Giáo Án Vẽ Ông Mặt Trời

Giáo án môn tạo hình

CHỦ ĐỀ: CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN ĐỀ TÀI: VẼ ÔNG MẶT TRỜI ĐỘ TUỔI: 4-5T THỜI GIAN: 20-25p NGƯỜI DẠY: LƯU THỊ NGHĨA NGÀY DẠY: 03/07/2023

I . Mục đích yêu cầu :1. Kiến thức : – Trẻ biết cách vẽ nét cong tròn và tô màu.– Trẻ biết vạch các nét ngắn xung quanh hình tròn để tạo thành các tia nắng.2. Kỹ năng : – Biết cách di màu đều, không chờm ra ngòai.– Biết cách cầm bút và ngồi đúng tư thế.– Phát triển ngôn ngữ thông qua đàm thoại.3. Thái độ : – Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trong tiết học. – Trẻ biết giữ gìn tốt sản phẩm của mình.II . Chuẩn bị :– Tranh mẫu của cô : kích cỡ 30cm x 40cm: ông mặt trời màu đỏ và các tia nắng được vẽ trên tranh nền có hoa lá cỏ cây ở phía dưới.– Bút màu đủ cho số lượng trẻ, giá treo tranh, que chỉ. – Giấy vẽ A4 có in sẵn hình nền là cỏ cây, hoa lá ở phía dưới được cài trên khung tranh bằng bìa.– Đàn nhạc bài : Cháu vẽ ông mặt trời.III . Cách tiến hành : Hoạt động của côHoạt động của trẻ

1. định tổ chức : – Cho trẻ hát bài : Cháu vẽ ông mặt trời – Trò chuyện về ông mặt trời buổi sáng. – Giới thiệu tên bài học: Vẽ ông mặt trời.2. Tiến hành: * Quan sát và đàm thoại : – Cho trẻ quan sát tranh mẫu : – Cô gợi ý cho trẻ trả lời: + Các con thấy ông mặt trời như thế nào ? + Ông mặt trời có dạng hình gì ? + Các con thấy mặt trời buổi sáng có màu gì ? * Cô vẽ mẫu và hướng dẫn trẻ cách vẽ : – Nhắc trẻ chú ý xem cô vẽ , cô sẽ vẽ ông mặt trời vào khoảng giữa tờ giấy. Cô để ngay ngắn giấy vẽ, tay trái giữ giấy, tay phải cầm bút màu đỏ. Cô đặt bút vào khoảng giữa trang giấy rồi đưa bút từ trái vòng sang phải tạo thành một đường cong khép kín. Tiếp theo cô vẽ các nét thẳng ngắn xung quanh vòng tròn dể tạo thành các tia nắng. Vẽ xong cô tô màu đỏ cho ông mặt trời.– Hỏi lại một vài trẻ cách vẽ ông mặt trời ?– Cô cho trẻ vẽ trên không.* Trẻ thực hiện : ( Cô treo tranh mẫu trong quá trình trẻ vẽ)– Cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút.– Cô cho trẻ vẽ, khích lệ trẻ vẽ tô màu , bố cục đẹp , hướng dẫn tỉ mỉ cho 1 số cháu chậm yếu * Trưng bầy sản phẩm :– Cô treo tất cả sản phẩm lên và treo tranh mẫu của cô ra. – Cho trẻ nhận xét bài đẹp nhất. – Cho trẻ giới thiệu tranh của mình – Hỏi trẻ vì sao bài đẹp, đẹp như thế nào? – Tranh nào giống mẫu của cô nhất?– Cô nhận xét chung, chú ý nhận xét nhiều đến sản phẩm có sự sáng tạo về màu sắc, về tư thế, bố cục, cách tô màu… Giáo dục trẻ đội mũ nón khi đi ngòai trời nắng.3. Nhận xét kết thúc giờ học: – Cô nhận xét chung tiết học.– Hoạt động chuyển tiếp.

Giáo Án: Tạo Hình: Vẽ Ông Mặt Trời

Hôm nay cô có một món quà đặc biệt, các con có muốn biết đó là món quà gì không? Chúng mình cùng chú ý xem nào!( Côbật đĩa có ghi hình ẳnh ông mặt trời)

– Chúng mình nhìn thấy gì trong băng?

– Ông mặt trời có đẹp không?

– Ai đẵ nhìn thấy ông mặt trời rồi ?

– Con thấy ông mặt trời như thế nào ?

– Có hình gì? Màu gì?

– Ông mặt trời đem tia nắng sưởi ấm cho mọi vật và giúp cho muôn hoa đua nở, chào đón một ngày mới. Chúng mình có muốn vẽ một bức tranh thật đẹp về ông mặt trời không?

a.Cho trẻ quan sát và nhận xét tranh mẫu

– Tranh vẽ gì ? Có đẹp không?

– Ông mặt trời hình gì ?

– Ông mặt trời được tô màu như thế nào?

– Xung quanh ông mặt trời còn có gì?

– Trên bức tranh cô còn vẽ gì nữa ?

*Cô khái quát : Cô vẽ ông mặt trời có màu đỏ rực. Xung quanh ông mặt trời có tia nắng là những nét xiên ngắn và những nét xiên dài xung quanh hình tròn .

– Các con có muốn vẽ những bức tranh thật đẹp để lát nữa tặng các cô các bác ở đây không?

b.Cô vẽ mẫu :

– Cô chọn bút màu đậm để vẽ ông mặt trời

– Cô vẽ ông mặt trời bằng một nét cong tròn khép kín .Sau đó cô vẽ gì nữa ?

– Cô chọn bút màu vàng để vẽ tia nắng

– Cô vẽ tia nắng là những nét xiên ngắn , nét xiên dài xung quanh ông mặt trời.

– Theo các con cô tô màu nào để ông mặt trời thật đẹp ?

– Khi tô, cô tô đều màu và không bị chờm ra ngoài.

(Khi vẽ xong cô nhắc lại cho trẻ cách vẽ ông mặt trời).

*Cô hỏi trẻ cách ngồi, cách cầm bút.

– Muốn vẽ đẹp các con ngồi như thế nào ?

– Cầm bút bằng tay nào?

– Cô ngồi mẫu cho trẻ xem :Tư thế ngồi thẳng lưng, một tay giữ giấy, một tay cầm bút, cầm bút bằng 3 đầu ngón tay.

c. Trẻ thực hiện

*Vẽ trên không

– Tổ chức cho trẻ vẽ.

(Trong khi trẻ vẽ cô đi bao quát giúp dỡ trẻ.Với những trẻ còn lúng túng cô vẽ hướng dẫn trẻ trên 1 tờ giấy để trẻ nắm được.Cô nhắc nhở tô màu không chờm ra ngoài – trong quá trình trẻ vẽ cô để mẫu cho trẻ quan sát và bắt chước vẽ theo)

d. Nhận xét sản phẩm .

– Cô cho trẻ mang tranh lên treo và cho trẻ đứng xung quanh sản phẩm .

+ Con thích bài vẽ của bạn nào nhất ?

+Vì sao con thích ?

+Bạn vẽ ông mặt trời như thế nào ?

+Bạn tô màu đẹp không?

– Cô nhận xét và tuyên dương bài vẽ đẹp.Với những bài vẽ chưa đẹp cô động viên trẻ.

3.Kết thúc:

– Cho trẻ hát bài “Cháu vẽ ông mặt trời”

Đo Vẽ Mặt Cắt Địa Hình, Đo Vẽ Mặt Cắt Dọc, Mặt Cắt Ngang

chúng tôi xin giới thiệu cách đo vẽ mặt cắt địa hình để phục vụ cho việc thiết kế xây dựng công trình

Để phục vụ cho công tác thiết kế, thi công các công trình dạng tuyến như: công trình đường giao thông, các tuyến đường dây tải điện chính vì vậy chúng ta cần phải đo vẽ mặt cắt địa hình

Mặt cắt địa hình thể hiện sự cao thấp của vị trí các địa hình tự nhiên theo một tuyến

Có hai loại mặt cắt là: mặt cắt dọc và mặt cắt ngang

Và để lấy được số liệu độ cao của các điểm thì chúng ta phải trải qua bước đo đạc chênh cao của các điểm bằng và sau đó tính toán xử lý số liệu để đưa ra được độ cao của các điểm so với một mốc chuẩn nào đó

Quy trình đo mặt cắt địa hình

Để đo mặt cắt dọc trên mặt đất ta cần chọn một đường tim, sau này dùng để thiết kế tim công trình. Đường tim là một hệ thống đường gãy khúc có dạng như đường chuyền kinh vĩ nhưng những chỗ gãy khúc được bố trí những đoạn đường cong để phục vụ yêu cầu kỹ thuật.

Chọn đường tim rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến độ chính xác và sự dễ dàng trong việc đo đạc cũng như việc bố trí công trình sau này. Bởi vậy khi lập đường tim phải tiến hành khảo sát từng phần, đặc biệt ở những nơi địa hình phức tạp.

Góc ngoặt đo bằng máy kinh vĩ

Độ dài đo bằng thước thép.

Trên đường tim cứ cách 100m lại đóng một cọc chính ký hiệu là C (C0; C1;C2; Cn) cách 1000m đóng một cọc ký hiệu là cọc K.

Dọc theo đường tim, nơi địa hình thay đổi, đóng cọc phụ(cọc cộng). Phải đo khoảng cách từ cọc phụ tới cọc chính, cũng như khoảng cách từ đỉnh góc ngoặt tới cọc chính

Khi bố trí cọc, cần có bản phác họa đường tim. Trên bản phác họa ghi chú đường giao thông, sông, suối, rừng … hai bên đường tim.

Ngoài ra có thể dùng máy toàn đạc điện tử để xác định vị trí các cọc trên tuyến đường

Sau khi lập xong đường tim, dùng máy thủy chuẩn và mia, đo cao các cọc trên đường tim theo phương pháp đo cao từ giữa.

Tùy theo yêu cầu có thể dùng độ cao nhà nước, có thể cho độ cao giả định của cọc đầu tiên trên đường tim (hình 1)

Đặt máy tại trạm I. Chuyển độ cao từ mốc A( là mốc độ cao nhà nước) đến trạm C0 là cọc đầu tiên của đường tim. Sau đó đo độ cao các cọc trên đường tim, tại mỗi trạm đặt máy đo cọc chính xong tiến hành đo luôn cọc phụ

Ngoài ra chúng ta có thể đặt máy đo luôn bằng cách giả sử độ cao cọc C0 ( tùy theo yêu cầu)

Lập mặt cắt ngang

Đo vẽ mặt cắt dọc là chưa đủ cho công tác thiết kế chính vì vậy chúng ta cần phải đo thêm mặt cắt ngang

Mặt cắt ngang là mặt thẳng góc với đường tim (khi đường tim là một đường thẳng); là đường phân giác (khi đường tim gãy khúc); là đường pháp tuyến (khi đường tim là đoạn cong)

Mặt cắt ngang cần đo ở những vị trí đặc trưng của bề mặt địa hình

Trên đường tim có rất ngiều mặt cắt địa hình

Đo cao trên mặt cắt ngang

Dựa vào vào độ cao các điểm đã biết C0 ( C0; C1; C2; Cn) trên mặt cắt dọc tuyến sau đó phương pháp đo tỏa để đo và tìm độ cao các điểm trên mặt cắt ngang

Phương pháp vẽ mặt cắt dọc và mặt cắt ngang

Dựa trên số liệu đo đạc ta tính độ cao các điểm xong, tiến hành đo vẽ mặt cắt (hình 3)

Thường chọn tỷ lệ đứng lớn gấp 10 lần tỷ lệ ngang (chẳng hạn tỷ lệ ngang 1/2000 → tỷ lệ đứng 1/200 )

Để thuận tiện sử dụng thường chọn độ cao quy ước của bản vẽ (mặt phẳng so sánh hay còn gọi đường chân trời) sao cho điểm thấp nhất trên mặt cắt cũng cao hơn nó 8÷10cm

Ghi các số liệu lên dải tương ứng.

Dựng lưới mặt cắt địa hình 3 để vẽ mặt cắt.

Bộ Tượng Ông Thần Tài Thổ Địa Vẽ Vàng Kim

Chất liệu: Sứ tráng men – Vẽ họa tiết vàng kimKích thước Ông Địa: Cao 21,5 (cm), ngang: 24,5 (cm)Kích thước Ông Thần Tài: Cao 21,5 (cm), ngang: 18 (cm)Thương hiệu: Gốm sứ Hải LongXuất xứ: Gốm sứ Hải Long – Làng gốm Bát Tràng

Cách bài trí Ông Thần Tài – Thổ địa & bài trí đồ thờ cúng trên ban

Trong cùng bàn thờ, một tấm bài vị sẽ được dán ở vị trí trên vách. Ở hai bên, bên trái (hướng nhìn từ ngoài vào ban thờ) là ông Thần Tài, bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát hương, bát hương này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát hương khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 dán dính bát hương xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát hương gọi là bị động bát hương, mọi chuyện trở nên trục trặc liền.

Theo nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả”, các bạn đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái (Nhìn từ ngoài vào). Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền.

Tượng ông địa gốm sứ – Gốm Hải Long

Tượng ông thần tài – Gốm sứ Hải Long

Trái cây nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ “nhất”, các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tượng trưng cho Ngũ hành phát sinh phát triển.

Ông Cóc để bên phải (từ ngoài nhìn vào), hướng cố định đặt Ông Cóc quay vào phía trong Ông Địa – Thần Tại (nhiều người có quan niệm sáng Ông Cóc quay ra cửa, tối quay vào là hoàn toàn sai lầm). Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt nhửng bông hoa trải trên mặt nước (Cái này làm Minh đường tụ thủy – Một cách giữ tiền bọc khỏi trôi đi”.Trên nóc bàn thờ Thần Tài, người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương hay các câu chú Phạn tự để tăng thêm phần bảo vệ cho gia chủ tránh khỏi tai ách.

Hướng đặt Bàn thờ Ông địa và Thần tài theo gia chủ

Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài là từ bàn thờ, Thần Tài phải quản được hết sự vào ra của khách hàng. Có thể đặt theo hướng tốt của chủ nhà, có thể đặt theo cách hứng lấy dòng khí bên ngoài khi vào nhà. Có thể dùng phương pháp Điểm Thần Sát để tính, chọn lấy các cung Thiên lộc, Quý nhân để đặt vị trí bàn thờ.

Văn khấn cúng Ông Địa – Thần Tài

Theo văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là………………………………………

Ngụ tại………………………………………………

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Địa chỉ mua tượng Ông Địa Thần tài

Mua tượng Ông Địa Thần tài bằng gốm sứ cao cấp, chính hãng Bát Tràng tại HN

Mua tượng Ông Địa – Thần tài bằng gốm sứ cao cấp, chính hãng Bát Tràng tại TP HCM

Cách Vẽ Ông Già Noel

Ông già Noel là một nhân vật nổi tiếng phổ biến vào tháng 12 trên khắp thế giới, trang trí các sản phẩm của Coca Cola, sách thiếu nhi, sân trước, v.v.

Trong khi Giáng sinh hoặc các biến thể của nó đã được tổ chức trong nhiều thế kỷ, ông già Noel như chúng ta biết ngày nay là một phát minh tương đối gần đây.

Nguồn gốc của ông già Noel thường được bắt nguồn từ vị giám mục Saint Nicholas thế kỷ thứ tư, cũng như vị thần châu Âu, Wodan, còn được gọi là Odin.

Nicholas đã được biết đến vì sự hào phóng và được nhớ đến vào đầu tháng 12; Lễ kỷ niệm  các linh hồn khác cũng diễn ra trong tháng đó. Cuối cùng, những thứ này đã được đồng hóa vào lễ Giáng sinh được tổ chức vào ngày 25 tháng 12.

Sự xuất hiện hiện đại của ông già Noel được mô tả trong bài thơ “Đêm trước Giáng sinh” năm 1823 và được phổ biến trong phim hoạt hình chính trị. Trong thế kỷ XX, các nhà tiếp thị đã tận dụng hình ảnh này, sử dụng nó để bán các sản phẩm từ thực phẩm và đồ uống đến đồ trang trí, đồ chơi và quần áo.

Bạn có muốn vẽ ông già Noel không? Tất cả những gì bạn cần là một mảnh giấy, bút chì và hướng dẫn vẽ từng bước này. Bạn cũng cần một cục tẩy và bút đánh dấu, bút chì màu, bút màu hoặc sơn.

Nếu bạn thích hướng dẫn này, hãy tìm thêm các hướng dẫn vẽ sau: Tuần lộc, Người tuyết và Elsa trong Frozen.

Hướng dẫn từng bước để vẽ ông già Noel

Bắt đầu bằng cách vẽ một hình bầu dục để phác thảo đầu của ông già Noel.

Vẽ một hình bầu dục nhỏ hơn trong vòng đầu tiên để tạo thành mũi.

Mở rộng hai đường cong từ mỗi bên của mũi, cho phép chúng gặp nhau ở những điểm cùn. Điều này tạo thành ria mép.

Xóa đường dẫn từ giữa hai bên ria mép.

Vẽ một đường lượn sóng, vỏ sò, bao quanh một hình từ đầu này sang đầu kia. Điều này tạo thành râu.

Kéo dài hai đường cong dài xuống từ râu, viền ngoài cơ thể. Kết nối các đường bằng một đường cong dài. Xung quanh phía dưới của hình, vẽ một đường dài, vỏ sò.

Phác thảo cánh tay bằng một đường cong dài, vòng từ vai và vào thân. Vẽ một đường cong ngắn hơn để tạo thành phía bên kia của cánh tay.

Xóa các đường hướng dẫn từ trên cánh tay.

Kèm theo vòng bít của tay áo bằng cách vẽ một loạt các đường nối ngắn, cong.

Đóng tay bằng một đường cong. Thêm chi tiết nơi ngón tay cái và ngón tay gặp nhau bằng cách vẽ một đường cong ngắn.

Xóa các đường hướng dẫn từ tay. Vẽ một hình chữ nhật tròn ở một bên của thân để tạo thành khóa thắt lưng. Vẽ một hình chữ nhật tròn nhỏ hơn trong vòng đầu tiên. Sau đó, vẽ một tập hợp các đường song song kéo dài từ mỗi trong ba cạnh có thể nhìn thấy của khóa thắt lưng, chấm dứt ở rìa thân.

Vẽ bao tải đồ chơi của ông già Noel. Vẽ một đường lượn sóng bên dưới bàn tay của anh ấy để chỉ ra việc mở bao tải. Kéo dài một đường cong dài từ tay anh ta, vòng qua vai anh ta và kết thúc ở dưới cùng của hình. Vẽ một đường cong ngắn hơn kéo dài từ tay và qua vai. Xóa các dòng hướng dẫn khi cần thiết.

Vẽ ba đường ngắn, cong kéo dài từ dưới cùng của hình để phác thảo chân. Kết nối các dòng bằng cách sử dụng một dòng vỏ sò. Kèm theo vòng bít của mỗi chân bằng cách sử dụng một đường vỏ sò.

Vẽ giày của ông già Noel. Đối với mỗi lần khởi động, hãy kéo dài một đường cong dài từ vòng bít để phác thảo phần dưới của giày, vòng quanh để tạo thành phần trên của giày. Kết nối phần trên của giày với vòng bít bằng một đường ngắn và vẽ một đường thẳng song song với đáy giày.

Vẽ cánh tay khác của ông già Noel bằng cách kéo dài một đường cong dài từ vai. Kèm theo một vòng tròn không đều để chỉ tay và sử dụng một đường sò để tạo thành vòng bít. Xóa các dòng hướng dẫn khi cần thiết.

Kèm theo đáy mũ của ông già Noel bằng cách sử dụng một đường sò.

Vẽ một vòng tròn để tạo thành quả bóng phồng ở cuối mũ. Chi tiết nó với một vài đường cong ngắn. Nối nó với vành mũ bằng hai đường cong dài.

Vẽ hai đường cong giữa các phần của ria mép để chỉ miệng và vẽ mỗi lông mày bằng hai đường cong.

Đối với mỗi mắt, vẽ một vòng tròn trong một vòng tròn. Vẽ một vòng tròn nhỏ trong mỗi mắt và che xung quanh nó.

Ông già Noel màu. Ông thường được miêu tả mặc một bộ đồ màu đỏ với viền trắng.