1. Thế nào là câu phủ định?
– Câu phủ định phủ nhận hành động, trạng thái, đặc trưng, tính chất của đối tượng ở trong câu. Đây là loại câu tương đối phổ biến và đa dạng.
2. Đặc điểm hình thức và chức năng
a) Xét những câu sau và trả lời câu hỏi.
– Các câu (2), (3), (4) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (1)?
– Những câu này có gì khác với câu (1) về chức năng?
– Các câu (2), (3), (4) có chứa thêm các từ gì?
– Mục đích nói của câu (1) là để khẳng định việc gì? Các câu còn lại có phải có mục đích nói ngược với mục đích nói của câu (1) không?
b) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
– Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định?
– Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì?
– Những câu có từ ngữ phủ định là:
– Ông thầy bói thứ hai dùng câu phủ định (1) để phản bác ý kiến, nhận định của ông thầy bói sờ vòi. Trong khi đó, ông thầy bói thứ ba (ông thầy bói sờ tai) dùng câu phủ định (2) để hướng đến phủ định ý kiến, nhận định của cả hai ông thầy trước.
1. Trong các câu sau đây, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao?
– Câu: ” Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!” là câu ông giáo nói ra để phản bác suy nghĩ của lão Hạc trước đó ( Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi;…). Còn câu: ” Không, chúng con không đói nữa đâu. ” là câu cái Tí bác bỏ lại điều mà nó cho là mẹ nó (chị Dậu) đang nghĩ: mấy đứa con đang đói quá.
2. Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
– Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?
– Cả ba câu trên đều là những câu phủ định vì đều có chứa những từ ngữ phủ định, như không (trong (a) và (b)), chẳng (trong (c)). Song có thể nhận thấy, các câu phủ định nêu có cấu tạo khá đặc biệt: các từ phủ định trong các câu này hoặc kết hợp với một từ phủ định khác (như: không phải là không trong (a), không ai không trong (b)) hoặc kết hợp với một từ nghi vấn như: ai chẳng (trong (c)). Tất cả các trường hợp này, ý nghĩa của câu đều là khẳng định (chứ không phải phủ định).
– Những câu không có từ ngừ phủ định mà tương đương với những câu trên là:
Việc dùng câu phủ định theo lối dùng hai từ ngữ phủ định (gọi là phu định của phủ định) hay dùng một từ phủ định kết hợp với một từ bất định (không), một từ nghi vấn là cách để nhấn mạnh hơn ý cần diễn đạt. Nghĩa của các câu loại này chắc chắn sẽ đậm hơn nghĩa của các câu khẳng định tương đương (như đã lấy ví dụ ở trên).
3. Xét câu văn sau và trả lời câu hỏi.
Nếu Tô Hoài thay từ phủ định không bằng chưa thì nhà văn phải viết lại câu văn này như thế nào? Nghĩa của câu đó có thay đổi hay không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn? Vì sao?
– Nếu thay từ không bằng chưavào câu văn của Tô Hoài thì câu đó phải viết lại như sau: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.
– Ý nghĩa của câu (khi thay) sẽ có sự thay đổi, bởi: từ chưa mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm nói (không bao hàm phủ định ở thời điểm sau thời điểm nói) nghĩa là lúc ấy Dế Choắt không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được. Trái lại, từ không mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm hiện tại và cả sau này nữa.
4. Các câu sau đây có phải là câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có nghĩa tương đương.
d) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?(Nam Cao, Lão Hạc)
– Các câu đã cho không phải là câu phủ định (vì không có chứa các dấu hiệu hình thức của câu phủ định). Thế nhưng, chúng lại được dùng để biểu thị ý phủ định.
– Có thể đặt các câu có ý nghĩa tương đương theo mẫu của chính bốn câu trên.
5. Đọc đoạn trích sau (chú ý các từ in đậm) và cho biết: Có thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt ga uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
: Không thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng vào đoạn văn trên được bởi như vậy, nó sẽ làm thay đổi nghĩa của cả câu. Trong câu, quên có nghĩa là không nghĩ đến (vì sự căm thù giặc đã át hết đi); chưa là chỉ sự nóng lòng muốn ra trận tiền giết giặc (khác với chẳng – không thể làm được).
6. Viết đoạn đối thoại ngắn, trong đó có dùng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.
– Tớ đã kiểm tra tất cả các kênh nhưng chẳng kênh nào có cả. (câu phủ định bác bỏ).