Soạn Bài Tiếng Việt Lớp 5 Tuần 25: Nhớ Nguồn, Tập Đọc: Phong Cảnh Đền Hùng

Câu 1 (trang 69 sgk Tiếng Việt 5):

Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ. Con trai của vua gọi là Lang, con gái của vua gọi là Mị Nương. Khi cha chết thì ngôi vua truyền cho con trai trưởng, mười mấy đời nối ngôi đều lấy hiệu là Hùng Vương.

Câu 2 (trang 69 sgk Tiếng Việt 5):

Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.

– Trước đền, khóm hải đường đâm bông rực rỡ.

– Những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

– Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi.

– Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững.

– Phía xa xa là núi Sóc Sơn…

– Những cánh hoa dại, những gốc thông già… che mát và tỏa hương thơm…

Câu 3 (trang 69 sgk Tiếng Việt 5):

Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.

Những cảnh vật ở đền Hùng gợi nhớ truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là:

+ Đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương Ngọc Hoa – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.

Cảnh vật nơi này gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

+ Núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, đánh thắng giặc Ân xâm lược.

Cảnh vật này gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng.

+ Cột đá cao năm gang, rộng khoảng ba tấc. Cột đá đó An Dương Vương dựng và thề với các Vua Hùng giữ vững giang sơn.

Câu 4 (trang 69 sgk Tiếng Việt 5):

Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”

Câu ca dao trên nói đến một tục truyền tốt đạp của dân tộc ta: Ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm là ngày giôc Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Và ngày trẩy hội đền Hùng cũng trở thành ngày hội chung đông vui của cả nước. Từ đó, câu ca dao còn nhắc mọi người hãy nhớ tổ tiên, nguồn cội của mình, biết ơn người dựng nước.

Cùng mang ý nghĩa đó, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nhắn nhủ đồng bào nhớ:

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu nằm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

Soạn Bài Tập Đọc Trí Dũng Song Toàn Lớp 5 Trang 25

Soạn bài Tập đọc: Trí dũng song toàn lớp 5 trang 25 SGK Tiếng Việt 5 tập 2, tuần 21 đầy đủ thông tin: Hướng dẫn đọc, ghi nhớ nội dung bài Trí dũng song toàn lớp 5 và gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Soạn bài Tập đọc: Trí dũng song toàn lớp 5 trang 25 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn sẽ giúp các em chuẩn bị bài Trí dũng song toàn thật tốt trước khi lên lớp và chủ động tiếp thu kiến thức bài trên lớp.

Hướng dẫn đọc bài

– Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn. Giọng đọc phải phù hợp với từng đoạn, khi rắn rỏi, hào hứng; lúc lại trầm lắng, tiếc thương.

– Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật: GiangVăn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông

– Từ khó

Trí dũng song toàn: Vừa mưu trí vừa dũng cảm.

Thám hoa: Người đỗ thứ ba (sau trạng nguyên, bảng nhãn) trong kì thi Đình được tổ chức sau kì thi tiến sĩ thời xưa.

Giang Văn Minh (1573 – 1638) : đại thần triều Lê.

Liễn Thăng: tướng nhà Minh, năm 1427 bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích giết chết ở ải Chi Lăng (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn).

Đồng trụ: tương truyền là cây cột đồng do Mã Viện, tướng nhà Hán, dựng ở biên giới sau khi đà áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.Kiến thức cần nhớ

Kiến thức cần nhớ

Nội dung, ý nghĩa bài Trí dũng song toàn

Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Câu 1.

Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng” ?

Trả lời

Để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng, sứ thần Giang Văn Minh vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua nhà Minh phán: không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Nghe vậy, Giang Văn Minh tâu luôn: ” Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? “. Vua nhà Minh biết đã mắc mưu nên phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.

Câu 2. Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.

Trả lời

Một đại thần nhà Minh ra vế đối: “Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc” ngầm ngạo mạn nhắc lại chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng. Giang Văn Minh đã cứng cỏi đối lại ngay: “Bạch Đằng thuở trước máu còn loang” nhằm nhắc lại việc quân cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại.

Câu 3. Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?

Trả lời

Bởi vì ông Giang Văn Minh thật sự là người Việt Nam tài giỏi, mưu trí, dũng cảm. Ông đã làm cho vua Minh phải bãi bỏ lệnh “góp giỗ Liễu Thăng”, lại còn hiên ngang đối lại đại thần nhà Minh vốn rất ngạo mạn, tưởng là có thể đè bẹp ý chí ngoan cường của một sứ thần nước Nam. Quá xấu hổ và ghen ghét, nên vua nhà Minh đã sai người ám hại ông Giang Văn Minh.

Câu 4. Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?

Trả lời

Có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, Giang Văn Minh biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt, để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm dám đối lại bằng một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ bằng một vế đối ngắn gọn và súc tích, ông Giang Văn Minh đã đập lại thái độ ngạo mạn của nhà Minh để nhắc lại ba lần thảm bại của cả ba triều đại phong kiến phương Bắc trên sống Bạch Đằng của nước Việt anh hùng. Ông đã “xứng đáng là anh hùng thiên cổ”. Một con người vừa mưu trí, vừa dũng cảm như ông thì dù có chết đi rồi cũng vẫn như còn sống mãi.

***

Soạn bài Tập đọc Trí dũng song toàn lớp 5 trang 25 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 ở trên đã gần như đầy đủ các nội dung các em cần chuẩn bị trước khi tới lớp cho bài học này. Chúc các em có một buổi học Tập đọc lớp 5 bài Trí dũng song toàn thật lý thú, hấp dẫn.

Tập Đọc Lớp 5: Chú Đi Tuần

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 52

Soạn bài: Tập đọc: Chú đi tuần

Soạn bài Tập đọc lớp 5: Chú đi tuần là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 52 có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập đọc hiểu, hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

Chú đi tuần

Gió hun hút lạnh lùng

Trong đêm khuya phố vắng

Súng trong tay im lặng,

Chú đi tuần đêm nay

Hải Phòng yên giấc ngủ say

Cây rung theo gió lá bay xuống đường…

Chú đi qua cổng trường

Các cháu miền Nam yêu mến.

Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến

Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?

Cửa đóng che kín gió, ấm áp dưới mền bông

Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!

Trong đêm khuya vắng vẻ

Chú đi tuần đêm nay

Nép mình dưới bóng hàng cây

Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!

Rét thì mặc rét cháu ơi!

Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.

Mai các cháu học hành tiến bộ

Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay

Cháu ơi! Ngủ nhé, cho say …

Trần Ngọc

Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 52

Nội dung chính bài thơ: Người chiến sĩ đi tuần giữa đêm khuya, gió rét, khi mọi người đã yên giấc ngủ. Tác giả đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của các em học sinh để ngợi ca những chiến sĩ tận tụy, hy sinh, quên mình vì hạnh phúc của các em.

Các chiến sĩ rất yêu thương, quan tâm và lo lắng cho các cháu học sinh, thể hiện ở các từ ngữ khi nhắc đến các cháu: yêu mến, lo lắng, qua hành động thầm hỏi các cháu ngủ có ngon không, mong muốn giữ mãi ấm nơi cháu nằm. Các chú mong ước mai các cháu học hành tiến bộ, đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay.

Câu 1 (trang 52 sgk Tiếng Việt 5)

Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?

Trả lời:

Người chiến sĩ đi tuần vào đêm khuya, phố vắng, gió hun hút lạnh lùng và cả thành phố Hải Phòng đang say ngủ.

Câu 2 (trang 52 sgk Tiếng Việt 5)

Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?

Trả lời:

Đặt hai hình ảnh đối ngược: người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả muốn nói đến tấm lòng và sự hi sinh thầm lặng của những người chiến sĩ. Các chú đã tận tụy, trách nhiệm trong công việc để bảo vệ sự bình yên cho mọi người.

Câu 3 (trang 52 sgk Tiếng Việt 5)

Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?

Đó là tình cảm. Còn mong ước thể hiện trong chi tiết: “Mai các cháu học hành tiến bộ. Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay” ..

Nội dung: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.

Trắc nghiệm Chú đi tuần lớp 5

1. Người chiến sĩ đi tuần trong thời gian nào?

A. đêm đông

B. đêm khuya

C. trưa hè

D. đêm lạnh

2. Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?

A. Tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình với các chiến sĩ an ninh.

B. Tác giả muốn ca ngợi những chiến sĩ an ninh tận tụy, quên mình vì hạnh phúc của trẻ thơ.

C. Tác giả muốn nói lên những vất vả của những chiến sĩ an ninh.

D. Tác giả muốn khái quát hiện thực khó khăn, vất vả trong công tác của các chiến sĩ an ninh.

3. Địa danh nào được nhắc đến trong bài thơ?

A. Cà Mau

B. Thành phố Hồ Chí Minh

C. Hà Nội

D. Hải Phòng

4. Bài thơ được viết để gửi tặng ai?

A. các chiến sĩ an ninh

B. các cháu học sinh Hải Phòng

C. chú đi tuần

D. các cháu học sinh miền Nam

5. Tình cảm của các chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ nào?

A. lưu luyến

B. cháu ơi

C. yên tâm ngủ

D. khuya khoắt

Ngoài phần soạn bài Tập đọc lớp 5: Trước cổng trời hướng dẫn đọc hiểu trả lời các câu hỏi Tiếng việt 5, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 và Lý thuyết Tiếng Việt 5: Tập đọc – Chú đi tuần đ ược VnDoc sưu tầm, chọn lọc.

Ngoài ra nhằm đáp ứng cho các thầy cô, các em học sinh luyện tập và ôn tập chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5, và các dạng đề thi học kì 2 lớp 5, các bạn cùng các thầy cô có thể theo dõi ôn tập và làm các dạng bài tập Toán, Tiếng Việt 5 cùng VnDoc.

Soạn Bài Tập Đọc: Cao Bằng Lớp 5 Trang 41 Tuần 22

Soạn bài Tập đọc: Cao Bằng lớp 5 trang 41 SGK Tiếng Việt 5 tuần 22 hướng dẫn các em cách đọc bài thơ Cao Bằng đúng ngữ điệu, luyện tập các từ khó, nắm được nội dung bài cùng gợi ý trả lời câu hỏi luyện tập để các em ghi nhớ bài thơ một cách tốt nhất.

Hướng dẫn đọc bàithơ Cao Bằng – Trúc Thông

Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện lòng yêu mến của tác giả với đất đai và những người dân Cao Bằng đôn hậu.

– Cao Bằng:Tỉnh miền núi phía Đông Bắc nước ta, giáp với Trung Quốc. – Đèo Gió, Đèo Giàng: hai đèo thuộc tỉnh Bắc Kạn, nằm trên đường từ Bắc Kạn đi Cao Bằng. – Đèo Cao Bắc: Thuộc tỉnh Cao Bằng.

Kiến thức cần nhớ

Nội dung chính của bài thơ Cao Bằng: Ca ngợi Cao Bằng – mảnh đất có địa thể đặc biệt, có những người yêu mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc.

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Trả lời:

Câu 1 (tr. 42 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?

Địa thế đặc biệt của Cao Bằng được mô tả qua những từ ngữ và chi tiết ở khổ thơ 1 là:

– Đi lên được đến Cao Bằng phải leo qua đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc… những từ “sau khi… lại vượt… lại vượt…” nói lên địa thế hiểm trở, đồi núi trập trùng và xa xôi của Cao Bằng.

Trả lời:

Câu 2 (tr. 42 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng ?

Để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng, tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh của mận ngọt đón môi ta dịu dàng, người trẻ thì rất thương, rất thảo. Người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong.

Trả lời:

Câu 3 (tr. 42 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.

Những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng:

Trả lời:

Câu 4 (tr. 42 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì ?

Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói Cao Bằng trấn giữ một địa thế rất quan trọng đối với nước ta. Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương.

Câu 5 (tr. 42 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Học thuộc lòng bài thơ (HS tự làm).

***

Soạn bài Tập đọc: Cao Bằng lớp 5 trang 41 SGK được chia sẻ phía trên có thể giúp các em chuẩn bị bài trên lớp và cả ôn tập bài sau khi đã học, hi vọng các em sẽ thêm yêu thích môn Tiếng Việt lớp 5 hơn mỗi ngày.

Tập Đọc: Nghĩa Thầy Trò Lớp 5 Tuần 26

I. Bài tập đọc Nghĩa thầy trò

Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói:

– Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.

Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói ta:

– Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.

Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.

Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.

II. Hướng dẫn tìm hiểu bài tập đọc Nghĩa thầy trò

1. Từ khó

– Cụ giáo Chu: tức Chu Văn An (1292 – 1370), một nhà giáo nổi tiếng đời Trần

– Môn sinh: học trò của cùng một thầy giáo

– Áo dài thâm: áo dài màu đen

– Sập: giường gỗ, mặt liền với chân, xung quanh có diềm

– Vái: Chắp tay giơ lên hạ xuống, đồng thời cúi đầu, để tỏ lòng cung kính

– Tạ: cảm ơn hoặc xin lỗi một cách kính cẩn

– Cụ đồ: Người dạy chữ Nho thờ trước

– Vỡ lòng: Bắt đầu học (chữ)

2. Ý nghĩa bài học

Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

3. Hướng dẫn đọc diễn cảm

Đọc lưu loát, diễn cảm cả bài với giọng đọc trang trọng

III. Hướng dẫn làm bài tập SGK

Câu 1 (tr. 80 sgk Tiếng Việt 5 tập 2) Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.

Trả lời:

– Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để mừng thọ thầy, tỏ bày lòng yêu quí kính trọng thầy, người đã hết lòng dạy dỗ dìu dắt họ trưởng thành.

– Những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu:

+ Các môn sinh từ sáng sớm đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy.

+ Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý.

+ Họ “đồng thanh dạ ran”, cùng theo sau thầy khi nghe đi cùng với thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng”.

Câu 2 (tr. 80 sgk Tiếng Việt 5 tập 2) Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó.

Trả lời:

Đối với người thầy đã dạy mình từ thuở học vỡ lòng, thầy giáo Chu rất mực tôn kính.

Những chi tiết biểu hiện tình cảm và sự tôn kính đó là:

– Thầy mời học trò cùng thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.

– Thầy chắp tay cung kính với cụ đồ.

– Thầy cung kính thưa với cụ: ” Lạy thầy, hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy. “

a) Tiên học lễ, hậu học văn.

b) Uống nước nhớ nguồn.

c) Tôn sư trọng đạo.

d) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.)

Trả lời:

Những câu tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu là:

a) Uống nước nhớ nguồn.

b) Tôn sư trọng đạo

c) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

*********