Hướng Dẫn Cách Vẽ Chân Dung Người / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Dạy Vẽ Chân Dung Người, Cách Vẽ Chân Dung Người

Vẽ chân dung người luôn là một bài toán khó đối với những người theo đuổi hội họa. Làm thế nào để vẽ chính xác nhất? Làm thế nào để lột tả được thần thái, biểu cảm của mẫu? Làm thế nào để bức vẽ …

Vẽ chân dung người luôn là một bài toán khó đối với những người theo đuổi hội họa. Làm thế nào để vẽ chính xác nhất? Làm thế nào để lột tả được thần thái, biểu cảm của mẫu? Làm thế nào để bức vẽ có hồn? ARC Hà Nội cung cấp khóa học , khóa học này sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi đó nếu như các bạn chọn chúng tôi.

ARC Hà Nội đã có hơn 10 năm kinh nghiệm luyện thi đại học khối V, H cho rất nhiều học sinh với tỷ lệ đỗ Đại học rất cao. Được thành lập bởi Thầy Lê Ngọc – Giảng viên Trường Đại học kiến trúc Hà Nội cùng với đội ngũ giảng viên xuất sắc, ARC tin rằng, khi tham gia khóa học, học viên sẽ phát triển được tài năng của mình và tiến bộ rõ rệt nhờ những phương pháp giảng dạy mới lạ, thú vị và luôn mang lại những hiệu quả cao.

– Tại sao phải lựa chọn ARC Hà Nội là trung tâm mỹ thuật dạy vẽ chân dung người?

1. Môi trường học tập thân thiện 2. Nơi bạn tìm được chính mình, là chính mình 3. Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm trong luyện thi đại học khối V, H 4. Tâm huyết, có trách nhiêm cao, tìm ra giải pháp cho từng học viên 5. Cam kết đỗ đại học khối V, H 100% 6. Từ năm 2014 đến nay – ARC HN luôn giữ vững thương hiệu ĐỖ 100%.

Mỹ thuật là một môn nghệ thuật không hề đơn giản và rất khó chinh phục nhưng cũng như các lĩnh vực khác, chỉ cần các bạn tìm ra cho mình một người Thầy, một người đồng hành thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn. ARC Hà Nội không nói lời hoa mỹ, chúng tôi chỉ dùng những số liệu cụ thể để thuyết phục các học viên. Với cam kết ĐỖ 100% khối thi V, H chúng tôi hy vọng các bạn sẽ tin tưởng và lựa chọn chúng tôi. Hãy để chúng tôi trở thành người Thầy, người đồng hành cho các bạn và quan trọng hết là giúp bạn chinh phục con đường hội họa của chính bạn.

Hãy đến với ARC Hà Nội để trải nghiệm không gian học lý tưởng và vui vẻ nhất. Còn chần chờ gì mà không khám phá ngay TẠI ĐÂY.

Hướng Dẫn Vẽ Chân Dung Nữ

Tranh chân dung đã xuất hiện trên thế giới từ thời Ai Cập cổ đại. Loại hình nghệ thuật này không ngừng hoàn thiện và phát triển trong suốt khoảng 5000 năm. Đến nay, tranh chân dung trở nên phổ biến. Trải qua nhiều thời đại với những biến thiên của lịch sử và khoa học, tranh chân dung cũng biến đổi cả về quan niệm lẫn kỹ thuật miêu tả. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn những bước cơ bản để vẽ một bức tranh chân dung nữ giới cận mặt.

DỤNG CỤ CẦN THIẾT ĐỂ VẼ CHÂN DUNG NỮ

Bút chì 2B hoặc HB để dựng hình, 4B-8B để đánh bóng, gôm (nên cắt tam giác), tăm bông, giấy canson.

QUAN SÁT VÀ ƯỚC LƯỢNG

Việc quan sát mẫu vẽ là cần thiết trong toàn bộ quá trình thực hiện. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào vẽ, bạn hãy quan sát và cảm nhận đặc điểm khuôn mặt của mẫu: hình dạng (tưởng tượng ra đường viền khuôn mặt), độ cao của mũi, kiểu chân mày, hình môi và mái tóc. Ngoài ra bạn nên xác định sẽ vẽ mẫu từ đỉnh đầu đến ngang ngực hoặc ngang bụng.

ĐO ĐẠC VÀ DỰNG HÌNH

BỐ CỤC TRANH

DỰNG MẶT NHÂN VẬT

Bắt tay vào vẽ phần quan trọng nhất, bạn có thể chọn 2 hướng vẽ: Vẽ ngũ quan trước hoặc vẽ khuôn của mặt trước. Tuy nhiên bạn chỉ nên chọn vẽ ngũ quan trước khi đã chắc tay và vẽ quen.

Với cách 2:

_Chia phần để vẽ mặt làm 3.5 phần. Lần lượt đo chiều ngang lớn nhất của cả đầu và của khuôn mặt, so với chiều dọc cả đầu rồi đánh dấu.

_Phác qua hình dạng khuôn mặt (có thể phác luôn mảng tóc lớn và cổ)

_Phác thảo ngũ quan:

Tính từ cằm, mũi sẽ ở đường chia thứ nhất, chân mày ở đường chia thứ hai và chân tóc ở đường chia thứ 3. Ngoài 3 đường chia, bạn nên lấy thêm một đường chia chiều dọc làm đôi, đó sẽ là trục mắt. Tuy nhiên, tùy theo mẫu bạn vẽ mà tỷ lệ các phần có thể chênh lệch. Ví dụ đối với trẻ em, phần từ chân mày đến mũi sẽ ngắn hơn hai phần còn lại; còn đối với người già thì ngược lại….

Tiếp đến bạn hãy đo khoảng cách từ cằm đến viền môi dưới, so với đoạn còn lại, tiếp tục đo cao của miệng so với đoạn từ viền môi trên đến chân mũi. Thông thường viền môi dưới sẽ ở chính giữa đoạn từ cằm đến mũi.

Đo chiều dài mũi, chiều rộng cụm mũi, chiều dài của mắt so với chiều dọc mặt tính từ cằm lên. Nếu vẽ chính diện, hai mắt sẽ cách nhau một khoảng đúng bằng chiều dài 1 mắt, bạn có thể kiểm tra nếu nghi ngờ trường hợp đặc biệt.

Tùy theo góc mặt bạn đang vẽ để vẽ tai, tai sẽ có chiều cao khoảng từ chân mày đến chân mũi, bạn nên đo lại để chính xác hơn. Hãy đặt ngang bút chì để xem điểm cao nhất, thấp nhất của tai ứng với điểm nào trên trục dọc của mặt.

Đo độ dày của tóc rồi so lên chiều dọc tính từ cằm. Bạn có thể đo từ chân tóc đến đỉnh đầu, hoặc đo từ chân mày đến đỉnh đầu nếu không thấy chân tóc. Quan sát và phác thảo mảng tóc.

Phác cổ và vai. Lưu ý tổng chiều dài từ đầu vai này sang đầu vai kia của phụ nữ thường thường chỉ khoảng 1 đầu rưỡi. Nếu bạn vẽ quá dài nhìn sẽ rất ‘nam tính’.

VẼ CHI TIẾT MẶT NGƯỜI

Có hai lựa chọn: dựng từ cụm mắt-mày, hoặc dựng từ mũi.

VẼ MŨI

Bạn đo chiều cao của cánh mũi, dựng hình chữ nhật dọc theo chiều dài mũi (sống mũi) và phác hình mũi theo hình . Đây chỉ là tham khảo, hãy quan sát mũi của mẫu để vẽ.

– Sống mũi:

Đây là phần khác biệt nhất giữa người da vàng và người da trắng, da đen. Người da vàng thường có sống mũi tẹt và không nổi rõ trên khuôn mặt, còn người da trắng và da đen thì ngược lại. Mũi người da trắng và da đen thường có xương gồ mũi thô, làm mũi bị “gãy” rất rõ. Ở người da vàng, xương này thường nhỏ và có thể không lộ rõ trên sống mũi khi nhìn thẳng nên khá khó để diễn tả, tuy nhiên bạn vẫn nên gợi sống mũi để bức tranh trọn vẹn hơn.

– Đỉnh mũi:

Ở người da trắng, đỉnh mũi thường nhọn, ở người da vàng và da đen thường tròn (ở người da vàng cũng có thể tẹt). Một số người có mũi hếch (đỉnh mũi cao so với cánh mũi, lộ rõ lỗ mũi); một số có mũi khoằm (đỉnh mũi thấp so với cánh mũi, ít hoặc không lộ rõ lỗ mũi – thường là người da trắng).

– Cánh mũi:

Cánh mũi càng nhỏ thì càng đẹp. Không ít người thường không vẽ phần này. “Mũi dọc dừa” là mũi cao, thon, có cánh mũi nhỏ nhắn. Tuy nhiên bạn nên diễn tả chân thật những gì bạn thấy, vì cánh mũi cũng góp một phần quan trọng tạo nên độ giống và sâu cho chân dung.

– Lỗ mũi:

Lỗ mũi càng nhỏ và ít lộ thì càng đẹp

Nguồn: https://www.youtube.com/results?search_query=drawing+nose+tutorial

CHI TIẾT MẮT

Vẽ phác qua hình mắt từ những giới hạn đã chia, Lưu ý phần từ đường mắt trên đến chân mày có tỉ lệ chênh lệch với độ cao của mắt. Đừng quên vẽ đường bọng mắt (mí dưới). Người già có bọng mắt lớn hơn và có nhiều vết chân chim ở đuôi mắt. Xem video minh họa dưới.

https://www.instagram.com/p/B5As8hrARwF/

Nguồn video: https://www.instagram.com/nadiacoolrista/

– Lòng đen:

Phần chính của mắt, thể hiện cái hồn của nhân vật. Nó có dạng hình tròn, có màu đa dạng: đen và nâu ở người da vàng và da đen, xanh, xám, nâu ở người da trắng (thực ra người da vàng cũng ít người mắt đen vì đây là gien lặn). Bạn vẽ thêm con ngươi ở trong (đánh màu tối nhất) và vẽ thêm những điểm sáng theo nguồn sáng môi trường.

– Lòng trắng:

Phần tròng giáp với mí trên thường tối hơn vì bị lông mi che mất ánh sáng. Kích thước của lòng đen so với lòng trắng cũng thể hiện hồn nhân vật. Nhân vật có mắt nhiều lòng trắng tạo cảm giác ác, không lương thiện . Trẻ em có tỉ lệ lòng đen/lòng trắng to hơn so với người lớn. Lòng trắng thường có màu trắng đục (thường gặp), xanh da trời nhạt (ít gặp, tạo cảm giác mắt sâu và sáng), vàng nhạt (thường ở người có tuổi hay bị bệnh, tạo cảm giác không khỏe mạnh), xám nhạt (ở người già, tạo cảm giác không nhanh nhẹn; với nhân vật trẻ tuổi thì màu xám nhạt tạo cảm giác không lương thiện, không chính trực, mờ ám).

– Mí mắt:

Có mí trên và mí dưới. Người da vàng có thể có mắt một mí, hoặc mí lót (có mí trên nhưng nhỏ). Mí dưới thường được lược bớt trong manga do tạo cảm giác già nua, không nhanh nhẹn. Người lớn tuổi hay vất vả thường có mí dưới rõ hơn.

– Lông mi:

Ở người da vàng thường ngắn và không cong, trong khi ở người da đen thì dài và không cong, ở người da trắng là dài và cong : Đôi mắt có lông mi rậm sẽ tạo cảm giác có tình cảm, có chiều sâu (thường dùng cho con gái). Không nhất thiết là mắt nữ vẽ lông mi, mắt nam thì không.

– Lông mày:

Cũng là bộ phận quan trọng không kém trong việc thể hiện hồn của nhân vật. Đàn ông thường có lông mày rậm hơn, thể hiện sức mạnh và tính nóng nảy. Đàn ông lông mày nhạt thường tạo cảm giác không mạnh mẽ, thiếu quyết đoán. Ngược lại, nhân vật nữ lông mày rậm và dài tạo cảm giác nam tính, không dịu dàng, hiền thục. Lông mày xếch lên tạo cảm giác đanh đá, cứng đầu, và lông mày cụp xuống tạo cảm giác hiền lành, dễ gần, không hay tranh chấp.

CHI TIẾT TAI

Tai chia làm 4 phần liền: Vành tai, rãnh tai, xương tai và lỗ tai. Khi đánh bóng, phần rãnh tai sẽ không tối hơn lỗ tai, phần xương tai và một phần vành tai sẽ sáng. Tai được cho là đẹp nếu dái tai dài và vuông vức.

CHI TIẾT MIỆNG

Khẩu hình miệng của mỗi người tùy theo biểu cảm sẽ khác nay, nhưng độ dài miệng sẽ dài hơn độ rộng của cụm mũi. Rơi vào khoảng từ ⅓ đầu mắt trái đến ⅓ đầu mắt phải. Khi vẽ đường miệng, bạn nên nhấn đậm những đoạn gấp khúc nhất. Từ mũi đến miệng cũng có hai đường rãnh hai bên, rõ hơn đối với người già và người mũm mĩm.

CHI TIẾT MÁ, TRÁN

Trên má sẽ có gò má là khối nổi bật. Người gầy có gò má cao thì hõm má sẽ tối hơn người bình thường. Tùy theo hướng hắt sáng để đánh độ tối của phần còn lại. Cố gắng quan sát những mảng ánh sáng để chia. Phụ nữ trẻ hoặc trẻ em có mặt tròn, bầu bĩnh thì rất ít mảng ở má, nên việc đánh bóng sẽ khó khăn hơn. Trán có thể chia làm ít nhất 6 mảng để đánh bóng, bạn vẫn có thể tìm thêm mảng nhỏ để thuận tiện.

CHI TIẾT TÓC

Tốt nhất bạn nên chia múi tóc và chia khoảng sáng tối nhẹ nhàng, nếu kiên nhẫn, bạn nên tỉa từng sợi tóc. Nếu không đủ thời gian, bạn chỉ cần đánh sáng tôi như bình thường và tỉa ở một vài chỗ như tóc mái, tóc mai.

CHI TIẾT CỔ, VAI, NGỰC

Cổ nữ giới không có thanh quản lồi như nam, thanh quản chỉ lộ rõ nếu mẫu nữ ngẩng cao đầu. Có hai cơ lồi và cuối hai cơ là xương quai xanh. Xương quai xanh ở phụ nữ cũng ít lộ hơn nam giới.Xương quai xanh nối tới đầu vai, lúc đánh bóng hãy đánh xung quanh để xương nổi bật lên. Phần trang phục từ ngang ngực trở xuống sẽ chuyển tối hơi đột ngột (hoặc không, tùy vào kích thước vòng 1)

ĐÁNH BÓNG VÀ HOÀN THIỆN BỨC TRANH

Cuối cùng, bạn hãy quan sát chiều hướng ánh sáng để đánh sáng tối. Nếu ánh sáng chỗ bạn có chiều hướng không rõ ràng thì hãy tự tưởng tượng ra một nguồn sáng hắt vào nhân vật. Xác định những mảng khuất sáng và có độ tối trung bình, lên một lớp sắc độ trước, sau đó chồng thêm những lớp sắc độ ở những mảng bạn thấy tối hơn. Khi đánh bóng, cần lưu ý có ít nhất 3 tầng sắc độ là: sáng, trung gian và tối.

Nguồn : ThePortraitArt

KHÓA HỌC VẼ TAY CƠ BẢN

Giới Thiệu Chương Trình Dạy Vẽ Chuyên Đề Mỹ Thuật Cho Người Lớn Tại TP. HCM

Hướng dẫn vẽ chân dung góc 3/4 (Zimou Tan)

PINTEREST: 86 HÌNH HỌC VẼ CƠ BẢN CHÂN DUNG

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Vẽ Chân Dung Cho Người Mới Bắt Đầu

Hướng dẫn kỹ thuật vẽ chân dung đơn giản cho người mới bắt đầu. Khi mới làm quen với việc học vẽ bạn hẳn không hài lòng với cách xây dựng hình thể cứng nhắc như robot , điều đó hoàn toàn không giống với những gì bạn nhìn thấy và những gì mà bạn mong muốn với môn hình hoạ . Tuy nhiên vẽ chân dung sẽ không khó nếu bạn biết những kỹ thuật vẽ chân dung sau đây.

Kỹ thuật vẽ chân dung đơn giản:

1. Kỹ thuật vẽ chân dung : Những tỉ lệ cơ bản của đầu và mặt

Từ cằm đến chân mũi = chân mũi đến ngang lông mày

Chân mũi đến ngang lông mày = ngang lông mày đến chân tóc, 1/2 còn lại là tóc.

– Lòng trắng: kích thước của lòng đen so với lòng trắng cũng thể hiện hồn nhân vật. Nhân vật có mắt nhiều lòng trắng tạo cảm giác ác, không lương thiện . Trẻ em có tỉ lệ lòng đen/lòng trắng to hơn so với người lớn. Lòng trắng thường có màu trắng đục (thường gặp), xanh da trời nhạt (ít gặp, tạo cảm giác mắt sâu và sáng), vàng nhạt (thường ở người có tuổi hay bị bệnh, tạo cảm giác không khỏe mạnh), xám nhạt (ở người già, tạo cảm giác không nhanh nhẹn; với nhân vật trẻ tuổi thì màu xám nhạt tạo cảm giác không lương thiện, không chính trực, mờ ám).

– Mí mắt: có mí trên và mí dưới. Người da vàng có thể có mắt một mí, hoặc mí lót (có mí trên nhưng nhỏ). Mí dưới thường được lược bớt trong manga do tạo cảm giác già nua, không nhanh nhẹn. Người lớn tuổi hay vất vả thường có mí dưới rõ hơn.

– Mống mắt: phần này thường đuợc lược bớt trong manga.

Lông mày cũng là bộ phận quan trọng không kém trong việc thể hiện hồn của nhân vật. Đàn ông thường có lông mày rậm hơn, thể hiện sức mạnh và tính nóng nảy. Đàn ông lông mày nhạt thường tạo cảm giác không mạnh mẽ, thiếu quyết đoán. Ngược lại, nhân vật nữ lông mày rậm và dài tạo cảm giác nam tính, không dịu dàng, hiền thục. Lông mày xếch lên tạo cảm giác đanh đá, cứng đầu, và lông mày cụp xuống tạo cảm giác hiền lành, dễ gần, không hay tranh chấp.

Kỹ thuật vẽ chân dung: các bộ phận của mũi

– Sống mũi: đây là phần khác biệt nhất giữa người da vàng và người da trắng, da đen. Người da vàng thường có sống mũi tẹt và không nổi rõ trên khuôn mặt, còn người da trắng và da đen thì ngược lại. Mũi người da trắng và da đen thường có xương gồ mũi thô, làm mũi bị “gãy” rất rõ. Ở người da vàng, xương này thường nhỏ và có thể không lộ rõ trên sống mũi khi nhìn thẳng

– Cánh mũi: cánh mũi càng nhỏ thì càng đẹp. Không ít người thường không vẽ phần này. “Mũi dọc dừa” là mũi cao, thon, có cánh mũi nhỏ nhắn

– Lỗ mũi: lỗ mũi càng nhỏ và ít lộ thì càng đẹp

Kỹ thuật vẽ chân dung: miệng

Chibi cũng là một hình thức vẽ chân dung dễ thương đấy, thời gian và kỹ thuật vẽ cũng không khó. Bạn sẽ có ngay một bức tranh siêu dễ thương với cách vẽ chibi từ ảnh thật cực giống ảnh gốc này đấy.

Do Art: Hướng Dẫn Vẽ Hình Họa Chân Dung

( 17-02-2016 – 08:02 AM ) – Lượt xem: 22280

Bước 1: – Dựng hình góc nghiêng có tỉ lệ trục dọc không khác góc chính diện là mấy, nên ta thực hiện việc xác định các tỉ lệ cơ bản trong thời gian nhanh nhất có thể kết hợp với việc đo đạc kĩ lưỡng các điểm chốt của từng ngũ quan trên khuôn mặt người mẫu. – Để vẽ trục ngang chính xác, các bạn nên gióng trục cẩn thận, chú ý so sánh tầm mắt của chính mình đặt ở vị trí như thế nào so với mẫu, từ đấy mới có thể xác định & áp dụng chính xác quy luật xa gần được. – Phân diện gương mặt theo sáng tối lớn dựa trên cấu trúc khối. – Quan sát kĩ để vẽ ra những đặc điểm trên khuôn mặt người mẫu & các phụ kiện đi kèm ví dụ như tóc tai, quần áo, ngũ quan… vì đây là những chi tiết quan trọng để nhận diện ra người mẫu cũng như thời điểm & không gian mà người mẫu đang hiện diện.

Bước 2: – Chuốt chì nhọn để đan nét sáng tối lớn rõ ràng trên bài vẽ. – Nên lên sắc độ đậm nhạt có độ tương phản rõ ràng. Những phần như tóc, lông mày, mắt, áo thun nên cho đậm hơn da người một chút. – Để ý kĩ sẽ thấy sắc độ của áo, tóc, lông mày & mắt tuy đậm hơn da người nhưng không phải đều một màu đen tuyền mà chúng còn có sáng tối riêng vì vậy nên gợi rõ ra sáng tối của chúng ngay từ đầu để những bước sau việc tả sẽ thuận lợi hơn. – Tranh thủ vẽ không gian nền ngay từ ban đầu vì bài vẽ có không gian sẽ tăng thêm độ tương phản sẽ làm cho bài vẽ hoàn thiện hơn, đồng thời làm cho bức tranh nhìn thêm tình cảm.

Bước 3: – Tăng đậm diện tối của bức vẽ sao cho độ tương phản càng rõ càng tốt. Chỉ cần nhấn nhá độ đậm ở những vùng đỉnh khối sau đó buông mờ ra vùng không gian phía sau cũng đủ để bài vẽ trở nên chắc chắn về khối. – Lưu ý nên chuốt chì nhọn để đan nét rõ ràng, không nên để chì quá cùn vì sẽ dễ bị bết bài vẽ. – Tăng đậm tóc theo từng lọn, tóc được vẽ theo quy luật khối cầu là đủ để thể hiện độ cong mềm mại.

Bước 4: – Sử dụng chì 4b để nhấn đậm những chỗ đỉnh khối trên gương mặt, lông mày, tóc… – Vẽ kĩ những phần trong tối như mắt, cánh mũi, môi, yết hầu, xương quai xanh mà bước 3 chưa thực hiện. Lưu ý giữ tương quan sáng tối đã thực hiện ngay từ bước 1 đến bước 4. – Do tóc của người mẫu là tóc xoăn nên tôi xử lý bằng cách đan nét tăng đậm những phần gần chân tóc, sau đó chuốt nhọn chì liên tục để đan nét tỉa từng sợi tóc bo tròn theo khối đầu sau đó dùng chì vuốt khối theo lọn tóc đậm nhất ở chân tóc đến nhẹ dần về phía ngọn, đồng thời dùng gôm lấy sáng nhẹ ở những chỗ tóc bắt sáng. – Diện sáng của khối ta nên lên độ đậm vừa phải để đừng tranh chấp với diện tối, cũng như không để bài vẽ bị loạn sáng.