Cách Vẽ Ông Bụt / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Ông Bụt Trong Các Truyện Cổ Tích

Đề bài: Em đã gặp hình ảnh ông Bụt trong các truyện cổ tích nào? Em có càm nghĩ gì về nhân vật này?

– Giới thiệu hình ảnh ông Bụt trong các truyện cổ tích Việt Nam.

– Cảm nghĩ chung: Bụt giúp đỡ người hiền lành chiến thắng kẻ ác.

1. Bụt trong các truyện cổ tích nào?

Truyện Tấm Cám, truyện Cây tre trăm đốt.

2. Cảm nghĩ về nhân vật Bụt:

Trong xã hội cũ, Tấm bị hãm hại, bóc lột: trút trộm tôm tép, giết bống, trộn thóc với gạo bắt cô ngồi nhặt… Anh Khoai bị bóc lột, lừa dối, trở mặt nuốt lời, bị bắt phải tìm ra cây tre trăm đốt, tuyệt vọng ngồi khóc hu hu trong rừng vắng. Nhân dân ta đã sáng tạo ra hình ảnh ông Bụt đề giúp đỡ kẻ khó người hiền thắng bọn hung ác.

Ngày nay nhân dân không còn mong chờ ở Bụt mà tin tưởng vào đường lối cách mạng, tổ chức và luật pháp cách mạng nghiêm minh để xã hội công bằng phát triển.

Có một hình ảnh nhân vật mà trong đời sống thường ngày xưa nay, mọi người chưa hề được gặp, nhưng lại rất quen thuộc trong các truyện dân gian của chúng ta. Nhân vật này đã từng biết bao lần giúp đỡ cô Tấm hiền lành, siêng năng, chăm chỉ trong truyện Tấm Cám và anh Khoai chân thực, chất phác trong truyện Cây tre trăm đốt. Đó là Bụt mỗi lần xuất hiện là mồi lần Bụt cứu khổ cứu nạn cho người hiền lành chiến thắng kẻ ác giúp cho cái tốt đẩy lùi cái xấu.

Hình ảnh nhân vật Bụt trong truyện cổ tích đúng là dấu ấn của một thời xa xưa cho thấy khát vọng lớn của nhân dân ta khi ấy

Ngày nay chính quyền nằm trong tay nhân dân, đấu tranh cho quyền lợi những người lao động nghèo khổ. Cả pháp luật cũng đứng về phía giới người này. Người xấu và kẻ ác dù giòi tài lừa dối, tráo trở đến đâu trước sau gì cũng bị toà ăn kêu đúng tên, trị đúng tội mà thôi. Đó là chuyện thời nay chứ còn thời xưa cô Tấm và anh Khoai đau đớn ức oan còn biết kêu ai nữa nếu không phải là nhờ đến Bụt, một hình ảnh nhân vật do trí tưởng tượng của nhân dân đã sáng tạo nên. Ta thử nhớ lại: mẹ con Cám trong truyện Tấm Cám trước đã dùng mọi hành động nhó nhen độc ác để hãm hại cô Tấm. Họ đã trút lén giỏ tép, giết con Bống vô tội, lại trộn thóc với gạo bắt cô ngồi nhặt để không có thời gian dự hội ướm giày. Khó mà kể xiết những tội ác khó dung tha của bọn họ. Làm sao mà nhớ xuể hết biết bao lần cô Tấm một mình ngồi khóc, nước mắt giọt ngắn giọt dài thảm thiết. Hoàn cảnh của anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt nào khá chi hơn. Anh bị lão phú nông lừa dối lường công. Hắn hứa gả con gái. út cho anh rồi tráo trở nuốt lời. Sau đó lại lừa gạt bắt anh phải vào rừng tìm cho ra cây tre trăm đốt thì việc cưới hỏi mới thành. Nhưng làm gì có cây tre trăm đốt mà hòng kiếm tìm? Phải chăng là biết như vậy nên anh ngồi lại trong rừng vắng mà khóc hu hu một mình. Anh khóc cho vơi đi nỗi đau khổ cho riêng mình. Làm chi đây? Đâu lẽ kẻ ác cứ hoành hành mãi để cho người hiền lành, chân thật cứ khốn khổ mãi sao. Đâu chỉ riêng anh mà cả đông đảo nhân dân đều mơ ước một xã hội công bằng, tốt đẹp. Muốn có sự thay đổi để đạt đến ước mơ vừa nói nhưng nhân dân ngày xưa không có điều kiện biến ước mơ thành hiện thực. Biết làm sao hơn ngoài việc kí thác tâm tư, nguyện vọng của mình vào lời ca, truyện kế trong đó có truyện cổ tích. Nhân dân đã sáng tạo nên hình ảnh ông Bụt đầy phép nhiệm màu có thể làm thay đổicuộc đời của mỗi nhân vật trong hiện thực đời sống chưa thể có điều kiện đổi thay. Do đó mà trong truyện Tấm Cám, mỗi lần cô Tấm lên tiếng khóc vì bị ức hiếp đau khổ là mỗi lần Bụt hiện lên an ủi và giúp đỡ. Bụt đã cho gà bới tìm xương bống rồi bảo cô cho vào lọ chôn dưới chân giường. Bụt cũng đã cho đàn chim xuống nhặt thóc giúp cô để cô còn kịp giờ đi dự hội. Từ chiếc xương bống, Bụt đã biến giúp cho cô Tấm có đầy đủ cả quần áo đẹp, giày thêu, ngựa hồng các thứ “lễ bộ” để cô thêm xinh đẹp, có điều kiện gặp gỡ nhà vua và trở thành hoàng hậu. Trong truyện Cây tre trăm đốt cũng thế, khi anh Khoai một mình ngồi khóc hu hu thì Bụt cũng đã kịp thời hiện ra giúp anh phép lạ có thể nhập trăm đốt tre lại thành cây tre trăm đốt và ngược lại cũng có thể tách rời cây tre “vô tiền khoáng hậu” ấy thành ra trăm đốt tre rời, đủ để trừng phạt lão phú ông, khiến lão một phen khiếp vía đành phải gả cô út cho anh. Bụt, như vậy, đã hồ trợ người hiền lành, chân thật, giúp cho Thiện thắng Ác và công lí được thực hiện dầu chỉ là thực hiện bằng tưởng tượng và mơ ước.

Hình ảnh nhân vật Bụt trong truyện cổ tích đúng là dấu ấn của một thời xa xưa cho thấy khát vọng lớn của nhân dân ta khi ấy.

Ngày nay, nhân dân ta tuy vẫn mong muôn một xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ, trong đó người hiền lành, chân thật được biếu dương, khen ngợi, kẻ gian ác bất nhân bị lên án và bị trừng phạt. Duy có điều khác xưa nhân dân ta không còn mong chờ vào lực lượng siêu hình mà tin tưởng vào hiện thực với đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, tổ chức trong sạch, pháp luật nghiêm minh nhất định từng bước xã hội tốt đẹp, hạnh phúc sẽ đến với tất cả mọi người.

Từ khóa tìm kiếm

Phân Tích Ý Nghĩa Hình Tượng Ông Bụt Trong Truyện Tấm Cám

Sự xuất hiện của Bụt trong “Tấm Cám” là 1 chi tiết nghệ thuật. Bụt không có thật, trong các câu truyện cổ tích thì thường thấy sự xuất hiện của Bụt để giúp đỡ cho nhân vật chính.Trong truyện “Tấm Cám” cũng vậy. Bụt là một sự sáng tạo của nhân dân ta. Đó thường được miêu tả có hình dạng giống một ông cụ già, râu tóc bạc phơ , hiền lành, tốt bụng, luôn giúp đỡ kẻ yếu, người gặp khó khăn. Ông Bụt đã hiện lên 4 lần để giúp đỡ nhân vật chính: lần 1 giúp cô nuôi con cá bống, lần 2 cá bống chết Bụt mách Tấm đem xương chôn chân giường, lần 3 là giúp Tấm nhặt gạo với thóc để Tấm đi dự hội, lần 4 là giúp Tấm có quần áo đẹp để đi hội. Hình tượng ông Bụt có thể nói là đại diện cho quan niệm của nhân dân ta. Dân ta thường tín nhiệm người già. Các cụ già, già làng thường có kinh nghiệm, có kiến thức được mọi người tín nhiệm xin ý kiến và cho những lời khuyên. Hình ảnh ông cụ già đẹp lão, phúc hậu luôn đem đến vận may. Do vậy, ông Bụt là sáng tạo riêng của nhân dân lao động Việt Nam ta. [ không như thần bên phương Tây hay tiên, mụ phù thủy… chứa đầy phép thuật trong các câu truyện dân gian của các quốc gia khác].

Truyện cổ tích nói chung và hình ảnh ông Bụt nói riêng đều là những câu truyện, những hình ảnh không có thật mà đều do trí tưởng tượng của nhân dân ta. Nó đại diện cho mơ ước , khát vọng về 1 xã hội công bình của nhân dân. [ Điều này cũng gần giống như “cảm hứng lãng mạn của văn học giai đoạn 1945 – 1975, văn học luôn hướng đến tương lai, luôn lấy những điều ước mơ để nói về những điều không như mơ ước, để quên đi thực tại , cổ vũ toàn dân tiếp tục cố gắng để có được tương lai tốt đẹp đó, mà hiếm thấy những dòng tả thực đau thương về chiến tranh] .

Bụt là 1 sáng tạo riêng của nhân dân, đại diện cho mơ ước , cho quan niệm, cho trí tưởng tượng,cho tín ngưỡng, cho khát vọng của nhân dân… vì thế nó là 1 chi tiết đầy tính nghệ thuật của truyện cổ tích “Tấm Cám”

Đăng bài 01-03-13 04:58 PM

Cách Vẽ Ông Già Noel

Ông già Noel là một nhân vật nổi tiếng phổ biến vào tháng 12 trên khắp thế giới, trang trí các sản phẩm của Coca Cola, sách thiếu nhi, sân trước, v.v.

Trong khi Giáng sinh hoặc các biến thể của nó đã được tổ chức trong nhiều thế kỷ, ông già Noel như chúng ta biết ngày nay là một phát minh tương đối gần đây.

Nguồn gốc của ông già Noel thường được bắt nguồn từ vị giám mục Saint Nicholas thế kỷ thứ tư, cũng như vị thần châu Âu, Wodan, còn được gọi là Odin.

Nicholas đã được biết đến vì sự hào phóng và được nhớ đến vào đầu tháng 12; Lễ kỷ niệm  các linh hồn khác cũng diễn ra trong tháng đó. Cuối cùng, những thứ này đã được đồng hóa vào lễ Giáng sinh được tổ chức vào ngày 25 tháng 12.

Sự xuất hiện hiện đại của ông già Noel được mô tả trong bài thơ “Đêm trước Giáng sinh” năm 1823 và được phổ biến trong phim hoạt hình chính trị. Trong thế kỷ XX, các nhà tiếp thị đã tận dụng hình ảnh này, sử dụng nó để bán các sản phẩm từ thực phẩm và đồ uống đến đồ trang trí, đồ chơi và quần áo.

Bạn có muốn vẽ ông già Noel không? Tất cả những gì bạn cần là một mảnh giấy, bút chì và hướng dẫn vẽ từng bước này. Bạn cũng cần một cục tẩy và bút đánh dấu, bút chì màu, bút màu hoặc sơn.

Nếu bạn thích hướng dẫn này, hãy tìm thêm các hướng dẫn vẽ sau: Tuần lộc, Người tuyết và Elsa trong Frozen.

Hướng dẫn từng bước để vẽ ông già Noel

Bắt đầu bằng cách vẽ một hình bầu dục để phác thảo đầu của ông già Noel.

Vẽ một hình bầu dục nhỏ hơn trong vòng đầu tiên để tạo thành mũi.

Mở rộng hai đường cong từ mỗi bên của mũi, cho phép chúng gặp nhau ở những điểm cùn. Điều này tạo thành ria mép.

Xóa đường dẫn từ giữa hai bên ria mép.

Vẽ một đường lượn sóng, vỏ sò, bao quanh một hình từ đầu này sang đầu kia. Điều này tạo thành râu.

Kéo dài hai đường cong dài xuống từ râu, viền ngoài cơ thể. Kết nối các đường bằng một đường cong dài. Xung quanh phía dưới của hình, vẽ một đường dài, vỏ sò.

Phác thảo cánh tay bằng một đường cong dài, vòng từ vai và vào thân. Vẽ một đường cong ngắn hơn để tạo thành phía bên kia của cánh tay.

Xóa các đường hướng dẫn từ trên cánh tay.

Kèm theo vòng bít của tay áo bằng cách vẽ một loạt các đường nối ngắn, cong.

Đóng tay bằng một đường cong. Thêm chi tiết nơi ngón tay cái và ngón tay gặp nhau bằng cách vẽ một đường cong ngắn.

Xóa các đường hướng dẫn từ tay. Vẽ một hình chữ nhật tròn ở một bên của thân để tạo thành khóa thắt lưng. Vẽ một hình chữ nhật tròn nhỏ hơn trong vòng đầu tiên. Sau đó, vẽ một tập hợp các đường song song kéo dài từ mỗi trong ba cạnh có thể nhìn thấy của khóa thắt lưng, chấm dứt ở rìa thân.

Vẽ bao tải đồ chơi của ông già Noel. Vẽ một đường lượn sóng bên dưới bàn tay của anh ấy để chỉ ra việc mở bao tải. Kéo dài một đường cong dài từ tay anh ta, vòng qua vai anh ta và kết thúc ở dưới cùng của hình. Vẽ một đường cong ngắn hơn kéo dài từ tay và qua vai. Xóa các dòng hướng dẫn khi cần thiết.

Vẽ ba đường ngắn, cong kéo dài từ dưới cùng của hình để phác thảo chân. Kết nối các dòng bằng cách sử dụng một dòng vỏ sò. Kèm theo vòng bít của mỗi chân bằng cách sử dụng một đường vỏ sò.

Vẽ giày của ông già Noel. Đối với mỗi lần khởi động, hãy kéo dài một đường cong dài từ vòng bít để phác thảo phần dưới của giày, vòng quanh để tạo thành phần trên của giày. Kết nối phần trên của giày với vòng bít bằng một đường ngắn và vẽ một đường thẳng song song với đáy giày.

Vẽ cánh tay khác của ông già Noel bằng cách kéo dài một đường cong dài từ vai. Kèm theo một vòng tròn không đều để chỉ tay và sử dụng một đường sò để tạo thành vòng bít. Xóa các dòng hướng dẫn khi cần thiết.

Kèm theo đáy mũ của ông già Noel bằng cách sử dụng một đường sò.

Vẽ một vòng tròn để tạo thành quả bóng phồng ở cuối mũ. Chi tiết nó với một vài đường cong ngắn. Nối nó với vành mũ bằng hai đường cong dài.

Vẽ hai đường cong giữa các phần của ria mép để chỉ miệng và vẽ mỗi lông mày bằng hai đường cong.

Đối với mỗi mắt, vẽ một vòng tròn trong một vòng tròn. Vẽ một vòng tròn nhỏ trong mỗi mắt và che xung quanh nó.

Ông già Noel màu. Ông thường được miêu tả mặc một bộ đồ màu đỏ với viền trắng.

Dàn Ý Tả Hình Ảnh Ông Tiên (Bụt) Trong Truyện Cổ Tích Mà Em Đã Đọc Hoặc Nghe Được

* Những điểm cần ghi nhớ khi lập dàn ý bài tập làm văn Tả hình ảnh ông Tiên (Bụt) trong truyện cổ tích mà em đã đọc hoặc nghe được, cụ thể:

– Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.

– Nhớ lại những truyện cổ dân gian có xuất hiện ông Tiên (ông Bụt).

– Những ông Tiên (ông Bụt) được miêu tả trong truyện cổ tích có ngoại hình như thế nào?

– Ông có những việc làm nào giúp đỡ những người bất hạnh, nghèo khổ?

– Em suy nghĩ gì về ông Tiên (ông Bụt) sau khi em đã được đọc và miêu tả lại?

MẪU DÀN Ý BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ HÌNH ẢNH ÔNG TIÊN (BỤT) TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH EM ĐỌC HOẶC NGHE ĐƯỢC

1. Phần Mở bài

– Em đã được nghe bà em, mẹ em kể cho nghe những câu chuyện cổ Việtt Nam rất hay và rất lí thú.

– Trong những câu chuyện cổ tích ấy có những nhân vật nghèo khổ bất hạnh và cũng có những nhân vật giàu có mà tham lam, độc ác.

– Bao giờ cũng vậy, người nghèo khổ, bất hạnh nhưng tốt bụng luôn được một lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để thắng những kẻ ác. Đó là những ông Tiên (ông Bụt).

– Em rất yêu thích nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích Tấm Cám mà em đã được đọc.

2. Phần Thân bài

a). Miêu tả ngoại hình

* Những lần xuất hiện của ông Bụt trong truyện Tấm Cám

Trong truyện Tấm Cám, ông Bụt hiện lên rất nhiều lần để giúp cô Tấm.

Mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tôm bắt tép. Tấm siêng năng bắt được nhiều tôm. tép còn Cám lười biếng nên không bắt được gì hết. Cám đã lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

– Tấm nuôi cá bống và coi bống như người bạn thân. Mẹ con nhà Cám giết chết bống. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

– Mẹ con nhà Cám đi dự lễ hội. Mụ dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm ở nhà nhặt riêng từng thứ ra. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

– Tấm không có quần áo đẹp để đi dự hội. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện…

– Như vậy, ông Bụt luôn xuất hiện để giúp đỡ cô Tấm, một cô gái mồ côi hiền lành, chịu thương chịu khó.

* Ngoại hình của nhân vật ông Bụt

– Ông Bụt xuất hiện trong truyện là một ông lão rất đẹp.

– Khuôn mặt của ông phúc hậu.

– Đôi mắt của ông toát lên sự hiền từ, ấm áp, lông mày lòa xòa, bạc trắng.

– Tóc ông bạc phơ, được búi gọn phía sau gáy. Vài sợi tóc bạc bay phất phơ trước trán.

– Râu của ông dài tới ngực, bạc trắng như mây.

– Ông mặc một bộ quần áo thụng dài chấm đất, màu trắng. Tay áo vừa dài vừa rộng.

– Một tay ông chống cây gậy trúc màu vàng bóng rất đẹp. Chỗ tay cầm thính thoảng ánh lên những tia sáng.

b). Miêu tả hoạt động

– Một làn khói mờ trắng tỏa nhẹ, một ông già đầu tóc bạc phơ xuất hiện.

– Khi xuất hiện, dáng ông khoan thai.

– Ông bước những bước chậm rãi.

– Ông dưa tav lên nhè nhẹ vuốt bộ râu dài.

– Ông nhìn cô Tấm bằng ánh mắt đầy thương cảm.

– Ông nói với cô Tấm bằng giọng ấm áp như người ông nói với đứa cháu gái yêu quý của mình “Làm sao con khóc?”

– Ông bất ngờ xuất hiện rồi cũng bất ngờ biến mất.

2. Phần Kết bài

– Tấm là cô gái mồ côi phải sống với mụ dì ghẻ và đứa em độc ác. Cô Tấm ngoan hiền và siêng năng chịu thương chịu khó. Mỗi lần cô gặp khó khăn là mỗi lần ông Bụt xuất hiện đẽ giúp đỡ cô.

– Việc ông Bụt xuất hiện giúp đỡ cô Tấm đã thế hiện được ước mơ chính đáng của nhân dân ta: Những người hiền lành tốt bụng mà bị chà đạp bóc lột thì luôn cần sự giủp đỡ. Nhân vật ông Bụt thể hiện khát vọng công bằng của người dân lao dộng:

“Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì”

( Truyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)