Soạn Bài Đồng Chí Chi Tiết / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài Đồng Chí (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Dòng thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai thế nào trước và sau dòng thơ đó? Lời giải chi tiết:

– Dòng thứ bảy của bài thơ là một từ với hai tiếng “Đồng chí” để xưng hô trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội. Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo rất đặc biệt. Cả dòng thơ chỉ có một từ, hai tiếng và dấu chấm cảm: Đồng chí! Kiểu câu đặc biệt này tạo một nốt nhấn. Nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định. Nó còn tựa như cái bắt tay thân thiết giữa những con người. Nó như cái bản lề gắn kết hai đoạn: Đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chỉ, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính là gì? Lời giải chi tiết:

– Bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Đó chính là cơ sở cùng chung giai cấp xuất thân của những người cách mạng. Chính điều đó cùng với mục đích, lý tưởng chung đã họ từ mọi phương trời xa tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách và trở nên thân quen với nhau.

– Tình đồng chí được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu: “Súng bên súng, đầu sát bẽn đầu”.

– Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỷ cùa những người bạn chí cốt, mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm:

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị những chi tiết, hình ảnh đó. Lời giải chi tiết:

+ Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến từng nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Người lính đi chiến đấu đế lại sau lưng mình những gì thương quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa.. Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương, ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy những hình ảnh thân thuộc nơi quê nhà xa xôi.

+ Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Ảo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống Pháp hiện lên thật cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày… sự từng trải của đời người lính đã cho Chính Hữu “biết” được sự khổ sở khi bị những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt hầm hập đến ướt cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người. Và nếu không có sự từng trải ấy cũng không thể nào biết được cái cảm giác của “miệng cười buốt giá”: trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Thế nhưng những nguờí lính vẫn cười trong gian lao, bởi có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở “chân không giày” và thời tiết “buốt giá”. Trong đoạn “anh” và “tôi” luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau. Cấu trúc ấy đã diễn tả gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Ba câu thơ cuối gợi lên cho em những suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy. Lời giải chi tiết:

Ba câu cuối cùng kết thúc bài thơ bằng những hình ảnh thơ thật đẹp

Đêm nay rừng hoang sương muôi

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã “đứng cạnh nhau” giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả.

Câu thơ cuối cùng mới thật đặc sắc: “Đầu súng trăng treo”. Đó là hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya: ” suốt đêm vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật..”. Nhưng đó còn là một hình ảnh độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú, sâu xa. “Súng” – biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. “Trăng” – biểu tượng vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn. Hai hình ảnh “súng” và “trărng kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính – chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến – một nền thơ giàu chất hiện thực và dào cảm hứng lãng mạn. Vì vậy mà câu thơ này đã được Chính Hữu chọn làm nhan đề cho cả một tập thơ – tập Đầu súng trăng treo.

Đoạn kết bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội người lính.

Câu 5 Trả lời câu 5 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng độc của những người lính là Đồng chí? Lời giải chi tiết:

Bài thơ viết về tình đồng đội của người lính được tác giả đặt tên Đồng chí vì từ này có nghĩa chỉ những người cùng chung chí hướng, lí tưởng. Đây cách xưng hô của những người trong một đoàn thể cách mạng. Vì vậy tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sắc tình đồng đội.

Câu 6 Trả lời câu 6 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp? Lời giải chi tiết:

Qua bài thơ về tình đồng chí, hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả người lính cách mạng. Cụ thế là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp:

– Họ xuất thân từ nông dân (“Quê hương anh… sỏi đá”).

Họ sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn: “Ruộng nương… lung lay”.

Hai chữ “mặc kệ” nói được cái dứt khóat mạnh mẽ có dáng dấp “trượng phu”. Những người lính nông dân ấy vẫn gắn bó, nặng lòng với làng quê thân yêu. Họ không hề vô tình, nếu không đã chẳng thể cảm nhận sự nhớ nhung của quê hương: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra Lính”.

– Những người lính cách mạng trải qua những gian lao, thiếu thôn tột cùng.

Những cơn sốt run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông giá lạnh (áo rách, quần vá, chân không giày). Nhưng gian lao thiếu thôn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội: sáng lên nụ cười của người lính (miệng cười buốt giá).

– Nhưng sáng ngời trong họ là tinh thần đồng đội và ý chí quyết tâm đánh giặc.

Luyện tập Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ (ba câu cuối) Lời giải chi tiết:

– Trong bức tranh ấy nổi bật lên ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính đứng bên nhau chờ giặc tới. Sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Bên cạnh họ còn có vầng trăng làm bạn.

– Hình ảnh đầu súng trăng treo còn mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra những liên tưởng phong phú, súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.

Bố cục

– Phần 1 (6 câu đầu): Những cơ sở của tình đồng chí

– Phần 2 (11 câu tiếp): Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chi

– Phần 3 (3 câu cuối): Hình ảnh người lính trong đêm canh gác

ND chính

Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.

chúng tôi

Soạn Bài Từ Đồng Âm (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I THỂ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG ÂM? Trả lời câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau. – Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. – Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. Trả lời:

Giải thích nghĩa của từ lồng:

– Câu 1: lồng: hăng lên chạy càn, nhảy càn

– Câu 2: lồng: đồ đan bằng tre bằng nứa thường dùng để nhốt chim hay gà.

Phần II SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM Trả lời câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên? Trả lời:

Nhờ ngữ cảnh mà ta phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên.

Trả lời câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Câu “Đem cái về kho” nếu tách ra khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa. Trả lời:

Câu “Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu theo hai nghĩa:

a) Kho với nghĩa hoạt động, một cách chế biến thức ăn.

b) Kho với nghĩa là cái kho (để chứa cá)

Để câu trở thành đơn nghĩa, người viết có thể thêm vào một vài từ

a) Đem cá về mà kho. (Kho chỉ có thể hiểu là hoạt động).

b) Đem cá về để nhập kho. (Kho chỉ có thể hiểu là chỗ chứa).

Trả lời câu 3 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Để tránh những hiều lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp? Trả lời:

Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh khi giao tiếp.

Ghi nhớ:

Trong giao tiếp, phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau đây: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi. Lời giải chi tiết:

– Thu:

+ Thu 1: danh từ, mùa thu ⟶ chỉ một mùa trong năm.

+ Thu 2: động từ, thu tiền ⟶ chỉ hành động.

– Cao :

+ Cao 1: tính từ, trái nghĩa với thấp.

+ Cao 2: danh từ, chỉ một loại thuốc Nam dùng để chữa bệnh (cao khỉ, cao trăn).

– Ba :

+ Ba 1: số từ, ba lớp tranh.

+ Ba 2: danh từ, người sinh ra mình (ba mẹ).

– Tranh:

+ Tranh 1: danh từ, tấm lợp kín bằng cỏ (tấm tranh).

+ Tranh 2: động từ, bàn cãi để tìm ra lẽ phải (tranh cãi).

– Sang:

+ Sang 1: động từ, biểu thị hướng hoạt động nhằm một đối tượng khác (sang phương).

+ Sang 2: tính từ, làm cho người ta phải coi trọng (sang trọng).

– Nam:

+ Nam 1: chỉ phương hướng (miền Nam)

+ Nam 2: giới tính của con người (nam nhi)

– Sức:

+ Sức 1: chỉ sức khỏe của con người (sức lực)

+ Sức 2: danh từ: một loại văn bản do quan lại truyền xuống cho lí trưởng đốc thúc (tờ sức).

– Nhè:

+ Nhè 1: động từ nhằm vào chỗ yếu, chỗ bất lợi của người khác

+ Nhè 2: động từ bụm miệng lại dùng lưỡi để đẩy ra

– Tuốt:

+ Tuốt 1: tính từ, thẳng một mạch đến tận nơi xa

+ Tuốt 2: động từ, hành động lao động trong việc thu hoạt lúa (tuốt lúa)

– Môi:

+ Môi 1: danh từ, chỉ bộ phận trên khuôn mặt (môi khô)

+ Môi 2: tính từ, làm trung gian cho hai bên (môi giới)

Danh từ cổ trong tiếng Việt có nhiều nghĩa khác nhau như :

– chỉ bộ phận của cơ thể nối đầu với thân.

– chỉ bộ phận của áo bao quanh cổ

– chỉ bộ phận của một vật giống hình cái cổ nối liền thân với miệng (cổ chai, cổ lọ).

b.

– Từ đồng âm với danh từ cổ: cổ đại

– Cổ đại: chỉ một thời đại xa xưa trong lịch sử.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau.

bàn (danh từ) – bàn (động từ)

sâu (danh từ) – sâu (động từ)

năm (danh từ) – năm (động từ)

Lời giải chi tiết:

– Hai anh em ngồi vào bàn, bàn bạc mãi mới ra vấn đề.

– Con sâu lẩn sâu vào bụi rậm.

– Năm nay, năm anh em đều làm ăn khá giả cả.

chúng tôi

Soạn Bài Phong Cách Hồ Chí Minh (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1): Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy? Lời giải chi tiết:

– Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.

– Người có vốn tri thức văn hóa sâu rộng vì:

+ Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga …;

+ Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề – tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động;

+ Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm;

– Điều quan trọng là Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động. Người biết tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời với việc phê phán những hạn chế, những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản, trên nền tảng văn hóa dân tộc và ảnh hưởng quốc tế mà nhào nặn một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương Đông và cũng rất hiện đại.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1): Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? Lời giải chi tiết:

Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:

– Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”;

– Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ;

– Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1): Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? Lời giải chi tiết:

Lối sống của Hồ Chí Minh giản dị mà thanh cao một cách tự nhiên:

– Giản dị mà không kham khổ;

– Không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà xuất phát từ cốt cách, từ trong quan niệm thẩm mĩ thuần thục, tự nhiên của nhân cách Hồ Chí Minh.

– Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng đã hòa nhập cùng tâm hồn một nhà thơ lớn. Khao khát cống hiến cho tổ quốc bao nhiêu thì người lại càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bấy nhiêu.

– Vẻ đẹp tâm hồn Người: rất mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn, rất thơ.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1): Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. Lời giải chi tiết:

– Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.

– Lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với lối sống giản dị, thanh cao.

Luyện tập Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà thanh cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh Lời giải chi tiết: Sinh hoạt giản dị của Bác Hồ

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ sống và làm việc trên chiến khu Việt Bắc, Người luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Đất nước giải phóng, hòa bình lập lại, trở về Thủ đô, là Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn giữ nếp sống ấy.

Tại Phủ chủ tịch, Hà Nội, vào mùa hè nắng chang chang, trời oi ả, Bác vẫn đi bách bộ ra tận đình Hội đồng (Hội đồng Chính phủ hay họp ở ngôi đình cổ này) cách ba, bốn trăm mét. Mồ hôi ra ướt áo. Trời quá nóng bức, bác sĩ Lê Văn Mẫn đi bên cạnh quạt cho Bác. Lúc đầu vì chưa chuẩn bị nên bác sĩ mang theo quạt lông chim, Bác phê bình nhẹ nhàng: Chú làm như ở trong triều ấy. Thấy vậy, ông vội cất đi. Khi Bác đi qua bụi cọ ông nghĩ ra cách cắt mảnh lá cọ làm quạt, chắc Bác vừa ý.

Quạt lá cọ có cái tiện là nếu đầu tua rách thì cắt bớt đi. Ngày hôm sau ông đã có quạt lá cọ đi phe phẩy bên cạnh Bác. Sau khi đi bách bộ xong Bác bảo để quạt lại cho Bác. Về sau ở trong cơ quan xuất hiện rất nhiều quạt lá cọ. Bác sợ lạc mất quạt của mình nên châm thuốc lá vào quạt làm dấu. Bác cũng dùng quạt giấy, nhưng quạt giấy có nhược điểm là lúc mới có mùi hôi, khó chịu, lúc cũ hay gẫy nan. Theo ý Bác ông đã phải làm nẹp băng dính mấy nan gẫy rồi, nhưng Bác không chịu cho thay cái mới.

Bác ăn thanh đạm và vẫn giữ khẩu vị quê hương Nghệ An: dưa, cà, cá quả kho đường khô và chắc. Mỗi tuần Bác nhịn ăn chiều thứ năm. Không ai hỏi Bác tại sao, nhưng anh em đoán Bác muốn đồng cam cộng khổ với nhân dân lao động đang sống khó khăn.

Bữa sáng Bác ăn cháo hoặc phở. Buổi trưa Bác ăn hai miệng bát cơm với dưa và vài quả cà để cùng vào một chiếc đĩa con. Một đĩa thịt nhỏ xào và một bát canh chua. Khi dọn mâm mời Bác thường phải để thêm một bát con thừa. Vào ăn Bác dự liệu nếu ăn không hết thì Bác san canh sang bát con ấy để về sau người khác còn dùng được. Ăn xong tự Bác xếp lại đĩa to, đĩa con, bát to, bát con, để gọn trong mâm, đậy lồng bàn lại. Đồng chí phục vụ chỉ còn việc bê cả mâm đi. Bữa cơm chiều cũng tương tự như bữa cơm trưa.

(Trích theo sách: Chuyện kể của những người giúp việc Bác Hồ, Nxb. Thông tấn, H.2003, tr. 93).

Bố cục

Bố cục: 3 đoạn

– Đoạn 1 (Từ đầu … đến ” rất hiện đại“): Cơ sở và quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh.

– Đoạn 2 (Tiếp theo … đến ” hạ tắm ao“): Những biểu hiện cụ thể của phong cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống và làm việc.

– Đoạn 3 (Còn lại): Khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh.

ND chính

Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

chúng tôi

Soạn Bài: Đồng Chí (Ngắn Nhất)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Đồng chí ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 9 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.

Khái quát tác phẩm Đồng chí

Soạn bài: Đồng chí (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Câu thơ thứ 7 đặc biệt ở chỗ: là câu thơ ngắn nhất, mang nghĩa biểu thái rất sâu sắc, cùng với việc tác giả sử dụng dấu chấm than để bày tỏ cảm xúc của câu thơ.

Câu thơ là cầu nối của các dòng thơ mở đầu với các dòng thơ sau: Nếu như những câu thơ mở đầu giới thiệu về hoàn cảnh, xuất thân của những người lính thì đến câu thơ 7 đã khẳng định, những người lính đó gặp nhau, được gọi là đồng chí. Sau đó, hàng loạt các câu thơ sau triển khai ý nghĩa và giá trị của hai từ đồng chí, “Đồng chí” hai từ mang ý nghĩa sâu sắc về tình cảm của những người lính trong những năm tháng chiến đấu gian nan.

Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Những cơ sở để hình thành tình đồng chí là:

– Ở họ có hoàn cảnh xuất thân giống nhau: Họ xuất thân từ những vùng quê nghèo, khó khăn

– Cùng chung chí hướng và quyết tâm: đấu tranh để giành độc lập tự do cho đất nước, cho dân tộc

– Cùng hoàn cảnh chiến đấu: chung chăn thành đôi tri kỉ

Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Những chi tiết, hình ảnh thể hiện tình đồng chí là:

– Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ sốt run người vầng trán ướt mồ hôi: Trong những đêm trong rừng sâu, đã biết bao nhiêu khổ cực gian nan mà người lính gặp phải, họ đã biết nhau, ủ ấm trái tim nhau cũng như chăm sóc nhau

– Áo anh rách vai/ quần tôi có vài mảnh vá: Sự sẻ chia trong những lúc khó khăn nhất từ miếng cơm, manh áo

– Miệng cười buốt giá/ chân không giày/ thương nhau tay nắm lấy bàn tay: trong gian khổ gian lao vẫn luôn vững tin bên nhau, cùng đồng cam cộng khổ và niềm tin vào chiến thắng

– Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ đầu súng trăng treo: luôn sát cánh bên nhau trong tâm thế chiến đấu kiên cường.

Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Gói gọn trong 3 câu thơ, nhưng giúp chúng ta hình dung, suy nghĩ và cảm nhận được những khó khăn, vất vả của hoàn cảnh chiến đấu mà người lính đang đối mặt. Giữa những đêm trời sương buốt lạnh tận xương tủy, trong những khu rừng hoang không bóng người, những những người lính vẫn đứng đó, vẫn quyết tâm, vẫn luôn giữ vững lòng tin và quyết tâm chiến đấu. Ở họ toát lên một khí phách anh hùng, những những chiến sĩ quả cảm, bất khuất. Thật đặc biệt ở hình ảnh đầu súng trăng treo mang hai tầng ý nghĩa tả thực và gợi tình . Đó là sự lênh đênh ở vị trí cao vời vợi của họ, hơn thế nữa chính là cảnh hai đầu súng cùng chụm lại bên nhau hướng về phía trước.

Câu 5 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Nếu như chúng ta giải thích nhan đề, chúng ta có thể hiểu:

Đồng: cùng, giống nhau

Chí: chí hướng, chí khí

Câu 6 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Qua bài thơ “Đồng Chí” của tác giả Chính Hữu, em cảm thấy rất ngưỡng mộ và tự hào về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp. Họ đã gặp bao nhiêu khó khăn, gian nan, vất vả từ hoàn cảnh sống, hoàn cảnh chiến đấu. Biết bao nhiêu cơn ốm đau, cơn sốt run người, sự thiếu thống vô cùng, nhưng ở hộ không nguôi ý chí chiến đấu và quyết tâm chiến đấu. Dù trong những năm tháng gian nan nhất của cuộc chiến, nhưng những người lính của chúng ta vẫn không lùi bước, mà học sẵn sàng biến gian khổ thành niềm vui, vượt lên mọi hoàn cảnh cùng nhau hướng về mục tiêu lớn của dân tộc