Cách Vẽ Mối Hàn Trong Cad / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Englishhouse.edu.vn

Ký Hiệu Mối Hàn Trong Bản Vẽ Kỹ Thuật

Trong thi công cơ khí, việc sử dụng bản vẽ kỹ thuật để biểu thị các vật thể dùng trong thi công (, thanh ty ren,..) và biểu thị phương pháp thi công mà ở đây là thực hiện hàn, nối lắp ghép chi tiết là một việc rất cần thiết và quan trọng.

Ý nghĩa của bản vẽ kỹ thuật trong thể hiện mối hàn

Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu bao gồm các hình biểu diễn của vật thể và những số liệu khác cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra vật thể.

Trong một bản vẽ kỹ thuật, các mối hàn, góc hàn, kiểu hàn thường được biểu thị bởi các ký hiệu riêng biệt để người thợ cơ khí có thể đọc và hiểu được trước khi bắt tay vào thực hiện sản phẩm.

Bên cạnh đó, bản vẽ kỹ thuật còn cho phép người thợ có thể biết được vật liệu mình sắp thi công là loại vật liệu gì? (Có thể là sắt, nhôm, thép,..) và tùy từng loại vật liệu với độ dày mỏng vật liệu khác nhau mà người thợ biết được cần phải sử dụng chính xác phương pháp hàn nào (ví dụ: Hàn liền, hàn ngoáy, hàn chấm ngắt, hàn đi tay,..).

Quy ước ký hiệu các mối hàn trên bản vẽ

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN, các mối hàn trên bản vẽ được quy ước và biểu diễn không phụ thuộc vào phương pháp hàn. Theo đó,

– Mối hàn nhìn thấy được biểu diễn dưới dạng ký hiệu bằng nét cơ bản

– Mối hàn khuất được biểu diễn dưới dạng ký hiệu là các nét đứt.

– Điểm nhìn thấy được, được biểu diễn bằng dấu “+”, dấu này được biểu thị bằng nét liền cơ bản.

– Để chỉ mối hàn hay điểm hàn thì quy ước dùng một đường dóng và nét gạch ngang của đường dóng. Nét gạch ngang này sẽ được kẻ song song với đường băng của bản vẽ và tận cùng của đường dóng có một nửa mũi tên chỉ vào vị trí của mối hàn.

– Để biểu thị mối hàn nhiều lớp thì quy ước dùng các đường viền riêng và các chữ số La mã để chỉ thứ tự lớp hàn.

– Đối với các mối hàn phi tiêu chuẩn, do người thiết kế quy định thì cần phải chỉ dẫn kích thước các phân tử kết cấu chung trên bản vẽ.

– Giới hạn của mối hàn được ký hiệu bằng nét liền cơ bản còn giới hạn các phần tử kết cấu của mối hàn thì được biểu diễn bằng nét liền mảnh.

Cấu trúc quy ước cho ký hiệu mối hàn tiêu chuẩn Cấu trúc quy ước cho ký hiệu mối hàn phi tiêu chuẩn

Ký hiệu của phương pháp hàn, dạng hàn cơ bản nhất và kiểu liên kết hàn thường dùng nhất được ký hiệu như sau:

– Ký hiệu Delta và chữ số bên cạnh biểu thị cho chiều cao cạnh mối hàn K của liên kết hàn chữ T và hàn góc.

– Chiều dài phần hàn gián đoạn , có ký hiệu “/” hoặc “Z” kèm chữ số chỉ bước hàn.

Quy ước phụ ký hiệu mối hàn

– Độ nhẵn bề mặt gia công mối hàn có thể được ghi ở trên hay ở dưới đường ngang ngay sau ký hiệu kiểu mối hàn (thường là sau ô 3). Nếu mối hàn yêu cầu kiểm tra thì ghi ở phía dưới đường dóng xiên.

– Trường hợp bản vẽ có các mối hàn giống nhau thì chỉ cần ghi số lượng và số hiệu của chúng (ví dụ: 20N1), ký hiệu này cần được ghi trên hoặc dưới nét ngang, nếu hết chỗ thì ghi phía trên đường xiên.

Tất cả các ký hiệu phụ, các chữ số hay các chữ (trừ các chỉ số) trong ký hiệu mối hàn thì được quy định thống nhất có chiều cao bằng nhau (3÷5 mm) và phải được biểu thị trên bản vẽ bằng nét liền mảnh.

– Ký hiệu chu tuyến, dùng để chỉ hình dáng bề mặt của mối hàn sau khi hoàn thành mối hàn.

Ký hiệu mối hàn theo tiêu chuẩn của một số nước khác

Ở những quốc gia khác, ký hiệu các mối hàn trên bản vẽ kỹ thuật sẽ có những khác biệt nhất định.

– Theo tiêu chuẩn này thì các tư thế hàn cơ bản khi hàn hồ quang tay có ký hiệu như sau:

+ Hàn đứng từ dưới lên: ký hiệu là Vu

Ký hiệu mối hàn theo tiêu chuẩn Đức DIN 1912

– Hàn ngang tư thế sấp: Ký hiệu là PB(h)

– Hàn ngang tư thế đứng: Ký hiệu là PC(q)

– Hàn đứng từ dưới lên: Ký hiệu PF(s)

– Hàn đứng từ trên xuống: Ký hiệu PG(f)

, đai ốc là một trong những loại vật liệu quan trọng dùng trong thi công cơ khí và để đảm bảo yếu tố an toàn khi dùng trong ngành này, bu lông ngay từ khâu sản xuất phải đáp ứng được các yêu cầu quan trọng về .

Thịnh Phát là nhà cung cấp với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vật tư kim khí phụ trợ xây dựng (thanh ty ren, bu lông – ốc vít, phụ kiện cốp pha,..), vật tư phụ trợ cơ điện (ống thép luồn dây điện và các phụ kiện) và các loại vật liệu bảo ôn như ống gió mềm, bông thủy tinh,..

Để nhận báo giá cũng như được tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ:

Bản Vẽ Cơ Khí Mối Ghép Hàn

1/ Ghép bằng hàn là gì?

Hàn là quá trình ghép ccs chi tiết bằng phương pháp làm nóng chảy cục bộ để dính kết các chi tiết lại với nhau. Phần kim loại nóng chảy sau khi nguội sẽ tạo thành mối hàn.

Phương pháp hàn có nhiều ưu điểm như: tốn ít kim loại, công nghệ đơn giản, tốn ít thời gian, khối lượng giảm, mối ghép chắc. Phương pháp hàn chủ yếu là hàn hồ quang và hàn hơi.

Căn cứ vào cách ghép các chi tiết, mối hàn được chia làm các loại sau:

1.2/ Mối hàn ghép đối đỉnh

Kí hiệu Đ, hai chi tiết ghép đối đầu với nhau, mối hàn hình thành giữa hai mép vát đầu của hai chi tiết. Mối hàn này thường dùng trong ngành chế tạo máy như: vỏ tàu, thùng chứa.

Kí hiệu là chữ T. Hai chi tiết ghép với nha thành hình chữ T, mối hàn hình thành phía trong góc giữa hai chi tiết, có thể lả một phía hoặc hai phía. Mối hàn dùng để ghép thành dầm cầu trục .. Xem hình 8.29 về kết cấu mối hàn chư T

Kí hiệu là G, hai chi tiết ghép với nhau tạo thành một góc ( thường là góc vuông), mối hàn hình thành ở góc giữa chi tiết. Mối hàn này thường dùng để ghép vỏ máy, giá đỡ, gân chịu lực, mặt bích. Hình 8.30 thể hiện mối hàn góc

2.1/ Hình biểu diễn các mối hàn

Không phân biệt theo phương pháp hàn mà người ta vẽ quy ước các mối hàn như sau:

Mối hàn thấy: Được vẽ bằng nét liền đậm

Mối hàn khuất: Vẽ bằng nét đứt ( giống như nét khuất)

Các mối hàn đính ( hàn theo điểm riêng biệt) được ký hiệu bằng dấu +, không vẽ cho các điểm hàn bị khuất.

Trên các hình cắt mối hàn được vẽ được vẽ đường bao bằng nét liền đậm. Các phần tử nằm trong mối hàn được vẽ bằng nét liền mảnh.

2.2/ Kí hiệu quy ước mối hàn trên bản vẽ

Quy ước mối hàn được ghi trên giá ngang của đường gióng đối với mối hàn thấy, và dưới giá ngang của đường gióng đối với mối hàn khuất

Nhám bề mặt của mối hàn được ghi sau kí hiệu quy ước của mối hàn, hoặc ghi trong yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật.

Nếu bản vẽ có nhiều mối hàn giống nhau thì chỉ cần ghi kí hiệu cho một mối hàn, các mối hàn khác cùng số thứ tự. Xem các ví dụ sau:

Kí hiệu tiêu chuẩn mối hàn và các cấu trúc mối hàn.

Kí hiệu bằng chữ và số mối hàn tiêu chuẩn.

Kí hiệu phương pháp hàn.

Dấu và kích thước cạnh theo tiêu chuẩn của mối hàn.

Ghi kích thước chiều dài đoạn hàn đối với mối hàn đứt quãng.

Dấu hiệu phụ

Dấu hiệu phụ của mối hàn theo đường bao khép kín hay lắp.

Các dấu hiệu phụ của mối hàn được quy định theo các tiêu chuẩn như trong bảng 8.2 sau.

Các Mối Nối Bằng Hàn Trên Bản Vẽ

Tổng quát

Có thể chỉ dẫn các mối nối theo các yêu cầu chung đối với bản vẽ kỹ thuật. Tuy nhiên, để đơn giản hoá, đối với các mối nối thường dùng nên dùng cách biểu diễn bằng ký hiệu.

Hình biểu diễn bằng ký hiệu phải cung cấp rõ ràng mọi chỉ dẫn cần thiết đối với mối hàn mà không làm cho bản vẽ có quá nhiều ghi chú hoặc có thêm hình chiếu

Hình biểu diễn bằng ký hiệu gồm có một ký hiệu cơ bản kèm theo.

Một ký hiệu phụ;

Một phương tiện chỉ kích thước;

Một số chỉ dẫn bổ sung (đặc biệt đối với các bản vẽ ở xưởng).

Để làm đơn giản bản vẽ nên ghi các chỉ dẫn hoặc quy định riêng cung cấp mọi chi tiết chuẩn bị như các cạnh để hàn và quá trình hàn, như vậy tốt hơn là ghi các chỉ dẫn đó trên bản vẽ của các chi tiết cần hàn.

Các ký hiệu

Các ký hiệu cơ bản

Mỗi loại mối nối được đặc trưng bởi một ký hiệu nói chung tương tự như hình dáng của mối hàn.

Các ký hiệu cơ bản được trình bày ở bảng 7.1

Nếu không cần chỉ định cụ thể mà chỉ cần diễn tả nói chung một mối nối sẽ được thực hiện bằng cách hàn thì phải dùng ký hiệu như sau:

129

Có thể phối hợp các ký hiệu cơ bản khi cần thiết.

Để ký hiệu hàn cả hai phía, các ký hiệu cơ bản được vẽ đối xứng qua đường ghi chú dẫn. Bảng 7.2 cho các thí dụ điển hình và bảng 7.7 cho các ứng dụng biểu diễn bằng ký hiệu.

Ghi chú 1: Bảng 7.2 cho một tập hợp các kiểu phối hợp những ký hiệu cơ bản đối với các mối hàn đối xứng. Để biểu diễn bằng ký hiệu, các ký hiệu cơ bản được sắp xếp đối xứng qua đường ghi chú dẫn (xem bảng 7.4). Những ký hiệu khác không nằm trong hình biểu diễn bằng ký hiệu có thể được diễn tả mà không dùng đường ghi chú dẫn.

Các ký hiệu cơ bản có thể được bổ sung bằng ký hiệu diễn tả hình dáng mặt ngoài hoặc hình dáng của mối hàn.

Các ký hiệu phụ được cho trong bảng 7.3.

Các thí dụ phối hợp ký hiệu cơ bản và ký hiệu phụ được cho trong các bảng 7.4 và 4.3. Ghi chú 2.Nên diễn tả mối hàn trên một sơ đồ riêng khi việc ghi ký hiệu trở nên quá khó khãn.

Những ký hiệu được đề cập đến trong các quy tắc này chỉ là một phần của toàn bộ phương pháp biểu diễn (hình 7.1), bản thân ký hiệu (3) được ghi kèm theo:

Một đường có mũi tên (1) đối với mỗi mối nối (xem hình 7.2 và hình 7.3);

Một đường ghi chú dẫn kép gồm hai đường thảng song song, một vẽ bằng nét liền và một vẽ bằng nét đứt (2).

Một số kích thước và dấu hiệu quy ước.

Mục đích của các quy tắc sau đây là xác định vị trí của mối hàn bằng cách quy định ‘ – Vị trí đường thẳng có mũi tên;

Vị trí đường ghi chú dẫn;

Vị trí của ký hiệu.

Đường thẳng có mũi tên và đường ghi chú dãn tạo thành trích dẫn đầy đủ. Nếu cần ghi thêm các chi tiết, thí dụ các yêu cầu về xử lý, mức độ chấp nhận, vị trí, chất độn và các vật liệu phụ (xem 7.1.5), phải thêm một cái đuôi ở cuối đường trích dẫn.

Ký Hiệu Các Mối Hàn Trên Bản Vẽ Kỹ Thuật

Một trong những điều quan trọng nhất khi bạn chuẩn bị một dự án hay một công trình nào đó. Việc đầu tiên bạn phải đọc được bản vẽ nếu bạn là một kỹ thuật tốt. Trong bản vẽ có rất nhiều các chi tiết ,các ký hiệu. Mỗi loại bản vẽ đều có ký hiệu riêng.

Kỹ Năng Bắt Buộc

Trong bản vẽ cơ khí ,với vai trò là một người làm kỹ thuật hàn, Kỹ thuật cắt, kỹ thuật CNC thì khi đưa cho bạn bản vẽ bạn phải biết đọc các mối hàn khác nhau ,các góc khác nhau, hàn đứt quãng hay hàn liền mạch, hàn trong hay hàn ngoài. vvv. có rất nhiều các tiêu chuẩn khác nhau .

KÝ HIỆU CÁC MỐI HÀN TRÊN BẢN VẼ KỸ THUẬT

Với một thợ hàn ban đầu thì có lẽ chưa thể biết hết được các ký hiệu này. Nhưng trong quá trình làm việc cũng như yêu cầu của mỗi sản phẩm, bắt buộc các bạn phải đọc được những ký hiệu này truóc khi bắt tay vào làm sản phẩm .

Hơn nữa chính trong bản vẽ đã cho ta biết rằng vật liệu đó là chất liệu gì sắt,thép,nhôm….tùy vật liệu dày hay mỏng ta sẽ có các phương pháp hàn khác nhau : Hàn liền ,hàn chấm ngắt ,Hàn ngoáy hay hàn đi tay theo kiểu cầm bút…vv..Cùng với đó là các vật liệu hàn tương ứng.

QUY ƯỚC KỸ HIỆU CÁC MỐI HÀN TRÊN BẢN VẼ KÝ HIỆU PHƯƠNG PHÁP HÀN, DẠNG HÀN

+ T: Hàn hồ quang tay.

+ Đ: Hàn tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước.

+ B: Hàn bán tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước.

+ Bt: Hàn bán tự động dưới lớp thuốc có tấm lót thép.

Kí hiệu kiểu mối hàn, liên kết hàn, nếu cho phía phụ thì ghi phía dưới nét ngang

+ m: Liên kết hàn giáp mối

+ t: Liên kết hàn chữ T

+ g : Liên kết hàn góc

+ c : Liên kết hàn chồng

+ d : Liên kết hàn đính

Kí hiệu Delta và chữ số bên cạnh là chiều cao cạnh mối hàn K của liên kết hàn chữ T và hàn góc. Chiều dài phần hàn gián đoạn, kí hiệu “/” hay “Z” kèm chữ số chỉ bước hàn.

Kí hiệu phụ

– Độ nhẵn bề mặt gia công mối hàn có thể ghi trên hay dưới đường ngang ngay sau kí hiệu kiểu mối hàn (sau ô 3). Nếu mối hàn yêu cầu kiểm tra thì ghi ở phía dưới đường dóng xiên

– Nếu bản vẽ có các mối hàn giống nhau thì chỉ cần ghi số lượng và số hiệu của chúng (vd: 25N1), ghi trên hoặc dưới nét ngang, nếu hết chỗ thì ghi phía trên đường xiên.

Ngoài ra còn tùy vào loại vất liệu mà có các loại máy hàn khác nhau : Như vật liệu mỏng cần mói hàn bé thì ta dùng Máy hàn TIG ví dụ như hàn các vỏ ô tô ,xe máy ,vỏ máy trong bệnh viện …Còn các vật liệu dày yêu cầu hàn chắc và chịu lực thì dùng phương pháp hàn que hay hàn MIG

Có rất nhiều các quy ước trong bản vẽ kỹ thuật mà Weldtec không thể liệt kê hết ra. Để xem tất các cả ký hiệu về mối hàn trong bản vẽ .Có rất nhiều các ký hiệu khác nhau.

Quý Khách Vui Lòng Liên Hệ: 0904.282.282 – 0912.633.668 Để Yêu Cầu Tư Vấn Và Báo Giá Sản Phẩm !

Vẽ Đường Cong Trong Cad

Vẽ đường cong trong cad là lệnh vẽ giúp người vẽ dễ dàng thiết kế các bản vẽ trong autoCAD cho tiện lợi và dễ nhìn hơn. Ngoài ra để thiết kế hoàn chỉnh các đối tượng trong một bản vẽ kỹ thuật, bạn không thể không sử dụng lệnh vẽ đường cong trong Cad. Theo đó, bạn sẽ sử dụng lệnh Spline để vẽ đường cong trên giao diện của autoCAD.

Các lựa chọn của lệnh vẽ đường cong trong CAD

Để vẽ được đường cong Cad một cách hiệu quả. Bạn sẽ lựa chọn các lệnh vẽ cơ bản sau đây.

Objects: Đây là lệnh dùng để người sử dụng vẽ đường cong PLINE thành đường cong SPLINE.

Close: Đây là lệnh lựa chọn dùng để đóng kín đường SPLINE.

Fit Tolerance: Đây là lệnh lựa chọn để bạn vẽ đường cong SPLINE mịn hơn. Nếu trong lúc vẽ, giá trị này bằng 0 thì đường vẽ của bạn sẽ đi qua các điểm kích chọn. Nếu giá trị khác 0 thì đường cong sẽ được kéo ra xa hơn các điểm đã chọn làm cho đường cong mịn hơn.

Công dụng của lệnh Spline trong thiết kế bản vẽ Cad

Lệnh vẽ đường cong Spline được sử dụng phổ biến khi thiết kế bản vẽ trên Cad. Tuy nhiên ít ai biết được các công dụng của lệnh này là gì. Theo đó, lệnh Spline sẽ cung cấp cho người dùng những tính năng nổi trội sau: 

Giúp bạn thực hiện vẽ những đường cong theo ý muốn của mình. 

Lưu ý khi sử dụng lệnh vẽ đường cong Spline 

Khi sử dụng lệnh vẽ đường cong trong Cad. Để đạt độ chính xác và đúng chuẩn nhất thì bạn cần phải nắm được những lưu ý sau đây: 

Để vẽ được một đường cong trên bản vẽ Cad thì trước tiên bạn phải xác định được ít nhất 3 điểm không nằm trên cùng một đường thẳng tại chính giao diện của màn hình Cad. 

Độ dài của góc cong mà bạn vẽ sẽ không có một kích thước chuẩn cụ thể mà tùy thuộc vào tỷ lệ mà bạn đã xác định từ ban đầu. 

Độ dài đường cong hoàn toàn không bị giới hạn bởi ba điểm mà bạn đã thiết lập trên giao diện giống như khi bạn thực hiện bước vẽ khung tròn. 

Cách sử dụng lệnh vẽ đường cong trong Cad 

Nhiều người thường nghĩ lệnh Spline có cách sử dụng khá phức tạp. Tuy nhiên chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể hoàn thành một đường cong đúng chuẩn. Đúng tỷ lệ theo yêu cầu của bản vẽ. Cụ thể, để sử dụng lệnh Spline thì bạn thực hiện theo các bước sau đây: 

Bước 2: Khi lệnh hiển thị. Bạn chú ý đến các công cụ hỗ trợ để vẽ được đường cong hoàn chỉnh như sau: 

Vẽ đám mây trong cad

Vẽ khoanh mây nét mảnh bằng lệnh REVCLOUD

Bước 1: Commad: REVCLOUD / Spacebar

Bước 2: Commad: A / Spacebar

Bước 3: Nhập bán kính cong của mây / Spacebar / Spacebar

Vẽ khoanh mây nét dầy bằng lệnh REVCLOUD

Bước 1: Commad: REVCLOUD / Spacebar

Bước 2: Commad: S / Spacebar / Chọn Calligraphy

Bước 3: Commad: A / Spacebar

Bước 4: Nhập bán kính cong của mây / Spacebar / Spacebar