Cách Vẽ Hoa Văn Dân Tộc / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Hoa Văn Trên Trang Phục Dân Tộc

Qua đó làm nổi bật nét tinh hoa văn hóa, quan điểm thẩm mỹ của dân tộc mình, biến những trang phục cùng nghệ thuật tạo hình hoa văn trên đó không chỉ là đồ mặc thông thường trong ngày Tết, lễ hội, hay cưới xin mà còn mang tính thẩm mỹ độc đáo, đi sâu vào đời sống tâm linh của cộng đồng.

Mô típ ngôi sao tám cánh xuất hiện trên nhiều trang trí của các dân tộc

Với sự đa dạng các tộc người khác nhau nên nghệ thuật tạo hình hoa văn dân tộc Việt Nam cũng qua đó mà trở nên phong phú, nhiều kỹ thuật và hình thức thể hiện. Đó chính là nét cá tính, cái riêng, cái độc đáo mà bản thân người nghệ nhân dân tộc này tạo ra trong tác phẩm của mình làm cho nó không bị nhòa lẫn trong các hoa văn dân tộc khác. Qua đó làm nổi bật nét tinh hoa văn hóa, quan điểm thẩm mỹ của dân tộc mình, biến những trang phục cùng nghệ thuật tạo hình hoa văn trên đó không chỉ là đồ mặc thông thường trong ngày Tết, lễ hội, hay cưới xin mà còn mang tính thẩm mỹ độc đáo, đi sâu vào đời sống tâm linh của cộng đồng.

Hoa văn trang trí dân tộc là sản phẩm vật chất của lao động, đồng thời cũng là sản phẩm văn hóa, là biểu hiện sinh động của kỹ thuật thủ công gắn liền với khả năng thẩm mỹ. Mỗi dân tộc có cách tạo hình trang trí và sử dụng trang phục theo những đặc điểm văn hóa riêng của mình. Đó là sự thể hiện một trình độ thẩm mỹ cao, một đời sống tâm hồn giàu chất mỹ cảm nguyên sơ mà phong phú, hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên. Nó đã vượt qua giá trị sử dụng thông thường để đạt đến trình độ khá cao của thẩm mỹ dân gian. Có thể thấy cùng với tiếng nói, hoa văn dân tộc là một di sản văn hóa truyền thống độc đáo mang đặc trưng riêng rất dễ nhận biết của mỗi tộc người.

Mô típ ngôi sao tám cánh của các dân tộc có những biến thể khác nhau

Mô típ hoa văn của các dân tộc nhìn chung đều có phần phức tạp và tỉ mỉ, màu sắc sử dụng phổ biến và chủ yếu là đỏ, vàng, trắng, xanh nổi bật trên nền vải đen để hạ bớt độ chói của các màu nguyên. Màu đen còn là chất vữa gắn các mảng nhỏ lại, bù đắp cho hình họa đã vỡ vụn, nối không màu với mọi màu, nâng màu sắc từ tẻ nhạt lên trang nhã và biến trang phục dân tộc trở thành một đồ án trang trí đầy nghệ thuật. Nghệ thuật tạo hình hoa văn còn thể hiện cả một quá trình lao động vất vả và kiên trì của người phụ nữ các dân tộc.

Về mô típ, hoa văn các dân tộc chung nhau nhiều yếu tố trang trí. Các hoa văn được cách điệu hóa dưới dạng hình học, phần lớn là: ô chéo, ngôi sao tám cánh, móc câu, chữ thập, hồi văn, hình vuông thủng, đường thẳng, hình thoi, đường zích zắc… tuy nhiên mỗi dân tộc đã tiết chế ra những mẫu trang trí khác nhau về tính cách với nhiều biến dạng phong phú mang đậm màu sắc của núi rừng và thiên nhiên. Về mô típ động vật điển hình thì có: rồng, hươu, nhện, bướm, ếch, rùa, công, phượng, chim,… đó là những con vật gắn bó, gần gũi với cuộc sống từng dân tộc, các hoa văn được kết cấu một cách linh hoạt, lồng ghép, chồng xếp, móc nối… trên nền vải nhưng không làm phá vỡ bố cục chung.

Về mặt bố cục, một số kiểu bố cục chung như thành dải và ô chéo cũng xuất hiện trên nhiều trang phục dân tộc nhưng cũng có những khác biệt. Như vậy có thể thấy mỗi một kiểu bố cục, hay một số mô típ hoa văn không phải là đặc thù của một dân tộc mà nó cũng mang đặc thù trong kho vốn chung cổ kính của nhiều cộng đồng khác nhau từng chung sống lâu đời trên đất nước ta. Tuy nhiên mỗi một tộc người đều có những biến thể riêng không thể trộn lẫn.

Trong quy trình tạo hình và trang trí hoa văn trên vải, mỗi một dân tộc lại có những kỹ năng, kỹ xảo khác nhau như triết nếp, khâu đột, khâu luồn sợi, khâu vắt; các kỹ thuật tạo hoa văn như thêu của dân tộc Dao, Phù Lá; in hoa văn bằng sáp ong (kỹ thuật batik) của H’Mông, Dao Tiền; kỹ thuật ikat của Cơ Tu, Khơ Me; ghép vải của dân tộc LôLô, Pu Péo; dệt của Thái, Mường và một số dân tộc Tây Nguyên.

Hoa văn sử dụng kỹ thuật chắp vải trên trang phục dân tộc Lô Lô

Hoa văn sặc sỡ

Kỹ thuật thêu

Kỹ thuật thêu phổ biến ở các dân tộc Dao , Mông , Thái , La Chí . Trong đó Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Coóc Mùn, Dao Ôgang, Dao Quần Chẹt đều có kỹ thuật thêu thoáng trên nền vải đen, vải chàm. Kỹ thuật thêu này để lộ nền đen có tác dụng làm giảm độ rực chói, mạnh mẽ của các mầu nguyên sắc làm cho hòa sắc chung trở nên đồng điệu, trang nhã. Trong đó kỹ thuật thêu của người Dao Tiền khá đặc biệt, không thêu đè lên các sợi vải mà luồn chỉ theo mắt sợi gọi là thêu luồn sợi, thêu ở mặt trái nhưng các hoạ tiết hoa văn lại nổi lên trên mặt phải của vải. Các họa tiết thêu chủ yếu là hình sao tám cánh, hình chữ thập ngoặc đơn và ngoặc kép, hình gà, hình hoa lá…

Người Mông thì có kỹ thuật thêu lát và thêu chéo mũi. Hai cách thêu này làm cho việc tạo nét mềm mại chủ động, phóng khoáng, không bị gò bó như trong kỹ thuật thêu luồn sợi. Trang trí mang được sắc thái rất riêng biệt, có bản sắc thẩm mỹ của dân tộc rất rõ nét.

Dân tộc La Chí thường có hai loại thêu chủ yếu là thêu móc và thêu xuyên. Trong đó, kỹ thuật thêu xuyên đơn giản hơn, nên chủ yếu được dùng để thêu các đường viền, còn thêu móc có độ phức tạp và cầu kỳ gồm các mô-típ hoa văn hình tam giác, hình chấm tròn, hình quả trám… với nhiều gam màu khác nhau là xanh trắng, đỏ, vàng, tím.

Kỹ thuật dệt

Nổi bật cho nghệ thuật dệt vải phải kể đến dân tộc Mường , Thái. Phụ nữ người Mường, Thái hầu như ai cũng biết dệt vải, đó là tiêu chuẩn đánh giá tài năng và sự đảm đang của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng. Do vậy, mặc dù điều kiện sống và các phương tiện rất thô sơ nhưng họ đã dệt được những tấm váy, áo rất đẹp và đặc trưng cho dân tộc mình. Cùng một loại hoa văn nhưng trong quá trình dệt, mỗi người lại cải biên, cách điệu các chi tiết để tạo nên kiểu dáng hoa văn theo ý thích cá nhân. Những người già thường giữ phong cách, quy tắc truyền thống để bảo lưu kỹ thuật dệt và hoa văn mẫu mực đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong khuôn khổ. Các thiếu nữ trẻ khi dệt thường tự do phóng khoáng hơn nên mẫu dệt có phần bị biến cải.

Thổ cẩm của người Mường mang đậm màu sắc hoa văn của núi rừng và thiên nhiên… Hoa văn trên thổ cẩm là những hình cách điệu từ hoa dẻ, hoa hồi, hạt gấc, quả trám… Nhưng độc đáo nhất vẫn là chiếc cạp váy. Cạp váy dệt bằng sợi tơ tằm với nhiều loại hoa văn trang trí trong đó có hoa văn động vật (phổ biết nhất là các mô – típ rồng, phượng, hươu, rùa, cá, nhện) hoa văn thực vật (hoa sen, hoa cà) và hoa văn hình học. Bên cạnh đó, những dân tộc trên dãy Trường Sơn như người Cơ Tu và Tà Ôi ngoài việc dệt hoa văn bằng chỉ màu, họ còn có sở trường dệt hoa văn bằng hạt cườm, tạo nên những hình ảnh sống động.

Kỹ thuật batik

Kỹ thuật này được sử dụng phổ biến ở người H’Mông và Dao Tiền. Người ta vẽ hoa văn bằng sáp ong bằng cách nhúng bút vẽ vào sáp ong nấu chảy rồi vẽ lên vải mộc các họa tiết hoa văn. Sáp ong sẽ dính lại trên nền vải, sau đó tấm vải được đem đi nhuộm chàm nhiều lần cho đến khi có được màu như ý muốn. Những chỗ vẽ sáp ong thì nước chàm sẽ không thấm vào. Sau khi giặt và phơi khô, người ta nấu chảy sáp ong đi cho sáp ong bám trên nền vải tan ra tạo những họa tiết trắng trên nền vải chàm sẫm. Ngoài ra họ cũng in sáp ong bằng cách dùng khuôn có chạm khắc các học tiết trang trí sẵn rồi nhúng vào sáp ong được đun nóng và dập lên vải mộc.

Kỹ thuật Ikat

Là kỹ thuật “nhuộm bao sợi”. Để có được những dải hoa văn gợn sóng trên vải thổ cẩm, người thợ dệt phải thực hiện qua nhiều công đoạn bằng cách che chắn, bao các đoạn sợi lại rồi mang đi nhuộm màu để sau đó chúng có tông màu đậm, nhạt khác nhau. Hoa văn này tuy đơn giản, không nổi bật như hoa văn hạt cườm hay hoa văn chỉ màu nhưng có màu sắc tự nhiên, mộc mạc, cổ xưa, những đường nét mờ ảo như mây như sóng. Tuỳ theo ý đồ trang trí của người thợ dệt, hoa văn gợn sóng được bố trí thành từng mảng, từng vệt dàn trải, chạy đều trên toàn bộ tấm vải dệt. Trước đây kỹ thuật này khá thịnh hành ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên nhưng nay đã thất truyền, chỉ còn người Cơ Tu ở làng Công Dồn (Nam Giang) nắm giữ kỹ thuật Ikat.

Hoa văn thêu chữ vạn đơn, chữ vạn kép của dân tộc Dao

Hoa văn bằng sáp ong của dân tộc Mông

Kỹ thuật chắp vải

Chắp vải là kỹ thuật tạo hoa văn bằng nhiều miếng vải nhỏ, màu sắc khác nhau khâu lên trên một tấm vải đơn sắc, đây là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến ở dân tộc Lô Lô đen, Lô Lô hoa, Pu Péo và H’Mông. Trong những khuôn thức bố cục chặt chẽ, các màu nguyên sắc được bố trí bên nhau làm rõ, làm tăng độ tương phản vốn có khiến hòa sắc trở nên rực rỡ, tươi sáng. Người Pu Péo thì ghép trên trang phục các dải hoa văn chắp ghép bằng vải mầu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng, nổi lên rực rỡ viền quanh 2 tà áo. Các hình tam giác, quả trám, hình chữ nhật là những hình cơ bản được chắp ghép một cách tỉ mỉ, khéo léo trên tấm choàng phủ trước váy, quanh gấu váy và trên khăn đội đầu. Nhiều mẫu trang trí bằng cách chắp vải tạo nên các họa tiết hình mào gà, mặt trời thể hiện những ý niệm chung về tín ngưỡng sùng bái. Người H’Mông có kỹ thuật đáp vải rất tinh xảo gọi là “đáp vải ngược”, nghĩa là mảnh vải đáp được cắt lượn thành các hoạ tiết rồi đáp lên y phục để lộ màu nền bên dưới.

Cùng màu sắc và kỹ thuật thể hiện, các mô típ hoa văn trở nên vô cùng tinh tế, bố cục chặt chẽ, hòa sắc rực rỡ và mang tính đặc trưng riêng. Có thể khẳng định, hoa văn cũng là một trong những nguồn sử liệu quý khi nghiên cứu về lịch sử văn hoá tộc người.

Mô típ ngôi sao tám cánh xuất hiện trên nhiều trang trí của các dân tộc nhưng có những biến thể khác nhau

Hoa văn thêu của dân tộc Phù Lá

Đối với đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam, văn hoá dân tộc luôn có giá trị là kiến thức nền tảng, vì vậy chúng ta không những cần phải tiếp thu những xu hướng nghệ thuật mới, những công nghệ tiên tiến, hiện đại của nhân loại, mà bên cạnh đó cần phải biết kết hợp nhuần nhuyễn với bản sắc riêng của dân tộc mình để đem đến những tác phẩm độc đáo và ấn tượng, toát lên được “hồn cốt” của những giá trị văn hóa lâu đời tại Việt Nam mà vẫn mang hơi thở thời đại. Do vậy việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc đặc biệt là nghệ thuật tạo hình hoa văn trang phục cần phải được coi trọng, đi sâu nghiên cứu để phục vụ cho chính cuộc sống hôm nay.

Tóm tắt nghệ thuật tạo hình hoa văn dân tộc

Nghệ thuật tạo hình hoa văn dân tộc Việt Nam rất phong phú, nhiều kỹ thuật và hình thức thể hiện. Đó chính là nét cá tính, cái riêng, cái độc đáo mà bản thân người nghệ nhân dân tộc này tạo ra trong tác phẩm của mình làm cho nó không bị nhòa lẫn trong các hoa văn dân tộc khác. Nó đã vượt qua giá trị sử dụng thông thường để đạt đến trình độ khá cao của thẩm mỹ dân gian. Có thể thấy cùng với tiếng nói, hoa văn dân tộc là một di sản văn hóa truyền thống độc đáo mang đặc trưng riêng rất dễ nhận biết của mỗi tộc người. Mô típ hoa văn của các dân tộc nhìn chung đều có phần phức tạp và tỉ mỉ, màu sắc sử dụng phổ biến và chủ yếu là đỏ, vàng, trắng nổi bật trên nền vải đen để hạ bớt độ chói của các màu nguyên. Về mặt bố cục, một số kiểu bố cục chung như thành dải và ô chéo cũng xuất hiện trên nhiều trang phục dân tộc tuy nhiên mỗi một tộc người đều có những biến thể riêng không thể trộn lẫn. Trong quy trình tạo hình và trang trí hoa văn trên vải, mỗi một dân tộc lại có các kỹ thuật tạo hoa văn riêng như thêu của dân tộc Dao, Phù Lá; in hoa văn bằng sáp ong (kỹ thuật batik) của Mông, Dao Tiền; kỹ thuật ikat của Cơ Tu , Khơ Me ; ghép vải của dân tộc LôLô, Pu Péo ; dệt của Thái, Mường và một số dân tộc Tây Nguyên. Cùng màu sắc và kỹ thuật thể hiện, các mô típ hoa văn trở nên vô cùng tinh tế, bố cục chặt chẽ, hòa sắc rực rỡ và mang tính đặc trưng riêng. Có thể khẳng định, hoa văn cũng là một trong những nguồn sử liệu quý khi nghiên cứu về lịch sử văn hoá tộc người.

Theo vietnamfineart.com.vn

Đề xuất

Chép Họa Tiết Trang Trí Dân Tộc

a/ Hoạt động 1: Vào bài: Trang trí là một phần không thể thiếu đối với cuộc sống của chúng ta và trong các công trình kiến trúc. Từ xưa, cha ông ta đã sử dụng những hình ảnh gắn liền với cuộc sống để làm đẹp thêm cho nhà cửa, hang động, cung điện,… Họa tiết rất đa dạng và phong phú. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu và chép một số họa tiết dân tộc.b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:Cho HS đọc phần I/ SGK/ 74 để thấy họa tiết trang trí của dân tộc Việt Nam rất phong phú và đa dạng.Cho HS quan sát hình ảnh ở ĐDDH MT6 để nắm được đặc điểm của họa tiết dân tộc.Đặt câu hỏi cho HS trả lời:Tên họa tiết, họa tiết này được trang trí ở đâu?Đình, chùa, bình, đĩa, thổ cẩm,…Hình dáng chung của các họa tiết?Hình tròn, vuông, tam giácBố cục?Đối xứng, nhắc lại, xen kẽ, …Hình vẽ?Hoa lá, chim muông,…Đường nét?Mềm mại, khỏe khoắnMàu sắc?Rực rỡ GV nhấn mạnh:Họa tiết dân tộc kinh: nét vẽ mềm mại, uyển chuyển, phong phú.Họa tiết miền núi: giản dị, chắc khỏe, sử dụng hình kỉ hà.c/ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS cách chép họa tiết dân tộc:Giới thiệu cách vẽ ở ĐDDH MT6.

Đặt câu hỏi cho HS trả lời:Muốn chép họa tiết ta phải làm gì?Quan sát, tìm đặc điểm của họa tiết

Bước 2 thực hiện như thế nào? Vì sao?Phác khung hình và vẽ đường trục. Vì như thế mới vẽ chính xác và cân đốiSau khi có khung hình có nên vẽ ngay chưa? Ta phải làm gì? Chưa, phải phác hình bằng các nét thẳng

d/ Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài:Giao việc cho HS:Chọn họa tiết để vẽ. Bố cục vừa với khổ giấy.Vẽ xong tô màu theo ý thích.Hướng dẫn HS bố cục lên giấy cho đẹp.Động viên HS làm bài.* Lưu ý những chỗ chưa đúng để HS hoàn thiện bài có kết quả tốt.

I. Quan sát, nhận xét các họa tiết trang trí:

II. Cách chép họa tiết dân tộc:_ Quan sát, nhận xét tìm ra đặc điểm của họa tiết._ Phác khung hình và đường trục

_ Phác hình bằng các nét thẳng.

_ Hoàn thiện và tô màu theo ý thích.

III. Thực hành:Vẽ trang trí: Chọn chép và tô màu họa tiết dân tộc mà em thích.

Câu hỏi củng cố và luyện tập:Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ họa tiết.Quan sát, nhận xét tìm ra đặc điểm của họa tiết.Phác khung

Soạn Bài Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Dân Tộc

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 53 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

a. Các luận điểm chính của bài:

– Mở bài

– Thân bài gồm 3 luận điểm

+ Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ yêu nước.

+ Luận điểm 2: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng chiến chống Pháp.

+ Luận điểm 3: Lục Vân Tiên, một tác giả lớn.

– Kết bài

b. Cách sắp xếp các luận điểm như vậy là phù hợp với nội dung của bài viết. Cách sắp xếp luận điểm ở trong tác phẩm khác với trật tự thông thường ở chỗ tác giả nói về con người cũng như tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu sau đó mới trình bày những nét đặc sắc trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 2 Câu 2 (trang 53 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy” vì:

– Câu văn không trau chuốt, gọt dũa mà chân thực. Ánh sáng mà tác giả nói đến là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị,…

– “Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy” tức là phải kiên trì, nghiên cứu thì mới khám phá được vẻ đẹp ấy.

– Nguyễn Đình Chiểu mới được biết đến qua tác phẩm Lục Vân Tiên, ngay cả với tác phẩm này cũng bị hiểu thiên lệch về nội dung và về văn.

– Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu còn rất ít được biết đến.

Câu 3 Câu 3 (trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1) Tác giả giúp chúng ta nhận ra nhiều ánh sáng khác thường của ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu:

– Cuộc sống và quan niệm sáng tác:

+ Đồ Chiểu là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc.

+ Ông sử dụng thơ văn như vũ khí chống lại bọn xâm lược, ca ngợi chính nghĩa và đạo đức.

– Thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu làm sống lại phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ, ông cũng là lá cờ đầu trong dòng chảy thơ văn yêu nước cuối thế kỉ XIX, đặc biệt có giá trị là các bài như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Xúc cảnh.

– Truyện Lục Vân Tiên:

+ Nội dung tuy không mới khi đề cao chính nghĩa, đức hạnh nhưng tạo được những tấm gương gần gũi, sống động, cảm xúc.

+ Hình thức văn chương không trau chuốt, hoa mĩ mà nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn từ đầu đến cuối.

Câu 4 Câu 4 (trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay.

– Có rất ít người biết đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.

– Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu kháng chiến chống Pháp.

– Khôi phục lại giá trị đích thực.

Câu 5 Câu 5 (trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây:

– Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi.

– Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình.

Luyện tập Câu hỏi (trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Việc học những tác phẩm như ” Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong nhà trường là rất bổ ích. Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc vẫn là một tác phẩm vô giá.

* Giá trị nội dung:

– Là trang sử vẻ vang của nhân dân Nam Bộ trong buổi đầu kháng chiến chống giặc Pháp xâm lược.

– Là bài ca về những người anh hùng nông dân thất thế nhưng họ vẫn luôn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.

– Ghi lại cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân ta, tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc.

* Giá trị nghệ thuật

– Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén

– Kết hợp chặt chẽ nghị luận với biểu cảm

– Hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc

Bố cục Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (từ đầu đến “cách đây một trăm năm”): Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của dân tộc

– Phần 2 (tiếp đó đến “hay của Lục Vân Tiên”): Giải quyết vấn đề: Vài nét về con người Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên là một tác phẩm có giá trị

– Phần 3 (còn lại): Kết thúc vấn về: Cuộc sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là môt tấm gương sáng cho toàn dân tộc.

ND chính

Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của tổ quốc lúc bấy giờ và thời đại hiện nay. Đồng thời, tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam.

chúng tôi

Tuần 4. Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc

Tác giả: Phạm Văn ĐồngNGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘCI. TIỂU DẪN:1.Tác giả: (1906 – 2000) -Là một nhà cách mạng lớn của nước ta trong thế kỉ XX. -Còn là một nhà giáo dục tâm- huyết và một nhà lí luận văn hóa văn nghệ. – Ông có nhiều tác phẩm quan trọng về văn học nghệ thuật.2. Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời: -Nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (1888 – 1963), đăng trên Tạp chí Việt Nam số tháng 7-1963 -Bài văn được viết giữa lúc cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước đương diễn ra sôi nổi ở quê hương Nguyễn Đình Chiểu.Nhằm cổ vũ phong trào yêu nước đang dấy lên mạnh mẽI. TIỂU DẪN: Thể loại: Văn nghị luận -Nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, quan điểm về một số vấn đề nào đó (chính trị, văn học, đạo đức, lối sống …) -Bố cục, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng xác đáng, lời văn hùng hồn, gợi cảm.I. TIỂU DẪN:c. Bố cục:– Bố cục logic chặc chẽ gồm 3 phần: + Phần 1: từ “Ngôi sao NĐC … cách đây 100 năm”. ( luận điểm xuất phát) : cách nhìn mới mẻ về thơ văn NĐC. + Phần 2: từ “NĐC là 1 nhà thơ yêu nước … Lục Vân tiên”. (luận điểm chứng minh): phân tích và bàn bạc về thơ văn yêu nước chống Pháp và tác phẩm Lục Vân Tiên. + Phần 3: phần còn lại ( luận điểm kết thúc): kết luận, đánh giá đúng vị trí của NĐC trong văn học dân tộc theo cách nhìn mới mẻ của tác giả. I. TIỂU DẪN:Nguyễn Đình Chiểu là vì sao có ánh sáng khác thườngÁnh sáng khác thường Trong cuộc đời và Quan niệm thơ văn. Ánh sáng khác thường trong thơ văn Yêu nướcÁnh sáng khác thườngTrong “Lục Vân Tiên”Vẻ đẹp nhân cách và vị trí Nguyễn Đình Chiểu trong văn học dân tộc Bố cục tác phẩm rõ ràng, lập luận chặt chẽ,các luận điểm triển khai đều bám sát vào vấn đề trung tâm của bài viết đã nêu từ phần đặt vấn đề Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của dân tộc, cần phải được nghiên cứu tìm hiểu, đề cao hơn nữa. 2 lí do làm “ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu” chưa sáng tỏ 1963 – phong trào đấu tranh chống Mỹ đang diễn ra sôi nổi, rộng khắp Đề cao nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu có ý nghĩa cổ vũ, động viên tinh thần yêu nước. Cách mở bài độc đáo, cách so sánh giàu hình ảnh, thể hiện được thái độ của tác giả. II. Đọc – hiểu văn bản: 1.Nêu vấn đề: -Lý giải nguyên nhân:*”Lúc này”: 2.Luận điểm chứng minha/ “Ánh sáng khác thường” trong cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.+ Làm người phải có khí tiết (tức là phải có tâm hồn trong sáng, không vì lợi lộc hay quyền thế mà đánh mất mình, làm điều phi nghĩa). Làm người, phải phấn đấu vì nghĩa lớn, vì đất nước, dân tộc. Cuộc đời của NĐC là cuộc đời của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn : “đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng”.

+ Văn thơ phải là vũ khí chiến đấu cho nền độc lập của dân tộc, cho chính nghĩa. Nhà thơ phải là chiến sĩ, dùng ngòi bút của mình phục vụ sự nghiệp lớn của toàn dân tộc:”Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.b/”Ánh sáng khác thường” trong thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu.Trước hết, tác giả đã tái hiện lại hoàn cảnh lịch sử “suốt 20 năm trời” sau thời điểm 1860.Thơ văn NĐC đã làm sống lại phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Bộ (mối quan hệ: VH& XH). + Các bài văn tế là “khúc ca những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang”, “ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ trọn nghĩa với dân”. Nhận xét chính xác nội dung thơ văn yêu nước NĐC. Đánh giá cao tài xây dựng tượng đài người nghĩa sĩ nông dân của NĐC. -So sánh: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” với “Bình Ngô đại cáo”. tác giả khẳng định : Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là “khúc ca của những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang”. Lần đầu tiên trong văn học hình tượng người nghĩa sĩ xuất thân từ nông dân bỗng chốc trở thành anh hùng.– Điểm xuyết thêm: “những đóa hoa,những hòn ngọc đẹp” như “Xúc cảnh”. Tính chất phong phú và giá trị nhiều mặt của thơ văn yêu nước NĐC mà còn cho thấy “nhà thơ mù xứ Đồng Nai” đã bằng nhiều cách, nhiều con đường khác nhau biến văn chương thành “vũ khí tinh thần” phục vụ cuộc đấu tranh của dân tộc.

– Mở rộng vấn đề: đặt các tác phẩm của Đồ Chiểu vào khu vườn thơ văn kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ với tên tuổi các nhà thơ, nhà văn tiêu biểu. Khẳng định văn chương gắn chặt lịch sử- xã hội. Tôn vinh, ngợi ca lòng yêu nước và tài năng của con người Nam Bộ mà Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu.Cách lập luận chặt chẽ (từ chung đến riêng, từ cụ thể đến khái quát, kết hợp cả hai phép lập luận diễn dịch và quy nạp) , lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục làm: nổi bật vẻ đẹp đáng trân trọng, kính phục về con người và thơ văn NĐC; và một trái tim xúc động, một trí tuệ sâu sắc của người viết.Phạm Văn Đồng đã viết đoạn nghị luận về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu bằng cả con tim và khối óc của mình.c/”Ánh sáng khác thường” trong truyện thơ Lục Vân Tiên.– Khẳng định giá trị: LVT là “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý…ca ngợi những con người trung nghĩa”. Có như vậy mới thật sự hiểu đúng, thấy hết giá trị của “tác phẩm lớn nhất” này.– Nêu lên sự thật :+ Về tư tưởng : “Những giá trị luân lý…có phần đã lỗi thời”.+ Về nghệ thuật : “Văn chương LVT” có chỗ “lời văn nôm na, không hay lắm”.Cần phải có một cái nhìn đồng bộ, từ nhiều góc độ khác nhau, cả trong và ngoài tác phẩm. Phải xem xét tác phẩm trong những hoàn cảnh sáng tác và tiếp nhận cụ thể. Sự thừa nhận, yêu mến của công chúng đặc biệt là đông đảo quần chúng nhân dân chính là một thước đo quan trọng để đánh giá giá trị của tác phẩm.

– Nêu lên 3 luận cứ:+ Tác phẩm mang những nội dung tư tưởng, đạo đức gần gũi với quần chúng nhân dân.+ Tác phẩm được nhân dân cảm xúc và thích thú.+ Tác phẩm có một lối kể chuyện “nôm na”, “dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá trong dân gian”. Khẳng định giá trị lớn của tác phẩm LVT.Tác giả xem xét giá trị của LVT trong mối quan hệ mật thiết với nhân dân.Tác giả lập luận theo hình thức “đòn bẩy” tức là bắt đầu bằng sự hạ xuống (thừa nhận những hạn chế của Lục Vân Tiên) nhưng hạ xuống để nâng lên, để khẳng định rõ hơn, nổi bật hơn giá trị của tác phẩm. 3. Luận điểm kết thúc:– Khẳng định:”đời sống và sự nghiệp của NĐC là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng”.

– Ý nghĩa sâu sắc:+Tưởng nhớ, tôn vinh người con vinh quang của dân tộc.+Thấy được mối quan hệ giữa văn học và đời sống.+ Đề cao vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận VHNT. Cách lập luận quen thuộc trong một bài văn nghị luận: khẳng định vấn đề, rút ra bài học và phương hướng hành động thiết thực.4.Giá trị nghệ thuậta.Lập luận chặt chẽ, logic -Bố cục rõ ràng, mạch lạc -Ở mỗi phần có phân tích , đánh giáb.Hình ảnh, ngôn từ trong sángc.Kết hợp biểu cảm trong văn nghị luận *Tác dụng: -Đánh giá, tổng kết được các giá trị cơ bản trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu một cách đầy đủ, toàn diện. -Trực tiếp thể hiện thái độ trân trọng, cảm hứng ngợi ca. -Bài viết hấp dẫn, giàu sức thuyết phục.-Nội dung: Bài viết đã khẳng định được vẻ đẹp đáng trân trọng về con người và thơ văn NĐC; thể hiện cảm xúc, nhiệt huyết của tác giả, một con người gắn bó với Tổ quốc, nhân dân, biết trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc. -Nghệ thuật: Bài viết là 1 áng văn nghị luận tiêu biểu với bố cục chặt chẽ, văn phong trong sáng, giàu cảm xúc.II. Tổng kết