Soạn Anh Văn 9 Bài 6 / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Bài Soạn Anh Văn 9 (Fame) Tập 9

Đề thi học kì I Đề dự bị Sở giáo dục Kon Tum §Ò KIÓM TRA TRA HäC K× IM”n: TiÕng anh 9N¨m häc: 2010- 2011I. Choose the best answer 1. We have never………………….. any experience of livung in the city A. wish B. done C. had D. made 2. They have to take that English course,………………….they? A. haven‘t B. don‘t C. needn‘t D. mustn‘t 3. Viet can not earn money………………….. he has no job A. unless B. until C. if D. without 4. This shirt is different ……………. The one I saw last Sunday A. from B. at C. on D. in

5. I wish that I ………………… how to mend this suit A. know B. knows C. knowing D. knew 6. I used to……………… money by delivering vegetables to the city A. earn B. get C. make D. gain 7. We will play tennis and…………… we will have lunch A. so B. so that C. after D. then 8. It is wonderful…………………… the weekend in the countryside A. spend B. spending C. to spend D. spent 9. There is a meeting…………… 9 a.m and 4 p.m on Sunday A. at B. between C. to D. on 10. Would you like………………. Now or shall we wait until the end? A. go B. to go C. going D. went 11. When I entered the room. The baby ………………. Quitely A. is sleeping B. was sleeping C. slept D. were sleeping 12. I prefer dogs………… cats . I hate cats A. from B. over C. to D . thanII. Rewrite the sentences with the same meanings. 1. ” Do you still live in Ha Noi now? ” Trang said to me  Trang asked me…………………. 2. Your brother use the Internet everyday, doesn‘t he?  Does………………………………………………… 3. They will have to change the day of the meeting again  The date…………………………… 4. The boy is sorry he is not a teacher  The boy wishes………………………………………. 5. We nolonger write to each other very often  We used…………………………………… 6. My parents have given me an interesting book  I………………………………………..III. Circle the word that has different pronunciation 1. A. gather B. there C. ethnic D. although 2. A. region B. group C. gather D. guitarĐề thi học kì I Đề dự bị 3. A. climate B. comprise C. notice D. divide 4. A. please B. pleasure C. easy D. teacher IV . Read the letter carefully then answer the questions below.Dear Mai,

I am very pleased that we are going to be pepals. I will tell you a little about myself and you can do the sameWhen you write to me. I live in an area of Lon Don called Maida Vale. It is quite near the center but there are parks nearbywhere I often take my dog, Mickey for a walk. I live with my parents and my younger brother ,Paul . My father works for the post office and my mother has apart- time job as a nurseI go to the local comprehensive school, Where I have a lot of friends. I like most subjects but not allof them. In the evening I sometimes visit friends or stay at home and listen to music and at the weekends I like going swimming or horse – ridingAt the moment I am working very hard Because I have exams soon, so I spend a lot of time in the library? I am looking forward from you . Write soon? Best wishes MaryQuestions: 1. Where does Mai‘s pepal live?…………………………………………………. 2. Whose does she live with?……………………………………………….. 3. Does her father work for the post office?……………………………………………….. 4. What are her hobbies ( at the weekend)?………………………………………………… 5. Why does she have to work very hard now?………………………………………………. 6. What does she ask Mai to do?………………………………………………..

Soạn Anh 9: Unit 6. Language Focus

Unit 6. The Environment – Môi trường

LANGUAGE FOCUS (Trả lời câu hỏi trang 53-54-55-56 SGK Tiếng anh 9)

a) Hoa was extremely pleased that she got an A for her assignment.

a) Hoa was extremely pleased that she got an A for her assignment.

b) The old man walked slowly in the park.

c) Tuan sighed sadly when he heard that he failed the test.

d) The baby laughed happily as she played with her toys.

e) Ms Nga speaks English quite well.

a) Hoa cực kỳ hài lòng vì bài tập được điểm A.

b) Ông cụ đi dạo chậm rãi trong công viên.

c) Tuấn thở dài một cách buồn bã khi nghe rằng anh ấy trượt bài kiểm tra.

d) Đứa bé cười một cách vui vẻ khi chơi với đồ chơi của chúng.

e) Cô Nga nói tiếng Anh khá tốt.

2. Join the pairs of sentences together. Use because, as or since. / (Kết hợp các cặp câu lại với nhau. Sử dụng bởi because, as hoặc since.)

Nam has a broken leg because/ since he fell over while he was playing basketball.

Lan is going to be late for school as/ since the bus is late.

Hoa brokes the cup because she was careless.

Mai wants to go home because/ sinc e she feels sick.

Nga is hungry because/ as she hasn’t eaten all day.

Ba mệt vì bạn ấy thức khuya xem tivi.

Nam bị gãy chân vì bạn ấy bị ngã khi đang chơi đá bóng.

Lan sắp trễ học vì xe buýt đến muộn.

Hoa làm vỡ chiếc tách vì cô ấy bất cẩn.

Mai muốn về nhà vì bạn ấy cảm thấy không khỏe.

Nga đói vì cả ngày bạn ấy không ăn gì.

3. Complete the dialogues . Use the words in brackets./ (Hoàn thành đoạn hội thoại. Sử dụng từ trong ngoặc.)

a) Ba: Dad! I got mark 9 on my test!

That’s wonderful. I’m pleased that you are working hard.

b) Mrs. Quyen: When are you going on vacation with your family, Sally?

Tien: Don’t worry. I can fix it.

d) Liz: I forgot to tell you I was going to Lan’s place.

e) Miss Lien: Congratulations!

a) Ba: Dad! I got mark 9 on my test!

Mr. Ha: That’s wonderful! I’m pleased that you are working hard.

b) Mrs. Quyen: When are you going on vacation with your family, Sally?

Mrs. Robinson: Tomorrow. I’m excited that I’m going to Da Lat.

c) Lan: I’m sorry that I have broken your bicycle.

Tien: Don’t worry. I can fix it.

d) Liz: I forgot to tell you I was going to Lan’s place.

Mr. Robinson: I’m disappointed that you didn’t phone me.

e) Miss Lien: Congratulations!

Nga: Thanks. I’m amazed that I win the first prize.

a) Ba: Bố ơi! Con được 9 điểm cho bài kiểm tra ạ!

Ông Hà: Thật xuất sắc! Bố rất hài lòng vì con học tập rất chăm chỉ.

b) Bà Quyên: Khi nào bà sẽ đi nghỉ mát cùng gia đình hả Sally?

Bà Robinson: Ngày mai. Tôi rất hào hứng sắp đi Đà Lạt.

c) Lan: Minh xin lỗi mình đã làm hỏng xe đạp của bạn rồi.

Tiến: Đừng lo. Mình có thể sửa nó mà.

d) Liz: Con quên nói với bố con sắp đến chỗ của Lan ạ.

Ông Robinson: Bố thất vọng vì con đã không gọi điện cho bố.

e) Cô Liên: Chúc mừng em!

Nga: Cảm ơn cô ạ! Em rất ngạc nhiên khi giành được giải nhất.

4. Match each half-sentence in column A with a suitable one in column B./ (Ghép mỗi nửa câu ở cột A với một nửa phù hợp ở cột B.)

1. If we pollute the water,…

a) there will be big floods every year.

b) a lot of sea creatures will be well preserved.

c) more and more people will cope with respiratory problems.

d) you will have an ideal place to live.

e) we will have no fresh water to use.

2. If you cut down the trees in the forests,…

3. If there is too much exhaust fume in the air, …

4. If you can keep your neighborhood clean, …

5. If people stop using dynamite for fishing, …

1 – e: If we pollute the water, we will have no fresh water to use.

2 – a: If you cut down the trees in the forests, there will be big floods every year.

3 – c: If there is too much exhaust fume in the air, more and more people will cope with respiratory problems.

4 – d: If you can keep your neighborhood clean, you will have an ideal place to live.

5 – b: If people stop using dynamite for fishing, a lot of sea creatures will be well preserved.

Nếu chúng ta làm ô nhiễm nước chúng ta sẽ không còn nước sạch để dùng.

Nếu chúng ta trong cây trong rừng sẽ có lũ lớn hằng năm.

Nếu có quá nhiều khói thải trong không khí, ngày càng nhiều người sẽ có vấn đề về hô hấp.

Nếu bạn có thể giữ cho làng xóm sạch đẹp, bạn sẽ có một nơi lý tưởng để sống.

Nếu con người ngưng sử dụng thuốc nổ để đành bắt cá, nhiều sinh vật biển sẽ được bảo tồn.

5. Complete the sentences./ (Hoàn thành các câu sau.)

Example:

a) If the rice paddies are polluted,… (rice plants / die)

⟶ If the rice paddies are polluted, the rice plants will die.

b) If we go on littering,… (environment / become / seriously polluted)

c) If we plant more trees along the streets, … (we / have / more shade and fresh air)

d) If we use much pesticide on vegetables, … (the vegetables / become / poisonous and inedible)

e) If we keep our environment clean,… (we / live / happier and healthier life)

a) If the rice paddies are polluted, the rice plants will die.

b) If we go on littering, the environment will become seriously polluted.

c) If we plant more trees along the streets, we’ll have more shade and fresh air.

d) If we use much pesticide on vegetables, the vegetables will become poisonous and inedible.

e) If we keep our environment clean, we’ll live a happier and healthier life.

a) Nếu những cánh đồng bị ô nhiễm, cây lúa sẽ chết.

b) Nếu chúng ta tiếp tục xả rác, môi trường sẽ tiếp tục bị ô nhiễm trầm trọng.

c) Nếu chúng ta trống nhiều cây ven đường, chúng ta sẽ có nhiều bóng mát và không khí trong lành.

d) Nếu chúng ta sử dụng thuốc trừ sâu cho rau củ, rau củ sẽ bị nhiễm độc và không ăn được.

e) Nếu chúng ta giữ môi trường sạch, chúng ta sẽ sống vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Xem toàn bộ Soạn Anh 9: Unit 6. The Environment – Môi trường

Soạn Văn 6 Vnen Bài 9: Thứ Tự Kể Trong Văn Tự Sự

Soạn văn 6 VNEN Bài 9: Thứ tự kể trong văn tự sự

A. Hoạt động khởi động

(1) Vua Hùng kén rể

(2) Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn

(3) Sơn Tinh đến trước rước được Mị Châu về núi.

(4) Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Châu vô cùng tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

(5) Cuối cùng, Thủy Tinh thua phải rút quân về.

(6) Hàng năm Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng thua.

Trả lời:

– Thứ tự sắp xếp: 1-2-3-4-5

– Không thể thay đổi thứ tự các việc sắp xếp đó bởi sự sắp xếp đó đi theo đúng trình tự diễn ra sự việc, trình tự thời gian, nếu thay đổi nội dung sẽ lộn xộn, khó hiểu.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự

(1) Các sự việc chính trong truyện Thạch Sanh là gì?

– Sự việc 1:..

– Sự việc 2:…

– Sự việc 3:…

– …

Trả lời:

– Sự việc 1: Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh.

– Sự việc 2: Việc kết nghĩa anh em cùng Lý Thông

– Sự việc 3: Thạch Sanh bị Lý Thông lừa đi đi canh miếu thay và diệt chằn tinh.

– Sự việc 4: Giết đại bàng, cứu công chúa, Thạch Sanh bị Lý Thông lấp cửa hang.

– Sự việc 5: Hồn đại bàng và chằn tinh báo oán, Thạch Sanh bị nhốt vào ngục.

– Sự việc 6: Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa khỏi bị câm, vạch mặt Lý Thông, giải oan cho mình.

– Sự việc 7: Thạch Sanh một mình đánh thắng ngoại xâm

– Sự việc 8: Về già, vua truyền ngôi cho Thạch Sanh.

(2) (trang 57 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Các sự việc trong truyện được kể liên tiếp theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết. Cách kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Trả lời:

Cách kể như vậy làm câu chuyện tự nhiên, chân thực, cốt truyện rõ ràng, người đọc dễ hình dung mạch truyện, dễ theo dõi, nổi bật ý nghĩa truyện.

b (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

(1) Đánh dấu vào từng ô để sắp xếp các sự việc sau theo đúng trình tự được kể trong đoạn văn bản trên:

– Ngỗ mồ hôi cha mẹ, không có người rèn cặp trở lên lêu lổng, hư hỏng, bị mọi người xa lánh.

– Ngỗ tìm mọi cách để trêu chọc, đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.

– Khi Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu thì không ai đến cứu.

– Ngỗ bị chó cắn cần phải băng bó, tiêm thuốc trừ bênh dại.

(2) Em có nhận xét gì về thứ tự các sự việc diễn ra trong câu truyện trên.

Trả lời:

(1) Thứ tự diễn biến theo truyện lần lượt như sau:

– Khi Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu thì không ai đến cứu.

– Ngỗ mồ hôi cha mẹ, không có người rèn cặp trở lên lêu lổng, hư hỏng, bị mọi người xa lánh.

– Ngỗ tìm mọi cách để trêu chọc, đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.

– Ngỗ bị chó cắn cần phải băng bó, tiêm thuốc trừ bênh dại.

(2) Nhận xét: Thứ tự kể chuyện đảo ngược từ hậu quả xấu cho tới nguyên nhân, tạo sự bất ngờ, thú vị, nhấn mạnh ý nghĩa bài học.

C. Hoạt động luyện tập

1 (trang 58, 59 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

a. Xác định ngôi kể, thứ tự của các sự việc trong câu chuyện.

b. Nhận xét về vai trò và yếu tố hồi tượng câu chuyện.

Trả lời:

a. – Ngôi kể của văn bản: ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi”

– Thứ tự các sự việc trong văn bản:

+ Liên từ quê đến khu tập thể ở với bố cạnh nhà tôi.

+ Tôi ghen tỵ, ghét Liên vì Liên chăm chỉ lại ngoan ngoãn hơn tôi.

+ Do ghét Liên nên một lần phơi quần áo, tôi lùa quần áo của Liên vào một đầu rồi phơi quần áo của mình. Liên thấy vậy nhưng không nói gì.

+ Bất ngờ trời đổ mưa to, Liên giúp tôi rút và gấp quần áo khô gọn gàng

+ Tôi nhận ra mình xấu tính, nghĩ sai về Liên. Từ đó chúng tôi làm bạn thân của nhau.

b. Yếu tố hồi tưởng: tạo mạch kể cho câu chuyện logic, giải thích cho tình bạn của “tôi và Liên” bây giờ đồng thời là cơ sở hợp lí cho thứ tự đảo ngược của các sự việc.

2 (trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Trao đổi để lập dàn ý cho một trong các đề sau:

Đề 1: Kể một việc tốt em đã làm.

Đề 2: Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài,…)

Đề 3: Kể về thầy giáo hoặc một cô giáo mà em qúy mến.

Đề 4: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi.

Đề 5: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay một việc giúp đỡ bạn bè mà em biết

Trả lời:

Dàn ý cho đề 5

– Mở bài: Giới thiệu về tấm gương giúp đỡ bạn bè đó – bạn Lương cùng lớp em.

– Thân bài:

+ Kể về bạn Lương: gia đình, tính cách, thành tích học tập, quan hệ với các bạn trong lớp.

+ Một kỷ niệm mà em thấy bạn thật tốt bụng hay giúp đỡ bạn bè.

+ Điều em học hỏi được ở bạn.

– Kết bài: Suy nghĩ của em về bạn.

3 (trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Dựa vào dàn ý em vừa hoàn thành, hãy viết lấy một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh.

Trả lời:

Hôm nay em muốn kể cho các bạn nghe về một người tấm gương về giúp đỡ bạn bè trong học tập. Đó là bạn cùng lớp của em – bạn Lương.

Lương là một bạn nữ hiền lành tốt bụng, còn rất tâm lý nữa. Nhà bạn ấy tuy không khá giả nhưng chưa bao giờ bạn ấy ngần ngại khi chia sẻ đồ ăn với người khác. Là bạn cùng lớp, lúc nào em cũng thấy cô giáo đọc điểm của bạn cao. Có lẽ vì bố mẹ là giáo viên nên Lương cũng ý thức cao về việc học mà chăm học hơn mọi người.

Điều mà em yêu quý ở bạn ấy là sự tốt bụng. Cứ như cái tên của bạn vậy – lương thiện. Có lần, trong lớp có bạn Nga bị ốm, Lương đã chạy khắp nơi hỏi cô giáo để đưa Nga đến phòng y tế khám, rồi Lương còn mang bài đến nhà cho Nga chép lại bài học hôm đó, cậu ấy còn giảng lại bài cho Nga hiểu. Một lần khác, khi em vừa bị bố mẹ mắng, em mang bộ mặt buồn rầu đến lớp, Lương nhận ra em đang có chuyện liền đi đến bên cạnh và hỏi thăm. Cậu ấy mang cho em mấy chiếc kẹo làm em quên hết những lời bố mẹ mắng em hôm đó. Cả buồi cậu ấy cứ thỉnh thoảng lại quay ra nhìn xem em có khóc nữa không. Thật là một người bạn tâm lý.

Em rất quý Lương, một người bạn tốt bụng hay giúp đỡ bạn bè, một tấm gương đáng để em và các bạn cùng lớp noi theo.

D. Hoạt động vận dụng

1 (trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Viết bài văn ngắn, kể lại cho người thân nghe về một chuyến đi hoặc những việc em làm trong một ngày. Chú ý thuật lại sự việc sao cho có một trình tự rõ ràng.

Trả lời:

Ngày hôm nay của em trôi qua trong tiết trời thanh mát của mùa thu Hà Nội. Không khí và những làn gió khiến em vô cùng thích thú, em cứ dạo từng bước nhỏ trên con đường đến trường. Ngôi trường hôm nay cũng đẹp lạ, đến lớp thật là vui vì có thầy cô các bạn.

Em bước vào lớp học, hôm nay chúng em được học tiếng Anh, môn học mà em rất thích. Cô giáo dạy tiếng Anh cho chúng em học một tiết luyện nói. Em bắt cặp cùng bạn My cùng bàn để luyện nói. Đây cũng là giờ học sôi nổi nhất của môn học so với các môn học khác. Sau tiết tiếng Anh là tiết Toán. Thầy giáo dạy toán là một người rất nghiêm khắc, chúng em chỉ ngồi nghe giảng và học bài chứ không dám ăn vặt trong lớp, nhưng đôi khi thầy cũng thật vui tính khi cho điềm giơ tay phát biểu.

Tối đến, bố mẹ em đi làm về, em tắm rửa, mẹ em nấu cơm ngon không kém gì bà nội. Mẹ và bố còn dạy em học bài nữa, em yêu gia đình em lắm.

Trước khi đi ngủ em cần rửa mặt sạch sẽ và đánh răng để vi khuẩn không ngủ trong răng em. Thế là đã hết một ngày.

2* (trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc lại bài văn kể chuyện em vừa hoàn thành và cho biết: Em kể chuyện theo thứ tự nào? Vì sao em lại kể chuyện theo thứ tự đó?

Trả lời: Bài văn em kể theo thứ tự thời gian từ sáng đến tối. Thứ tự kể theo thời gian giúp câu chuyện của em rõ ràng và dễ hiểu.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 6 VNEN ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Ngữ văn 6 Tập 1, Tập 2 chương trình VNEN mới.

Soạn Văn 9 Vnen Bài 9: Đồng Chí

Soạn văn 9 VNEN Bài 9: Đồng chí

A. Hoạt động khởi động

Tại sao người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào”? Cách gọi ấy có ý nghĩa gì?

Cách gọi “đồng bào” này xuất phát từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Truyền thuyết kể rằng, mẹ Âu cơ đã sinh ra một bọc trứng, từ bọc trứng nở ra trăm người con là tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay. Từ “đồng bào” ở đây có nghĩa là “cùng một bào thai”. Vì vậy, người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào” là ý coi nhau như anh em cùng sinh ra từ một bọc, có cùng một cội nguồn sinh dưỡng, cùng là “con Rồng cháu Tiên”.

Cách gọi “đồng bào” là cách gọi thân thương trìu mến, gắn liền với truyền thống “yêu nước với thương nòi” của người Việt. Hai tiếng “đồng bào” còn thể hiện một ý nghĩa rằng: mọi người dân trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng như nhau, giữa những con dân Việt không có gì khác biệt về đẳng cấp, quyền lợi. Từ ý niệm đồng bào cùng chung một Mẹ, một nguồn cội huyết thống đã hình thành một ý thức dân tộc cao độ với lòng yêu nước gắn liền với tình thương giống nòi.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

a) Bài thơ mang hình thức lời tâm tình, kể về tình đồng chí của hai người lính (anh với tôi). Em hãy cho biết, hai người lính xuất thân từ những miền quê như thế nào? Điều gì khiến họ vốn là những người xa lạ mà “không hẹn quen nhau”?

– Hai người lính đều có nguồn gốc xuất thân từ những miền quê nghèo khó:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua.

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Qua việc sử dụng thành ngữ “nước mặn đồng chua” và cụm từ “đất cày lên sỏi đá”, ta có thể hình dung ra quê hương nghèo khó của những người lính. Họ sinh ra từ miền ven biển ngập mặn, khó làm ăn; từ vùng trung du đồi núi đất bạc màu, cằn cỗi. Người lính trong bài thơ là những người nông dân mặc áo lính. Họ có cùng chung quê hương nghèo khổ, chung giai cấp.

– Vốn là những người xa lạ nhưng họ lại “tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Đó là vì họ cùng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, nghe theo sự thúc giục của lòng yêu nước, nên họ đã cùng lên đường đi chiến đấu. Từ những phương trời xa lạ, những người lính đã gặp nhau, quen nhau và có cùng chung mục đích cứu nước.

b) Tình đồng chí của hai người lính có quá trình hình thành như thế nào? Em có nhận xét gì về dòng thứ bảy của bài thơ?

– Quá trình hình thành tình đồng chí của hai người lính:

+ Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ rồi gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh đều là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.

+ Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”. “Súng bên súng” là có chung nhiệm vụ đánh giặc. “Đầu sát bên đầu” là cùng chung ý nghĩa và lý tưởng. Họ cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.

+ Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.”

– Dòng thơ thứ bảy của bài thơ hết sức đặc biệt.

+ Dòng thơ này chỉ có hai tiếng “đồng chí” ngắn gọn được tách riêng độc lập trở thành một câu đặc biệt gồm từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than.

+ Dòng thơ đã chia bài thơ thành hai mạch cảm xúc: đi từ tình cảm riêng – tư (anh với tôi), đó là những cơ sở hình thành nên tình đồng chí, sự gắn bó chung lí tưởng, con đường (đồng chí), những biểu hiện của tình đồng chí.

+ Ý nghĩa của dòng thơ thứ 7 là nhấn mạnh sự thiêng liêng của tình đồng chí, giữa những con người cùng chí hướng, cùng lí tưởng.

c) Sau khi kể về quá trình hình thành tình đồng chí, nhân vật trữ tình đã bày tỏ sự thấu hiểu và chia sẻ những gì với người bạn chiến đấu của mình? Sự sẻ chia và thấu hiểu ấy có ý nghĩa gì?

Sau khi kể về quá trình hình thành tình đồng chí, nhân vật trữ tình đã bày tỏ sự thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng và cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ với người bạn chiến đấu của mình.

– Họ cảm thông, thấu hiểu một cách sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.” Khi là đồng chí của nhau, họ kể cho nhau nghe những câu chuyện nơi quê nhà, hoàn cảnh gia đình. Đó là chuyện “ruộng nương” gửi lại “bạn thân cày”, là chuyện “gian nhà không” lung lay mỗi khi gió đến. Qua những lời tâm tình ấy, những người lính càng hiểu và cảm thông cho nhau hơn. Các anh là những người lính gác tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở.

– Họ cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

+ Người lính cùng nhau chịu đựng những cơn sốt rét rừng, cùng trải qua những ốm đâu bệnh tật: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.”

+ Người lính cùng chia sẻ với nhau sự thiếu thốn về vật chất, quân tư trang trong cuộc đời quân ngũ: “Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày”.

Sự sẻ chia và thấu hiểu ấy giúp những người lính càng tin tưởng và gắn kết nhau hơn, giúp họ càng thêm lạc quan, tin tưởng, vượt lên mọi khó khăn, gian khổ. Tất cả những biểu hiện của tình đồng chí đồng đội đã được cô đúc lại trong hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí và truyền cho nhau niềm tin chiến thắng.

d) Trong 3 câu cuối, người lính hiện lên ở hoàn cảnh như thế nào? Trình bày cảm nhận của em về câu cuối bài thơ (hình ảnh, nhạc điệu,…)

– Trong ba câu thơ cuối, hình ảnh người lính hiện lên trong thờ điểm đêm khuya, nơi rừng hoang, dưới thời tiết sương muối khắc nghiệt, những người lính đứng cạnh bên nhau phục kích chờ giặc tới.

– Câu thơ cuối bài “Đầu súng trăng treo” rất thực và cũng rất lãng mạn. Câu thơ mang nhiều ý nghĩa biểu tượng được gợi ra từ những liên tưởng phong phú. “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là gần và xa, là thực tại và mơ mộng, là chất chiến đấu và chất trữ tình, là chiến sĩ và thi sĩ. Đó là các mặt bổ sung cho nhau của cuộc đời người lính cách mạng.

Câu thơ có bốn chữ tạo nên nhịp điệu như nhịp đập dịu dàng của trái tim người đồng chí. Nhập đập của trái tim chan chứa yêu thương.

Câu thơ cuối là một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Có lẽ chính vì vậy mà tác giả Chính Hữu đã lấy câu thơ này để đặt nhan đề cho cả tập thơ.

Chọn và nêu tác dụng của một hoặc một số nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ (về thể thơ, ngôn từ, giọng điệu, những biện pháp nghệ thuật,…)

3. Tìm hiểu văn học địa phương

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản “Đồng chí”

a) Bài thơ Đồng chí sử dụng cấu trúc sóng đôi giữa “anh” và “tôi”. Chỉ ra những biểu hiện và tác dụng của sự sóng đôi ấy.

– Cấu trúc sóng đôi “anh” và “tôi” trong bài thơ “Đồng chí” được biểu hiện:

“Quê anh – Làng tôi”

“Anh với tôi…”

“Áo anh – quần tôi’

– Cấu trúc sóng đôi, đối xứng giữa “anh” và “tôi” ấy diễn tả sự gắn bó keo sơn, mật thiết, không thể tác rời trong tình đồng chí của những người lính.

3. Tìm hiểu văn học địa phương

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản “Đồng chí”

a) Bài thơ Đồng chí sử dụng cấu trúc sóng đôi giữa “anh” và “tôi”. Chỉ ra những biểu hiện và tác dụng của sự sóng đôi ấy.

– Cấu trúc sóng đôi “anh” và “tôi” trong bài thơ “Đồng chí” được biểu hiện:

“Quê anh – Làng tôi”

“Anh với tôi…”

“Áo anh – quần tôi’

– Cấu trúc sóng đôi, đối xứng giữa “anh” và “tôi” ấy diễn tả sự gắn bó keo sơn, mật thiết, không thể tác rời trong tình đồng chí của những người lính.

b) Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí trong bài thơ.

a) Từ đơn và từ phức

(1) Nhắc lại khái niệm từ đơn, từ phức (nêu ví dụ minh họa). Chỉ ra sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy.

– Khái niệm:

(2) Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?

che chở, nho nhỏ, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, bờ bến, lấp lánh, lung linh, xanh xao, xa lạ, tri kỷ, lung lay.

b) Thành ngữ

(1) Thành ngữ là gì? Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ? Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.

– Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

– Đánh trống bỏ dùi

– Chó treo mèo đậy

– Được voi đòi tiên

– Nước mắt cá sấu

Khái niệm: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Trong các tổ hợp từ trên, tổ hợp là thành ngữ bao gồm:

– Đánh trống bỏ dùi (làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở dang, thiếu trách nhiệm)

– Được voi đòi tiên (thái độ tham lam, được cái này rồi lại muốn cái khác tốt hơn)

– Nước mắt cá sấu (nước mắt thương xót giả dối; chỉ tình cảm giả nhân giả nghĩa để lừa người)

Tổ hợp là tục ngữ:

– Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác động, ảnh hưởng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người)

– Chó treo mèo đậy (Thức ăn treo cao để tránh chó ăn, và đậy kỹ để không cho mèo lục đớp. Ý khuyên cảnh giác cửa nẻo rương hòm để phòng trộm cuỗm mất)

(2) Tìm và giải thích hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.

c. Nghĩa của từ

(1) Nghĩa của từ là gì?

(2) Hoàn thành những thông tin trong bảng sau vào vở:

(3)Thế nào là nghĩa gốc và nghĩa chuyển? Từ “đầu” trong câu thơ nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?

Súng bên súng đầu sát bên đầu Đầu súng trăng treo

(4) Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có gì khác nhau? Nêu ví dụ minh họa

(5) Bằng hiểu biết về hiện tượng từ đồng âm, em hãy chỉ ra giá trị của câu thơ sau:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

(6) Cặp từ nào sau đây là từ trái nghĩa

Xanh- trong, sáng-trưa, mưa-nắng, vui-buồn, tóc-tai, quần- áo, tài-sắc

(2)

Từ nhiều nghĩa

Từ “chân”

Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân…)

Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ các bộ phận khác (chân bàn, chân ghế, chân đèn…)

Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân tường, chân răng…)

Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. (hăng lên chạy càn, nhảy càn)

– Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. (đồ đan bằng tre bằng nứa thường dùng để nhốt chim hay gà.)

Từ đồng nghĩa

là từ có nghĩa tương tự nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế cho nhau).

Tô- bát, Cây viết – cây bút, Ghe – thuyền, Ngái – xa, Mô – đâu, Rứa – thế

Từ trái nghĩa

là từ có nghĩa trái ngược nhau.

xấu – đẹp, xa – gần, voi – chuột, rộng – hẹp

Trường từ vựng

là tập hợp các từ có ít nhất một nét nghĩa chung.

Máu, chém giết: trường nghĩa về sự chết chóc.

(3) Khái niệm:

(4)

Từ đồng âm: Những từ khác nhau nhưng có cách phát âm giống nhau và có nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Từ nhiều nghĩa: Một từ có thể mang nhiều nét nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau. Trong đó có 1 nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển. Những nét nghĩa này không hoàn toàn khác nhau.

VD:Từ: “bàn”: Nghĩa 1: là vật gắn liền với tuổi học sinh,dùng để học trong nhà trường (VD: bàn ghế)Nghĩa 2: là hoạt động nói chuyện,trao đổi về vấn đề gì đó (VD: bàn bạc)

VD Từ “chân”: Nghĩa 1: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân…)

Nghĩa 2: là bộ phận của con người,dùng để đứng vững hoặc để di chuyển. (VD: bàn chân của em)

– quốc: tổ quốc

– gia: gia đình

D.Hoạt động vận dụng

1. Vận dụng những hiểu biết về trường từ vựng, hãy nêu và phân tích giá trị biểu đạt của các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ quê hương, trang phục và cảm giác trong đoạn thơ sau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các từ láy, các cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau:

Ríu rít sẻ nâu, trong khiết tiếng chim ri“Cho gươm mời đến Thúc lang Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non, Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không? Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, “Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?” khung trời tuổi thơ xanh rờn cổ tíchNắng với mưa, oi nồng và giá buốtmộc mạc hồn làng mẹ nuôi tôi lớn lên.

Trong rất nhiều lãng đãng nhớ và quênlàng vẫn thế. Cánh đồng vẫn thếMùa hanh hao tay cuốc bầm ruộng nẻlúa nghẹn đòng trắng xác những mùa rơm.

Tôi tan vào làn hương ngát mạ noncảm nhận lời ban sơ của đấtĐiều gì mãi còn – điều gì sẽ mấtlàng nhói lên trong hoài vọng bất thường.

3. Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán, cảnh Thùy Kiều (nhờ sự giúp đỡ của Từ Hải ) khi gặp lại và báo ân với Thúc Sinh có đoạn:

Từ “người cũ” và “cố nhân” trong đoạn thơ trên có đồng nghĩa không? Chúng có thể hoán đổi vị trí cho nhau được không? Vì sao?