Cách Vẽ Sơ Đồ Gia Phả Dòng Họ / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Englishhouse.edu.vn

Phả Đồ, Sơ Đồ Phả Hệ Là Gì? Mẫu Phả Đồ, Sơ Đồ Phả Hệ Đẹp

Phả đồ hay còn gọi là sơ đồ phả hệ, cây phả hệ. Là một sơ đồ biểu thị mối quan hệ các thành viên, chi thứ trong gia đình, dòng tộc. Nhìn vào phả đồ có thể biết được các thành viên các đời, từ tổ tiên cho đến con cháu.

Trong sơ đồ phả hệ có chứa nhiều thông tin quan trọng. Có chứa nguồn gốc xuất xứ, địa vị, chức tước. Chứa cả những di truyền trong quá khứ, làm đầu mối cho cho sức khỏe của tương lai. Những thông tin di truyền đó có thể định hướng cho thế hệ con cháu sau này.

Đồng thời việc làm phả đồ dòng họ cũng là để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, cha ông. Giúp gắn kết mọi người trong gia đình, dòng tộc. Giúp thế hệ sau hiểu rõ về cội nguồn của mình; nhớ rõ các lịch cúng giỗ.

Cách thiết kế phả đồ, sơ đồ phả hệ

Việc đầu tiên cần làm để thiết kế phả đồ là thu thập thông tin. Thông tin của tất cả các thành viên trong gia đình. Sau đó đến họ hàng người thân, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác. Thông tin của các đời trước, tổ tiên.

Thông tin bao gồm tên tuổi, ngày tháng năm sinh (năm mất – nguyên nhân). Chủng tộc, tình trạng sức khỏe, chức danh, chi, thứ.

Bạn có thể lấy thông tin từ những ghi chép, gia phả của gia đình. Các dịp họp gia đình, dòng họ, đám giỗ hay lễ tết có thể là dịp phù hợp để triển khai.

Thông tin của các đời trước có thể bị lãng quên theo thời gian. Nên In Thiên Hằng khuyên bạn nên cân nhắc việc làm phả đồ hay gia phả càng sớm càng tốt.

Thiết kế phả đồ, sơ đồ phả hệ

Có hai cách để thiết kế phả đồ, sơ đồ phả hệ:

Bạn có thể thiết kế thủ công. Tự vẽ bằng tay ra bản vẽ trên giấy hoặc tự thiết kế trên một số vật liệu khác. Đây là cách làm truyền thống từ xưa.

Bạn có thể thiết kế trên các website hoặc các phần mềm khác. Với sự phát triển công nghệ và internet hiện nay, việc này trở nên vô cùng dễ dàng.

Mỗi cách đều có ưu điểm riêng của mình. Cách thủ công thì bạn linh động hơn các thông tin về lịch sử, sức khỏe,… gia đình. Cách thiết kế với các phần mềm thì nhanh chóng, dễ dàng hơn. Và nó cũng ngày càng hoàn thiện để việc thiết kế phả đồ đầy đủ nhất.

Ngoài ra bạn có thể cung cấp thông tin để thuê các đơn vị khác thiết kế và làm phả đồ cho bạn. In Thiên Hằng là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu tại Hà Nội.

Các mẫu phả đồ đẹp, sơ đồ phả hệ đẹp Phả đồ theo dạng hình cây

Đây là mẫu sơ đồ phả hệ thường được dùng thời xưa. Tổ tiên sẽ là gốc, cội, nguồn, sau đó phân chi tán diệp là các đời con cháu. Cấu trúc sẽ giống hệt một cái cây nên tính thẩm mỹ khá cao. Người xem cũng rất dễ hiểu. Tuy nhiên rất hạn chế với những dòng tộc quá lớn. Rất khó để trình bày và sẽ gây rối mắt.

Phả đồ vòng tròn đồng tâm

Mẫu sơ đồ phả hệ này thường áp dụng cho các gia đình 3, 4 đời. Thiết kế theo các vòng tròn đồng tâm. Cụ tổ sẽ ở tâm vòng tròn. Rồi con, cháu sẽ tại các vòng tròn thứ hai, thứ ba, thứ tư bao quanh bên ngoài. Mẫu phả đồ này khó áp dụng cho họ, dòng tộc đông người vì khó trình bày.

Phả đồ theo dạng sơ đồ tổ chức

Đây là mẫu phả đồ, sơ đồ phả hệ được sử dụng phổ biến nhất. Thường được thiết kế theo hai chiều:

Chiều dọc từ trên xuống dưới: Thủy tổ dòng tộc ở trên cùng. Sau đó các đời con cháu sẽ được bố trí xuống dưới theo đường mũi tên, đường nối.

Chiều ngang từ trái qua phải: Tương tự như thiết kế chiều dọc. Thủy tổ sẽ ở ngoài cùng bên trái. Các đời con cháu sẽ bố trí dần sang bên phải.

Ưu điểm dạng sơ đồ này là trông rất hệ thống. Phù hợp với mọi gia đình, dòng họ, từ ít đến nhiều.

Không những vậy, khi dòng họ quá lớn, bạn có thể cắt nhỏ phả đồ. Cắt ngang hoặc cắt dọc mà người xem vẫn có thể hiểu được rõ ràng.

Công ty TNHH Dịch vụ Công nghệ Thiên Hằng

Địa chỉ: 85 Trần Đại Nghĩa – phường Bách Khoa – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

Hotline: 0938 152 888 – 024 666 35 333

Cách Tạo Sơ Đồ Phả Hệ Như Thế Nào?

Cây phả hệ là một sơ đồ mô tả mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, từ thế hệ trước tới thế hệ sau, bao gồm từ tổ tiên cho tới con cháu. Cây phả hệ được dùng trong nghiên cứu dòng họ của con người, trong y học và chọn giống ở động vật.

Cây phả hệ là một sơ đồ mô tả mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, từ thế hệ trước tới thế hệ sau, bao gồm từ tổ tiên cho tới con cháu. Cây phả hệ được dùng trong nghiên cứu dòng họ của con người, trong y học và chọn giống ở động vật.

Phả hệ của bạn nắm giữ nhiều thông tin quan trọng về quá khứ và những đầu mối cho sức khỏe cho tương lai. Rất nhiều các đặc điểm di truyền như màu mắt, màu tóc, chiều cao và các bệnh di truyền như bệnh tim mạch, tiểu đường và một số bệnh ung thư đều được di truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Thiết lập cây phả hệ có thể ghi lại các vấn đề về sức khỏe của các thế hệ trước trong gia đình bạn mắc phải và các nguy cơ về sức khỏe bạn có thể gặp phải trong tương lai, và cách thức để giảm thiểu rủi ro đó. Ví dụ, người có bố hoặc mẹ bị bệnh tim bẩm sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao, có thể làm giảm nguy cơ của họ bằng cách không hút thuốc, có chế độ tập thể dục và ăn uống điều độ.

Tìm hiểu lịch sử gia đình để thiết lập cây phả hệ sẽ có lợi cho bạn và người thân trong gia đình. Đồng thời, biết được các vấn đề sức khỏe của người thân sẽ rất thú vị và hữu ích cho việc đưa ra chế độ ăn uống và vận động tốt hơn.

Phương thức vẽ cây phả hệ gồm có hai cách: (1) Tự vẽ bằng tay; (2) Sử dụng các website và phần mềm hỗ trợ. Mạng internet sẽ là một phương thức rất tốt để thực hiện, bạn có thể sử dụng các website hoặc phần mềm hỗ trợ cho việc này. Tuy nhiên vẽ tay bạn sẽ linh động hơn về các thông tin trong lịch sử gia đình.

* Phương pháp thu thập thông tin để lập cây phả hệ

Để thiết lập cây phả hệ, bạn cần phải tiến hành thu thập những thông tin về sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Nguồn thông tin về lịch sử gia đình có thể thu được từ đâu?

Đầu tiên, hãy bắt đầu từ người thân trong gia đình bạn, bao gồm: ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột, sau đó là người thân xa hơn như anh chị em họ, cô, dì, chú, bác. Lưu ý rằng, thông tin từ ông bà và người thân lớn tuổi rất hữu ích trong quá trình thành lập phả hệ. Tuy nhiên, một số người sẽ không muốn nói ra tình trạng sức khỏe của họ cho bất cứ ai hoặc họ không biết về lịch sử sức khỏe gia đình.

Ngoài ra, bạn có thể thu thập thông tin gia đình từ các nguồn khác như gia phả; sổ khám bệnh hoặc hồ sơ y tế …

Thời điểm nào là tốt nhất để thu thập được các thông tin này?

Thời điểm thích hợp nhất là những dịp nghỉ lễ tết và khi gia đình sum họp, việc có đầy đủ các thành viên trong gia đình sẽ giúp bạn có nhiều thông tin hơn và chính xác hơn. Đối với mỗi thế hệ, khi thời gian trôi đi, sẽ có những thông tin quan trọng bị lãng quên, chính vì vậy hãy tiến hành thu thập thông tin phả hệ ngay từ bây giờ, nhớ rằng, mỗi thông tin bạn có được đều rất hữu ích.

Nếu tôi là con nuôi thì phải làm như thế nào ?

Trong trường hợp bạn là con nuôi, hãy hỏi người nhận nuôi bạn về vấn đề này, họ sẽ giúp bạn tìm ra bố mẹ thực sự của bạn hoặc nơi mà họ đã nhận nuôi bạn. Nếu bạn được nhận nuôi tại các trung tâm, có thể trong hồ sơ lưu trữ sẽ ghi bố mẹ bạn là ai.

Sau khi đã có được thông tin cần thiết, bạn tiến hành vẽ cây phả hệ từ những thông tin có được.

* Các thông tin cần thiết cho việc lập phả hệ

Đầu tiên, bạn phải có danh sách người thân và các thông tin sức khỏe kèm theo. Các thông tin cần thiết được trình bày theo thứ tự sau đây:

– Các thành viên thuộc thế hệ trước: tổ tiên, ông, bà, bố, mẹ, cô, dì, chú, bác….

– Các thành viên cùng thế hệ: anh chị em ruột và anh chị em họ …

– Các thành viên thuộc thế hệ sau: Con, cháu, chắt, chút, chít…

Note: Các thành viên trong gia đình được tính kể cả những lần sảy thai, thai chết lưu, và những người đã chết…

– Tuổi mất, nguyên nhân (nếu đã mất);

– Chủng tộc (cho các thành viên từ các nước khác)

Các loại bệnh di truyền quan trọng như bệnh tim, ung thư, tiểu đường, hen xuyễn, tâm thần, cao huyết áp, đột quỵ, thận, nghiện rượu và các bệnh khác

Ghi thời gian bị bệnh hoặc phát bệnh. Ví dụ, ông bạn bị bệnh tim, phải ghi thời gian ông bị phát bệnh là khi nào.

Các dị tật bẩm sinh mắc phải. Ví dụ dị tật tim hay sứt môi.

Ghi kèm theo chế độ ăn uống đối với những người bị bệnh nghiêm trọng. Ví dụ, người bị bệnh tim có cân nặng là bao nhiêu, ăn uông, tập thể dục như thế nào, có hút thuốc không?

Sơ Đồ Dòng Chảy Công Việc ( Workflow )

   1.

Định nghĩa : Sơ đồ dòng chảy công  việc ( WorkFlow )

     Sơ đồ dòng chảy công việc WorkFlow ( Work là một công việc cần hoàn thành,Flow là một quá trình,một dòng chảy xử lý) là thứ tự các bước, tác vụ, sự kiện hoặc tương tác làm nên một quy trình để thực hiện một công việc nào đó. Sơ đồ này được thực hiện dưới dạng các hình hộp và các mũi tên, có tính trực quan hóa cao. 

2- Mục đích: Sơ đồ dòng chảy công việc ( WorkFlow )

Trực quan hóa các công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm một cách dễ hiểu.

Với người phụ trách và các bên liêu quan :Workflow giúp công nhân viên có thể hiểu và làm đúng theo quy trình như một thói quen.

Với các cấp quản lý : Workflow là cơ sở để thẩm định ,đánh giá lại quy trình,dễ dàng xác định được những bất thường và sai sót có thể xảy ra, thông qua đó kiểm soát được nó.

3- Tại sao cần 

Sơ đồ dòng chảy công việc

 ( WorkFlow )  WorkFlow là một cách để tiêu chuẩn hóa công việc.Nếu không có workflow bạn sẽ gặp một số vấn đề phát sinh như sau : + Không biết bắt đầu công việc từ đâu? +Không biết phải làm như thế nào , trình tự ra sao? +Không biết kết quả cần phải đạt được ra sao ? + Mắc lỗi nghiêm trọng do đó bạn sẽ không thể hoàn thành tốt công việc

4- Các ký hiệu quy chuẩn dùng trong Workflow:

5- Các bước tạo Workflow 

Bước 2 : Xác định điểm khởi đầu và kết thúc. Bước 3 : Xác định hoạt động quan trọng trong quá trình Bước 4 : Xác định văn bản, tài liệu(Form biểu) dùng trong quá trình Bước 5 : Xác định những điểm cần đưa ra quyết định( Yes đi tiếp,No quay lại ) Bước 6 : Xác định những cơ sở dữ liệu dùng trong quá trình. Bước 7 : Xác định những điểm trong quá trình có sai sót để quản lý. 

Sơ Đồ Quản Lý Dòng Tiền, Tư Vấn Mô Hình Quản Lý Dòng Tiền Tốt Nhất

Sơ đồ quản lý dòng tiền 

Kỳ hạn thanh toán các khoản phải chi tiền 30 ngày (xanh biển)

Kỳ hạn tồn kho 60 ngày (màu đỏ)

Phải thu thực hiện được sau 120 ngày (xanh lá)

Có nghĩa rằng doanh nghiệp sẽ bị thiếu hụt dòng tiền 90 ngày (màu vàng)

Vậy thì nhiệm vụ quản lý dòng tiền của doanh nghiệp là rút ngắn số ngày thiếu hụt tiền đó xuống. Rút ngắn như thế nào?

Nguyên tắc quản lý dòng tiền

Quản lý dòng tiền đó là đảm bảo tiền cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Bí kíp của quản lý dòng tiền rất đơn giản, anh chị chỉ cần tập trung vào 3 thứ như sau:

1. Các khoản PHẢI CHI

Muốn tăng dòng tiền, cần kiểm soát các khoản phải chi, kiểm tra việc chi tiêu có hiệu quả hay không, chi những gì cần thiết, chứ không chi những khoản muốn chi. Tiếp sau đó là tăng kỳ hạn thanh toán các khoản phải chi, tức là kéo dài thời hạn trả nợ.

Nhiều doanh nghiệp lớn (như Viettel, …) thậm chí đặt chỉ tiêu KPI cho kế toán về thời hạn trả nợ. Như vậy sẽ tận dụng được rất tốt dòng tiền, giảm các khoản phải vay, giảm chi phí lãi vay.

Thương lượng mức giá sỉ, nhưng nhận hàng và thanh toán theo từng đợt

Thương lượng thời gian thanh toán dài hơn từ phía nhà phân phối/ bán hàng

Áp dụng quy trình thanh toán cho mỗi dự án để được thanh toán trong quá trình thực hiện và ngay khi hoàn thành

2. Quản lý TỒN KHO

Luân chuyển nhanh hàng hóa giúp DN có nhiều doanh thu hơn, vốn quay được nhiều vòng hơn.

Không nên có quá nhiều hàng tồn kho. Tồn kho nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến dòng tiền và DN có nguy cơ bị mắc kẹt với nó nếu xu hướng thị trường thay đổi. Luôn giữ hàng tồn kho của DN ở mức hợp lý, nhưng phải đảm bảo đủ trong ngắn hạn (có hàng mỗi khi khách có nhu cầu), và chỉ đặt hàng khi cần.

Các chiến lược giảm hàng tồn kho

Giảm lượng hàng tồn bằng cách đặt ra mức hàng hoá tối đa và tối thiểu

Mua hàng theo hình thức ký gửi, thanh toán khi bán được hàng

Có hệ thống cảnh báo bạn khi định mức hàng tồn kho xuống thấp.

Luôn luôn dự trữ tồn kho các sản phẩm được ưa chuộng. Bạn chỉ có thể biết mặt hàng nào đang bán chạy thông qua thử nghiệm và đo lường.

Giao dịch với các nhà cung cấp nào có thể giao hàng cho bạn nhanh chóng.

Nếu bạn hết hàng, hãy đưa khách sử dụng sản phẩm tạm thời hoặc sản phẩm demo chờ đến khi hàng mới về.

….

3. Các khoản PHẢI THU

Đây là các khoản khách hàng phải trả; các khoản DN đối tác nợ DN anh chị…. Vậy nên cần phải nhanh chóng thu các khoản tiền này. Nếu không nhanh chóng thu các khoản này, DN phải đi vay ngân hàng để chi cho các khoản phải chi.

Yêu cầu thanh toán từng phần hoặc đặt cọc đủ, để khách hàng phải thanh toán trước

Gửi hoá đơn/ biên lai ngay khi hoàn thành công việc/ sản phẩm

Chiết khấu nếu khách hàng thanh toán sớm

Tính thêm lãi phát sinh nếu khách hàng thanh toán quá hạn

…..

Quản lý dòng tiền rất đơn giản và dễ dàng, nếu Doanh nghiệp đo lường và xem báo cáo dòng tiền thường xuyên, nếu Doanh nghiệp đưa các chỉ tiêu quản lý dòng tiền vào KPI, và đưa vào qui trình, qui chế, qui định của Doanh nghiệp, tôi tin chắc Anh Chị sẽ thành công.

(Visited 1.270 times, 1 visits today)

Cách Vẽ Sơ Đồ Trong Word

Hướng dẫn tạo sơ đồ trong Word đơn giản

Hướng dẫn vẽ sơ đồ trong Word

Nếu bạn chưa biết cách vẽ sơ đồ trong Word word 2007, 2010, 2013, 2023 hay 2023 trên laptop thì trong bài viết này VnDoc sẽ hướng dẫn các bạn 2 cách vẽ sơ đồ trong Word để các bạn dễ dàng trình bày các ý tưởng của mình hơn.

Vẽ sơ đồ, giúp chúng ta dễ hình dung, liên tưởng và làm nổi bật các ý chính cũng như truyền đạt thông tin một cách tổng quát sao cho hiệu quả nhất. Có lẽ vì thế, dù được ứng dụng trong học tập hay làm việc thì việc vẽ sơ đồ cũng đóng một vai trò nhất định để mọi người có thể nắm bắt thông tin một cách nhanh nhất.

Để có được sơ đồ, bạn có thể áp dụng một trong hai cách vẽ sơ đồ trong word 2007, 2010, 2013, 2023 hay 2023 như sau:

Với word 2007, 2010 và 2023 nút Smart Art nằm kế bên nút Shapes nhưng với word 2013 thì nút Smart Art được bố trị gọn như trong hình sau:

Bước 2: Lúc này hộp Smart Art sẽ xuất hiện cho phép bạn chọn sơ đồ phù hợp với nhu cầu mình vẽ nhất trước khi nhấn nút OK. Ở đây, có rất nhiều loại sơ đồ được gợi ý như:

List: kiểu sơ đồ danh sách

Process: kiểu sơ đồ quá trình

Cycle: kiểu sơ đồ vòng

Hierarchy: kiểu sơ đồ tổ chức

Relationship: kiểu sơ đồ quan hệ

Matrix: kiểu sơ đồ ma trận

Pyramid: kiểu sơ đồ hình kim tự tháp

Picture: mẫu sơ đồ mà bạn có thể chèn thêm ảnh từ bên ngoài

Bước 3: Sau khi bạn chọn được loại sơ đồ, bạn cần tiến hành điền nội dung vào phần [Text] hiển thị trong sơ đồ.

Ví dụ: chọn vẽ kiểu sơ đồ tổ chức (Hierarchy), nhập nội dung – chữ “Giám đốc” vào ô đầu tiên trên cùng chẳng hạn. Tương tự điền các nội dung ô còn lại.

Lưu ý: Lúc này, bạn có thể xóa hoặc thêm bất kì ô nào có trong mẫu sơ đồ, bằng cách:

Add Shape After: chèn ô ở phía sau (xuất hiện ở bên phải).

Add Shape Before: chèn ô ở phía trước (xuất hiện ở bên trái).

Add Shape Above: chèn ô ở phía trên một mức.

Add Shape Below: chèn ô ở phía dưới một mức.

Vậy là bạn đã hoàn tất về việc vẽ sơ đồ trong word dù là word năm 2007, năm 2010, năm 2013, năm 2023 hay năm 2023 rồi đấy! Cách vẽ sơ đồ trong word khi sử dụng Smart Art sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian vẽ hơn với những sơ đồ mà hệ thống đã gợi ý sẵn.

Nếu không chọn cách vẽ Smart Art trong word, thì bạn có thể vẽ sơ đồ bằng Shapes nhưng cách này sẽ tốn nhiều thời gian của bạn hơn.

Trước khi chọn cách vẽ sơ đồ trong word bằng Shapes, bạn cần liệt kê những ý chính được thể hiện trên sơ đồ để rút ngắn thời gian vẽ.

Bước 2: Tìm vị trí muốn vẽ trên trang, bạn nhấn trái chuột và kéo để tạo ra hình.

Dựa vào ý chính mà bạn muốn thể hiện trên sơ đồ, bạn tiến hành vẽ thêm số lượng hình tương ứng bằng cách giữ phím Ctrl trên bàn phím, đồng thời nhấn giữ trái chuột (sao cho xuất hiện dấu thập) rồi bạn tiến hành kéo thả hình ở vị trí khác.

Nếu không thực hiện thao tác kéo thả chuột để tạo hình như trên, bạn tiến hành sao chép và dán hình bằng tổ hợp Ctrl C và Ctrl V.

Shape Fill: màu hình nền bên trong hình.

Shape Outline: màu viền, độ dày viền, kiểu viền (nét liền, nét đứt,…).

Shape Effects: hiệu ứng hình (3D, đổ bóng,…).

Khi vẽ sơ đồ trong word mà gồm nhiều hình (đối tượng vẽ bằng shape), thì bạn cần nên Nhóm (group) lại để tránh bị xô lệch khi thay đổi bố cục của sơ đồ bằng cách:

Bước 5: Bạn tiến hành điền nội dung vào hình hộp, bằng cách chọn hình, nhấp phải chuột chọn Add Text rồi sau đó nhập chữ vào.

Bước 6: Như vậy, bạn đã hoàn thành cách vẽ sơ đồ trong word.