Soạn Bài Sinh Học Bài 3 Tế Bào / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Sinh 8 Bài 3 Tế Bào

Soạn sinh 8 bài 3 Tế bào được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn sinh học trên toàn quốc. Đảm bảo chính xác, dễ hiểu giúp các em nhanh chóng hiểu rõ kiến thức vận dụng giải bài tập SGK sinh học 8 bài 3 tế bào.

thuộc: CHƯƠNG I Sinh Học 8: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi sinh học 8 bài 3 Tế bào

– Màng sinh chất

– Chất tế bào:

+ Ti thể

+ Ribôxôm

+ Lưới nội chất

+ Bộ máy Gôngi

+ Trung thể

– Nhân:

+ Nhiễm sắc thể

+ Nhân con

– Màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất: Lấy các chất cần thiết và thải các chất không cần thiết.

– Chất tế bào chứa các bào quan sử dụng các chất mà tế bào lấy vào qua màng sinh chất tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của tế bào dưới sự điều khiển của nhân tế bào, thực hiện các hoạt động sống, giúp tế bào phân chia

– Nhân tế bào chứa vật chất di truyền, điều khiển các hoạt động của các bào quan qua quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ ADN → ARN → Protein; các chất được tổng hợp, lấy vào.

Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống.

Sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên và sinh sản

Cảm ứng giúp cơ thể phản ứng với kích thích từ môi trường bên ngoài

Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào.

II. Hướng dẫn giải bài tập SGK sinh 8 bài 3 Tế bào

Giải bài 1 trang 13 SGK Sinh học 8. Hãy sắp xếp các báo quan tương ứng với các chức năng bằng cách ghép chữ a, b, c…) với số (1, 2, 3…) vào ô trống ở bảng 3-2 sao cho phù hợp. Đề bài

Hãy sắp xếp các báo quan tương ứng với các chức năng bằng cách ghép chữ a, b, c…) với số (1, 2, 3…) vào ô trống ở bảng 3-2 sao cho phù hợp. Bảng 3-2. Các bào quan và chức năng của chúng

1. Nơi tổng hợp protein

2. Vận chuyển các chất trong tế bào

3. Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng

4. Cấu trúc quy định sự hình thành protein

5. Thu nhận, tích trữ, phân phối sản phẩm trong hoạt động sống của tế bào

a) Lưới nội chất

b) Ty thể

c) Riboxom

d) Bộ máy Gôngi

Đáp án : 1. c ; 2. a ; 3: b ; 5. d.

Giải bài 2 trang 13 SGK Sinh học 8. Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể

– Mọi cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều có cấu tạo từ tế bào.

– Tất cả mọi tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo rất giống nhau, bao gồm:

+ Màng sinh chất.

+ Chất tế bào (cỏ chứa các bào quan)

+ Nhân tế bào gồm màng nhân, nhiễm sắc thế, nhân con.

– Dù ở cơ thể đơn bào hay đa bào, tế bào đều thực hiện được chức năng sống của mình: trao đổi chất, sinh trưởng, cảm ứng, sinh sản

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.

Xem Video bài học trên YouTube

Là một giáo viên Dạy cấp 2 và 3 thích viết lạch và chia sẻ những cách giải bài tập hay và ngắn gọn nhất giúp các học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất

Bài 21: Ôn Tập Phần Sinh Học Tế Bào

I. Các nội dung cơ bản của sinh học tế bào:

1. Thành phần hóa học của tế bào:

– Bốn nguyên tố C, H, O và N là những nguyên tố chính góp phần tạo nên khoảng 96% khối lượng các cơ thể sống.

– Do phân tử nước có tính phân cực nên nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống.

– Các hợp chất hữu cơ như cacbohiđrat, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Cách thức liên kết, trình tự sắp xếp và số lượng của các đơn phân trong mỗi phân tử quyết định các đặc tính lí hóa học của chúng. Lipit là chất hữu cơ kị nước.

2. Cấu tạo tế bào

– Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.

– Mọi tế bào đều được cấu tạo từ 3 bộ phận chính : màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hay vùng nhân).

– Tế bào thường có kích thước nhỏ đảm bảo tối ưu hóa tỉ lệ S/V

– Có 2 loại tế bào là : tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

– Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, không có hệ thống màng bên trong tế bào, không có các bào quan có màng bao bọc. Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ chưa có màng bao bọc.

– Tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào nhân sơ. Vật chất di truyền của tế bào được bao bọc bởi 2 lớp màng tạo nên nhân tế bào, bên trong tế bào có hệ thống nội màng, có nhiều bào quan được bao bọc bởi 1 hoặc 2 lớp màng, có khung xương tế bào được làm bằng các sợi prôtêin. Các bào quan thực hiện những chức năng chuyên biệt : nhân tế bào chứa thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, ti thể và lục lạp thực hiện chức năng chuyển hóa năng lượng, lizôxôm là nhà máy tái chế rác thải, bộ máy Gôngi là nhà máy lắp ráp và phân phối các sản phẩm của tế bào, ribôxôm là nhà máy tổng hợp prôtêin …

– Màng sinh chất có cấu trúc khảm động và có chức năng điều khiển các chất ra vào tế bào một cách có chọn lọc. Các phương thức vận chuyển qua màng : vận chuyển chủ động, vận chuyển thụ động, xuất bào và nhập bào.

3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng

– Tế bào là hệ mở, luôn trao đổi chất và năng lượng với môi trường.

– ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào.

– Quang hợp là quá trình chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng tiềm ẩn trong hợp chất hữu cơ. Quang hợp bao gồm 2 pha : pha sáng và pha tối.

– Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ để tạo ra năng lượng dưới dạng ATP. Quá trình phân giải glucôzơ bao gồm 3 giai đoạn (đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron) với sản phẩm chính là ATP, các sản phẩm phụ là CO 2 và nước. Đặc điểm của quá trình này là năng lượng trong phân tử glucôzơ được giải phóng một cách từ từ từng bước một và được điều khiển bằng một hệ thống các enzim.

4. Phân chia tế bào

– Sự sống được duy trì liên tục từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quá trình truyền đạt thông tin di truyền lưu trữ trên ADN.

– Quá trình truyền đạt thông tin di truyền trên ADN được thực hiện qua các hình thức phân chia tế bào.

– Nguyên phân là quá trình phân bào đảm bảo sự truyền đạt thông tin một cách nguyên vẹn từ tế bào này sang tế bào khác nhằm thực hiện các chức năng sinh sản, sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng tái sinh các mô và cơ quan ở các cơ thể sinh vật đa bào.

– Giảm phân chỉ xảy ra ở các cơ thể lưỡng bội có hình thức sinh sản hữu tính giúp tạo ra sự đa dạng di truyền làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

II. Hướng dẫn ôn tập

Để có thể nắm chắc được các khái niệm và nội dung cơ bản của từng bài từng chương và thấy được các mối quan hệ hữu cơ giữa các kiến thức của các bài, các chương với nhau, các em nên tuân theo một quy trình sau đây.

1. Nắm chắc các khái niệm then chốt của từng bài và từng chương

– Làm thế nào để biết được mình có thực sự hiểu đúng được những khái niệm cốt lõi của bài, của chương ?

Cách tốt nhất là sau khi học những khái niệm quan trọng, ta diễn đạt lại các khái niệm đó bằng ngôn từ của mình nhưng làm sao vẫn đảm bảo được đúng bản chất của các khái niệm.

– Đặt ra các câu hỏi tại sao lại như vậy? Làm thế nào người ta biết được điều đó ? …

Sau đó, hãy cố gắng tìm câu trả lời, nếu không trả lời được thì trao đổi với bạn hoặc hỏi giáo viên. Có như vậy, chúng ta mới hiểu bài sâu sắc và ghi nhớ lâu hơn.

2. Tìm kiếm mối liên hệ qua lại giữa các khái niệm

Kiến thức của các bài, các chương không tách rời mà có quan hệ lôgic với nhau. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ chú ý đến chi tiết nhưng lại không có cách nhìn khái quát, không xem xét sự việc một cách tổng thể thì kiến thức thu được chỉ là một tập hợp các khái niệm rời rạc. Cố học thuộc lòng các kiến thức rời rạc một cách máy móc thì sẽ lại quên đi rất nhanh và không thể vận dụng kiến thức để giải quyết được vấn đề của thực tiễn đời sống.

Cố gắng liên hệ giữa kiến thức mới với kiến thức đã học, giữa lí thuyết với thực tiễn. Có như vậy, chúng ta mới nhớ được lâu và biết cách vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.

3. Xây dựng bản đồ khái niệm

Giống như một bản đồ giao thông cho ta biết các đường đi giữa các thành phố hay các đường phố của một thành phố thì bản đồ khái niệm là một sơ đồ cho ta biết các khái niệm khoa học có những mối liên hệ qua lại với nhau như thế nào. Có 2 loại bản đồ khái niệm : bản đồ phân nhánh (hình cây) và bản đồ mạng lưới.

Soạn Sinh 10 tổng hợp đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề sinh học 10, các bài giải sinh 10 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt sinh học lớp 10

Xem Video bài học trên YouTube

Là một giáo viên Dạy cấp 2 và 3 thích viết lạch và chia sẻ những cách giải bài tập hay và ngắn gọn nhất giúp các học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất

Soạn Sinh 10 Bài 21 Ngắn Nhất: Ôn Tập Phần Sinh Học Tế Bào

Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 21 ngắn gọn

1. Thành phần hóa học của tế bào:

– Tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Trong đó, 4 nguyên tố C, H, O, N chiếm 96% khối lượng cơ thể sống.

– Phân tử nước có tính phân cực, có vai trò quan trọng đối với sự sống

– Cơ thể sống được cấu tạo từ 4 đại phân tử: cacbohidrat, protein, lipit, axit nucleic

2. Cấu tạo tế bào:

– Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.

– Mọi tế bào đều có cấu tạo 3 bộ phận chính: màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hay vùng nhân)

– Có 2 loại tế bào:

+ Tế bào nhân sơ: kích thước nhỏ, không có hệ thống màng và bào quan có màng bao bọc trong tế bào, vật chất di truyền nằm trong Vùng nhân.

+ Tế bào nhân thực: kích thước lớn hơn, có nhiều bào quan có màng bao bọc (không bào, lizoxom, ti thể, lục lạp, bộ máy gôngi,..), vật chất di truyền nằm trong nhân.

3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng:

– Tế bào là hệ mở, luôn trao đổi chất và năng lượng với môi trường

– ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào.

– Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất tạo năng lượng dạng ATP.

– Quang hợp là quá trình chuyển năng lượng mặt trời thành năng lượng tiềm ẩn trong các hợp chất hữu cơ. Quang hợp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối.

Là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH, còn gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng.

Là giai đoạn CO 2 bị khử thành cacbohidrat, còn được gọi là giai đoạn cố định CO 2.

Năng lượng ánh sáng được hấp thụ nhờ các sắc tố quang hợp → chuyển vào chuỗi truyền e quang hợp qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa – khử → cuối cùng ADP, NADP+ được chuyển thành ATP, NADPH.

CO 2 + RiDP → hợp chất 6C không bền → hợp chất 3C bền vững → AlPG có 3C → cacbohidrat.

4. Phân chia tế bào:

– Sự sống được duy trì liên tục từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quá trình truyền đạt thông tin di truyền (ADN) nhờ các hình thức phân chia tế bào:

+ Nguyên phân: Là hình thức phân bào nguyên nhiễm, nhằm thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng và phát triển, tái sinh các mô, cơ quan

+ Giảm phân: Là hình thức phân bào giảm nhiễm, tạo ra giao tử cho các cơ thể sinh sản hữu tính.

Câu 1: Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên tế bào của cơ thể sinh vật có các đặc điểm:

1. Là những nguyên tố có sẵn trong tự nhiên

2. Là những nguyên tố không có trong các hợp chất vô cơ

3. Tỷ lệ % của các nguyên tố không giống ở trong các chất vô cơ

4. Chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh tử sinh học

A. 1, 3

B. 1, 4

C. 2, 3

D. 2, 4

Câu 2: Cacbon là nguyên tố hóa học đặc biết quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ. Nguyên nhân là vì:

A. Cacbon là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống

B. Cacbon chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống

C. Cacbon có khối lượng phân tử là 12

D. Cacbon có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử (cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác)

Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng về glucozo?

A. Glucozo dễ chuyển hóa để cung cấp năng lượng cho tế bào

B. Glucozo là sản phẩm đầu tiên của quá trình quang hợp ở thực vật

C. Glucozo là nguyên liệu phổ biến cung cấp năng lượng cho tế bào

D. Glucozo cung cấp năng lượng nhiều nhất so với các chất hữu cơ khác

Câu 4: Khi nước bay hơi thì sẽ mang theo năng lượng. Nguyên nhân là vì quá trình bay hơi của nước thu năng lượng vì lí do nào sau đây?

A. Bẻ gãy liên kết hóa học giữa O với H ở trong H 2 O

B. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa các phân tử nước

C. Tăng số liên kết hidro giữa các phân tử nước

D. Làm giảm khối lượng của các phân tử nước

Câu 5: Điểm giống nhau về chức năng giữa lipit, protein và cacbohidrat là

A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào

B. Xây dựng cấu trúc màng tế bào

C. Làm tăng tốc độ và hiệu quả của phản ứng trong tế bào

D. Tiếp nhận kích thích từ môi trường trong và ngoài tế bào

Câu 6: Người ta thường xuyên thay đổi các món ăn và mỗi bữa nên ăn nhiều món. Việc này có tác dụng chính là:

A. cung cấp đầy đủ các nguyên tố hóa học và các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

B. cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa lượng để cấu tạo nên tế bào

C. cung cấp nhiều protein và chất bổ dưỡng cho cơ thể

D. tạo sự đa dạng về văn hóa ẩm thực và thay đổi khẩu vị của người ăn

Câu 7: Chức năng nào sau đây không phải là của H 2 O

A. Điều hòa thân nhiệt

B. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể

C. Nguyên liệu cho một số phản ứng

D. Dung môi hòa tan các chất

Câu 8: Để chia saccarit thành ba loại đường là đường đơn, đường đôi và đường đa, người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây?

A. Khối lượng của phân tử

B. Số loại đường có trong phân tử

C. Độ tan trong nước

D. Số lượng đơn phân có trong phân tử

1. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

2. Đơn phân là glucozo

3. Không tan trong nước

4. Giữa các đơn phân là liên kết glicozit

5. Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào

6. Đều có cấu trúc mạch thẳng

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm chung của xenlulozo, tinh bột và glicogen?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 10: Cacbonhidrat không có chức năng nào sau đây ?

A. Cấu tạo nên thành tế bào

B. Cấu tạo nên màng tế bào

C. Dự trữ chất dinh dưỡng

D. Điều hòa thân nhiệt

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 21. Ôn tập phần sinh học tế bào trong SGK Sinh học 10. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Cấu Tạo Tế Bào Thực Vật Bài Sinh Học 6 Bài 7

Cấu tạo tế bào thực vật bài sinh học 6 bài 7 được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn sinh học đảm bảo tính chính xác và ngắn gọn, giúp các em học tốt môn sinh học lớp 6. Được cập nhật nhanh nhất, đầy đủ nhất tại Soanbaitap.com.

Cấu tạo tế bào thực vật bài sinh học 6 bài 7 thuộc phần: CHƯƠNG I. TẾ BÀO THỰC VẬT

Hướng dẫn giải bài tập bài 7 cấu tạo tế bào thực vật

Quan sát 3 hình trên. Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo của rễ, thân, lá.

Xem lại 3 hình một lần nữa, hãy nhận xét hình dạng tế bào thực vật.

Lời giải chi tiết

– Rễ, thân, lá của thực vật đều được cấu tạo bởi các tế bào.

– Tế bào thực vật có thể có hình thoi, hộp, nhiều cạnh, sao…

Hãy nhận xét về kích thước của các loại tế bào thực vật?

Lời giải chi tiết

Kích thước của tế bào thực vật rất da dạng, chủ yếu tế bào có kích thước nhỏ trừ một số tế bào của bưởi, chanh…

Quan sát H.7.5 hãy nhận xét:

– Cấu tạo hình dạng các tế bào của cùng một loại mô, các loại mô khác nhau?

– Từ đó rút ra kết luận : Mô là gì?

– Các tế bào của cùng một mô có hình dạng và kích thước giống nhau, các loại mô khác nhau thì hình dạng tế bào cũng khác nhau.

– Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.

Giải bài 1 trang 25 SGK Sinh học 6. Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào ?

Đề bài

Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào ?

Lời giải chi tiết

Dựa vào kích thước và hình dạng tế bào chúng ta nhận thấy: tế bào thực vật có kích thước và hình dạng rất đa dạng. Tùy loại tế bào, vị trí của chúng trong cơ quan và cơ thể thực vật,… mà chúng có kích thước và hình dạng khác nhau.

Giải bài 2 trang 25 SGK Sinh học 6. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào ?

Đề bài

Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào ?

Lời giải chi tiết

Thành phần chủ yếu của tế bào thực vật:

– Vách tế bào (chỉ có ở tế bào thực vật): quy định và duy trì hình dạng tế bào.

– Màng sinh chất: bao bọc bên ngoài chất tế bào.

– Chất tế bào: dạng keo lỏng, bên trong chứa các bào quan (lục lạp, không bào, ribôxôm…).

– Nhân: điều khiển hoạt động sống của tế bào.

Giải bài 3 trang 25 SGK Sinh học 6. Mô là gì? Kể tên một số loại mô thực vật?

Đề bài

Mô là gì? Kể tên một số loại mô thực vật?

Lời giải chi tiết

Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.

Có các loại mô :

– Mô nâng đỡ.

– Mô phân sinh ngọn.

– Mô mềm.

Xem Video bài học trên YouTube

Là một giáo viên Dạy cấp 2 và 3 thích viết lạch và chia sẻ những cách giải bài tập hay và ngắn gọn nhất giúp các học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất