Soạn Công Dân Bài 5 Lớp 9 / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Người Công Dân Số Một Trang 10 Lớp 5

Soạn bài Tập đọc: Người công dân số Một (tiếp theo) trang 10, 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 bao gồm nội dung bài đọc, ý nghĩa bài đọc và gợi ý trả lời câu hỏi SGK trang 11.

Soạn bài Tập đọc Người công dân số Một (tiếp theo) trang 11 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn đầy đủ các phần kiến thức và luyện tập giúp các em học sinh đọc hiểu bài Người công dân số 1 được dễ dàng, dễ hiểu hơn.

Hướng dẫn đọc bài

Đọc phân vai để phân biệt rõ được từng câu nói của các nhân vật trong truyện Người công dân số một.

Một số từ khó lưu ý khi đọc bài:

– Súng thần công: súng lớn thời xưa, đặt trên bệ cố định hoặc trên giá có bánh xe, có đoạn bằng đá, đồng hoặc gang, hình cầu, được nạp từ miệng nòng; tầm bắn xa khoảng hơn 200 mét – Hùng tâm tráng khí: lòng quả cảm và khí phách mạnh mẽ – Tàu la-tút-sơ Tơ-rê-vin: một tàu buôn của người Pháp. Trên chiếc tàu này, năm 1911, Bác Hồ rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước. – Biển Đỏ (còn gọi là Hồng Hải) biển thuộc Ấn Độ Dương, nước có sắc đỏ. – A-lê-hấp (tiếng Pháp): lời thúc giục hành động

Kiến thức cần nhớ

Ý nghĩa của vở kịch Người công dân số Một:

Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

Hướng dẫn giải bài SGK

Câu 1 (tr. 11 SGK Tiếng Việt tập 2). Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau ?

Trả lời

Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ vẫn có điểm khác nhau. Điểm khác nhau giữa anh Lê và anh Thành là:

– Anh Lê có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ, vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược.

– Anh Thành trái lại không cam chịu, rất tin tưởng vào con đường mình đã chọn: ra nước ngoài học cái mới để về cứu dân, cứu nước.

Câu 2 (tr. 11 SGK Tiếng Việt tập 2). Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào ?

Trả lời

Quvết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói cử chỉ sau:

– Anh Thành nói: Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lựa.. Tôi muốn sang nước họ… học cái trí khôn của họ để cứu dân mình.

– Về cử chỉ, anh xòe hai bàn tay ra: “Tiền đây chứ đâu.”

– Anh cũng nói: Làm thân nô lệ, yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta. Đi ngay có được không anh. Anh còn nói: Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ.

Câu 3 (tr. 11 SGK Tiếng Việt tập 2). ” Người công dân số Một” trong đoạn kịch là ai ? Vì sao có thể gọi như vậy ?

Trả lời

Người công dân số Một trong đoạn kịch là Nguyễn Tất Thành, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi Nguyễn Tất Thành là “người công dân số Một” vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Người… Với ý thức này, Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập cho đất nước.

Câu 4 (tr. 11 SGK Tiếng Việt tập 2). Đọc phân vai theo các nhân vật trong đoạn kịch.

***

Soạn bài Tập đọc Người công dân số Một trang 10 lớp 5 giúp các em học sinh không chỉ rèn luyện thêm về thể loại kịch mà còn rút ra những bài học về ý chí, sự ham học hỏi và vượt khó của người cách mạng.

Soạn Bài: Tập Đọc Lớp 5: Lòng Dân

Soạn bài: Tập đọc lớp 5: Lòng dân

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 26

Soạn bài Tập đọc lớp 5 Lòng dân là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 trang 26 tuần 3 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

Câu 1 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

Chú cán bộ bị địch (một tên cai, một tên lính) rượt bắt. Chú đã chạy vào nhà dì Năm. Hai má con dì Năm đang ăn cơm. Chú cán bộ được dì Năm che chở.

Câu 2 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?

Trong tình huống nguy hiểm, dì Năm chỉ kịp đưa cho chú một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, coi như người ruột thịt trong nhà. Và coi như cả gia đình đang quây quần ăn cơm vào bữa trưa như mọi gia đình khác. Như vậy, lũ giặc rất khó bắt bẻ được và chỉ có cách đó mới cứu được chú cán bộ.

Câu 3 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích nhất? Vì sao?

* Những chi tiết trong đoạn kịch làm em thích nhất:

a) Dì Năm đấu trí với địch rất khôn khéo để bảo vệ chú cán bộ.

– Khi bọn giặc chạy vào nhà dì Năm, và tên cai hỏi dì Năm có thấy ai chạy vô đây không, thì dì Năm vờ như không biết và trả lời ngay: “… không thấy”.

– Đến khi tên cai hỏi chú cán bộ là ai thì dì Năm nhận là “Chồng tui”. Tên cai không tin và ra lệnh trói dì Năm, dọa bắn nát đầu.

Tình huống này có thể đem cái chết đến cho dì Năm, nhưng dì Năm nhanh trí hiểu ra đây chỉ là âm mưu hăm dọa của bọn giặc, nên dì Năm bình tĩnh nói với con mình: “Mầy qua nhà bà Mười… dắt con heo về…, đội luôn năm giạ lúa. Rồi… cha con ráng đùm bọc lấy nhau.”

Lời nghẹn ngào đó chứng tỏ dì Năm đã chấp nhận mình bị giặc bắt đi và đồng nghĩa là cái chết sẽ đến. Vì vậy, lời căn dặn của dì Năm là hợp lí với hoàn cảnh đau thương, chia li đó.

b. Tình huống dì Năm nhận người không quen biết là chồng của mình trước mặt quân giặc.

Những lời đối đáp của dì Năm với bọn lính thật cứng cỏi, tự tin và rất thông minh. Từ đó, em càng thêm cảm phục tấm lòng của dì Năm đối với cách mạng. Tấm “lòng dân” Nam Bộ là như vậy đó. Họ không những mưu trí, dũng cảm, họ còn sẵn sàng chấp nhận mọi sự hi sinh để bảo vệ cán bộ. Tấm “lòng dân” cao quý ấy thật nhiều, thật đẹp trên khắp đất nước ta.

Câu 4 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch trên.

Học sinh tự phân vai từng nhân vật và đọc diễn cảm đoạn kịch.

Soạn Bài Tiếng Việt Lớp 5 Tuần 21: Người Công Dân, Tập Đọc: Trí Dũng Song Toàn

Câu 1 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ “góp giỗ Liễu Thăng”?

Khi được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc, vua nhà Minh để sứ thần Giang Văn Minh chờ lâu và không chịu tiếp kiến thì Giang Văn Minh đã “vừa khóc lóc rất thảm thiết”. Vua Minh buộc phải tiếp kiến ông và hỏi han “cho ra lẽ”. Nhân dịp đó, sứ thần đã cho vua Minh biết rằng việc góp giỗ Liễu Thăng mới chính là “thật không phải lẽ” vì “tướng Liễu Thăng đã tử trận mấy trăm năm”. Sứ thần nước ta đã khéo léo làm phép tính đơn giản để so sánh là “ngày giỗ cụ tổ năm đời” của mình lại “không có mặt thần ở nhà để cúng giỗ”, thì vua Minh khăng khăng phán rằng “không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời”. Từ đó, biệc bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng ” là điều đương nhiên.

Câu 2 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.

– Đại thần nhà Minh ra vế đối: “Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc”, để nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng.

– Sứ thần Giang Văn Minh cứng cỏi đối lại ngay:

“Bạch Đằng thuở trước máu còn loang”, nhằm lấy việc quân đội ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại vế đối ngạo mạn nêu trên của đại thần nhà Minh.

Câu 3 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?

Bởi vì ông Giang Văn Minh thật sự là người Việt Nam tài giỏi, mưu trí, dũng cảm. Ông đã làm cho vua Minh phải bãi bỏ lệnh “góp giỗ Liễu Thăng”, lại còn hiên ngang đối lại đại thần nhà Minh vốn rất ngạo mạn, tưởng là có thể đè bẹp ý chí ngoan cường của một sứ thần nước Nam. Quá xấu hổ và ghen ghét, nên vua nhà Minh đã sai người ám hại ông Giang Văn Minh.

Câu 4 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?

Bởi vì ông Giang Văn Minh (1573 – 1638), một đại thần nhà Lê đã chỉ bằng mưu trí thông minh mà buộc vua Minh phải bỏ thói hống hách của nước lớn để “hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ”. Rồi cũng vua Minh mắc mưu của sứ thần triều Lê mà ra tuyên bố rằng: “Từ nay trở đi, nước ngươi không phải giỗ Liễu Thăng nữa”. Để từ đó, nước ta mới thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một lượng vàng để đền mạng Liễu Thăng (một tướng nhà Minh, năm 1427 bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích giết chết ở ải Chi Lăng, nay thuộc tỉnh Lạng Sơn, phía Bắc nước ta).

Ông Giang Văn Minh khi yết kiến vua Minh và đối diện với đại thần của phong kiến Trung Quốc, ông đã tỏ ra cứng cỏi, đối đáp bạo dạn, đầy tự tin bằng cả khí phách anh dũng, bằng sự hiểu biết sâu sắc, lòng tự hào về lịch sử chống ngoại xâm quật cường của Tổ quốc Việt Nam. Chỉ bằng một vế đối ngắn gọn và súc tích, ông Giang Văn Minh đã đập lại thái độ ngạo mạn của nhà Minh để nhắc lại ba lần thảm bại của cả ba triều đại phong kiến phương Bắc trên sống Bạch Đằng của nước Việt anh hùng. Ông đã “xứng đáng là anh hùng thiên cổ”. Một con người vừa mưu trí, vừa dũng cảm như ông thì dù có chết đi rồi cũng vẫn như còn sống mãi.

Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Bài 5: Tôn Trọng Kỉ Luật

Giáo án điện tử môn GDCD lớp 6

Giáo án môn GDCD lớp 6

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 5: Tôn trọng kỉ luật được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 3: Tiết kiệm Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 4: Lễ độ Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 6: Biết ơn

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật.

2. Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức, thái độ tôn trọng kỉ luật.

3. Thái độ: HS biết rèn luyện kỉ luật và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

C. Tư liệu, phương tiện:

SGK, SGV, SBT GDCD 6.

Tình huống, tấm gương thực hiện tốt kỉ luật…

Xem trước nội dung bài học.

1. Ổn định tổ chức:

Em hiểu thế nào là: “Tiên học lễ hậu học văn”.

Lễ độ là gì? Cho ví dụ và đưa ra hai cách giải quyết của người có lễ độ và thiếu lễ độ.

3. Giới thiệu bài mới.

Đặt vấn đề: Theo em chuyện gì sẽ xãy ra nếu:

Trong nhà trường không có tiếng trống quy định giờ vào học, giờ chơi….

Trong cuộc họp không có người chủ toạ.

Ra đường mọi người không tân theo quy tắc giao thông……

Sau đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

4. Dạy và học bài mới:

Hoạt động 1 Khai thác nội dung truyện đọc

GV gọi HS đọc truyện “Giữ luật lệ chung”

? Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc tôn trọng kỉ luật của Bác?

– GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh thêm; Mặc dù là chủ tịch nước nhưng Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho mọi người.

Hoạt động 2 Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học.

GV nêu câu hỏi:

Nhóm 1: Nhà trường

Nhóm 2: Gia đình

Nhóm 3, 4: Nơi công cộng.

– Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó gv chốt lại (gv chuẩn bị ở bảng phụ).

– GV nêu tiếp câu hỏi:

1. Nêu lợi ích của việc tôn trọng kỉ luật? 2.Kỉ luật có làm cho con người bị gò bó, mất tự do không? Vì sao? 3. Em hãy nêu cách rèn luyện ý thức tôn trọng kỉ luật của mình ở trường, gia đình và xã hội? Hoạt động 3 Phân tích mở rộng nội dung khái niệm.

GV Phân tích những điểm khác nhau giữa Đạo đức, kỉ luật và pháp luật. Mối quan hệ, sự cần thiết của Đạo đức, kỉ luật và pháp luật….

Hoạt động 4 Luyện tập.

Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.

I. truyện đọc

– Bác bỏ dép trước khi bước vào chùa.

– Bác đi theo sự hướng dẫn của các vị sư. Đến mỗi gian thờ thắp hương.

– Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Bác bảo chú lái xe dừng lại. Khi đèn xanh bật mới được đi.

– Bác nói “phải gương mẫu, tôn trọng luật lệ giao thông”

II. Nội dung bài học: 1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật?

Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.

2. Ý nghĩa:

– Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, dem lại lợi ích cho mọi người và giúp XH tiến bộ.

– Các hoạt động của tập thể, cộng đồng được thực hiện nghiêm túc, thống nhất và có hiệu quả.

3. Cách rèn luyện:

– HS tự nêu.

III. Bài tập:

Bài tập: Trong những câu thành ngữ sau, câu nào nói về tôn trọng kỉ luật:

1. Nước có vua, chùa có bụt.

2. Ăn có chừng, chơi có độ.

3. Ao có bờ, sông có bến.

4. Dột từ nóc dột xuống.

5. Nhập gia tuỳ tục.

6. Phép vua thua lệ làng.

7. Bề trên ăn ở chẳng kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

5. Củng cố – Dặn dò:

Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.

Học bài, làm bài tập b, c SGK.

Chuẩn bị cho bài bài 6 BIẾT ƠN