Rồng thời Tây Sơn trên bia đá:
Tiến sĩ Đinh Khắc Thuân từng nghiên cứu hằng trăm bản dập các mặt bia dân gian, tạo tác thời Tây Sơn, ông đúc kết: “Trước hết nói về hình rồng. Rồng trên bia Tây Sơn được thể hiện với hai dạng chính: cách điệu và tả thực. Trong đó cách điệu là phổ biến, gồm cách điệu lá và cách điệu mây. Hình rồng cách điệu này đã xuất hiện ở giai đoạn cuối Lê; và tồn tại ở một số loại bia thời Nguyễn. Tuy nhiên trên bia Tây Sơn, hình rồng cách điệu thường giản đơn, không rối rắm. Các chi tiết phụ của rồng như mào, chân, đuôi được cách điệu bởi những ngọn lá hoặc những áng mây. Đuôi rồng thường là một tàu lá chẻ đôi uốn cong về hai phía. Rồng tả thực mang dáng dấp rồng yên ngựa thân dài uốn nhiều khúc tựa hình rồng trang trí trên bia và đồ gốm Mạc
Hình 14: Một bản dập bia thời Tây Sơn
Rồng Tây Sơn có đầu sư tử/lân:
“Rồng – Ðầu sư tử/ Lân:Con rồng đời Lê tuy vẫn kế thừa hình tướng của rồng thời Lý – Trần, nhưng cũng đã du nhập ngoại dạng của rồng phương Bắc: dữ, uy nghi. Thời Tây Sơn phục hồi hình dạng của rồng đời Trần và Lê Sơ: thân rồng đẹp, mềm mại và cái đầu dũng mãnh. Ðầu rồng này giống như hình rồng trên đồng tiền Cảnh Thịnh (1792-1802): đầu sư tử/ lân.”
Hình vẽ rồng trên tiền Cảnh Thịnh
Qua các ý kiến nêu trên, có thể nêu một số đặc trưng về môtip rồng Tây Sơn: · Rồng thời Tây Sơn nghiêng về cách điệu hơn là tả thực, cách điệu lá và cách điệu mây. · Rồng thời Tây Sơn kế thừa và phát triển rồng thời Trần và Lê sơ. · Thân rồng tả thực mềm mại, uốn lượn nhưng có đầu dũng mãnh của đầu sư tử/lân. · Rồng cách điệu có mào, sừng, chân, đuôi được cách điệu bằng những ngọn lá hay áng mây. Đặc biệt đuôi rồng là tàu lá chẻ đôi uốn cong về hai phía. Tư liệu thuộc cung đình Tây sơn quá hiếm nên các ý kiến nói trên về môtip rồng Tây Sơn cũng chưa nhiều, bởi vậy việc tìm kiếm thêm tư liệu để nghiên cứu bổ sung những nét riêng cho môtip rồng của Tây Sơn là việc cần làm.
Chuông đúc năm 798 (Bắc thuộc) với quai chuông như rắn hai đầu (viện KC)
Hình 18: Chuông đồng thời Ngô (948) với quai chuông có hai đầu cù (viện KC)
Chuông chùa Bình được đúc vào năm 1295 thời Trần (Ảnh Đinh Khắc Thuân)
Quả chuông được đúc thời Lê ở Linh Vân tự (Vinh -Nghệ An). (giaodiemonline-Quốc Cường)
Chuông chùa Thiên Mụ đúc thời chùa Nguyễn Phúc Chu
: Quai chuông thời Lê (chuông đúc năm Giáp Dần [1734]) ( www.baotuyenquang)
Chuông đồng Thuyền Tôn, đúc năm Cảnh Hưng thứ 8.
: Chuông đồng La Chữ, đúc năm Quang Trung thứ 4 [1791].
Chuông chùa Phổ Minh (Nam Định) đúc năm Cảnh Thịnh thứ 6(1798) ( chúng tôi )
Chuông đồng Vạn Phúc đúc năm Cảnh Thịnh thứ 7 [1799] (Tuổi trẻ online).
27: Chuông đồng Hạ Lang (Thừa Thiên Huế), đúc năm Cảnh Thịnh thứ 7[1799]. (BTVHDG Huế)
Quả chuông chùaTĩnh Lâu đúc năm Cảnh Thịnh thứ 7 [1799] (Ảnh Lê Bích)
Hình 29: Chuông Cảnh Dương đúc năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801) (Giác ngộ online)
: Chuông đồng Tân Dậu đúc năm Bảo Hưng nguyên niên[1801].
Chuông đúc năm 1822 tôn trí ở Ngọ Môn Huế (ảnh vnphoto.net)
Tường) Bệ đá thời Trần ở chùa Thầy (Tủ sách Khoa học VLOS) Lan can đá chạm hình con sấu tại di tích lăng vua Trần Anh Tông, thôn Trại Lốc, xã An Sinh(Ảnh Nguyễn Trung Dũng)Hình 35: Con rồng đá ở chính giữa thành, nơi có cung điện của Hồ Quý Ly xưa (vietdu forum)
Những con rồng đá thời Lý Trần và Hồ, thân dài tròn và thân dài uốn lượng hình sin, không có vảy.
Cặp rồng đá thời Lê Chiếc sập đá ở chùa Bối Khê, có từ thời Mạc (viet bao): Phù điêu đá ở chùa Tháp Bút có cặp rồng (thời Lê) (Ảnh Võ Văn Tường) “Ông rồng đá” phát hiện ở thôn Bảo Tháp (Bắc Ninh), có khả năngtạo tác vào thời Lê để hoài tưởng nổi “oan khiên” của Lê Văn Thịnh thời Lý Nhân Tôn. (Ảnh Baomoi.com)
Tảng đá cắm cột cờ phát hiện ở “Đàn Phương Trạch” của Tây Sơn, trên đồi Hà Khê (hiện nay thành hậu viên của chùa Thiên Mụ), với 4 mặt bên được chạm 4 bức phù điêu giống nhau. Mỗi bức là cặp rồng chầu chữ thọ, thuộc loại rồng lá hóa, có đầu, có gạc (tức sừng có nhánh), có 4 chân, có đuôi chẻ thành hai nhánh quay về hai phía. Môtip rồng thời Tây Sơn có đặc trưng là cách điệu chân, gạc, lông, vi của rồng bằng một nét lớn lại có hai nét nhỏ đi kèm. Nghệ nhân cũng cố ý biểu đạt con số 3 một cách nghiêm ngặt. Tai, gạc, râu, vi, hai chân sau, đuôi đều 3 vân. Chỉ hai chân trước có 4 vân và một vân cuộn, biểu đạt rồng 5 móng (hình 71).
Tảng đá lớn có lổ cắm cờ, 4 mặt bên có 4 phù điêu, khắc cặp rồng vờn chữ thọ. Tảng đá này phát hiện ở Đàn Phương Trạch Tây Sơn. Cặp rồng trên mỗi phù điêu ở mặt bên của tảng đá cắp cột cờ được tìm thấy ở “Đàn Phương Trạch” của Tây Sơn ở Huế.
Rồng ở bờ nóc điện Thái Hòa của triều Nguyễn.