Đường đến lớp vỡ lòng, chúng tôi gặp nhau ở ngã ba cây si, cùng đi qua cánh đồng. Khi về, đến ngã ba cây si, lại chia tay. Đi được một quãng, tôi quay lại nhìn xem Mai Hương đi tới đâu rồi. Có lần, chúng tôi bắt gặp cái nhìn của nhau. Hai đứa cùng cười tươi và vẫy tay với nhau. Một hôm, đến ngã ba cây si, tôi không thấy Mai Hương trong lũ bạn xóm dưới. Tôi đứng chờ. Chờ lâu quá, tôi chạy một mạch qua cánh đồng. Mai Hương không có ở lớp. Tôi ngồi không yên. Rốt cuộc là tôi đã bỏ dở buổi học, chạy về làng. Tôi chạy thẳng tới nhà Mai Hương. Bố mẹ đi làm cả. Mai Hương nằm đắp kín chăn trên giường : – Bạn làm sao thế ? – Tôi hỏi. – Tớ bị cảm từ đêm qua – Mai Hương đáp – Bạn không đến lớp à ? – Không thấy Mai Hương ở lớp, tớ bỏ học chạy về. Mai Hương nghe tôi nói thế, cảm động nói: – Thế thì từ nay, nếu bị ốm tớ cũng sẽ đi học, để bạn khỏi bỏ học giữa buổi. Được không ? Sau lần ấy, Mai Hương không nghỉ học buổi nào. Tôi cũng vậy. Chúng tôi đi học đều đặn, và hầu như hôm nào hai đứa cũng đi tới ngã ba cây si là vừa gặp nhau. Có những hôm bị cảm, trời rét, suýt nữa tôi đã gửi giấy xin phép nghỉ học. Nhưng tôi đã cố gắng dậy, cắp sách tới trường. Tôi không muốn Mai Hương phải bỏ học về tìm tôi. Chúng tôi học cùng lớp cho đến cấp ba. Điều ấy ngoài sự tưởng tượng của Mai Hương. Mai Hương càng lớn càng xinh và ngoan nữa. Không đứa bạn nào trách cứ Mai Hương được điểm gì. Thật là một người bạn “lí tưởng”. Càng ngày, chúng tôi càng thân thiết nhau hơn. Tôi đã biết đóng một quyển sổ bằng giấy trắng loại tốt, bọc bìa cứng, thật đẹp, tặng Mai Hương để chép những bài hát chúng tôi ưa thích. Trang đầu cuốn sổ, tôi ghi nắn nót những dòng chữ : “Đời không có tiếng hát, khác nào cuộc sống không ánh sáng mặt trời. Mong tình bạn đẹp mãi như tiếng hát không ngừng.”. Mai Hương tặng tôi một chiếc khăn trắng muốt, thêu một bông hoa trắng cùng với dòng chữ trắng : “Đẹp mãi tuổi thơ”. Có những buổi sáng, chúng tôi đi qua cánh đồng sương giăng trắng như sữa, nghe đồng lúa vang lên âm thanh rạo rực : Bạn ơi, đừng nghỉ học, bạn ơi… Rồi một hôm, Mai Hương không đến lớp. Tôi ngóng bạn nao lòng. Giá hôm qua tôi cùng đạp xe rời nhà trọ về làng cùng với Mai Hương. Tôi tự trách mình và lo lắng cho Mai Hương. Mai Hương về làng chắc có gì trắc trở, sáng nay không đạp xe tới trường được. Tan học, tôi đạp xe về làng. Nửa làng tôi xác xơ, cây cối cháy rực lên. Máy bay Mỹ đã ném bom vào trạm sơ tán tàu hàng, những toa xăng đã cháy đêm qua. Nhiều ngôi nhà xóm Mai Hương trúng bom bốc cháy. Ngôi nhà của Mai Hương chỉ còn lại những hố bom sâu. Cả gia đình không còn ai. Tôi muốn nhìn thấy người bạn gái thân thương một lần cuối. Nhưng điều ấy không bao giờ có được nữa. Tôi trở lại mái trường, như tin rằng Mai Hương đang chờ mình. Cuộc sống như thế đấy, chúng ta say sưa sống tốt mãi lên vì tin rằng có ai đó đang chờ đợi chúng ta, ở phía trước. Và trong đầu tôi cứ vang mãi âm thanh trong trẻo và rạo rực của tuổi học trò: – Bạn ơi, đừng nghỉ học !…

(Nguyễn Trọng Tạo, Mảnh hồn làng,

NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1997)

1. Nếu viết bài văn theo đề bài: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi thì bài văn trên có đáp ứng được yêu cầu không ? Vì sao ?

Trả lời:

Muốn xem bài văn Bạn ơi đừng nghỉ học có đáp ứng được yêu cầu của đề hay không, cần phân tích và chỉ ra các yêu cầu cụ thể của đề bài này. Có thể nêu lên các yêu cầu chính sau đây :

Đó phải là một câu chuyện đã xảy ra lâu rồi, từ hồi tuổi thơ.

– Kỉ niệm ấy phải gắn với người bạn thân thiết của người viết.

– Kỉ niệm ấy phải có ý nghĩa, phải xúc động và đáng nhớ.

– Người kể lại phải là người trong cuộc, người chứng kiến câu chuyện,…

Với các yêu cầu đó, em tự đối chiếu với văn bản để trả lời câu hỏi.

2. Hãy rút ra dàn ý của bài văn Bạn ơi đừng nghỉ học.

Trả lời:

Dàn ý của bài văn bao gồm các phần và các ý lớn. Cần phải xác định được ba phần của bài văn : Mở bài, Thân bài và Kết bài. Sau đó chỉ ra nội dung khái quát của từng phần.

3. Bài văn kể về chuyện gì ? Hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả được sử dụng trong bài văn đó.

chúng tôi

Soạn Bài: Làng – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Kim Lân trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

* Tóm tắt:

Ông Hai là một người làng chợ Dầu, nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh chống Pháp nên ông phải đưa gia đình đi tản cư. Sống ở ngôi làng mới, lúc nào ông cũng nhớ về làng cũ và luôn theo dõi tin tức của cách mạng. Nhưng một hôm, bất ngờ ông nghe tin đồn làng chợ Dầu của ông theo giặc, ông thấy vô cùng đau khổ. Suốt nhiều ngày liền, ông không dám đi ra ngoài vì sợ nghe thấy mọi người bàn tán về làng mình. Nỗi đau khổ ông không biết giãi bày với ai, đành tâm sự với cậu con út để vơi bớt nỗi buồn. Cho đến khi chủ tịch xã lên cải chính làng chợ Dầu không theo Tây, ông vui mừng khoe với mọi người, mua quà bánh chia cho các con, ông càng thêm yêu và tự hào về làng mình.

* Bố cục:

Văn bản có thể được chia làm 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính về việc làng chợ Dầu theo giặc.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Tình huống truyện đó là: Ông Hai là một người dân làng chợ Dầu rất yêu và tự hào về làng mình, vì chiến tranh mà ông và gia đình phải đi tản cư, ông nghe được tin đồn làng chợ Dầu theo giặc từ những người tản cư đi qua.

Câu 2:

* Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện:

Khi nghe được tin xấu “cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da tê rân rân,… ông không thể không tin”.

Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con mà cảm thấy tủi thân, nước mắt trào ra, ông đau đớn rít lên và nguyền rủa bọn phản quốc.

Những ngày sau đó, ông chỉ ở nhà, không dám đi đâu, luôn cảm thấy chột dạ khi có tiếng xì xầm ngoài đường.

Ông quyết định đoạn tuyệt vời làng để đi theo kháng chiến, theo cách mạng bởi “Làng thì yêu thật nhưng làng làm Việt Gian thì phải thù”.

Khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai như được hồi sinh, mặt mày rạng rỡ hẳn lên, mua quà bánh chia cho các con, đi khoe với mọi người.

* Ông Hai cảm thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc cũng bởi vì ông yêu làng của ông như đứa con yêu mẹ của mình, tự hào và tôn thờ mẹ. Chính vì thế, ông càng yêu, càng tin tưởng, càng hãng diện bao nhiêu thì lại càng đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu.

* Tâm trạng của ông Hai được biểu hiện: ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề, thậm chí ông còn tuyệt giao với tất cả mọi người, không dám bước chân ra ngoài vì xấu hổ.

Câu 3:

* Đoạn văn ông Hai trò chuyện với đứa con út thực chất là đoạn ông đang giãi bày nỗi lòng mình.

* Qua những lời trò chuyện ấy, em thấy:

Tình yêu làng, yêu quê hương của ông Hai rất sâu nặng, ông như muốn khắc ghi vào trong tâm trí của đứa con út rằng “Nhà ta ở chợ Dầu”.

Tình yêu đất nước, tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng, với Bác Hồ. Đây là tình cảm sâu nặng, bền vững, tuyệt đối không bao giờ thay đổi.

* Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai đã gắn bó làm một và hòa quyện trong con người ông Hai, trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng, bền vững. Những tình cảm đó không chỉ có ở nhân vật ông Hai mà ở trong tất cả những người con của dân tộc Việt Nam.

Câu 4:

* Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất chân thực, sâu sắc và sinh động

* Ngôn ngữ nhân vật chủ yếu là khẩu ngữ, tự nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.

4.2

/

5

(

6

bình chọn

)

Bài 2 Trang 29 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 29 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 29 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập trên lớp, soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả với một trong các ý (phần 1):

– Con trâu ở làng quê Việt Nam (hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam).

– Con trâu trong việc làm ruộng (sớm hôm gắn bó với người nông dân).

– Con trâu trong một số lễ hội.

– Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.

Trả lời bài 2 trang 29 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc mà lễ hội chọi trâu, thường được tổ thức vào đầu tháng tư hàng năm.

“Dù ai buôn bán trăm bề Ngày ba tháng bốn thì về chọi trâu”

Trâu được chọn để chọi trường là trâu to độ 4 -5 tuổi vào lúc sung sức nhất, da bóng mượt, đuôi cong vút, thân mình mở nang, lực lưỡng và thường là đuôi ngắn thì sức mới khỏe. Khắp làng trên xóm dưới ai cũng chọn làng mình một con trâu to khỏe nhất, đẹp mã nhất để tham gia cuộc thi. Khi bắt đầu thi đấu hai con trâu nhìn nhau hằn học rồi sau đó chúng lao vào nhau như hai võ sĩ quyền anh. Xung quanh mọi người hò reo cổ vũ cho trâu của mình thật sôi nổi và hào hứng. Con trâu chiến thắng là con trâu húc ngã đối phương hoặc làm cho đối phương bỏ chạy. Cổ động viên bên chú trâu chiến thắng vui sướng la hét om sòm, không khí chọi trâu thật vui vẻ.

Hình ánh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh chú cũng đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc… Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta. Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công. Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

Con trâu trên đồng ruộng.

Đã bao đời nay, trâu là con vật không thể thiếu được của người nông dân Việt Nam. Trên đồng ruộng, trâu lực lưỡng khỏe mạnh kéo những đương cày thẳng tắp như kẻ chỉ. Lực kéo trung bình trên ruộng 70- 75 kg bằng 0,36 – 0.4 mã lực. Trâu loại A mỗi ngày cày 3 – 4 sào, loại B cày 2 – 3 sào và loại C cày 1,5 – 2 sào Bắc Bộ. Vì vậy con trâu có ý nghĩa rất lớn đối với công việc đồng áng của người nông dân, câu tục ngữ: Con trâu là đầu cơ nghiệp xuất phát từ thực tế đó. Mùa gặt, trầu cần cù siêng năng kéo những xe lúa vàng ươm nặng trĩu về chất đầy kho. Những lúc mùa vã, trâu trong thả đứng gặm cỏ trên những bờ ruộng, trên lưng trâu một vài chú cò trắng tinh nghịch sà xuống, đó là biểu tượng cho cảnh yên bình của làng quê.

Soạn Bài Thuật Ngữ Sách Bài Tập Ngữ Văn 9 Tập 1

1. Bài tập 1, trang 89, SGK.

Vận dụng kiến thức đã học ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học để tìm thuật ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống. Cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào. – /…/ là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. – /…/ là làm huỷ hoại dần dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân : gió, băng hà, nước chảy,… – /…/ là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới. – /…/ là tập hợp những lừ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

– /…/ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa. – /…/ là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Trả lời: – /…/ là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m3/s. Nếu được lùm hạt giống để mùa sau(Tố Hữu, Chào xuân 67) Trả lời: Nếu lịch sử chọn ta lùm điểm tựaVui gì hơn làm người lính đi đầuTrả lời: Trong đêm tối, tim ta là ngọn lửa! – /…/ là lực hút của Trái Đất. – /…/ là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. – /…/ là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên. – /…/ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ. – /…/ là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn ấy. Trả lời:

Vận dụng kiến thức đã học ở các môn học trong nhà trường để tìm thuật ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống và cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào. Chẳng hạn : Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác (vật lí) ; Đường trung trực là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn ấy (toán học).

2. Bài tập 2, trang 90, SGK.

Đọc đoạn trích sau đây :

Trong đoạn trích này, điểm tựa có đưực dùng như một thuật ngữ vật lí hay không ? Ở đây, nó có ý nghĩa gì ?

Trả lời:

Điểm tựa là một thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản. Em hãy xác định xem trong đoạn trích này, từ điểm tựa có được dùng theo nghĩa như vậy không.

3. Bài tập 3, trang 90, SGK.

Trong hoá học, thuật ngữ hỗn hợp được định nghĩa là “nhiều chất trộn lẫn vào nhau mà không hoá hợp thành một chất khác”, còn từ hỗn hợp hiểu theo nghĩa thông thường là “gồm có nhiều thành phần trong dó mỗi thành phần vẫn không mất tính chất riêng của mình”.

Trả lời:

Cho biết trong hai câu sau đây, trường hợp nào hỗn hợpđược dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một từ thông thường. a) Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển,… là một hỗn hợp.b) Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục. Hãy đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường.

So sánh nghĩa của từ hỗn hợp trong hai câu (a) và (b) với hai nghĩa đã nêu trong bài tập để biết được trong trường hợp nào từ này được dùng như một thuật ngữ và trong trường hợp nào được dùng theo nghĩa thông thường.

Trả lời:

Em hãy dựa vào câu có từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường để đặt câu theo yêu cầu của bài tập.

4. Bài tập 4, trang 90, SGK.

Trả lời:

Trong sinh học, cá voi, cá heo được xếp vào lớp thú, vì tuy những động vật này có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không thở bằng mang mà thở bằng phổi.

Căn cứ vào cách xác định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ cá. Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật ngữ này với nghĩa của từ cá theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi cá voi, cá heo) ?

Tiếng Việt gọi các động vật đó là cá voi, cá heo thì có nghĩa là theo cách hiểu thông thường của người Việt, cá là loài sống dưới nước bơi bằng vây nhưng không nhất thiết phải thở bằng mang.

5. Bài tập 5, trang 90, SGK.

Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường ( thị : chợ – yếu tố Hán Việt) chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hoá, còn trong quang học (phân ngành vật lí nghiên cứu về ánh sáng và tương tác của ánh sáng với vật chất), thuật ngữ thị trường ( thị : thây – yếu tố Hán Việt) chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được. Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm đã nêu ở phần Ghi nhớ không ? Vì sao ?

Cần lưu ý : kinh tế học và quang học là hai lĩnh vực khoa học riêng biệt.

6. Tra cứu tài liệu và cho biết nghĩa của thuật ngữ vi-rút trong sinh học và trong tin học. Nếu cho đây là hiện tượng đồng âm thì đúng hay sai ? Có thể coi đây là trường hợp vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm hay không ?

Trong sinh học, vi-rút có nghĩa là “một sinh vật cực nhỏ, đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào, gây ra các bệnh truyền nhiễm”.

Trong tin học, vi-rút có nghĩa là “một bộ mật mã xâm nhập vào chương trình máy tính nhằm gây ra lỗi, phá những thông tin được lưu trữ”.

Theo em, nghĩa của vi-rút trong sinh học và v i-rút trong tin học có quan hệ với nhau hay không ? Qua đó có thể xác định đây có phải là hiện tượng đồng âm hay không ?

7. Có thể thay thuật ngữ chứng mộng du bằng chứng đi lang thang trong đêm, chứng mất ngôn ngữ bằng chứng không nói được được không ? Vì sao ?

Có thể tra cứu tài liệu để biết chứng mộng du; chứng mất ngôn ngữ nghĩa là gì. So sánh với nghĩa của những cụm từ chứng lang thang trong đêm, chứng không nói được để tìm ra câu trả lời thích hợp.

Cần lưu ý là hầu hết các thuật ngữ trong tiếng Việt đều là từ vay mượn. Đặc biệt, các yếu tố Hán Việt có vai trò rất quan trọng trong việc cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt.

8. Bộ môn khoa học nghiên cứu tên địa phương gọi là địa danh học. Vậy bộ môn khoa học nghiên cứu tên người gọi là gì ?

Theo nguyên tắc, cấu tạo thuật ngữ phải bảo đảm tính hệ thống.

9. Hãy nêu một số thuật ngữ dùng trong toán học mà em biết.

HS có thể nêu một số thuật ngữ dùng trong số học và hình học như : số nguyên, số âm, số dương, số mũ, tam giác, tứ giác, hình bình hành, hình vuông : đường trung tuyến, góc vuông, góc nhọn, góc tù,…

10. Hãy cho biết các thuật ngữ dùng trong toán học thể hiện những đặc điểm nào của thuật ngữ nói chung.

Các thuật ngữ dùng trong toán học có đặc điểm của thuật ngữ nói chung.