Soạn Bài Sóng Phần Tác Giả / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài Sóng Của Tác Giả Xuân Quỳnh

Đề bài: Soạn Bài Sóng Của Tác Giả Xuân Quỳnh

Bài làm

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ thời chống Mỹ.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm cà luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

Năm 2001 Xuân Quỳnh được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Tác phẩm chính: Hoa dọc chiến hào, gió lào cát trắng…

“Sóng” được Xuân Quỳnh viết vào ngày 29/12/1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền(Thái Bình). Đây là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” 1968.

Chủ đề: bài thơ ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ trong tình yêu với tất cả sự dịu dàng, đằm thắm, thiết tha, sôi nổi và chung thủy.

Cụm từ chỉ thời gian nối tiếp ‘ngày xưa” – “ngày sau” và từ “vẫn thế” khẳng ddingj quy luật bất biến của sóng.

Từ láy “bồi hồi” và hình ảnh hoán dụ “ngực trẻ” cho thấy khát vọng tình yêu là khát vọng muôn đời, mãi mãi rung động xao xuyến, bồi hồi trái tim tuổi trẻ.

Nhận xét của nhà thơ thẳng thắn, táo bạo và chân thành.

Suy tư về sóng và cội nguồn tình yêu đôi lứa (khổ 3,4)

Điệp từ “em nghĩ” cùng các hình ảnh “anh” – “em”, “biển lớn”-“sóng” và các câu hỏi “Tự nơi nào sóng lên?”, “Gio bắt đầu từ đâu?” cho thấy nhà thơ khi đứng trước sự mênh mông biển cả, ngắm nhìn tram ngàn con sóng xô bờ đã suy tư về cội nguồn của sóng và căn nguyên của tình yêu.

Nếu quy luật của thiên nhiên là vô cùng vô tận thì quy luật của tình yêu cũng vậy. dù cố gắng truy tìm cội nguồn tình yêu của mình nhưng con người dường như bất lực. bởi tình yêu huyền diệu khó lí giải.

Nỗi nhớ như là thuộc tính của tình yêu

Xuân Quỳnh thể hiện qua nhiều cung bậc cảm xúc:

Sóng là hình ảnh có thực trong thế giới tự nhiên sống động, gợi cảm.

Sóng là hình tượng nghệ thuật độc đáo, xuyên suốt bài thơ, mang tính ẩn dụ để diễn đạt tình yêu của người phụ nữ.

Khổ 1: “Dữ dội và dịu êm… Sóng tìm ra tận bể”

Lòng chung thủy vừa như một thuộc tính vừa là bản chất của tình yêu chân chính:

Khổ 2: “Ôi con sóng ngày xưa… bồi hồi trong ngực trẻ”

+ nỗi nhớ chiếm cả tầng sâu lẫn bề rộng “dưới lòng sâu”-“trên mặt nước”

+ nỗi nhớ bao trùm cả không gian: “xuôi về phương bắc”, “ngược về phương nam”, “Nơi nào em cũng nghĩ/Hướng về anh một phương”

Dung hình thức điệp từ ngữ, điệp cấu trúc kết hợp với nghệ thuật đối lập qua cách nói ngược “xuôi bắc”- “ngược nam” tác giả nhấn mạnh rằng: bất chấp sự cách trở của không gian và thời gian, người phụ nữ vẫn giữ vững lời thề vàng đá, vẫn thủy chung sắc son.

Từ những suy nghĩ về tình yêu, sự hi sinh, lòng thủy chung, nhà thơ mở rộng hiwn nghĩ về mối quan hệ giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, giữa cuộc đời mỗi người, tình yêu mỗi lứa đôi và cuộc đời chung, và thiên nhiên vũ trụ và thời gian vô cùng:

+ nối nhớ khắc khoải trong mọi thời gian: “ngày đêm không ngủ được”/ “cả trong mơ còn thức”

“Dẫu xuôi về phương bắc

Dù muôn vời cách trở”

Xuân Quỳnh khao khát một tình yêu vĩnh cửu, trường tồn với thời gian, “sóng” lại nói giúp Xuân Quỳnh khao khát ấy:

“cuộc đời tuy dài thế

Mấy vẫn bay về xa”

+ Khi làm bài thơ này, Xuân Quỳnh mới 25 tuổi, cả cuộc đời còn ở phía trước nên thấy “cuộc đời tuy dài thế”.

+ Tuy vậy, giọng thơ tiếc nuối, xót xa bởi phép điệp cấu trúc “tuy..vẫn”, “dẫu..vẫn”. Lời thơ bình thản nhưng ý thơ thật buồn. cứ tưởng tình yêu mãi mĩa vô sự nhưng sóng đời cứ cuốn theo. “Sóng” trở thành biểu tượng của tình yêu không bình yêu trong nhịp điệu.

“Làm sao được tan ra

Để ngàn năm còn vỗ”

+ Cụm từ “làm sao” khiến đoạn thơ mang âm hưởng như một câu hỏi day dứt

+ Động từ “tan ra” được sử dụng kết hợp với hình ảnh “tram cn sóng nhỏ” trong không gian “biển lớn tình yêu” và thời gian “ngàn năm ” thể hiện khao khát được hóa thân và hòa nhập thành tram con sóng nhỏ vỗ mãi giữa biển lớn tình yêu của nhân dân và nhân loại để có được một tình yêu cao cả và bất tử.

Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

Soạn Chí Phèo (Phần Tác Giả)

Trả lời câu 1 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Những yếu tố về tiểu sử và cuộc đời có ảnh hưởng đến sự nghiệp nhà văn:

– Quê ở làng Đại Hoàng – một ngôi làng nghèo, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam.

– Cuộc đời lận đận.

– Về con người: bên ngoài lạnh lùng ít nói nhưng bên trong đời sống nội tâm lại sâu sắc và phong phú.

– Có tấm lòng đôn hậu và lòng nhân ái bao la.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao:

– Văn chương phải bắt nguồn từ cuộc sống và phải phục vụ cuộc sống.

– Đề cao sự tìm tòi, sáng tạo.

– Đề cao lương tâm, trách nhiệm nhà văn.

– Quan niệm một tác phẩm có giá trị phải mang giá trị nhân đạo, phải có ý nghĩa nhân loại.

– Sau Cách mạng tháng 8/1945, ông quan niệm sống đã rồi hãy viết, khi Tổ quốc lâm nguy, người nghệ sĩ – chiến sĩ hài hòa thống nhất.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Các vấn đề trong hai mảng đề tài của Nam cao:

– Mảng đề tài người nông dân thể hiện sự trăn trở về các vấn đề:

+ Bức tranh nông thôn nghèo đói, xơ xác, tiêu điều.

+ Tình trạng tha hóa, lưu manh hóa của nhiều người dân lương thiện khi bị đẩy vào đường cùng.

+ Khẳng định vẻ đẹp nhân tính ở những người nông dân nghèo khổ.

– Mảng đề tài người trí thức thể hiện sự trăn trở về các vấn đề:

+ Phản ánh tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản.

+ Phê phán xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo, bóp chết quyền sống của con người.

+ Khẳng định khát vọng sống xứng đáng với hai chữ con người.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Phong cách nghệ thuật của Nam Cao:

– Biệt tài miêu tả tâm lí: nhân vật tâm lí, kết cấu tâm lí, ngôn ngữ tâm lí.

– Viết về những điều nhỏ nhặt nhưng tầm khái quát, triết lí lớn lao.

– Ngòi bút tỉnh táo, sắc lạnh, khách quan, dồn nén nhiều yêu thương và suy ngẫm.

– Ngôn ngữ uyển chuyển, chân thực, đa thanh, thường cùng tồn tại giọng tự sự lạnh lùng và giọng trữ tình sôi nổi.

Soạn Văn Bài Việt Bắc ( Phần Tác Giả)

VIỆT BẮC

PHẦN MỘT : TÁC GIẢ

Câu 1.

Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu

-Tên khai sinh : Nguyễn Kim Thành ( 1920 – 2002), quê : Thừa Thiên – Huế

-Sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng

-Năm 1966: được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật

Câu 2.

Những chặng đường thơ của Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với những chặng đường cách mạng của văn học Việt Nam

a.Tập thơ ” Từ ấy” : 1937 – 1947

-Giá trị : chất men say lí tưởng, lãng mạn trong trẻo, thể hiện sự cảm thông sâu sắc với những số phận, thể hiện ý chí kiên cường của người chiến sĩ, ca ngợi chiến thắng và niềm tin vào tương lai cách mạng đất nước…

b.Tập thơ Việt Bắc ( 1946 – 1954)

-Là khúc ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp

-Thể hiện thành công những hình ảnh, tâm tư của con người kháng chiến

c.Tập thơ Gió lộng ( 1955 – 1961)

-Hướng về quá khứ để thấm thía những nỗi đau khổ của cha ông, công lao của thế hệ đi trước

-Cuộc sống ở miền Bắc đầy niềm vui trong công cuộc xây dựng CNXH

-Tình cảm với miền Nam ruột thịt

d.Tập thơ Ra trận ( 1962 – 1971), Máu và hoa ( 1972 – 1977)

-máu và hoa : ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh và niềm tin vào sức mạnh tiềm tàng của xứ sở quê hương, con người Vn mới.

Câu 3.

Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình – chính trị :

-Thơ TH khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân tác giả. Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng của nghệ thuật thơ TH

-Thơ TH thể hiện những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người và cách mạng

Câu 4.

Tính dân tộc biểu hiện trong hình thức nghệ thuật : sửu dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc (lục bát, bảy chữ), ngôn ngữ gần gũi, quen thuộc với lối nói của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu, sử dụng tài tình các từ láy, thanh điệu…

Cho thuê phòng trọ Cho thuê phòng trọ hà nội Cho thuê phòng quận 7 Cho thuê nhà trọ phòng trọ giá rẻ Cho thuê nhà trọ phòng trọ giá rẻ Cho thuê nhà trọ phòng trọ giá rẻ Cho thuê nhà trọ phòng trọ giá rẻ Cho thuê nhà trọ phòng trọ giá rẻ Cho thuê nhà trọ phòng trọ giá rẻ Cho thuê nhà trọ phòng trọ giá rẻ Cho thuê nhà trọ phòng trọ giá rẻ Cho thuê nhà trọ phòng trọ giá rẻ

Soạn Bài Việt Bắc Phần Tác Giả Của Tố Hữu

Soạn bài Việt Bắc Phần Tác Giả của Tố Hữu

Soạn bài Việt Bắc Phần Tác Giả của Tố Hữu

Câu 1: Nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu. – Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002). – Quê hương: Thừa Thiên Huế nơi có tinh thần văn học và đấu tranh cách mạng. – Những yếu tố góp phần tạo nên hồn thơ Tố Hữu. + Gia đình: có tinh thần nho học và yêu văn chương. + Tố Hữu được giác ngộ cách mạng từ rất sớm (19 tuổi được kết nạp đảng) và hoạt động cách mạng qua nhiều thời kì lịch sử, đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Ủy viên bộ chính trị,… Câu 2: Đối với Tố Hữu, con đường hoạt động cách mạng và con đường thơ của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là sự phản ảnh một chặng đường cách mạng. + Bài thơ “Từ ấy” (1937 – 1946): là một chặng đường đầu tiên tương ứng với 10 năm đầu tiên hoạt động cách mạng của Tố Hữu. + Tập thơ “Việt Bắc” (1947 – 1954). Đánh dấu bước chuyển của thơ Tố Hữu, trong chặng đường này: hướng vào việc thể hiện quần chúng cách mạng mang tính sử thi đậm đà. + Tập thơ “gió lộng” (1955 – 1961). Có sự kết hợp thể hiện cái “tôi” trữ tình công dân khi khai thác các đề tài lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước, tình cảm quốc tế vô sản. + 2 tập thơ “Ra trận, máu và hoa” cổ vũ, động viên, ca ngợi chiến đấu. Nó còn mang đậm tính chính luận thời sự, chất sử thi và âm hưởng ảnh hưởng cao. + Các tập thơ còn lại: thể hiện những chiêm nghiệm, đúc kết của tác giả với những chặng đường cách mạng của dân tộc và con đường hoạt động của bản thân. Câu 3: Vì – Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân tác giả. – Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu. Lí tưởng thực tiễn cách mạng ở mỗi thời kì là đề tài, cuộc đời sáng tác của nhà thơ. – Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Con đường thơ bắt đầu cùng lúc với sự giác ngộ lí tưởng cộng sản, quá trình sáng tác gắn với sự lao động của đảng. Câu 4: Về nghệ thuật: Tố Hữu sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc (thơ lục bát, thơ 7 chữ) ngôn ngữ gần với lối nói quen thuộc của dân tộc, giàu nhạc điệu

Nguồn HọcTròViệt.Net