Soạn Bài Sinh Học Hạt Và Các Bộ Phận Của Hạt / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Sinh Học 7 Bài 33: Hạt Và Các Bộ Phận Của Hạt

Soạn sinh học 7 Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt thuộc: Chương VII. Quả và hạt

Lý Thuyết:

Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.Phôi của hạt gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.

Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

Phôi của hạt gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.

Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong phôi nhũ hoặc trong lá mầm (với những hạt không có phôi nhũ).

Cây hai lá mầm phôỉ của hạt có hai lá mầm, cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm.

Câu hỏi cuối bài:

1.Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây Hai lá mầm và hạt của cây Một lá mầm.

Điểm giống nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm, thân mầm và rễ mầm.

Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm.

Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở nội nhũ.

2. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh ?

Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo là hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khỏe.

Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là những hạt khỏe là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.

3. Sau khi học xong bài này có bạn nói rằng : hạt lạc gồm có ba phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Theo em câu nói của bạn có chính xác không ? Vì sao ?

Câu nói trên của bạn là không chính xác. Vì hạt lạc gồm có hai phần là vỏ (bao bọc và bảo vệ phôi) và phôi (phôi gồm lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm). Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt lạc nằm trong lá mầm.

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học

Soạn Sinh Học 6 Bài 33: Hạt Và Các Bộ Phận Của Hạt (Ngắn Gọn)

1. Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt

1.1. Câu hỏi ứng dụng

Câu hỏi 1 trang 108: 

Hướng dẫn trả lời:

Câu hỏi 2 trang 109:

Nhìn vào bảng trên, hãy chỉ ra diểm giống và khác nhau giữa hạt đỗ đen và hạt ngô?

Hướng dẫn trả lời:

– Khác nhau:

     + Hạt đậu đen: phôi có 2 lá mầm

     + Hạt ngô: Phôi có 1 lá mầm

– Giống nhau:

     + Phôi đều gồm : Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm

     + Hạt đều được bao bọc bởi vỏ

1.2. Bài tập ứng dụng

Bài 1 (trang 109 sgk Sinh học 6): 

Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây Hai lá mầm và hạt của cây Một lá mầm.

Hướng dẫn giải chi tiết:

   * Giống nhau:

      – Phôi gồm các bộ phận: lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm .

      – Vỏ hạt bao bọc và bảo vệ phôi.

  * Khác nhau:

Hạt cây hai lá mầm    

– Lá mầm chứa chất dinh dưỡng dự trữ

– Phôi mầm có 2 lá mầm

Hạt cây một lá mầm

– Phôi nhũ chứa chất dinh dưỡng dự trữ

– Phôi mầm có 1 lá mầm

Bài 2 (trang 109 sgk Sinh học 6): 

Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh ?

Hướng dẫn giải chi tiết:

  Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh vì: các hạt này có lượng chất dinh dưỡng cho phôi nhiều, phôi mầm khỏe mạnh, không có mầm bệnh xâm nhập nên sẽ có hiệu suất nảy mầm cao, cây con khỏe mạnh, phát triển tốt và đồng đều.

Bài 3 (trang 109 sgk Sinh học 6): 

Sau khi học xong bài này có bạn nói rằng : hạt lạc gồm có ba phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Theo em câu nói của bạn có chính xác không ? Vì sao ?

Hướng dẫn giải chi tiết:

  Câu nói trên của bạn là không chính xác. Vì hạt lạc gồm có hai phần là vỏ (bao bọc và bảo vệ phôi) và phôi (phôi gồm lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm). Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt lạc mằm trong lá mầm.

Bài tập (trang 109 sgk Sinh học 6): 

Có thể dùng những cách nào để xác định các hạt nhãn, mít là hạt của cây Hai lá mầm ?

Hướng dẫn giải chi tiết:

   Có 2 cách xác định hạt nhãn, hạt mít là hạt cây Hai lá mầm. Đó là:

– Bóc tách hạt tìm bộ phận phôi của hạt để quan sát được 2 lá mầm của phôi.

– Gieo cho hạt nảy mầm để có thể quan sát được số lá mầm ở cây mầm.

1.3. Lý thuyết trọng tâm:

1. Các bộ phận của hạt

– Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

– Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.

– Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc phôi nhũ.

2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm

– Cây Hai lá mầm là những cây phôi của hạt có hai lá mầm. Ví dụ: cây đỗ đen, cây lạc, cây bưởi, cây cam,…

– Cây Một lá mầm là những cây phôi của hạt có một lá mầm. Ví dụ: cây ngô, cây lúa, cây kê…

1.4. Bộ câu hỏi trắc nghiệm

A. Cau      B. Lúa

C. Ngô      D. Lạc

Đáp án: D

Giải thích: Hạt lạc không chứa phôi nhũ – hạt của cây 2 lá mầm.

Câu 2. Ở hạt đậu xanh, chất dinh dưỡng được dự trữ ở đâu ?

A. Lá mầm      B. Phôi nhũ

C.       D. Chồi mầm

Đáp án: A

Giải thích: Hạt đậu xanh là hạt không có phôi nhũ, vì vậy chất dự trữ của hạt chứa trong lá mầm.

Câu 3. Ở hạt ngô, bộ phận nào chiếm phần lớn trọng lượng ?

A. R      B. Lá mầm

C. Phôi nhũ      D. Chồi mầm

Đáp án: C

Giải thích: Ở hạt ngô, phôi nhũ chiếm phần lớn trọng lượng để chứa chất dự trữ cho hạt.

Câu 4. Phôi trong hạt gồm có bao nhiêu thành phần chính ?

A. 4      B. 3

C.       D. 5

Đáp án: A

Giải thích: Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm – Hình 33.1 – SGK trang 108.

Câu 5. Phôi của hạt bưởi có bao nhiêu lá mầm ?

A. 3      B. 1

C. 2      D. 4

Đáp án: C

Giải thích: Bưởi là cây 2 lá mầm vì vậy hạt của chúng có 2 lá mầm.

Câu 6. Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu ?

A. Thân mầm hoặc rễ mầm

B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm

C. Lá mầm hoặc rễ mầm

D. Lá mầm hoặc phôi nhũ

Đáp án: D

Giải thích: Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở lá mầm hoặc phôi nhũ – SGK trang 109.

A. Hạt đậu đen

B. Hạt cọ

C. Hạt bí

D. Hạt cải

Đáp án: B

Giải thích: Phôi nhũ xuất hiện ở những hạt của cây 1 lá mầm. VD: cau, lúa, cọ…

A. Cam, mít, cau, chuối, thanh long

B. Cao lương, dừa, mía, rau má, rau ngót

C. Rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo

D. Sen, sắn, khế, gừng, dong ta

Đáp án: C

Giải thích: Cây 2 lá mầm là phôi của hạt có 2 lá mầm: rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo.

Câu 9. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh ?

A. Tất cả các phương án đưa ra.

B. Vì những hạt này có thể nảy mầm trong bất kì điều kiện nào mà không bị tác động bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài.

C. Vì những hạt này có phôi khoẻ và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng dự trữ. Đây là điều kiện cốt lõi giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh.

D. Vì những hạt này có khả năng ức chế hoàn toàn sâu bệnh. Mặt khác, từ mỗi hạt này có thể phát triển cho ra nhiều cây con và giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.

Đáp án: C

Giải thích: Người ta giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh vì những hạt này có phôi khoẻ, giữ được chất dinh dưỡng dự trữ, giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh

A. Hạt ngô      B. Hạt lạc

C. Hạt cau      D. Hạt lúa

Soạn Sinh Học 6 Bài 35: Những Điều Kiện Cần Cho Hạt Nảy Mầm

1. Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

1.1. Trả lời câu hỏi SGK

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 35 trang 113: 

Trả lời câu hỏi:

– Hạt đỗ ở cốc nào đã nảy mầm

– Giải thích vì sao hạt đỗ ở các cốc khác không nảy mầm được?

– Kết quả của thí nghiệm cho ta biết hạt nảy mầm cần những điều kiện gì?

Lời giải:

– Hạt ở cốc 3 đã nảy mầm.

– Cốc 1 hạt không nảy mầm được vì để khô, hạt thiếu nước không nảy mầm được.

– Cốc 2 hạt không nảy mầm được vì ngâm trong nước hạt bị thiếu không khí.

– Hạt nảy mầm được cần đủ nước và không khí.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 35 trang 114: 

Làm một cốc thí nghiệm có những điều kiện giống cốc số 3 trong thí nghiệm 1, rồi để trong hộp xốp đựng nước đá. Quan sát kết quả sau 3-4 ngày.

– Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm này có nảy mầm được không? Vì sao?

– Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí, hạt nảy mầm còn cần những điều kiện nào nữa?

Lời giải:

– Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm không nảy mầm được.

– Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí, hạt nảy mầm còn cần có nhiệt độ thích hợp.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 35 trang 114: 

Vận dụng những hiểu biết về các điều kiện nảy mầm của hạt, hãy giải thích cơ sở của một số biện pháp kĩ thuật sau:

Lời giải:

– Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng phải tháo hết nước ngay→ giúp cho hạt có đủ không khí để hô hấp, để hạt có thể nảy mầm.

– Phải làm đất thật tơi, xốp trước khi gieo hạt→Tạo điều kiện tốt cho hạt đủ không khí để hô hấp thì hạt mới nảy mầm.

– Khi trời rét phải phủ rơm rạ cho hạt đã gieo→ giữ ấm cho hạt, tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm.

– Phải gieo hạt đúng thời vụ→ tạo điều kiện thích hợp nhất về nhiệt độ, độ ẩm và không khí cho hạt nảy mầm.

– Phải bảo quản tốt hạt giống→ Để hạt không bị thối, hỏng, nấm mốc.

1.2. Giải bài tập SGK

Bài 1 (trang 115 sgk Sinh học 6): 

Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc thí nghiệm nào để làm đối chứng ? Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện nào ? Thí nghiệm nhằm chứng minh điều gì ?

Lời giải:

     + Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc 3 ở thí nghiệm 1 làm cốc đối chứng.

     + Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng giống nhau về các điều kiện: hạt giống, nước, không khí nhưng khác nhau về điều kiện nhiệt độ (cốc đối chứng để ở nơi mát, cốc thí nghiệm để ở thùng nước đá).

     + Thí nghiệm nhằm chứng minh nhiệt độ là yếu tố cần thiết ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt. Nếu không có nhiệt độ thích hợp, hạt không thể nảy mầm.

Bài 2 (trang 115 sgk Sinh học 6): 

Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ?

Lời giải:

   Điều kiện cần cho hạt nảy mầm:

   – Điều kiện bên ngoài: độ ẩm, không khí, nhiệt độ, nước, cường độ ánh sáng,…

   – Điều kiện bên trong: chất lượng của hạt (kích thước hạt, màu sắc hạt, độ sạch bệnh, mức độ nguyên vẹn, lượng chất dinh dưỡng trong hạt,…).

Bài 3 (trang 115 sgk Sinh học 6): 

Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống ?

Lời giải:

   Thí nghiệm chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống:

   + Chuẩn bị: 2 cốc thủy tinh, giấy thấm, nước, 10 hạt đỗ tốt (chắc mẩy, kích thước đều nhau, hạt tròn đều, không bị sứt sẹo và không có nấm bệnh) và 10 hạt đỗ chất lượng kém (hạt nhăn, lép, bị sứt sẹo, kích thước không đồng đều).

   + Tiến hành:

     - Thấm đều 2 tấm giấy thấm vào nước cho đến khi vừa đủ ẩm, cho vào mỗi cốc thủy tinh 1 tấm giấy thấm.

     - Cốc thủy tinh 1: bỏ vào 10 hạt đỗ chất lượng tốt, cốc thủy tinh 2: bỏ vào 10 hạt đỗ chất lượng kém. Đặt hai cốc ở nơi thoáng khí, mát mẻ; bổ sung nước hàng ngày.

     - Quan sát sự nảy mầm của các hạt đỗ ở hai cốc sau 3-4 ngày.

   + Kết quả:

     - Cốc 1: tất cả các hạt đỗ đều nảy mầm.

     - Cốc 2: không có (hoặc chỉ có một vài) hạt đỗ nảy mầm.

1.3. Bộ câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Trong điều kiện thời tiết giá lạnh, khi gieo hạt người ta thường che chắn bằng nilon hoặc phủ rơm rạ. Việc làm trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với sự nảy mầm của hạt ?

A. Độ thoáng khí

B. Độ ẩm

C. Nhiệt độ

D. Ánh sáng

Đáp án: C

Giải thích: Trong điều kiện thời tiết giá lạnh, khi gieo hạt người ta thường che chắn bằng nilon hoặc phủ rơm rạ để tăng nhiệt độ, giúp hạt nảy mầm tốt hơn.

Câu 2. Việc làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt có ý nghĩa gì ?

A. Giúp hạt không bị nhiệt độ cao của môi trường đất đốt nóng

B. Giúp khí ôxi xâm nhập vào đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hô hấp của hạt

C. Giúp tăng khả năng hấp thụ nước của hạt sau khi gieo cấy

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: B

Giải thích: Việc làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt có ý nghĩa giúp khí ôxi vào đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hô hấp của hạt – SGK trang 114.

A. Hạt lạc      B. Hạt bưởi

C. Hạt sen      D. Hạt vừng

Đáp án: C

Giải thích: Một số hạt có khả năng nảy mầm rất lâu. VD: hạt sen được cất giữ tới 2000 năm vẫn có khả năng nảy mầm – Em có biết? SGK trang 115.

Câu 4. Để hạt được nảy mầm trong điều kiện thời tiết lý tưởng, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Tưới tiêu hợp lí

B. Phủ rơm rạ lên hạt mới gieo

C. Làm đất thật tơi, xốp trước khi gieo hạt

D. Gieo hạt đúng thời vụ

Đáp án: D

Giải thích: Để hạt được nảy mầm trong điều kiện thời tiết lý tưởng, chúng ta cần gieo hạt đúng thời vụ – SGK trang 105

1. Phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo

2. Cày xới đất thật kỹ trước khi gieo hạt

3. Tháo hết nước trong trường hợp đất mang hạt đã gieo bị ngập úng

4. Thường xuyên bón phân cho hạt đã gieo

A. 2, 3

B. 1, 2, 3

C. 2, 3, 4

D. 2, 4

Đáp án: A

Giải thích: Các việc làm giúp cho hạt đã gieo hô hấp tốt hơn: Cày xới đất thật kỹ trước khi gieo hạt, tháo hết nước trong trường hợp đất mang hạt đã gieo bị ngập úng.

Câu 6. Trong các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt, điều kiện nào đóng vai trò tiên quyết ?

A. Hạt được trồng tại vùng đất tơi xốp, giàu khoáng.

B. Hạt được bảo quản tốt, vẫn giữ nguyên vẹn phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

C. Hạt được che đậy kĩ càng bằng rơm, rạ sau khi gieo

D. Hạt được gieo đúng thời vụ

Đáp án: B

Giải thích: Trong các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt, điều kiện đóng vai trò tiên quyết là hạt được bảo quản tốt, vẫn giữ nguyên vẹn phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

Câu 7. Chọn một số hạt đậu tốt, khô cho vào 3 cốc thuỷ tinh, cốc 1 không cho nước, cốc 2 đổ ngập nước còn cốc 3 lót dưới những hạt đậu một lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc vào chỗ mát. Sau một thời gian, hạt ở cốc nào sẽ nảy mầm ?

A. Cả ba cốc      B. Cốc 3

C. Cốc 2      D. Cốc 1

Đáp án: B

abc

Câu 8. Ba điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự nảy mầm của hạt là

A. không khí, nhiệt độ và độ pH thích hợp.

B. không khí, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

C. ánh sáng, nhiệt độ và độ pH thích hợp.

D. ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

Đáp án: B

Giải thích: Ba điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự nảy mầm của hạt là: không khí, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp – SGK trang 115.

Câu 9. Hạt lạc giữ được khả năng nảy mầm khoảng

A. 3 – 5 năm.

B. 1 – 2 năm.

C. 7 – 8 tháng.

D. 1 – 2 tháng.

Đáp án: C

Giải thích: Hạt lạc giữ được khả năng nảy mầm khoảng 7 – 8 tháng – Em có biết? SGK trang 115.

A. Bị luộc chín

B. Vùi vào cát ẩm

C. Nhúng qua nước ấm

D. Phơi ngoài ánh sáng mặt trời

Đáp án: A

Giải thích: Hạt sẽ mất hoàn toàn khả năng nảy mầm trong trường hợp bị luộc chín, vì nhiệt độ cao sẽ làm chết phôi.

1.4. Lý thuyết trọng tâm

1. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

– Thí nghiệm 1:

– Thí nghiệm 2:

   + Làm thí nghiệm giống cốc 3 rồi để trong hộp xốp đựng nước đá. Quan sát kết quả sau 3 – 4 ngày.

→ Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm:

– Ba điều kiện bên ngoài cần cho sự nảy mầm: cần đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.

– Sự nảy mầm còn phụ thuộc vào chất lượng hạt giống: hạt giống tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc.

2. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất?

– Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ.

Soạn Sinh học 6 Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm file DOC

Soạn Sinh học 6 Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm file PDF

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.

Bài 35. Những Điều Kiện Cần Cho Hạt Nảy Mầm

Hạt giống sau khi thu hoạch được phơi khô và bảo quản cẩn thận, có thể giữ được trong một thời gian dài mà không có gì thay đổi.

Nhưng nếu đem gieo hạt đó vào đất thoáng và ẩm hoặc tưới ít nước thì hạt sẽ nảy mầm. Tuy nhiên, thời gian nảy mầm của các hạt khác nhau là khác nhau

+ Hạt cà phê chỉ còn khả năng nảy mầm sau vài giờ bảo quản

+ Hạt đỗ, lạc, vừng giữ được khả năng nảy mầm sau 7 – 8 tháng bảo quản

+ Hạt sen có thể giữ được khả năng nảy mầm sau nhiều năm bảo quản

+ Ở Ai Cập, các nhà khoa học tìm thấy hạt của những cây lúa mì có tuổi đời cách đây hàng nghìn năm. Khi đem gieo chúng vẫn có khả năng nảy mầm

Vậy điều kiện cần cho hạt này mầm là gì?

1. Thí nghiệm về những điều kiện nảy mầm của hạt a. Thí nghiệm 1

– Chuẩn bị:

+ Chọn các hạt đỗ tốt, khô bỏ vào cốc thủy tinh (mỗi cốc 10 hạt)

+ Cốc 1: Không bỏ gì thêm

+ Cốc 2: Đổ nước cho ngập hạt khoảng 6 – 7 cm

+ Cốc 3: lót xuống dưới những hạt đỗ 1 lớp bông ẩm

+ Cả 3 cốc đều để ở chỗ mát

+ Quan sát sự nảy mầm của hạt đổ sau 3 – 4 ngày

– Kết quả:

– Nhận xét:

+ Hạt ở cốc 1 không nảy mầm vì: hạt thiếu nước

+ Hạt ở cốc 2 không nảy mầm vì: hạt bị ngâm ngập trong nước (rightarrow)​ hạt không có không khí

+ Hạt ở cốc 3 này mầm vì: hạt có đủ nước và không khí

b. Thí nghiệm 2:

– Làm 1 cốc thí nghiệm như cốc số 3 ở trên. Sau đó cho cốc thí nghiệm vào hộp xốp đựng nước đá. Để 3 – 4 ngày quan sát hiện tượng nảy mầm của hạt.

– Kết quả: hạt trong cốc thí nghiệm không nảy mầm vì: nhiệt độ trong thùng nước đá thấp (rightarrow) ​ hạt không nảy mầm được

* Kết luận

– Từ thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 cho ta biết điều kiện bên ngoài cần cho sự nảy mầm của hạt là: nước, không khí và nhiệt độ

– Tuy nhiên, để hạt nảy mầm được còn phụ thuộc vào chất lượng của hạt như: hạt giống tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc thì hạt cũng sẽ khó nảy mầm hoặc không nảy mầm.

* Lưu ý: tất cả các yếu tố trên đều tác động đến sự nảy mầm của hạt. Thiếu bất kì 1 yếu tố nào thì hạt cũng sẽ không nảy mầm.

2. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất?

– Một số hình ảnh ứng dụng hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt trong sản xuất

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1: Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc thí nghiệm nào để làm đối chứng ? Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện nào ? Thí nghiệm nhằm chứng minh điều gì ?

Cốc 3 ở thí nghiệm 1 được dùng làm cốc đối chứng. Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng giống nhau về các điều kiện: hạt giống, nước, không khí. nhưng khác nhau về điều kiện nhiệt độ. Thí nghiệm nhằm chứng minh dù có đầy đủ các điều kiện khác, nhưng nếu lạnh quá hạt cũng không nảy mầm được. Vậy hạt nảy mầm còn cần có nhiệt độ thích hợp.

Câu 2: Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ?

– Điều kiện bên ngoài cần cho hạt nảy mầm là: Nước (độ ẩm), nhiệt độ, không khí.

– Điều kiện bên trong cần cho hạt nảy mầm là: chất lượng hạt giống: hạt giống tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc.

Câu 3: Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống ?

Muốn chứng minh được sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống, cần thiết kế thí nghiệm như sau: Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài (đủ nước, đủ không khí. có nhiệt độ thích hợp), nhưng khác nhau về chất lượng hạt giống. Ví dụ. chỉ để một cốc có hạt giống tốt (hạt chắc. mẩy. không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh) còn các cốc khác đều có một trong những loại hạt giống xấu (hại bị mọt. hạt bị mốc, hạt bị lép, hạt bị sứt sẹo…).