Cách Vẽ Rắn 3D / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Cách Vẽ Tranh Rắn Và Tranh Vẽ Rắn

Cách vẽ tranh rắn và tranh vẽ rắn. Đây là con vật mà nhiều trẻ yêu thích và rất dễ hình dung để vẽ. Bài viết này sẽ giúp mẹ tìm hiểu cách vẽ con rắn dễ dàng hơn để có thể chơi cùng với bé và hiểu bé nhà mình hơn.

Cách vẽ tranh rắn và tranh vẽ rắn: Cách 1:

Bước 1:

Đầu tiên, vẽ một hình ovan lên cao một chút để làm đầu rắn.

Bước 2:

Vẽ một đường cong dài để nối thân và đầu rắn.

Bước 3:

Vẽ tiếp một đường cong uốn lượn từ đầu rắn giống hình chữ “S” ngược để làm thân trên của rắn.

Bước 4:

Tiếp tục dùng những hình tròn bao quanh thân để làm con rắn đang cuộn tròn.

Bước 5:

Cách vẽ tranh rắn và tranh vẽ rắn rất đơn giản

Vẽ thêm 1 hình tròn to hơn để nối dài thân rắn và kết thúc bằng đuôi rắn có hình như chiếc lá hơi nhọn.

Bước 6:

Ở phần đầu rắn, vẽ thêm hai hình tròn để làm mắt cho chú rắn và xoá các nét thừa đi.

Bước 7:

Vẽ một nét vòng ngang để làm miệng rắn với chiếc lưỡi thò ra ngoài, lưu ý ở đầu lưỡi rắn sẽ có hai đường chia đôi lưỡi.

Bước 8:

Để trông chú rắn dễ thương và đáng yêu hơn, hãy vẽ thêm hai vòng tròn nhỏ ở mắt rắn.

Bước 9:

Cách vẽ tranh rắn và tranh vẽ rắn rất đơn giản cho các bé

Tô màu cho chú rắn theo sở thích của mình và tạo những bụi cỏ nhỏ xung quanh để chú rắn trông sinh động hơn.

Cách vẽ tranh rắn và tranh vẽ rắn: Cách 2:

Bước 1:

Vẽ một hình bầu dục nhỏ để làm đầu rắn.

Bước 2:

Ở đầu rắn, vẽ hai vòng tròn phía trên để mắt rắn, vẽ thêm hai lỗ mũi tròn nhỏ phía dưới, một đường vòng ngang với chiếc lưỡi dài thò ra.

Bước 3:

Vẽ những đường vòng tròn kéo xuống dưới để làm thân rắn.

Cách vẽ tranh rắn và tranh vẽ rắn không hề phức tạp

Bước 4:

Nối lại các vòng tròn ở phần thân để tạo ra hình ảnh chú rắn cuộn tròn lại.

Bước 5:

Vẽ khoang bụng rắn ở thân rắn bằng những nét cong theo thân rắm nữa.

Bước 6:

Dùng bút dạ màu đen tô lại những đường nét cho chú rắn.

Bước 7:

Cách vẽ tranh rắn và tranh vẽ rắn rất đơn giản với những bước trên

Xoá các nét thừa và tô màu theo sở thích.

Bước 8:

Trang trí bức tranh của mình.

Bí Quyết Vẽ Tranh 3D Bằng Bút Vẽ Mỹ Thuật 3D

Vẽ tranh 3D thực sự không khó, tuy nhiên, cần sự đam mê và kiên nhẫn mới có thể thực hiện được các tác phẩm có hồn. Có rất nhiều người đã đam mê, tự mày mò học cách vẽ tranh 3D và đã thành công và trở thành nghệ sĩ vẽ tranh 3D nhiều người biết đến. Thật sự nguồn gốc của tranh 3D được bắt nguồn từ đâu thì chưa có tài liệu nào chứng minh, nhiều người cho rằng bắt nguồn từ Nhật Bản, nhưng cũng có người cho rằng nó bắt nguồn từ nước Anh.

Cho dù bắt nguồn từ đâu thì tranh 3D cũng đã và đem lại rất nhiều cảm hứng cho cả người vẽ lẫn người xem tranh. Về nghệ thuật vẽ tranh 3D này thì ai cũng có thể học vẽ được, kể cả người đó chưa từng biết vẽ.

Để vẽ được tranh 3D, đầu tiên người vẽ phải tiến hành phác thảo ý tưởng, vẽ phác thảo các nét vẽ theo trình tự kiểu như giải phẫu, cắt lớp các đối tượng cần vẽ. Chúng ta lấy ví dụ như vẽ con cá chẳng hạn, thì đầu tiên người vẽ phải vẽ từng lớp từ dưới lên như vòng ngực, vòng bụng, thân cá, sau đó vẽ tới mắt, vảy cá, vây cá,..

Hình tranh 3D

Thật sự thì vấn đề khó trong vẽ tranh 3D không nằm ở bước này (bước phác thảo) mà nằm ở chỗ xử lý keo resin, chúng ta phải xử lý sao cho keo resin khô nhanh, keo không bị nổi bọt và bị tách lớp, nếu bị các vấn đề trên sẽ khiến bề mặt của tranh bị mờ, hay keo không bám vào bề mặt sản phẩm.

Tranh 3D luôn thu hút mọi người

Việc vẽ tranh 3D nếu thật sự đam mê thì có thể tự học vẽ được, tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam cũng có khá nhiều lớp dạy vẽ tranh 3D, với thời gian học khá ngắn chỉ từ 36-40 tiếng là các bạn có thể vẽ được.

2. Các dụng cụ cần thiết để vẽ tranh 3D là gì?

Để vẽ tranh 3D người vẽ cần trang bị cho mình các dụng cụ sau đây: Bút vẽ mỹ thuật 3D, chổi vẽ, các loại màu vẽ chuyên dụng, keo resin, và một số nguyên liệu như giấy, kéo,…Trên thế giới hiện nay, đa số các nghệ sĩ đều sử dụng màu Acrylic để vẽ tranh 3D. Màu Acrylic là màu nước.

Thời gian để hoàn thành các bức tranh 3D thì tùy, có thể từ 1 ngày đến vài ngày, tùy vào kích thước và độ khó của bức vẽ, hơn nữa phải cần thời gian cho keo resin khô.

Tranh 3D nhìn rất thật

Chủ đề để vẽ tranh 3D hiện nay rất rộng, từ vẽ các loài động vật như cá, chim, các đồ vật như bàn ghế, chậu hoa,…các phong cảnh dưới đáy đại dương, vẽ tranh 3D đường phố, vẽ chân dung người,…vẽ cảnh vật thiên nhiên.

3. Các lưu ý khi sử dụng bút vẽ mỹ thuật 3D khi vẽ tranh 3D?

+ Phải vệ sinh bút vẽ mỹ thuật thường xuyên và sau khi sử dụng xong.

+ Tránh tháo bút vẽ mỹ thuật 3D thường xuyên vì dễ làm lờn ren.

+ Khi tháo bút vẽ mỹ thuật phải hết sức nhẹ nhành và cẩn thận, tránh mất mát linh kiện bút vẽ mỹ thuật 3D.

+ Phải sử dụng bút vẽ mỹ thuật 3D với máy nén khí loại mini chuyên dụng.

Tác phẩm nghệ thuật vẽ tranh 3D

Công ty VI GO VIỆT chúng tôi chuyên cung cấp các loại thiết bị ngành sơn, các thiết bị phục vụ cho vẽ tranh 3D (Bút vẽ mỹ thuật 3D, máy nén khí mini chuyên dụng,…, các thiết bị công nghiệp các loại, hóa chất và thiết bị ứng dụng cho công nghệ xi mạ chrome nano. Nếu cần thêm thông tin gì về thiết bị, quý khách có thể liên hệ với nhân viên tư vấn của chúng tôi thông qua hotline trên website hoặc email. Cảm ơn quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của công ty chúng tôi. Trân trọng cảm ơn.

Hướng Dẫn Cách Vẽ &Amp; Download 3D 2022

FILE TỔNG HỢP THƯ VIỆN CAD – 3DSMAX – SKETCHUP – TÀI LIỆU – BẢN VẼ NHÀ (TẢI MIỄN PHÍ) – LINK GOOGLE DIVER!

Mẫu bản vẽ kỹ thuật tủ quần áo đẹp 2021

Bạn có thể xem hướng dẫn bằng video sau đây:

Tải bản vẽ kỹ thuật tủ quần áo file cad mới 2021

Các mẫu thiết kế tủ quần áo đẹp 2021

Tủ quần áo 2 cánh

Tủ quần áo 2 cánh có thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, phù hợp với những căn phòng có diện tích không lớn.

Về chiều sâu: 520mm-600mm là chiều sâu tối thiểu và tối đa của tủ quần áo. Điều này còn tùy thuộc nhu cầu sử dụng của từng gia đình để thay đổi kích thước cho phù hợp.

+ Về chiều cao: chiều cao của tủ quần áo được tính dựa vào chiều cao của tường, thường là từ 2200mm trở lên. Bạn có thể lựa chọn loại tủ có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng.

+ Về chiều dài: chiều dài của tủ quần áo được tính dựa vào mặt bằng của phòng ngủ, thường ở mức từ 900mm-1200mm.

Một số tủ quần áo 2 cánh đẹp

Tủ quần áo 3 cánh

Những mẫu tủ quần áo 3 ngăn có tổng kích thước khoảng: Dài 1.4m – 2.2m x Sâu 0,6m x Cao 2,4m.

Đây là mẫu sản phẩm phù hợp với những không gian phòng ngủ với diện tích vừa phải.

Đối với những ngôi nhà, căn hộ có diện tích lớn hơn thì việc lựa chọn kích thước cho tủ  quần áo cần điều chỉnh sao cho phù hợp. Kích thước tủ quần áo 3 buồng cho những phòng ngủ lớn khoảng: Dài 1.8m – 2m2 x Sâu 0,6m x Cao 2,7m tùy loại cánh mở hay cánh trượt.

Cánh mở thì chiều rộng cạnh không quá 600mm, cánh trượt thì không nên dài quá 1m.

Những mẫu tủ quần áo 3 cánh đẹp

Tủ quần áo 4 cánh

Mẫu tủ quần áo 4 cánh được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Không gian từ 15-20m2 được cho là phù hợp với kích thước tủ 4 cánh. Chiều sâu tối thiểu là 600mm, chiều dài từ 2000mm trở lên cho dạng cánh mở và từ 2400mm trở lên cho tủ quần áo cánh trượt.

Mẫu tủ quần áo hiện đại

Ngoài những mẫu tủ quần áo truyền thống, các nhà thiết kế hiện nay đã sáng tạo ra rất nhiều mẫu tủ quần áo hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Một số mẫu tủ quần áo hiện đại, thiết kế tinh tế tiện dụng hiện nay

Chất liệu làm tủ quần áo

Chất liệu có ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế cũng như tuổi thọ của tủ quần áo. Tủ quần áo gỗ được làm từ những chất liệu như: gỗ xoan đào, gỗ sồi, gỗ lim, gỗ công nghiệp,…

Tủ quần áo gỗ xoan đào

Xoan đào là loại gỗ tự nhiên có đường vân dài, đẹp, rất được ưa chuộng khi thiết kế nội thất đặc biệt là tủ quần áo. Vậy nên tủ quần áo làm bằng gỗ xoan đào rất đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng. Tuy nhiên, độ bền của gỗ xoan đào không cao bằng gỗ sồi. Bạn nên cân nhắc khi lựa chọn chất liệu này.

Tủ quần áo gỗ sồi

Mẫu gỗ sồi Mỹ, gỗ sồi Nga. Tủ quần áo làm bằng gỗ sồi có độ bền cao, khả năng chống sâu mọt tốt và đặc biệt là không thấm chất bảo quản.

Tủ quần áo gỗ công nghiệp

Tủ quần áo làm từ gỗ công nghiệp có giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp không bị hiện tượng cong vênh khi lắp đặt và sử dụng. Gỗ công nghiệp đa dạng về màu sắc và kiểu dáng, từ hiện đại, trẻ trung đến đơn giản tinh tế đem đến nhiều lựa chọn cho khách hàng.

Tuy nhiên, độ bền của gỗ công nghiệp không cao như gỗ tự nhiên, nếu ít bị di chuyển, ngập nước và ẩm ướt, độ bền có thể lên đến 10-20 năm.

Lựa chọn mẫu tủ quần áo như thế nào?

Phù hợp với kích thước gian phòng

Lưu ý đầu tiên khi lựa chọn tủ quần áo là bạn cần cân nhắc đến không gian của căn phòng để lựa chọn kích thước tủ phù hợp. Với những phòng nhỏ, nên sử dụng tủ 2 ngăn hoặc tủ có kèm ngăn để đồ để tiết kiệm diện tích.

Với những phòng có diện tích vừa, có thể sử dụng nhiều mẫu tủ hơn như tủ 3 ngăn, 4 ngăn hoặc nhiều hơn tùy không gian.

Với những ngôi nhà lớn như biệt thự, chung cư cao cấp,… không gian để đồ lớn, bạn có thể lựa chọn những mẫu tủ quần áo lớn, nhiều ngăn, không chỉ để quần áo mà còn để những phụ kiện như ví, túi xách, đồng hồ,…

Mẫu mã của tủ

Tủ quần áo hiện nay rất đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã. Tùy vào sở thích cũng như cách bố trí nội thất và không gian căn phòng mà bạn lựa chọn những mẫu tủ phù hợp sao cho vừa thuận tiện vừa thẩm mỹ.

Chất liệu của tủ

Hiện nay, tủ quần áo được thiết kế từ rất nhiều chất liệu khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng như: gỗ xoan đào, gỗ sồi, gỗ công nghiệp,… Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn chất liệu gỗ sao cho phù hợp.

Nhu cầu sử dụng

Nhu cầu sử dụng ảnh hưởng rất lớn tới quyết định lựa chọn tủ quần áo. Tủ thường đặt ở phòng ngủ, có thể sử dụng cho em bé, bố mẹ hoặc để phục vụ những nhu cầu khác nhau của gia chủ. Vậy nên, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn những mẫu tủ quần áo khác nhau.

Rate this post

Dựng Mô Hình 3D Từ Bản Vẽ 2D

1. Vì sao vẫn phải dùng bản vẽ giấy ?

     Chúng ta đang sống trong thời đại 3D. Các công ty phần mềm CAD/CAM vẫn không ngớt lời ca ngợi môi trường làm việc 3D. Bản thân tôi khi mới chập chững bước vào con đường 3D cũng thấy sao mà nó mạnh mẽ quá, uy lực quá rồi cũng nghĩ rằng đúng là việc sản xuất có thể tích hợp từ CAD đến CAM trên môi trường điện toán 3D mà không cần dùng bản vẽ giấy. Trên lí thuyết thì đúng như vậy và trên thực tế cũng đã có một số doanh nghiệp triển khai mô hình làm việc kiểu paperless này nhưng chưa phải là quá phổ biến. Vì vậy, cái việc mà tôi cho là hành xác lẫn nhau theo kiểu người thiết kế tỉ mĩ xuất bản vẽ 2D cho người khác cặm cụi dựng lại 3D vẫn diễn ra khá phổ biến. Sau khi tìm hiểu, tôi thấy có một số nguyên nhân sau :

    Thứ nhất, bản vẽ 2D vẫn là ngôn ngữ chung nhất và là phương tiện giao tiếp hữu hiệu trong phạm vi một công ty hay với các công ty khác. Ví dụ khi gia công trên máy công cụ, để biết chuẩn gia công và kích thước phôi, dùng bản vẽ 2D sẽ nhanh và đỡ tốn kém hơn việc mua thêm một license bản quyền phần mềm 3D chỉ để làm công việc này.

    Thứ hai, không phải tất cả mọi việc thiết kế và gia công đều cần dùng 3D. Dễ thấy nhất là việc gia công lỗ những tấm khuôn. Chỉ cần 1 bản vẽ 2D với các tọa độ cho trước là việc lập trình gia công có thể tiến hành ngay trên máy CNC (tất nhiên là số lượng lỗ vừa phải và đủ đơn giản)

    Thứ ba,”bút sa gà chết”. Một bản vẽ được in ra và kí tên, đóng dấu chắc chắn có hiệu lực pháp lí cao hơn một mô hình 3D có thể bị “thay đổi theo tham số” bất cứ lúc nào. Tất nhiên, nếu dùng giải pháp PDM hoặc PLM, sự thay đổi này dễ dàng được kiểm soát nhưng như tôi đã nói ở trên, chưa có nhiều công ty áp dụng kiểu sản xuất paperless nên bản vẽ giấy vẫn là lựa chọn hàng đầu.

    Thứ tư, mô hình 3D đôi khi là một tài sản mang giá trị sở hữu trí tuệ (mang trong bản thân nó những tính toán, phân tích, phương pháp dựng hình …). Vì vậy, nhiều công ty sẽ không đưa trực tiếp cho đối tác mà thường xuất ra bản vẽ 2D hoặc mô hình 3D dạng phi tham số chỉ gồm những đối tượng hình học như điểm, đường, mặt mà thôi.

    Thứ năm, khi giao sản phẩm cho đối tác gia công, bạn không thể nói gia công giống với hình dạng 3D mà phải chỉ ra cụ thể đâu là kích thước kiểm soát, kích thước tham khảo, dung sai bao nhiêu, độ cứng thế nào … Trong những tình huống như vậy, nói chuyện bằng bản vẽ 2D sẽ hữu hiệu hơn rất nhiều (dù model 3D vẫn đưa cho đối tác để bảo đảm profile gia công)

    2. Kinh nghiệm dựng model 3D từ bản vẽ 2D

         Khi đã xác định tư tưởng là chạy trời không khỏi nắng, tôi xin tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân hy vọng có thể giúp các bạn trong việc mô hình hóa 3D từ bản vẽ 2D

    Bước 1 : Kiểm tra bản vẽ

         Việc này khá quan trọng nhưng nhiều bạn lại bỏ qua hoặc làm sơ sài để nhảy ngay vào việc dựng hình. Đừng gấp, 80% – 90% thời gian bạn sẽ dành cho việc dựng hình nên hãy bỏ ra chừng 5 phút để kiểm tra những thông tin như sau để tránh tình huống sau này bỗng dưng phát hiện ra “em đã sai hãy làm lại từ đầu”

      Số lượng bản vẽ đã đủ hay chưa ? Nhìn vào khung tên để biết bản vẽ này có mấy tờ và bạn đã nhận đủ chưa để chắc rằng bạn có đủ thông tin để dựng hình.

      Nhận biết qui ước hướng chiếu. Như các bạn biết trên thế giới tồn tại song song 2 kiểu đặt hình chiếu là First Angle và Third Angle. Nếu trên bản vẽ không ghi, bạn có thể dựa vào xuất xứ của bản vẽ. Thường bản vẽ của Mỹ, Nhật sẽ dùng kiểu Third Angle còn của Việt Nam, ISO sẽ dùng kiểu First Angle.

      Nếu bạn nhận được bản vẽ 2D trên máy tính và muốn tận dụng nó để dựng hình thì hãy đo kích thước thực của những đối tượng trên bản vẽ để xác định đơn vị và tỉ lệ thật chính xác.

      Bước 2 : Đọc bản vẽ

           Không cần vội nhảy vào dựng hình ngay. Hãy dành chừng 10, 15 phút để nhìn tổng thể các hình biểu diễn, xem có bao nhiêu hình chiếu, hình nào là hình chiếu cơ sở, các mặt cắt thể hiện những kết cấu bên trong ở đâu. Lưu ý là bước này các bạn đừng quan tâm đến những tiểu tiết như lỗ, cung lượn, góc vát … Tại sao bạn phải cố nhớ quá nhiều chi tiết khi bạn không cần dùng ngay ? Điều quan trọng nhất ở bước này là bạn có cái nhìn tổng quát nhất về mô hình để chuẩn bị cho việc dựng hình sau này.

      Bước 3 : Dựng hình

           Rồi. Đến bước mà các bạn đang háo hức nãy giờ đây. Tuy nhiên, để thực hiện nó hiệu quả, hãy chú ý một số điểm sau :

        Đừng cố gắng ép bản thân mình phải tưởng tượng toàn bộ mô hình 3D rồi mới bắt đầu dựng hình. Hãy dựng từ từ từng bước một. Việc này giúp não ta bớt phải tưởng tượng và trong không ít trường hợp, khi dựng được 1, 2 phần tử nào đó, việc tu duy tiếp những phần tử còn lại sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

        Bắt đầu với hình chiếu cơ sở và nên vẽ trước các tiết diện 2D với đầy đủ kích thước và ràng buộc hình học. Cố gắng đừng tích hợp quá nhiều đối tượng trong 1 bản sketch (nên để số lượng kích thước nhỏ hơn 9 để dễ kiểm soát sau này)

        Nếu bắt đầu với bản vẽ 2D trên máy tính, hãy loại bỏ hết những đối tượng thừa như kích thước, ghi chú, khung tên. Nói chung là chỉ giữ lại những đường biên dạng mà thôi. Việc này vừa giúp ta có được biên dạng rõ ràng để dựng hình, vừa tăng tốc độ làm việc của máy tính. Nên nhớ, phần mềm 3D chuyên dùng để dựng hình, nó không phải dùng để trình bày bản vẽ nên việc đưa toàn bộ 1 bản vẽ chi tiết đồ sộ vào môi trường làm việc của nó chỉ làm chậm quá trình làm việc mà không mang lại hiệu quả. Nếu muốn giữ lại kích thước, tốt nhất hãy in nó ra giấy.

        Dùng mọi phương pháp dựng hình có thể để hoàn thành mô hình chứ đừng cố gắng tìm xem người thiết kế ban đầu đã dùng công cụ nào để dựng ra nó và bắt chước họ. Có nhiều trường hợp ta không thể biết cách làm của họ và phải dùng cách  dựng hình gián tiếp, tức vẽ trước theo một kích thước và dùng kích thước ghi trên bản vẽ để kiểm tra. Cũng có trường hợp ta nhìn hình chiếu không ra thì dùng cách “thử – sai”, dựng thử, chiếu, dựng lại … cho đến khi đúng

        Sau khi đã dựng hình xong, nên kiểm tra lại những kích thước tham khảo của bản vẽ 2D hoặc cẩn thận hơn là xuất mô hình 3D ngược trở về bản vẽ 2D để kiểm tra.

        Cuối cùng, đừng hy vọng là bạn sẽ có đủ tất cả kích thước để dựng hình vì việc xuất bản vẽ thiếu kích thước là chuyện bình thường. Lúc đó đừng có la ầm lên là thiếu kích thước thì tui không thể làm được và bỏ dở công việc. Nhớ là bạn đang dùng phần mềm 3D và hơn 90% nó thuộc dạng feature based and parameter softwares (thank to PTC). Trong thời gian chờ xác nhận kích thước từ đối tác, hãy tạm cho nó 1 kích thước hợp lí để công việc được tiếp tục.

        3. Lời kết

             Hiện tại, mô hình hóa 3D vẫn là việc làm cần thiết và đôi khi nó là một kỹ năng bắt buộc khi đi phỏng vấn xin việc. Đừng nghĩ rằng việc dựng hình là đơn giản và phải làm thật nhanh. Tất nhiên việc dựng càng nhanh càng tốt nhưng  dựng được một mô hình chính xác càng tốt hơn. Việc dựng hình nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều yếu tố : độ nhạy với việc đọc hình chiếu, mức độ thành thạo công cụ dựng hình trên phần mềm và cả kinh nghiệm làm việc. Yếu tố đầu tiên thuộc về năng khiếu nhưng hai yếu tố còn lại bạn hoàn toàn có thể dần dần trang bị cho mình được.

             Cuối cùng, khuyến mãi cho các bạn cái clip tôi dựng một mô hình 3D bằng phần mềm Cimatron sử dụng bản vẽ có sẵn từ AutoCAD. Các bạn thấy khi dựng 2 vai, tôi không dùng cách thông thường mà dùng cách “di hoa tiếp mộc”, một thủ đoạn hết sức hay ho của Cimatron để minh họa cho điều mà tôi đã nói ở phía trên : người thiết kế dùng công cụ gì tôi chẳng quan tâm, tôi chỉ tận dụng những thế mạnh mà phần mềm tôi đang sử dụng có để dựng cho được mô hình giống với bản vẽ mà thôi.