Soạn Bài Chiếc Lá Cuối Cùng Phần Đọc Hiểu Văn Bản / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Đọc Hiểu Văn Bản: Chiếc Lá Cuối Cùng

Tuyển tập soạn bài Chiếc lá cuối cùng lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất

Khái quát tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng

Truyện ngắn kẻ về hai cô bạn họa sĩ -một người tên Xiu,một người tên Giôn-xi.Giôn-xi không may mắc bệnh viêm phổi,cô tuyệt vọng không muốn chữa trị,không muốn sống tiếp. Có một cây thường xuân mọc trước của sổ phòng Giôn-xi. Suy nghĩ từ bỏ cuộc sống luôn theo cô, cô nghĩ khi chiếc lá cuối cùng rụng mình cũng sẽ ra đi theo. Một người họa sĩ già sống cùng khu nhà với hai người là cụ Bơ-men đã làm một điều kì diệu là vẽ lại một chiếc lá thường xuân trong đêm mưa gió. Sau khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng đó không rụng cô quyết tâm vực lại mình và cô đã khỏi bệnh.Cụ Bơ-men sau đó đã mất vì sưng phổi khi sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn-xi.

– Phần 1 (từ đầu… Hà Lan): Cảnh Giôn xi nằm trên giường bệnh chờ đợi cái chết

– Phần 2 (tiếp… vịnh Naplơ): Giôn-xi vượt qua cái chết

– Phần 3 (còn lại): Chiếc lá diệu kỳ

Câu 1 : (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-mem đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác.

– Mặc dù không trực tiếp nói lên việc cụ Bơ-men là người vẽ chiếc lá cuối cùng nhưngnhiều sự việc lại gián tiếp cho chúng ta biết sự thật đó. Việc này là một chi tiết thú vị để người đọc ngẫm nghĩ và tự tìm ra đáp án.

– Hình ảnh chiếc lá thường xuân cuối cùng trở thành một kiệt tác vì nó là động lực giúp Giôn-xi chiến thắng bệnh tật,lay động sức sống của con người,đánh đổi lại điều đó là sự hi sinh cả mạng sống của cụ Bơ-men.

– Nhà văn đã không lựa chọn việc kể sự việc kẽ chiếc lá một cách cụ thể nhằm gây bất ngờ cho cả nhân vật và người đọc, làm cho câu chuyện thêm phần hứng thú và hấp dẫn cũng như khắc sâu hình ảnh đẹp đẽ của cụ Bơ – men.

– Cụ Bơ -men là một họa sĩ nghèo, 40 năm mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền.

– Tuy không nói nhưng hẳn cụ đang nung nấu ý định vẽ tranh lá để cứu Giôn – xi từ lúc ấy. Cụ đã từng coi mình “là con chó xồm lớn chuyên gác cửa bảo vệ hai họa sĩ trẻ”.

– Tác giả không trực tiếp tả cảnh cụ Bơ men vẽ tranh. Cho đến khi Giôn – xi thoát khỏi cái chết, thì chúng ta mới biết được việc mà cụ Bơ men đã làm.

– Giữa đêm lạnh giá, gió bấc ào ào, mưa đạp mạnh vào cửa sổ, một mình cụ bắc thang trèo lên tường, cầm đèn bão, mang đầy đủ bút lông và bảng pha màu để sáng tác tác phẩm của mình.

⇒ Dũng cảm, cao thượng, quên mình vì người khác, cuối cùng cụ đã bị viêm phổi nặng và chết vị bị sưng phổi.

Câu 2 : (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tìm những bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-mem cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có kém hấp dẫn không? Vì sao?

– Buổi sáng hôm sau khi Giôn xi yêu cầu Xiu kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản và khi nhìn thấy chiếc lá Xiu đã thốt lên “Ô kìa”

– Nếu Xiu biết được ý định của cụ Bơ men thì có lẽ câu chuyện sẽ không còn hấp dẫn nữa. Vì nếu Xiu biết được kế hoạch có lẽ Xiu sẽ là đòi làm thay cụ Bơ men vì Xiu vô cùng yêu thương, lo lắng cho Giôn xi, nếu biết được kế hoạch thì sẽ không tạo được bất ngờ cho Giôn xi, không tạo được động lực mạnh mẽ cho cô khỏi bệnh. Và người đọc sẽ không thấy được tấm lòng của Xiu đối với Giôn xi.

– Xiu không hề biết ý định của cụ Bơ -men, vì:

+ Hai người trước đó đã chẳng hề nói năng gì, cụ Bơ – men chỉ lặng lẽ làm mẫu cho Xiu vẽ

+ Khi Giôn – xi bảo kéo tấm mành lên thì Xiu làm việc đó một cách đầy chán nản

+ Xiu cũng thật bất ngờ khi nhìn thấy chiếc lá vẫn còn đó sau đêm mưa gió bão bùng

+ Xiu biết tin cụ Bơ – men bị ốm qua lời bác sĩ

– Nếu Xiu biết trước thì câu chuyện sẽ kém đi sự bất ngờ và hấp dẫn hơn cũng như ta không thể thấy được tình cảm sâu sắc của hai người bạn dành cho nhau như vậy.

– Bằng chứng thể hiện Xiu không được cụ Bơ-men cho biết về việc cụ vẽ chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống:

+ Trước đó,hai người không nói năng gì khi cụ Bơ-men làm mẫu cho Xiu vẽ.

+ Vẫn như mọi khi Giôn-xi đòi kéo chiếc mành lên, Xiu dường như sợ sệt điều gì, chán nản kéo nó lên.

+ Ánh mắt ngạc nhiên và vui mừng giống hệt như Giôn-xi khi nhìn thấy chiếc lá vẫn còn nguyên vẹn ỏ đó.

+ Mải lo cho Giôn-xi, dường như Xiu đã quên cụ Bơ-men, tận đến khi được thông báo cô mới biết cụ Bơ-men ốm.

– Nếu Xiu biết trước việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá thì câu chuyện không còn hấp dẫn nữa.Vì như vậy sẽ không tạo được sự bất ngờ cho câu chuyện.Điều đó cũng giúp người đọc thấy được tình yêu thương mà cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi.

Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu và bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi hộp của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?

– Tâm trạng nhân vật Giôn-xi vô cùng yếu đuổi và tuyệt vọng khi quyết định chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc cô lìa đời,cô bỏ mặc bản thân,thờ ơ với sự quan tâm chăm sóc của Xiu.

– Phản ứng sau hai lần kéo mành: lần thứ nhất Xiu lo lắng,Giôn-xi sợ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống.Lần thứ hai thì cả Giôn-xi và Xiu đều ngạc nhiên khi chiếc lá vẫn còn trên cây.

– Nguyên nhân về sự hồi sinh của Giôn-xi: bởi cô đã thấy được sức sống mạnh mẽ sau đêm mưa bão của chiếc lá thường xuân,cô cũng không muốn phụ tấm lòng của cụ Bơ-men và Xiu.

– Kết thúc truyện tác giả không để Giôn-xi lên tiếng hay có biến đổi tâm lí nào khác vì tác giả muốn để cái kết mở cho người đọc dễ hình dung ra phản ứng của Giôn-xi và niềm tin vào cuộc sống,sự hi sinh,tình yêu thương,…vẫn còn mãi.

– Giôn-xi là cô gái không may bị bệnh nặng, với cô lúc đó xem chiếc lá như số phận mình, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành cũng là lúc cô không còn nữa.

Sau trận mưa tuyết, chiếc lá vẫn còn đó, sự gan góc và can trường của chiếc lá đã thúc đẩy cô, khiến cô hồi sinh và yêu cuộc sống, tin tưởng hơn vào cuộc sống.

– Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà không có hành động hay phản ứng gì từ cô bạn Giôn – xi nhằm làm cho câu chuyện thêm phần dư âm, người đọc có thêm những suy nghĩ, dự đoán về cảm xúc của nhân vật.

– Giôn xi mang tâm trạng của một người bệnh, khi thường hay ám ảnh về một điều gì đó, cho nên khi biết Giôn xi đặt sự sống của mình vào chiếc lá mong manh giữa bão tuyết, khiến người đọc không khỏi lo lắng. Hai lần kéo mành lên 2 lần đều khiến người đọc lo lắng. Việc tác giả không kể đến hành động của cụ Bơ men trước đó lại càng đẩy mạnh tâm trạng hồi hộp, lo lắng của người đọc.

– Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự hồi sinh của Giôn xi: Chính là sức sống mãnh liệt của chiếc lá mỏng manh giữa bão tuyết khắc nghiệt đã động đến Giôn xi, chắc hẳn cô cảm thấy mình thật yếu đuối và không có ý chí cố gắng. Từ đó thúc đẩy chính ý chí của cô khiến cô thức tỉnh, mạnh mẽ chống lại bệnh tật. Chính cô đã tự chữa bệnh cho mình nhờ chiếc lá, bằng sự trao đổi tinh thần, tâm trạng của bản thân.

– Tác giả không để Giôn xi nói gì thêm vì muốn người đọc tưởng tượng và tự cảm nhận cảm xúc của Giôn xi, như một kết cục mở, tạo ấn tượng cho bạn đọc.

Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, qua đoạn trích này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ, đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho người đọc.

– Hiện tượng đảo ngược tình huống truyện có tác dụng tạo sự bất ngờ, tạo sự hấp dẫn với người đọc. Để rồi chúng ta có những suy ngẫm, nghệ thuật chân chính chứa một sức mạnh phi thường. Người đọc có thể cảm nhận được tình cảm thiêng liêng, đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ.

Đoạn trích có hai lần đảo ngược tình huống:

Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện góp phần gây bất ngờ và hứng thú cho người đọc khi thưởng thức tác phẩm

– Đảo ngược tình huống truyện: Giôn xi bị bệnh tiến dần đến cái chết nhưng lại không chết. Còn cụ Bơ men khỏe mạnh nhưng lại bị mắc viêm phổi mà chết. Cốt truyện được dàn dựng chu đáo, tạo các tình tiết bất ngờ, đảo ngược tình huống gây hứng thú cho người đọc.

Nội dung chính bài Chiếc lá cuối cùng

Soạn Bài Chiếc Lá Cuối Cùng

Soạn bài Chiếc lá cuối cùng

Tóm tắt

Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ. Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Cô tuyệt vọng nhìn chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ và nghĩ khi nào chiếc lá đó rụng thì mình cũng lìa đời. Nhưng sau đêm mưa lớn, chiếc lá vẫn còn đó, Giôn-xi thoát ra ý nghĩ về cái chết và qua nguy hiểm. Trong khi đó, cụ Bơ-men, một họa sĩ già thuê phòng tầng dưới đã chết vì ốm nặng sau đêm mưa lớn. Thì ra chính cụ đã mặc mưa gió vẽ nên chiếc lá thường xuân ngoài cửa sổ tạo hi vọng cho Giôn-xi.

Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu… Hà Lan): Giôn-xi đợi chết.

– Phần 2 (tiếp… vịnh Naplơ): Giôn-xi vượt qua cái chết.

– Phần 3 (còn lại): Bí mật của chiếc lá.

Câu 1 : (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Những chi tiết nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men:

+ “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ” → lo lắng cho Giôn-xi.

+ Cụ âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa lạnh buốt.

– Nhà văn không kể sự việc cụ vẽ chiếc lá chính là yếu tố bất ngờ, hình ảnh cụ Bơ-men được thăng hoa. Chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác vì nó được tạo ra bằng tình yêu thương và cả mạng sống của người nghệ sĩ già, cứu sống một người khác.

Câu 2 : (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Xiu không hề biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men:

+ Trước đó hai người chẳng nói năng gì khi cụ Bơ-men làm mẫu cho Xiu vẽ.

+ Chính Xiu cũng ngạc nhiên khi thấy vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch sau đêm mưa gió.

+ Khi bác sĩ nói, Xiu mới biết là cụ Bơ-men bị ốm.

– Nếu Xiu biết trước ý định của cụ thì truyện sẽ mất đi tính bất ngờ, hồi hộp.

Câu 3 : (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Giôn-xi bệnh nặng, cô nhìn những chiếc lá và liên tưởng số phận mong manh của mình, suy nghĩ tuyệt vọng: khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống thì cô cũng lìa đời. Sau đêm mưa gió lớn, cô nghĩ chắc chắn cây thường xuân sẽ rụng hết lá. Nhưng không, một chiếc lá vẫn bám trụ ở đó, cô nhận ra sự sống thật bền vững, thật gan lì. Nhìn lại bản thân, cô nuôi lại niềm ham sống, bám trụ như chiếc lá kia.

– Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng làm tăng sự xúc động của câu chuyện, để lại dư âm.

Câu 4 : (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Đoạn trích có hai lần đảo ngược tình huống:

– Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế mà cô khoẻ lại.

– Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng đã đột ngột ra đi.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Chiếc Lá Cuối Cùng Ngữ Văn 9

Soạn bài Chiếc Lá Cuối Cùng

Bài làm

Nhân vật Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ. Giôn-xi lại bị một căn bệnh hiểm nghèo đó là sưng phổi nặng. Chính vì thế đã khiến cho cô gái trẻ như thật tuyệt vọng nhìn chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân ngay bên cửa sổ và nghĩ khi nào chiếc lá đó rụng thì lúc đó cũng chính mình cũng lìa đời. Thế nhưng sau đêm mưa lớn, chiếc lá vẫn còn đó mà chống lại thời tiết khắc nghiệp đêm mưa bão. Cô Giôn-xi thoát ra ý nghĩ về cái chết và qua được cơn nguy hiểm. Sự thực đằng sâu đó chính là hình ảnh của cụ Bơ – men chính là một họa sĩ già biết được chuyện của Giôn-xi cho nên ông đã mặc mưa gió mà tạo ra một kiệt tác của đời mình đó chính là chiếc lá thường xuân để có thể tạo ra được hi vọng cho cô gái.

Bố cục của bài Chiếc lá cuối cùng:

– Phần 1 (Xét từ đầu cho đến Hà Lan): Giôn-xi lúc này chỉ đang đợi chết.

– Phần 2 (tiếp cho đến vịnh Naplơ): Đây là lúc Giôn-xi vượt qua cái chết.

– Phần 3 (còn lại): Chuyện bí mật của chiếc lá được hé lộ.

Câu 1: (Sách giáo khoa trang 90 Ngữ Văn 8 Tập 1):Những chi tiết nào trong vàn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giốn-xi ? Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết ? Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác?

– Có thể nhận thấy được chính những chi tiết nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men được thể hiện:

+ Cụ luôn lo lắng cho Giôn-xi khi thấy cô sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ

+ Cụ cũng đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa lạnh buốt đến tái tê, kiệt sức

– Nhà văn thật tài tình biết bao nhiêu khi không kể sự việc cụ vẽ chiếc lá chính là yếu tố bất ngờ. Thực sự chính hình ảnh cụ Bơ-men được thăng hoa lên hơn bao giờ hết. Hình ảnh chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác lý do cũng chính bởi vì nó được tạo ra bằng tình yêu thương và được tạo ra bởi cả mạng sống của người nghệ sĩ già, cứu sống một người khác nên thật đáng trân trọng.

Câu 2: (Sách giáo khoa trang 90 Ngữ Văn 8 Tập 1):Tìm bằng chứng đê khẳng định Xiu không được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có bớt sức hấp dẫn không ? Vì sao?

– Xiu dường như cũng không hề biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men bởi vì:

+ Trước đó thì cả hai người chẳng nói năng gì khi cụ Bơ-men vẫn làm mẫu cho Xiu vẽ bình thường.

+ Thế rồi cũng chính Xiu dường như cũng ngạc nhiên khi thấy được vẫn còn một chiếc lá thường xuân vẫn còn cứ bám trụ ngay trên bức tường gạch sau đêm mưa gió.

+ Khi nghe bác sĩ nói, Xiu lúc này cũng mới biết là cụ Bơ-men bị ốm.

– Nếu như mà nhân vật Xiu biết trước ý định của cụ thì truyện chắc chắn cũng sẽ mất đi tính bất ngờ, hồi hộp ly kì.

Câu 3: (Sách giáo khoa trang 90 Ngữ Văn 8 Tập 1):Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu và của bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?

– Nhân vật Giôn-xi bệnh nặng, thế rồi khi mà cô nhìn những chiếc lá và liên tưởng số phận mong manh của mình. Thực sự đây chính là một suy nghĩ tuyệt vọng. Bởi khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống đất cũng đồng nghĩa với việc cô cũng lìa đời. Sau đêm mưa gió lớn bão bùn như vậy thì cô cũng đã nghĩ chắc chắn cây thường xuân sẽ rụng hết lá mà thôi. Thế rồi một sự bất ngờ diễn ra đó chính là chiếc lá vẫn cứ cố bám trụ trên cành và cô nhận ra được sự sống như thật gan lì. Cô nhìn lại bản thân và có thêm được hi vọng, lòng ham sống sống như chiếc lá thường xuân kia.

– Có thể nhận thấy chính truyện cũng đã lại được kết thúc bằng lời của Xiu mà không để Giôn-xi có được phản ứng làm tăng sự xúc động của câu chuyện, để lại dư âm cho người đọc, người nghe.

Câu 4: (Sách giáo khoa trang 90 Ngữ Văn 8 Tập 1):Chứng minh: Chiếc lá cuối cùng của o Hen-ri, qua trích đoạn này, được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo nghịch tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.

Người đọc có thể cảm nhận thấy được đây cũng chính là một đoạn trích có hai lần đảo ngược tình huống được đề ra đó là:

– Giôn-xi lúc này cũng bị ốm và rất tuyệt vọng, cô đang nằm chờ chết. Thế mà cô khoẻ lại và có niềm tin vào cuộc sống hơn.

– Cụ Bơ-men lại là người khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng ông cũng đã đột ngột ra đi.

Bài Chiếc lá cuối cùng thực sự là một trong những tác phẩm đặc sắc nói lên được tình yêu thương giữa con người với con người. Điều kỳ diệu xảy ra xung quanh cuộc sống luôn có con người, chính tình yêu thương con người đã cứu giúp, đã đem đến cho nhau một sự hi vọng, niềm tin bất diệt.

Chúc các em học tốt!

Minh Nguyệt

Soạn bài Đoàn Thuyền Đánh Cá

Soạn bài Những Ngôi Sao Xa Xôi

Soạn bài Chị Em Thúy Kiều

Topics #Chiếc lá cuối cùng #Soạn bài Chiếc Lá Cuối Cùng #Soạn bài Chiếc Lá Cuối Cùng Ngữ văn 9 #Soạn văn

Soạn Văn 8 Vnen Bài 8: Chiếc Lá Cuối Cùng

Soạn văn 8 VNEN Bài 8: Chiếc lá cuối cùng

A. Hoạt động khởi động

(trang 59, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Nhận xét về cuộc sống và tình cảm của các nhân vật trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O hen ri qua đoạn tóm tắt phần đầu của truyện sau đây:

Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo, còn trẻ, sống trong một căn hộ cho thuê ở gần công viên ……………. buông xuôi, lìa đời,…

Trả lời:

Ba nhân vật Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men đều là những họa sĩ nghèo nhưng họ khao khát cống hiến cho nghệ thuật, muốn vẽ nên những kiệt tác để đời. Giôn-xi mang trong mình căn bệnh nặng, cô chán nản, tuyệt vọng và muốn buông bỏ cuộc đời tựa như chiếc lá thường xuân ngoài cửa sổ, chỉ cần nó rụng thì cô cũng sẽ “lìa đời”.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. (trang 59, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Đọc văn bản sau: Chiếc lá cuối cùng

2. (trang 62, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu văn bản:

a. Vì sao các nhân vật trong truyện sợ sệt, lo lắng khi nhìn cây thường xuân?

b. Thử hình dung và mô tả tâm trạng của Giôn-xi, của Xiu và của bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo manh lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi?

c. Tìm và phân tích những chi tiết nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi. Hãy lí giải vì sao nhà vẫn bỏ qua không kể sự việc của cụ đã về chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết. Vì sao có thể nói chiếc lá cu về là một kiệt tác?

d. Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được Hen-ri, được cụ Bơmen cho biết ý định về một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống . Nếu Xiu được biết thì truyện có còn hấp dẫn không? Vì sao?

e. Chứng minh truyện chiếc lá cuối cùng của Hen-ri được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần. Nêu tác dụng của cách kết thúc đó.

Trả lời:

a. Các nhân vật trong truyện sợ sệt, lo lắng khi nhìn cây thường xuân vì: Mọi người lo sợ chiếc lá cuối cùng sẽ rụng và Giôn-xi sẽ chết.

b. Cả 2 lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên, tâm trạng của Xiu, Giôn-xi và cả mỗi người đọc đều vô cùng hồi hộp, lo lắng, không biết chiếc là thường xuân còn ở trên cây nữa hay không. Giôn-xi muốn buông bỏ cuộc đời tựa như chiếc lá thường xuân ngoài cửa sổ, cô nghĩ rằng khi nó rụng thì cũng là lúc cô “lìa đời”.

c. Những chi tiết nói lên lòng thương yêu của cụ Bơ- men dành cho Giôn-xi:

* Khi nghe Xiu kể về ý nghĩ kì quặc của Giôn-xi (chờ khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô ấy cũng buông xuôi lìa đời), cụ Bơ-men đã “mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng”, và thực sự xót thương trước những ngốc nghếch của Giôn-xi.

* Cụ đến thăm Giôn-xi, lo lắng nhìn cây thường xuân và không nói gì.

* Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường thay thế cho chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng. Vẽ xong chiếc lá đó, cụ bị sưng phổi. Vì quá lạnh, cụ chỉ ốm có 2 ngày rồi chết ở bệnh viện – cùng buổi sáng hồi sinh của Giôn-xi.

Lí do nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-Men đã vẽ chiêc lá trên tường: Vì muốn dành sự bất ngờ đặc biệt ở kết truyện. Khi sự việc này không được kể lại, mà cuối cùng chỉ được Xiu nhắc đến cùng với sự ra đi của cụ Bơ-men, đã tạo cho câu chuyện sự bất ngờ đột ngột. Người đọc vừa hứng thú với câu chuyện, nhưng cũng đồng thời xúc động về đức hi sinh thầm lặng mà cụ Bơ-men. Chính điều đó đã khích lệ Giôn-xi hướng về sự sống ở phía trước.

“Chiếc lá cuối cùng” cụ vẽ là một kiệt tác vì 3 lí do:

– Thứ nhất vì đó là một bức vẽ đẹp hoàn hảo, giống thật đến nỗi cả Giôn-xi và Xiu đều bị nhầm tưởng đó là chiếc lá thường xuân thật đang cố bám níu trên bức tường gạch.

– Thứ hai, điều quan trọng khiến bức họa trở thành kiệt tác, đó là bởi nó đã cứu sống được Giôn-xi. Chiếc lá thường xuân cuối cùng ấy đã mang lại nghị lực, khát vọng được sống cho cô họa sĩ trẻ đáng thương.

– Thứ ba, bức vẽ Chiếc lá cuối cùng ấy không chỉ đáng giá bằng tính mạng của Giôn-xi mà hơn thế nữa, nó còn được đánh đổi bằng chính tính mạng của cụ Bơ-men. Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” ấy chính là biểu hiện cao đẹp nhất cho tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh, lòng vị tha của cụ Bơ-men.

d. Xiu không được cụ Bơ- men cho biết sẽ vẽ chiếc lá thay cho lá thường xuân cuối cùng sắp rụng

+ Trước đó, hai người không nói năng gì khi cụ Bơ- men làm mẫu cho Xiu vẽ

+ Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản

+ Xiu cũng ngạc nhiên như chính Giôn- xi ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió

+ Chỉ khi bác sĩ nói Xiu mới biết cụ Bơ- men ốm

e. – Truyện có hiện tượng hai lần đảo ngược:

+ Ban đầu, Giôn-xi bị bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ- men vẫn khỏe mạnh

+ Sau đó, Giôn-xi hồi sinh, khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men chết sau hai ngày vì dầm mưa gió suốt đêm.

– Hiện tượng đảo ngược tình huống truyện:

+ Tạo sự bất ngờ, thú vị

+ Khẳng định nghệ thuật chân chính thực sự mang lại sự hồi sinh.

+ Khiến độc giả rung cảm trước tình cảm, tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ

C. Hoạt động luyện tập

1. (trang 62, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Viết một văn bản thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của em về một nhân vật em yêu thích trong đoạn trích Chiếc lá cuối cùng.

Trả lời:

Trích đoạn Chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm cùng tên của nhà văn O Hen-ry là trích đoạn hay và giàu ý nghĩa. Đoạn trích là sự ca ngợi sức mạnh của tình yêu thương đối với mỗi con người. Và tình yêu thương, sự hi sinh cho người khác được thể hiện rõ nét qua nhân vật cụ Bơ-men. Cụ Bơ-men được giới thiệu là một họa sĩ nghèo, đã ngoài sáu mươi tuổi và mơ ước sẽ vẽ nên một kiệt tác. Khác hẳn với vẻ ngoài già nua, ta nhìn thấy một tấm lòng ấm áp, nhân hậu ở cụ Bơ-men. Khi biết tin Giôn-xi có những ý nghĩ điên rồ, rằng sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rơi xuống, cụ đã vô cùng đau đớn, thương xót và cũng giận dữ vì Giôn-xi có những suy nghĩ yếu đuối, ngốc nghếch đến như vậy. Để cứu sống Giôn-xi, cụ đã bất chấp đêm mưa gió, bão tuyết, mang những dụng cụ cần thiết, một chiếc thang, chiếc đèn bão, màu mực để vẽ nên chiếc lá thường xuân cuối cùng trên bức tường gạch. Sáng hôm sau, khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn dũng cảm treo bám trên cây, Giôn-xi đã không khỏi ngỡ ngàng và nhận ra những suy nghĩ sai lầm của bản thân: “Muốn chết cũng là một cái tội” . Cô đã vực lại niềm tin và sự sống trong mình. Dù không được tác giả tập trung phác họa quá nhiều, nhưng chúng ta cũng cảm nhận được giá trị nhân văn và những thông điệp ý nghĩ tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật cụ Bơ-men. Sống là để yêu thương, sẵn sàng san sẻ và hi sinh, đó là lẽ sống cao đẹp mà bất cứ ai cũng cần hướng đến.

2. (trang 62, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm từ ngữ địa phương (danh từ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích)

a. Tìm từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương em có ý nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân( có thể có trường hợp trùng nhau):

STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở địa phương em

b. Tìm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác

Trả lời:

a. Điền vào bảng:

STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở địa phương em

b. Ví dụ:

Cha: thầy, ba, tía, bố

Mẹ: u, bầm, bu, má

Bác: bá

Anh cả: anh hai

Cố: cụ

D. Hoạt động vận dụng

1. (trang 64, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

a. Tham khảo cách lập dàn ý

b. Dựa theo cách lập dàn ý trên, hãy lập dàn ý cơ bản cho văn bản Cô bé bán diêm

Trả lời:

b. Dựa theo cách lập dàn ý trên, hãy lập dàn ý cơ bản cho văn bản Cô bé bán diêm

1. Mở bài:

– “Cô bé bán diêm” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn người Đan Mạch An-đéc-xen, thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả trước hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm bất hạnh.

2. Thân bài:

– Cảnh giá rét của trời khuya và cảnh ngộ của em bé đáng thương: Em bé không bán được diêm nên không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét.

– Giữa cái giá rét, cô bé quyết định quẹt diêm để sưởi ấm cho chính mình. Mỗi lần quẹt diêm là một ước mơ giản dị, chân thành và đầy ngây thơ của cô bé:

+ Lần quẹt thứ 1: cô mơ thấy một lò sưởi to

+ Lần quẹt thứ 2: cô mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn với những món ăn hoành tráng

+ Lần quẹt thứ 3: cô nhìn thấy cây thông Nô-en thật to và đầy màu sắc

+ Lần quẹt thứ 4: bà hiện ra

+ Em bé quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao.

C. Kết bài:

+ Cảnh mọi người ra đường trong buổi sáng hôm sau.

+ Cái chết đáng thương của em bé

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

(trang 64, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ hoặc bài thơ có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 VNEN ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8 Tập 1, Tập 2 chương trình mới.