Soạn Bài Đại Từ Lớp 7 Vietjack / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài Lớp 7: Đại Từ

Soạn bài: Đại từ

(1) Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa.

(Khánh Hoài)

(2) Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm.

(Võ Quảng)

(3) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra: – Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.

(Khánh Hoài)

(d)

Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

(Ca dao)

1. Từ nó ở trong đoạn văn đầu trỏ ai? Từ nó trong đoạn văn thứ hai trỏ con vật gì? Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ nó trong hai đoạn văn ấy?

Gợi ý: Nó trong đoạn văn (1) trỏ em tôi còn nó trong đoạn văn (2) trỏ con gà của anh Bốn Linh. Để biết được nghĩa của các từ nó này, người ta phải căn cứ vào ngữ cảnh nói, căn cứ vào các câu đứng trước hoặc sau câu có chứa từ này.

2. Từ thế trong đoạn văn sau đây trỏ sự việc gì? Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa của từ thế trong đoạn văn này.

Gợi ý: Từ thế ở đây trỏ cái gì? Muốn biết điều này, hãy xác định “Vừa nghe thấy thế” là vừa nghe thấy gì?

3. Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì?

Gợi ý: Muốn xác định được ai trong bài ca dao trên được dùng để làm gì, trước hết phải xác định câu “Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?” có mục đích gì, để kể, để tả hay để hỏi? Câu ca dao này dùng với mục đích hỏi, từ ai trong trường hợp này được dùng để hỏi.

4. Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?

Gợi ý: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu có đại từ. Nếu đại từ không làm chủ ngữ hay vị ngữ thì xác định xem nó làm phụ ngữ cho từ nào, nằm trong cụm từ nào?

Từ nó trong đoạn văn (1), ai trong bài ca dao làm chủ ngữ; nó trong đoạn văn (2) làm phụ ngữ cho danh từ, thế làm phụ ngữ cho động từ.

2. Phân loại đại từ

a) Đại từ để trỏ

Trong các nhóm đại từ sau đây, nhóm nào dùng để trỏ người, sự vật; nhóm nào trỏ số lượng; nhóm nào chỉ hoạt động, tính chất, sự việc?

(1) – tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ,…

(2) – bấy, bấy nhiêu

(3) – vậy, thế

Gợi ý: Nhóm thứ nhất trỏ người, vật; nhóm thứ hai trỏ số lượng; nhòm thứ ba trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. Đây cũng là ba loại đại từ để trỏ.

b) Đại từ để hỏi

Trong các nhóm đại từ để hỏi sau đây, nhóm nào hỏi về người, vật; nhóm nào hỏi về số lượng; nhóm nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc?

(1) – ai, gì,…

(2) – bao nhiêu, mấy

(3) – sao, thế nào

Gợi ý: Tương ứng với ba nhóm đại từ để trỏ, đại từ để hỏi cũng được chia thành ba loại: đại từ để hỏi về người, vật; đại từ để hỏi về số lượng; đại từ để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.

b) So sánh nghĩa của đại từ mình trong các câu sau:

2. Tìm một số ví dụ về trường hợp các danh từ chỉ người như: ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, cháu, con,…được sử dụng như đại từ xưng hô.

Gợi ý: Tham khảo các ví dụ sau:

Cháu chào bác ạ!

Cháu mời ông bà xơi cơm.

Hôm nay, mẹ có đi làm không?

Cô chờ ai đấy?

3. Nhận xét về nghĩa của các đại từ sau đây, chúng có trỏ một đối tượng cụ thể nào không? a) Hôm nay ở nhà, ai cũng vui. Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.

(Ca dao)

* Đặt câu với các từ ai, sao, bao nhiêu với nghĩa trỏ chung.

Gợi ý: Dựa vào các trường hợp sử dụng đại từ trỏ chung ở các câu trên. Lưu ý, các đại từ trỏ chung không biểu thị riêng một đối tượng nào cả, chẳng hạn:

Ai mà chẳng thích được ngợi khen.

Làm sao mà tôi biết được bạn đang nghĩ gì.

Ta quý mến bạn bao nhiêu bạn sẽ quý mến ta bấy nhiêu.

4. Với các bạn cùng lớp, cùng tuổi, nên dùng các từ xưng hô như: tôi, bạn, mình,…để xưng hô cho lịch sự. Hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự hiện vẫn còn khá phổ biến ở trường và ở lớp. Với những trường hợp ấy cấn góp ý để các bạn xưng hô với nhau một cách lịch sự hơn.

5. Hãy so sánh giữa từ xưng hô tiếng Việt và đại từ xưng hô trong các ngoại ngữ mà em được học để thấy sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm.

Gợi ý: Đại từ xưng hô trong một số ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc ít hơn trong tiếng Việt. Nếu xét về ý nghĩa biểu cảm thì các đại từ xưng hô trong các ngôn ngữ ấy nhìn chung không mang nghĩa biểu cảm.

Theo chúng tôi

Hướng Dẫn Soạn Văn Lớp 7 Bài Đại Từ Ngắn Nhất

Hướng dẫn soạn văn lớp 7 bài Đại từ ngắn nhất Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Nó: Trỏ nhân vật “em tôi”

b. Nó: Trỏ con gà của anh Bốn Linh.

Cơ sở nhận biết: Dựa vào ngữ cảnh và nghĩa các câu đứng trước, đứng sau.

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Từ thế trong đoạn văn thứ ba trỏ việc “đem chia đồ chơi”. Điều này thấy được khi đọc các câu văn trước.

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Từ “ai” trong bài ca dao dùng để hỏi.

Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên đóng vai trò chủ ngữ, phụ ngữ cho danh từ, phụ ngữ cho động từ.

1. Đại từ để trỏ

a. Trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô)

b. Trỏ số lượng

c. Trỏ hoạt động, tính chất

2. Đại từ để hỏi

a. Hỏi về người, sự vật

b. Hỏi về số lượng

c. Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tìm ví dụ tương tự:

– Cháu mời ông bà xơi cơm.

– Hôm nay, mẹ có đi làm không?

– Cô chờ ai đấy?

Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Đặt câu:

– Ai mà chẳng thích được khen ngợi.

– Làm sao mà tôi biết được bạn đang nghĩ gì.

– Ta quý mến bạn bao nhiêu bạn sẽ quý mến ta bấy nhiêu.

Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Với các bạn cùng lớp, cùng tuổi, em nên xưng hô tôi, mình, tớ, bạn, cậu, … Nếu ở trường, lớp có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự, chúng ta nên đưa ra lời góp ý, lời khuyên với bạn.

Câu 5* (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

So với tiếng Anh:

– Số lượng: Của tiếng Việt đa dạng, phong phú hơn (ví dụ từ you – mang nghĩa số nhiều và số ít).

– Ý nghĩa biểu cảm: Đại từ tiếng Việt biểu cảm tinh tế. Ví dụ: Từ “you” trong tiếng anh có nghĩa là người ở ngôi thứ hai, trong tiếng Việt có thể là “mày, bạn, cậu,…”

Soạn Bài: Từ Ghép Lớp 7

Soạn bài: Từ ghép lớp 7

I Các loại từ ghép 1. – Các tiếng chính: bà, thơm. – Các tiếng phụ: ngoại, phức. – Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. 2. Các tiếng trong hai từ này không chia ra được thành tiếng chính tiếng phụ. Hai tiếng bình đẳng với nhau, ghép lại tạo thành từ.

II Nghĩa của từ ghép – Ví dụ: Quần áo + Hai tiếng tạo thành. + Quần cũng có nghĩa, áo cũng có nghĩa. + Đều chỉ trang phục của con người. + Từ quần và từ áo ở riêng rẽ nghĩa sẽ hẹp hơn từ quần áo.

– Trầm bổng: + Không có tiếng chính, tiếng phụ + Chỉ âm thanh lúc cao lúc thấp. + Trầm: âm thanh thấp; bổng : âm thanh cao + Trầm và Bổng tách riêng ra nghĩa hẹp hơn từ Trầm bổng.

III Luyện tập 1. Phân loại các từ ghép: – Từ ghép chính phụ: Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ – Từ ghép đẳng lập: Suy nghĩ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới, cây cỏ

2. Thêm các tiếng thành từ ghép chính phụ:

 Búp bi  Thước kẻ  Mưa rào  Làm quan  Ăn tối  Trắng tinh  Vui vẻ  Nhát gan

Thêm tiếng để thành từ ghép đẳng lập

3. Cụm từ sai: Một cuốn sách vở; Một quyể sách vở. Sai vì: Sách vở là từ ghép đẳng lập có ý nghĩa khái quát nên không dùng với nghĩa đếm.

4. a. Không phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng. – Hoa hồng ở đây dùng để gọi tên một loài hoa, như: hoa lan, hoa cúc, hoa hồng, hoa đào… – Hoa hồng có rất nhiều loại: hoa hồng bạch, hoa hồng vàng, hoa hồng đỏ. b. Em Em nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. – Em Nam nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!” là hoàn toàn đúng. – Bởi lẽ áo dài ở đây là một từ ghép phân loại chỉ một loại áo có tà rất dài tới quá đầu gối, khác với tà áo sơ mi thường ngắn ngang mông.

c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? – Cà chua là một danh từ chỉ một loại quả giống quả: cà pháp, cà bát, cà tím, chứ không phải là quả cà có vị chua. – Nói: “Quả cà chua này ngọt quá!” hoàn toàn được. d. Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? – Không phải mọi loại cá có màu vàng đều gọi là cá vàng. – Cá vàng là một loại cá cảnh thường được nuôi trong chậu, hoặc bể. Chúng có mắt lồi, thân tròn, ngắn, đuôi rất to đẹp và dài và có nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, đen, bạc nhưng phổ biến là màu vàng.

5. – Hai từ mát tay và nóng lòng ghép từ hai tính từ chỉ cảm giác – Các từ gang và thép vốn là những danh từ chỉ vật. Ghép lại, chúng trở thành từ mang nghĩa chỉ phẩm chất. – Các từ tay và chân là chỉ một bộ phận của con người. Chúng vốn là những danh từ nhưng khi ghép lại, nó trở thành từ mang nghĩa chỉ một loại đối tượng (người).

6. Đây là những từ ghép chính phụ có ba tiếng, cấu tạo của chúng giống như từ ghép có hai tiếng. Nghĩa là có tiếng chính và có tiếng phụ.

CÁC BẠN LIKE FANPAGE ĐỂ THEO DÕI CÁC BÀI VĂN MỚI NHẤT NHÉ!

Soạn Bài : Từ Láy (Lớp 7)

– Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đămnhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch.

– Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.

c) Tìm thêm các từ láy cùng loại với các từ trên rồi điền vào bảng sau:

– Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bật bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.

– Cặp mắt đen của em lúc này buồn thẳm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.

: Các từ bật bật, thẳm thẳm sai về nguyên tắc cấu tạo từ láy toàn bộ. Từ láy toàn bộ có trường hợp láy lại nguyên dạng âm gốc như đăm đăm, song cần lưu ý các trường hợp do sự hoà phối âm thanh nên tiếng láy có biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối, chẳng hạn: đotrong đo đỏ, xôm trong xôm xốp, bần trong bần bật, thăm trong thăm thẳm, … Các từ này vẫn thuộc loại từ láy toàn bộ.

a) Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?

: Các từ này được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh (còn gọi là từ láy tượng thanh): ha hả như tiếng cười, oa oa giống như âm thanh tiếng khóc của em bé, tích tắc giống như âm thanh quả lắc đồng hồ, gâu gâu giống như âm thanh của tiếng chó sủa.

b) Nhận xét về đặc điểm âm thanh của các nhóm từ láy sau:

– Các từ thuộc nhóm (1) đều có khuôn vần i. Âm thanh của khuôn vần này gợi ra những cái nhỏ vụn, tương ứng với những sự vật, hiện tượng mà các từ lí nhí, li ti, ti hí,… biểu đạt.

– Các từ thuộc nhóm (2) có đặc điểm là:

+ Láy bộ phận phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau.

+ Các tiếng láy đều có chung vần âp, có thể hình dung mô hình cấu tạo loại từ này như sau: ( x + âp) + xy; trong đó, x là phụ âm được láy lại, y là phần vần của tiếng gốc, âp là phần vần của tiếng láy.

+ Các từ thuộc nhóm này có chung đặc điểm ý nghĩa là: chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục, hoặc sự thay đổi hình dạng của sự vật.

c) So sánh giữa nghĩa của tiếng gốc và nghĩa của từ láy trong các trường hợp sau:

– So sánh sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh, sắc thái biểu cảm giữa từ đơn (tiếng gốc) và từ láy được cấu tạo từ tiếng ấy. Các từ láy có sắc thái nghĩa giảm nhẹ ( mềm mại, đo đỏ) và màu sắc biểu cảm rõ hơn so với tiếng gốc (từ đơn).

1. Tìm và phân loại từ láy trong đoạn đầu văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê ( từ ” Mẹ tôi, giọng khản đặc…” cho đến ” nặng nề thế này. “).

2. Cấu tạo từ láy từ những tiếng gốc cho trước theo bảng sau:

3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

+ Làm xong công việc, nó thở phào … như trút được gánh nặng.

+ Mọi người đều căm phẫn hành động … của tên phản bội.

+ Bức tranh của nó vẽ nguệch ngoạc, …

+ Chiếc lọ rơi xuống đất, vỡ …

+ Giặc Ân bị chàng trai làng Gióng đánh cho …

5. Các từ sau đây là từ láy hay từ ghép?

máu mủ, mặt mũi, nhỏ nhen, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi, nảy nở.

6*. Các tiếng chiền(trong chùa chiền), nê (trong no nê), rớt (trong rơi rớt), hành (trong học hành) có nghĩa là gì? Các từ chùa chiền, no nê, rơi rớt, học hành là từ ghép hay từ láy?