Phương Pháp Học Tiếng Anh Tại Nhà Hiệu Quả / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Phương Pháp Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Tại Nhà Hiệu Quả

Khi làm bất kể việc gì, bạn cũng nên xác định cho mình một mục tiêu, càng cụ thể càng tốt. Học ngữ pháp tiếng Anh cũng vậy. Nếu không xác định học để làm gì thì bạn sẽ rất dễ chán nản và bỏ cuộc. Do đó, trước khi bắt tay vào học ngữ pháp tiếng Anh, bạn hãy thử trả lời những câu hỏi sau đây để xác định mục tiêu học tập cho bản thân:

Bạn học tiếng Anh để làm gì?

Học ngữ pháp tiếng Anh giúp ích gì cho việc học tiếng Anh?

Mức độ thông thạo tiếng Anh mà bạn muốn đạt được là gì?

Bạn dự định tập trung học ngữ pháp tiếng Anh trong vòng bao lâu

Trả lời những câu hỏi nêu trên càng chi tiết càng tốt. Sau đó, hãy dán bảng mục tiêu học tập của mình ở nơi nào dễ thấy nhất. Đó sẽ là động lực học tập mỗi ngày của bạn.

Lập lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh

Sau khi đã có được mục tiêu, bước tiếp theo là lập cho mình một kế hoạch học tập cụ thể. Trong đó, các mục tiêu lớn được chia thành những mục tiêu nhỏ hơn, thời gian hoàn thành ngắn hơn.

Ví dụ, mục tiêu của bạn muốn nắm vững ngữ pháp tiếng Anh. Thì khi lập lộ trình học tập, hãy chia thành các bước như: nắm vững các thì cơ bản trong tiếng Anh, các cấu trúc ngữ pháp thông dụng,…

Kèm theo đó là kế hoạch thực hiện để chinh phục từng mục tiêu:

Ví dụ với mục tiêu nắm vững các thì cơ bản trong tiếng Anh. Kế hoạch đề ra làm bài tập ngữ pháp tiếng Anh 1 tiếng mỗi ngày.

Đặt câu, suy nghĩ bằng tiếng Anh bất cứ khi nào có thể.

Hãy ưu tiên học các nhóm ngữ pháp tiếng Anh cơ bản trước như các thì trong tiếng Anh, cấu trúc câu hay sử dụng trong tiếng Anh,…

Học thường xuyên và liên tục mỗi ngày

Bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định để học ngữ pháp tiếng Anh mỗi ngày. Chỉ cần từ 30 phút đến một tiếng để học những nội dung mới và ôn lại kiến thức là bạn đã có thể tiến bộ rất nhanh.

Vì thời gian học không quá dài nên bạn hãy cố gắng tập trung tốt nhất có thể. Tránh để những yếu tố xung quanh như mạng xã hội, phim ảnh làm phân tâm trong quá trình học. Rất có thể 1 tiếng đồng hồ ngắn ngủi để học ngữ pháp tiếng Anh sẽ biến thành 2 – 3 tiếng hay thậm chí là cả buổi tối của bạn đấy.

Bên cạnh việc làm bài tập ngữ pháp tiếng Anh, bạn cũng có thể linh hoạt phương pháp học bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, bạn có thể nghe nhạc, podcast tiếng Anh hoặc xem phim phụ đề tiếng Anh,… để ôn luyện các cấu trúc ngữ pháp đã đc học.

Hãy đọc tiếng Anh thật nhiều

Một cách để cải thiện ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả đó là đọc tiếng Anh. Không nhất thiết phải đọc sách, bạn có thể đọc bất cứ tài liệu nào bằng tiếng Anh. Đọc càng nhiều càng tốt và cố gắng phân tích, lưu ý xem tác giả đã sử dụng ngữ pháp tiếng Anh ra sao.

Hãy đọc nhiều thể loại khác nhau để vốn tiếng Anh của bạn được phong phú. Ngoài ra, bạn cũng có thể học được những cách hành văn khác nhau tùy theo từng loại tài liệu. Khi đọc nhiều, bạn sẽ tự có được cách sử dụng các từ, câu,… sao cho hợp lý và chuẩn nhất.

Bên cạnh việc đọc tiếng Anh, bạn cũng có thể kết hợp với nghe tiếng Anh để sưu tập những cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh mới. Việc nghe tiếng Anh sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện kỹ năng giao tiếp. Bởi ngữ pháp tiếng Anh trong các bài nghe thường gần gũi với văn nói. Chăm chỉ nghe tiếng Anh sẽ giúp bạn cải thiện cả về ngữ pháp và các kỹ năng khác hiệu quả.

Tự tạo hứng thú cho bản thân khi học ngữ pháp

Việc học ngữ pháp tiếng Anh có phần “khô khan” hơn các phần khác của tiếng Anh như giao tiếp, nghe,… Vì vậy, nếu chỉ học và học thì sẽ rất dễ gây nhàm chán. Để có thêm hứng thú học tập mỗi ngày. Bạn hãy tự tạo cho mình phương pháp học mới lạ bằng cách chơi các trò chơi tiếng Anh. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng, trò chơi tiếng Anh trên điện thoại, máy tính bạn để bạn lựa chọn. Cách làm này vừa giúp bạn giải trí vừa học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả mà không quá áp lực.

Ngoài ra hãy thử đọc những mẫu truyện cười bằng tiếng Anh. Hoặc xem các chương trình truyền hình thực tế bằng tiếng Anh,… Tất cả những điều này sẽ giúp việc học ngữ pháp tiếng Anh của bạn trở nên thú vị và bớt nhàm chán hơn.

3 cấp độ ngữ pháp tiếng Anh bạn nên đạt được

Ngữ pháp tiếng Anh cấp độ “Từ”

Mỗi từ vựng trong tiếng Anh đều có ngữ nghĩa riêng biệt của nó. Để có thể tạo thành một câu hoặc một đoạn thì bạn phải nắm vững cấp độ cơ bản nhất đó là từ. Cũng tương tự như tiếng Việt, từ vựng tiếng Anh phân làm các loại riêng biệt như danh từ, tính từ, động từ, phó từ, giới từ, trạng từ,… Bạn cần phân biệt được những loại từ trên cũng như tính chất và cách kết hợp trong câu để nhuần nhuyễn mức độ cơ bản đầu tiên của ngữ pháp tiếng Anh.

Ngữ pháp tiếng Anh mức “Câu”

Cấp độ tiếp theo của ngữ pháp tiếng Anh đó là mức “câu”. Khi đặt câu, bạn phải kết hợp nhiều loại từ khác nhau. Khi học ngữ pháp mức câu, bạn nên lưu ý một số điểm như sau:

Hiểu và nắm rõ cách đặt một câu đơn giản

Đặt các từ ở vị trí chính xác của nó trong câu.

Học cách đặt câu đơn và câu phức.

Ngữ pháp tiếng Anh mức “Đoạn”

Khi áp dụng ngữ pháp tiếng Anh ở cấp độ đoạn văn. Bạn nên chú ý đến cách liên kết các câu văn lại với nhau. Nghĩa của câu cũng phải có tính nhất quán và tuân theo mạch văn. Tránh đặt câu một cách rời rạc, dễ gây khó chịu cho người đọc.

Những lưu ý khi học ngữ pháp tiếng Anh

Học ngữ pháp kết hợp luyện 4 kỹ năng

Việc học ngôn ngữ có sự liên kết với nhau, dù bạn có học khía cạnh nào của tiếng Anh đi chăng nữa. Thì không nên học nó một cách riêng lẽ mà có sự kết hợp với các yếu tố khác. Chẳng hạn, khi học ngữ pháp tiếng Anh, bên cạnh việc làm bài tập ngữ pháp. Bạn cần vận dụng những gì đã học được vào 4 kỹ năng là nghe, nói, đọc, viết.

Chỉ có như vậy, tiếng Anh của bạn mới có thể tiến bộ một cách toàn diện được. Quá trình học ngữ pháp kết hợp với 4 kỹ năng sẽ giúp bạn dần dần hoàn thiện những kiến thức mình còn thiếu. Đồng thời nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn lên một cấp độ mới.

Nắm vững các thì tiếng Anh

Nếu bạn phân vân không biết nên học thì nào trong 12 thì cơ bản của tiếng Anh. Thì câu trả lời là bạn phải nắm vững hết 12 thì này. Vì đây là nguyên tắc nền móng để bạn sử dụng tiếng Anh. Hãy luyện thật kỹ các thì trước khi chuyển sang các cấu trúc ngữ pháp khác của tiếng Anh.

Tìm nguồn tài liệu học tập tốt

Để học ngữ pháp Anh văn chuẩn, bạn nên tìm các đầu sách uy tín như Eduma, English Grammar in use, Oxford English grammar,…

Phương Pháp Dạy Con Học Tiếng Anh Tại Nhà Hiệu Quả

Trao đổi về vấn đề này, chúng tôi Trần Thị Thu Mai – Phó trưởng khoa tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm TPHCM, cũng nhận định: Từ 20 tháng cho đến 8 tuổi là giai đoạn trẻ nhỏ phát triển mạnh mẽ nhất về ngôn ngữ, giai đoạn này được gọi là thời kỳ “phát cảm về ngôn ngữ”.

Ngay từ khi con ở lứa tuổi học mầm non, cha mẹ hãy tạo điều kiện hết sức cho con học tiếng Anh. Đây là độ tuổi tuyệt vời để bắt đầu học một ngôn ngữ mới vì bộ nhớ của các con ở độ tuổi này vẫn còn rất nhiều chỗ cho các kiến thức mới.

Mặt khác, bắt đầu càng sớm thì việc học ngôn ngữ thứ hai càng dễ dàng hơn vì các con ít bị ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ, việc phát âm sẽ tốt hơn và tránh được tình trạng tư duy bằng tiếng mẹ đẻ trong quá trình giao tiếp bằng tiếng nước ngoài.

Lưu ý khi đồng hành cùng con học tiếng Anh

Thậm chí với những bố mẹ biết một chút nhưng phát âm không được chuẩn thì không nên dạy con cách đọc của từ, trong quá trình học cùng con các bố mẹ nên tránh tự mình đọc ra các từ vì như thế vô tình tạo ra cho con một nhận thức không chuẩn về cách đọc từ đó. Con trẻ thường nghĩ những gì người lớn nói ra đều là chuẩn và sẽ bắt chước một cách vô thức.

Nên cho trẻ học tiếng Anh như thế nào?

Điều cần chú ý trong cách dạy con học tiếng Anh tại nhà ở tuổi này là được tiếp xúc thường xuyên với tiếng Anh của người bản xứ. Điều đó không có nghĩa là bạn buộc phải đầu tư thật nhiều tiền cho con học với giáo viên nước ngoài 100%.

Mẹ cũng có thể tìm những bài hát, những câu chuyện cổ tích bằng tiếng Anh bằng cách ấn từ khóa “songs for kids” “stories for kids”. Những kênh youtube có nhiều bài hát và câu chuyện phổ biến mà các con yêu thích.

Mẹ hãy khuyến khích con hát theo, đọc theo và sau đó và kể lại câu chuyện trong khi tắt tiếng, chỉ cho con xem hình.

Mẹ có thể cho con xem các bộ phim hoạt hình nước ngoài mỗi ngày một chút. Con bạn sẽ hiểu câu chuyện mà không cần biết tất cả các từ, dần dần con sẽ học được những kiến thức cần thiết cho giao tiếp mà không phải sách vở nào cũng có thể dạy con.

Bên cạnh đó, mở nhạc thiếu nhi bằng tiếng Anh đều đặn khoảng 15 – 20 phút cho bé nghe từ khi còn nhỏ, dần dần có thể tăng thời lượng lên và nên chọn những bài hát dễ hiểu, ngắn gọn, sinh động giúp trẻ có được hứng thú và học tập hiệu quả.

Cho trẻ học nghe nói nhiều hơn đọc viết

Dạy con học tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả? Theo nghiên cứu, khả năng tiếp thu và học một loại ngôn ngữ của trẻ nhỏ tốt hơn nhiều so với người lớn, đặc biệt là kỹ năng nghe và nói.

Hơn nữa, khi trẻ còn nhỏ tuổi thì rất dễ có cảm giác nhàm chán khi học, vì thế các bậc phụ huynh nên cho trẻ học nghe nói, gia tăng khả năng bắt chước ngôn ngữ nhiều hơn là kỹ năng đọc viết.

Học tiếng Anh tại nhà bằng hình ảnh

Hãy dạy bé học tiếng Anh tại nhà bằng hình ảnh thay vì học bằng ngôn ngữ. Hãy đưa ra các hình ảnh và dạy con gọi tên chúng bằng tiếng Anh. Dạy bé học tiếng Anh các con vật với các bộ card hình ảnh sống động. Tất cả các hoạt động của mẹ cùng con sẽ giúp bé học ngôn ngữ tốt hơn so với trẻ tự học một mình.

Học tiếng Anh từ các trò chơi

Tâm lý của trẻ là luôn ham chơi, các bé dễ chán nản khi nghe đến từ “học”. Hơn thế, việc học ở trường đã rất áp lực, vì vậy khi về nhà cha mẹ không nên tạo thêm áp lức cho trẻ. Thay vì nghĩ rằng mình phải dạy con học tiếng Anh ở nhà, hãy nghĩ đơn giản rằng mình cùng chơi cùng học tiếng Anh với bé.

Lập thời gian biểu cụ thể

Nguyên nhân chủ yếu của việc dạy bé tại nhà không hiệu quả đa số thuộc về các bậc phụ huynh không dành đủ thời gian chăm chút việc học của bé. Các cha mẹ rất dễ sao nhãng việc dạy bé học vì nhiều mối quan tâm khác, thường có tâm lý ỷ lại “không hôm nay thì ngày mai”.

Thời gian biểu sẽ giúp chúng ta làm việc, học tập và quản lý thời gian khoa học hơn, với việc dạy tiếng Anh cho trẻ cũng vậy. Do đó, mục đích của việc lập thời gian biểu chính là để hình thành một thói quen cho việc học tiếng Anh ở nhà. Trong khoảng thời gian cố định này, phụ huynh sẽ dành thời gian giao tiếp tiếng Anh với trẻ thông qua trò chơi hay đối thoại…

Khoảng thời gian này không nên kéo dài quá 30 phút, bởi mức độ tập trung ở trẻ là có hạn. Nếu quá o ép, trẻ có thể mất đi hứng thú, giảm hiệu quả tiếp thu ngôn ngữ mới.

Đừng quên việc khen ngợi khi bé hoàn thành nhiệm vụ hay câu hỏi của bạn. Khi việc học trở thành niềm vui, bé sẽ tự giác học tập mà không cần đến sự thúc giục của cha mẹ.

Có thể thấy, việc tạo một môi trường tiếng Anh chuẩn xung quanh con là yếu tố mà các ông bố bà mẹ nên chú trọng trong phương pháp dạy con học tiếng Anh. Ở lứa tuổi còn nhỏ, ngữ pháp không là yếu tố mà phụ huynh đặt nặng, hãy chú ý phát triển khả năng nghe nói của con để tạo tiền đề cho bé học tiếng Anh sau này.

Phương Pháp Dạy Và Học Tiếng Anh Hiệu Quả Tại Nhà Cho Trẻ

Phụ huynh phần lớn sẽ là người dạy cho trẻ nói những tiếng nói đầu đời. Trong suốt hai năm đầu, giọng nói của ba mẹ và cách nói chuyện đặc biệt của giáo viên (được gọi là phương pháp parentese) sẽ giúp trẻ hình thành ngôn ngữ và cách nói chuyện đến tận sau này. Phương pháp Parentese đúng đắn sẽ trở thành cách học tiếng Anh hiệu quả cho trẻ.

Cha mẹ, ngay cả với những ai chỉ có kiến thức tiếng Anh cơ bản vẫn có thể hỗ trợ thành công cho trẻ học tiếng Anh hiệu quả tại nhà bằng cách tái sử dụng và điều chỉnh nhiều kỹ thuật “parentese”. Phụ huynh có thể sẽ lo lắng về giọng nói tiếng Anh của mình nhưng trẻ nhỏ có một khả năng khá đặc biệt là có thể thay đổi giọng nói để phù hợp với môi trường tiếng Anh xung quanh. Trẻ nhỏ cần phải cảm nhận được rằng: “con có thể nói tiếng Anh” và “con thích tiếng Anh”, sự hỗ trợ từ phía cha mẹ có thể giúp trẻ đạt được điều này từ những bài học đầu tiên.

Tại sao sự hỗ trợ của cha mẹ là tốt nhất?

Cha mẹ có thể tập trung vào con mình, dành thời gian tập luyện, tương tác một-một với trẻ.

Cha mẹ có thể xếp các buổi học tiếng Anh vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày để phù hợp với trẻ nhỏ và bản thân.

Phụ huynh có thể điều chỉnh thời lượng của một buổi học tiếng Anh và chọn các hoạt động hoặc bài giảng phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng tập trung của con mình.

Cha mẹ hiểu con của mình nhất và bằng trực giác, cha mẹ có thể đánh giá được phong cách nói tiếng Anh sao cho phù hợp với cách tiếp thu ngôn ngữ của trẻ.

Cha mẹ có thể hiểu rõ tâm trạng của con mình và phản ứng với chúng. Trẻ em có những ngày rất háo hức tiếp thu ngôn ngữ và ngược lại sẽ có những ngày con cảm thấy khó tập trung.

Cha mẹ có thể tạo ra nhiều niềm vui hơn trong buổi học, vì họ đang dạy trên phương diện một cá nhân, chứ không phải một lớp học.

Cha mẹ có thể giới thiệu văn hóa tiếng Anh vào cuộc sống gia đình, vì vậy hãy mở rộng tầm nhìn của trẻ và chia sẻ hiểu biết về văn hóa tiếng Anh ngay trong những hoạt động của gia đình

“Parentese” là một hình thức nói chuyện hoặc chuyển giao gián tiếp được điều chỉnh và điều tiết nhằm phù hợp với ngôn ngữ trẻ em, cung cấp những cuộc đối thoại với trẻ và đưa trẻ lên đến một cấp độ cao hơn so với kĩ năng hiện có.

Phụ nữ dường như là người sử dụng tốt ngôn ngữ “parentese” hơn so với đàn ông, trừ khi những người đàn ông có thể tập trung hóa cuộc nói chuyện xoay quanh các đối tượng cụ thể như một cuốn sách ảnh hoặc một trò chơi. Tuy nhiên, trẻ em, đặc biệt là các bé trai lại cần hình mẫu nam vì nam giới sử dụng ngôn ngữ khác so với phụ nữ. Tuy nhiên, cả cha và mẹ, khi sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, chu đáo và ngôn ngữ đơn giản hơn, sẽ đều có thể dẫn dắt trẻ hiểu và thực hiện các hành động như:

Ứng dụng tiếng Anh vào những tình huống cụ thể về những gì đang diễn ra như: “Let’s put it here” (Hãy để nó ở đây). “There. Look I’ve put it on the table” (Xem này, cha/mẹ đã đặt nó lên bàn). “Which one do you like?” (Con thích cái nào?). “Oh, I like this one. The red one” (Ồ, cha/mẹ thích cái này, cái loại màu đỏ ấy).

Lặp đi lặp lại ngôn ngữ một cách thường xuyên sẽ hữu ích hơn so với những cuộc nói chuyện nghiêm túc của người lớn: sự lặp lại được diễn ra một cách tự nhiên giúp trẻ xác nhận những gì chúng đang tiếp thu – điều này không gây nhàm chán cho trẻ và cả cha mẹ.

Phản hồi lại những gì trẻ đã nói và mở rộng nó. Ví dụ, đứa trẻ nói: “Yellow”, phụ huynh nói: “You like the yellow one?” (Con thích màu vàng à?), “Here’s the yellow one” (Đây nè, đây là cái có màu vàng nè), “Let’s see. Yellow, red and here’s the brown one” (Để xem nào, vàng, đỏ và đây là cái có màu nâu nè), “I like the brown one, do you” (Cha/Mẹ thích cái màu nâu, còn con thì sao?)

Đừng quên thêm vào những biểu hiện qua nét mặt và cử chỉ để làm trẻ dễ hiểu.

Sử dụng giao tiếp bằng mắt trong các cuộc trao đổi một-một nhằm trấn an và khuyến khích trẻ giao tiếp tiếng Anh khi con đang ngập ngừng, do dự.

Tạm ngưng vài giây để trẻ suy nghĩ những gì chúng đã nghe trước khi thật sự sẵn sàng để phản hồi. Khi kỹ năng giao tiếp còn bị hạn chế, sự thoái hóa trong việc tạm ngưng nói chuyện có thể tăng lên sự vui nhộn và sự thú vị cho các hoạt động.

Một số phụ huynh cảm thấy xấu hổ khi sử dụng ngôn ngữ “parentese”. Tuy nhiên, đối với trẻ em, việc học tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn vì chúng đã quen thuộc với những “bài học nhỏ” tự nhiên này trong ngôn ngữ ở nhà của chúng. Khi trẻ nhỏ bắt đầu biết nói, cha mẹ sẽ tự động cảm thấy không cần sử dụng ngôn ngữ “parentese”, ngoại trừ khi giới thiệu ngôn ngữ mới hoặc hoạt động mới.

Sử dụng và tận dụng tiếng Anh

Bằng cách sử dụng tiếng Anh đơn giản với nhiều sự lặp lại, cha mẹ có thể giúp trẻ bắt đầu suy nghĩ bằng tiếng Anh trong các hoạt động tại lớp mà chúng cảm thấy an toàn và có thể đoán trước được những gì sẽ xảy ra.

Trẻ nhỏ mong muốn có thể giao tiếp bằng tiếng Anh về:

Bản thân chúng và những gì chúng thích như: “Con thích…”, “Con không thích…”, “Ghê quá”

Những gì chúng đã thực hiện như “Con đã đi tới…”, “Con đã thấy…”, “Con đã ăn…”

Bản thân trẻ và những người khác cảm thấy như thế nào như: “Con buồn”.

Cha mẹ cũng có thể giúp đỡ trẻ bằng cách chia sẻ sách có hình ảnh hoặc tự tạo ra sách bằng cách sử dụng hình vẽ hoặc ảnh chụp.

Khi trẻ cần luyện nói tiếng Anh tại trường học, hãy sử dụng những cụm câu như “What’s your name?”, “How old are you?”, “What’s this?”, “This is a pencil”. Phụ huynh có thể biến những bài học thành những mục hoạt động vui nhộn bằng cách sử dụng những mẫu đồ chơi và chỉ sử dụng tiếng Anh, đặt ra câu hỏi và giả vờ biến những mẫu đồ chơi thành câu trả lời.

Khi trẻ trở nên thành thạo hơn trong giao tiếp tiếng Anh, chúng được phép sử dụng một từ thuộc ngôn ngữ mẹ đẻ của họ vào bên trong những cụm câu tiếng Anh, ví dụ “He’s eating a (…)” chính vì trẻ nhỏ chưa biết từ đó bằng tiếng Anh, nên khi cha mẹ lặp lại cụm câu đó bằng tiếng Anh, thì trẻ nhỏ có thể tiếp thu từ tiếng Anh đó ngay, ví dụ: “He’s eating a plum” (Anh ấy đang ăn trái mận).

Không nên đánh giá thấp trẻ về khả năng tiếp thu, chúng hiểu nhiều hơn những gì chúng có thể nói bằng tiếng Anh. Trong ngôn ngữ mẹ đẻ, trẻ chỉ quen hiểu một số từ mà chúng nghe và tự đoán phần còn lại từ ngôn ngữ cơ thể của người nói và các manh mối xung quanh để hiểu nghĩa. Khi sử dụng ngôn ngữ “parentese”, trẻ sẽ chuyển các kỹ năng này sang tiếng Anh.

Khi cả hai khái niệm mới và ngôn ngữ mới được giới thiệu cùng một lúc, có thể cần phải dịch nhanh một lần, sử dụng biện pháp thì thầm, tiếp theo là trực tiếp bằng tiếng Anh. Nếu dịch thuật được đưa ra nhiều lần và liên tục trong các khóa học, trẻ có thể quen với việc thụ động chờ đợi bản dịch thay vì sử dụng manh mối của chính mình để hiểu.

Các buổi học tiếng Anh có thể kéo dài từ chỉ vài phút cho đến khoảng mười phút và có thể diễn ra một hoặc hai lần một ngày, tùy thuộc vào hoàn cảnh. Tiếng Anh càng được sử dụng thường xuyên thì trẻ càng tiếp thu nhanh hơn. Trong các buổi học tiếng Anh hiệu quả , cha mẹ cần tập trung vào con mà không để bị gián đoạn. Trẻ nhỏ rất thích các buổi học tiếng Anh, bởi vì đối với chúng, tiếng Anh là khoảng thời gian đặc biệt với sự chú ý của cha mẹ.

Trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ khi nói chuyện dựa trên một hoạt động có sự tham gia của chính trẻ. Nếu trẻ đã được giới thiệu giới thiệu hoạt động bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình và hiểu nội dung, trẻ cảm thấy an tâm hơn và có thể tập trung vào việc hiểu và tiếp thu tiếng Anh đi kèm.

Khi các khóa học chỉ được dạy bằng tiếng Anh, các hoạt động cần phải có thời lượng ngắn hơn vì khoảng thời gian tập trung của trẻ em thường không dài bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Việc chỉ ngồi yên và lắng nghe tiếng Anh có thể gây mệt mỏi cho trẻ.

Khuyến khích và khen ngợi

Trẻ nhỏ luôn mong đợi lời khen ngợi từ cha mẹ. Cần để trẻ cảm thấy rằng chúng đang tiến bộ bằng tiếng Anh. Sự hỗ trợ tích cực, khuyến khích và khen ngợi từ cả mẹ và cha, cũng như đại gia đình sẽ giúp xây dựng sự tự tin và tạo động lực cho trẻ. Trong giai đoạn đầu của việc học, cần chú ý khen ngợi trẻ ngay từ những thành công nhỏ: “Điều con làm rất tốt”, “Cha mẹ thích lắm”, “Con hoàn thành rất xuất sắc”.

Bắt đầu học tiếng Anh là thời điểm trẻ nhỏ cần cha mẹ hỗ trợ nhiều nhất. Một khi trẻ có thể nói, đọc thuộc vần và ghi nhớ một số câu chuyện, sự hỗ trợ không còn cần thiết nữa. Ở giai đoạn sau này, các cụm từ, vần điệu và câu chuyện bằng tiếng Anh đã được chuyển vào cuộc sống gia đình một cách đầy vui nhộn. Đây có thể là khởi đầu của thái độ tích cực suốt đời đối với tiếng Anh cũng như các nền văn hóa khác.

Phương Pháp Dạy Bé Học Tiếng Anh Lớp 3 Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG ANH LỚP 3 CHO BÉ TẠI NHÀ

Dạy tiếng Anh cho bé lớp 3 kết hợp từ vựng và ngữ pháp

– Bổ sung vốn từ vựng cho bé:

Học từ vựng đơn giản, phổ biến: Lớp 3 bé cũng chưa được tiếp xúc với ngôn ngữ nhiều nên bố mẹ chỉ chọn những từ đơn giản, gần gũi với bé thôi. Mỗi từ vựng nên gắn với đồ vật hoặc nhật vật mà bé yêu thích

Tạo thành câu hoàn chỉnh với từ mới học: Học từ vựng một cách rời rạc sẽ không hiệu quả. Thay vào đó, khi bé học tiếng Anh lớp 3, phụ huynh hãy hướng dẫn con kết hợp học từ với tạo câu mới từ chình từ đó. Bên cạnh đó hãy khuyến khích con đặt câu hỏi hoặc tạo đoạn văn ngắn từ những từ mới đó như vậy con sẽ nhớ lâu đồng thời vận dụng được từ đó.

– Kết hợp với học chắc ngữ pháp lớp 3

Học từ mới kết hợp với nắm vững ngữ pphaps sẽ giúp bé học tốt hơn ngôn ngữ mới này. Vì vậy, khi dạy tiếng Anh lớp 3 cho con phụ huynh cũng nên nắm được kiến thức về ngư pháp và từ vựng. Sau đó hãy khuyến khích trẻ thường xuyên sử dụng, nói tiếng Anh hằng ngày để tạo thành thói quen.

Bé học tiếng Anh lớp 3: Luyện đầy đủ kỹ năng nghe nói đọc viết

– Dạy con nghe đúng cách:

– Chú trọng vào giao tiếp:

Thường xuyên được giao tiếp bằng tiếng Anh chắc chắn con sẽ tiếng bộ nhanh chóng và sử dụng tiếng Anh thành thạo. Điều này dựa trên nguyên lý như học với tiếng mẹ đẻ, trẻ thường nghe, nói thông qua quá trình giao tiếp.

Phụ huynh nên giành thời gian học tiếng Anh cùng con

Tuy nhiên khi dạy con nói tiếng Anh, ba mẹ cần lưu ý 1 số vấn đề sau:

Cùng con luyện giao tiếp

Tạo sự tự tin cho con khi nói tiếng Anh

Khuyến khích con tâm sự những cảm xúc suy nghĩ hàng ngày của mình bằng tiếng Anh

Hát cùng con những bài hát tiếng Anh

– Phát âm chuẩn tiếng Anh:

Để bé học tiếng Anh lớp 3 tốt thì việc phát âm đúng là rất quan trọng. Phát âm đúng con sẽ nghe, hiểu tốt hơn đồng thời có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình học tiếng Anh.

Rèn luyện kỹ năng viết cho bé: Ngoài các kỹ năng nghe, nói, phát âm thì kỹ năng viết bố mẹ cũng cần phải trú trọng trong quá trình bé học tiếng Anh. Hãy ưu tiên con thành thạo từ từ vựng trong SGK trước khi bố mẹ để bé học nâng cao. Ngoài ra, bố mẹ cũng phải dành thời gian kiểm tra, ôn luyện tiếng Anh hàng ngày để con tiến bộ nhanh hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên khuyến khích con viết tiếng Anh mọi lúc mọi nơi; đặt ra những câu hỏi về đồ vật và nhờ con dịch sang tiếng Anh, kích thích con thể hiện mình cũng là cách nắm vững tiếng Anh tốt hơn.

Bé học tiếng Anh qua các trò chơi tương tác

Thay vì ép bé học những kiến thức trong sách giáo khoa nhàm chán, cứng nhắc, bố mẹ có thể cho bé học tiếng Anh lớp 3 qua các trò chơi. Có rất nhiều trò chơi phù hợp với chương trình học của bé như:

Bingo: Bố mẹ cho 1 số từ vựng con đã học yêu cầu con chọn các từ bất kỳ trong số đó và viết vào vở. Bố mẹ đọc đến từ nào thì con tích vào từ đó. Nếu tích được nhiều tức là kết quả học tập của con tốt!

Matching: Bố mẹ viết các từ mới hoặc từ mới ôn lại cho con thành 1 cột. Viết nghĩa hoặc vẽ tránh thành 1 cốt khác không theo thứ tự. Con sẽ có nhiệm vụ nối các từ tương ứng ở 2 cột với nhau.

Jumble words: Bố mẹ viết 1 số từ có các chữ bị xóa trộn và yêu cầu con sắp xếp lại thành 1 từ có nghĩa.

Học tiếng Anh qua các trò chơi sẽ giúp bé tiếp thu nhanh hơn

SÁCH TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 3

Em học giỏi tiếng anh lớp 3

Bộ sách được biên soạn một cách bài bản, logic giúp các em tiếp cận môn học tiếng Anh tốt hơn. Bộ sách gồm 2 tập biên soạn theo khung giáo trình tiếng Anh chuẩn trên toàn quốc. Mỗi bộ chia thành 10 units. Mỗi bài học sẽ có 3 phần kiến thức: Lý thuyết, thực hành ngôn ngữ và thực hành kỹ năng.

Phần lý thuyết tổng hợp nội dung ngữ pháp quan trọng trong từng bài học

Phần thực hành: trình bày theo 3 phần Từ vựng-Ngữ âm-Ngữ pháp giúp các em vận dụng các kiến thức trong phần Lý thuyết.

Phần kỹ năng: Các bài tập được biên soạn theo từng bài học có nội dung tương ứng với bài học trong sách giáo khoa giúp các học sinh thực hành kỹ năng Nghe-Nói-Đọc- Viết.

Get it up 3

Bé học tiếng Anh siêu nhanh với Let’s go 3

Bé học tiếng Anh lớp 3 tốt với Amazing Science 3

Điểm cộng cho cuốn sách này là: Sách được trình bày sạch đẹp, dễ sử dụng. Giải thích các vấn đề khoa học bằng ngôn từ đơn giản, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, sách chưa đưa ra được phương pháp giúp các bé sử dụng cuốn sách này đạt hiệu quả cao nhất! Nhưng nhìn chung đây cũng là cuốn sách hay cho các em học sinh lớp 3 học tại nhà.

Bộ đề bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng anh toàn diện lớp 3

Cuốn sách gồm 15 đề thi cung cấp cho các em một hệ thống để ôn luyện bao gồm tất cả các dạng bài tập kỹ năng với các chủ điểm theo chương trình bé học tiếng Anh lớp 3 tập 1, từ unit 1 đến unit 10 sách giáo khoa. Các dạng bài tập có sự phân loại theo mức độ khó tăng dần để giúp các em dễ dàng nắm bắt, tiếp cận và ghi nhớ các phương pháp làm bài một cách khoa học, hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó việc làm các đề tổng hợp, các em còn có thể tự kiểm tra và đánh giá được kết quả học tập của mình. Trên cơ sở đó, phụ huynh có thể lên kế hoạch giúp các em ôn tập những phần kiến thức còn yếu, điều chỉnh lại phương pháp học tập cho phù hợp nhằm tự tin hơn qua những kỳ thi học sinh giỏi.

Sau khi hoàn thành xong mỗi bài test, các em học sinh có thể tự mở đáp án và ghi lại số câu đúng của mình. Phần Useful language còn tổng hợp những kiến thức quan trọng nhất qua mỗi đề test nhằm giúp các em học sinh nắm vững được kiến thức sau mỗi bài học.