Để biết mình sẽ phải biểu đồ tròn, theo đúng với nội dung của đề bài đưa ra thì các bạn cần phải xem nó có những điểm sau đây hay không.
Vì những yêu cầu trong biểu đồ tròn, thường sẽ thể hiện về sự thay đổi của cơ cấu có gắn bới các bảng số liệu ở dạng tổng, thành phần không quá phức tạp và tỷ trọng cũng không quá nhỏ. Do đó, khi muốn biết mình phải vẽ biểu đồ tròn hay không thì bạn cũng đừng chỉ có chú ý đến yêu cầu trong đề bài mà bỏ qua thông tin trong bảng số liệu. Bởi đấy cũng là yếu tố then chốt, nó giúp bạn không bị nhầm lẫn với những dạng biểu đồ thể hiện về tỉ trọng, cơ cấu,… khác.
Cách vẽ biểu đồ tròn
Để có thể vẽ được một biểu đồ tròn, những dụng cụ các bạn cần phải chuẩn bị gồm: thước đo chiều dài, compa, bút chì, thước đo góc và máy tính cầm tay.
Bước 2: Xử lý số liệu
Nếu như bảng số liệu trong bài, người ta đã để cho bạn ở dạng % thì bạn bỏ qua bước này. Nhưng thông thường thì phần lớn đề bài đều để số liệu ở dạng thô như là: triệu người, triệu ha, tỷ đồng,… nên chúng ta sẽ phải xử lý số liệu đó, quy nó về %.
Bước 3: Đặt tên biểu đồ
Đặt tên cho biểu đồ là để người đọc biết được, biểu đồ của bạn thể hiện về điều gì. Theo đó, bạn phải đặt nó sát với yêu cầu của đề bài đưa ra.
Ví dụ: Đề bài yêu cầu chúng ta vẽ biểu đồ thể hiện sự thay về cơ cấu của ngành Điện trong 3 năm từ 2017, 2018, 2019. Thì tên biểu đồ bạn cần đặt là “Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu ngành Điện trong các năm 2017, 2018 và 2019”.
Bước 4: Xác định vị trí, bán kính
Sau khi đã thực hiện xong 3 bước trên, thì bạn cần phải vẽ một hình tròn. Để vẽ được hình tròn hợp với khổ giấy của mình đang làm, các bạn cần phải xác định vị trí, bán kính hình tròn. Một biểu đồ tròn sẽ có tỉ lệ 100%, tương ứng với 360 độ và lúc này cứ 1% là 3,6 độ.
Bước 5: Vẽ biểu đồ
Dựa vào bán kính đã xác định ở bước 4, các bạn sẽ vẽ hình tròn và chia nhỏ hình tròn đó thành những nan quạt đúng với trật tự, tỉ lệ của những thành phần mà đề bài nêu. Phần vẽ đầu tiên là bắt đầu từ điểm 12 giờ, rồi bắt đầu vẽ những phần khác lần lượt theo chiều thuận của chiều kim đồng hồ quay. Việc chia những thành phần trong biểu đồ phải giống nhau, để bạn tiện so sánh cũng như nhận xét.
Bước 6: Hoàn thiện biểu đồ
Vẽ biểu đồ xong rồi, thì bạn bắt đầu ghi lại tỉ lệ của những thành phần mà biểu đồ thể hiện vào đó và ký hiệu cho từng thành phần, để chúng ta dễ dàng nhận ra và theo dõi. Việc đặt ký hiệu, các bạn nên dùng ký hiệu trung tính, không rườm rà và rắc rối. Thường người ta sẽ sử dụng một số ký hiệu như: kẻ sọc chéo, kẻ sọc ngang, đánh dấu cộng, đánh dấu nhân,…
Sau đó là để bảng chú thích: Bảng chú thích này, sẽ gồm có hình vẽ của thành phần biểu đồ thể hiện và năm, hay tên ngành,… theo đúng yêu cầu của đề bài nêu.
Cách nhận xét biểu đồ tròn
Đối với đề bài yêu cầu chỉ vẽ một biểu đồ tròn: Đầu tiên là nhận xét chung và tổng quát về cơ cấu, phần nào chiếm lớn nhất, tiếp đến là phần thứ 2 và phần thứ 3,… Rồi nhận xét mối tương quan của các thành phần với nhau. Có nghĩa là, sự hơn kém nhau của mỗi thành phần là bao nhiêu %.
Đối với đề bài phải vẽ từ 2 đến 3 biểu đồ tròn: Đầu tiên là bạn nhận xét cái chung nhất và bao quát. Chỉ ra việc tăng giảm ra sao của các thành phần, với đề bài có 3 hình trong thì chỉ ra việc tăng giảm đó liên tục hay không? Rồi chỉ ra giai đoạn cụ thể. Sau đấy thì nhận xét lần lượt theo từng thành phần, ở mỗi năm. Cuối cùng bạn sẽ đưa ra kết luận cho mối tương quan đó.
Các dạng biểu đồ tròn
Dạng 1: Biểu đồ tròn đơn, có nghĩa là chỉ 1 biểu đồ tròn duy nhất. Loại này thì chúng dễ dàng nhận định, dễ dàng phân chia thứ tự, từ lớn tới bé. Dạng này thì bạn có thể làm hoàn toàn theo ý mình.
Dạng 2: Biểu đồ tròn có nhiều hình tròn, với dạng này thì kích thước sẽ không giống nhau. Dạng này thì cũng không khó, người vẽ chỉ cần ghi nhớ cách nhận xét mà chúng tôi hướng dẫn ở trên là được.