Cách Vẽ Hoa Mai Bằng Màu Nước / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Kỹ Thuật Vẽ Hoa Bằng Màu Nước

Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước – Đỏ (Phần 5)

Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước – Đỏ (Phần 5)

Dùng dung dịch chuyên dùng để che đầu nhị hoa. Chỉ một ít lộ ra, nhưng chúng sẽ thêm sự lấp lánh cho màu đỏ. Vẽ cuống hoa bằng màu pha vàng cam và xanh lá, cho phép cả hai hòa lẫn vào nhau.

Dùng dụng cụ mảnh và đỏ cờ để tạo nhị hoa. Vẽ lớp thứ hai gần hơn bằng màu đỏ tươi.

Thêm chiều sâu cho vùng bóng bằng cách thêm nâu đỏ vào màu xóa. Tẩy dung dịch chuyên dùng bằng gôm.

Quét mỏng màu đỏ bầm (đỏ bạc-đô) lên cánh hoa hướng ra ánh sáng. Chấm nhẹ những vùng sáng rồi tô màu xanh đậm và màu pha xanh biếc/ nâu đỏ.

Vẽ mặt trong chuông bằng màu nâu đỏ và đỏ bầm (đỏ bạc-đô)/ xanh biếc. Cho phép thuốc màu chảy vào vùng đậm nhất.

Dùng cọ mảnh và màu sắc khác nhau để thêm nhị hoa, chi tiết cánh hoa.

Vẽ một chút màu vàng chanh nhạt lên cánh hoa hướng lên. Thêm màu pha hồng bền màu và đỏ tươi như là lớp màu lót đầu tiên. Cho phép thuốc màu tụ lại trên rìa cạnh dưới.

Thêm màu pha đỏ bầm (đỏ bạc-đô) và đỏ tươi vào cánh hoa đậm. Nghiêng tờ giấy để cho thuốc màu yên vị quanh rìa cạnh sắc của cánh hoa nhạt.

Tiếp tục thêm thuốc màu đậm hơn vào vùng cách xa ánh sáng, nghiêng tờ giấy để tạo rìa cạnh có nếp nhăn. Màu đậm nhất là đỏ tươi với ít màu xanh biếc.

Làm ướt từng cánh hoa. Thêm chút màu xanh cobalt vào rìa cạnh dưới. Thêm màu pha đỏ bầm (đỏ bạc-đô) và xanh cobalt ngay trên, kèm theo màu đỏ bầm (đỏ bạc-đô) ở giữa trên.

Dùng chút màu xanh biếc để vẽ bóng ở cánh hoa thứ hai. Vẽ màu xanh cobalt lên mặt sáng của thân hoa. Dùng màu đỏ bầm (đỏ bạc-đô) và xanh cobalt trên mặt bóng, cho phép cả hai hòa lẫn.

Dùng màu đỏ tươi/đỏ bầm (đỏ bạc-đô) cho cánh hoa trước. Vẽ bông hoa sau và chồi non bằng nước màu lót nhạt của màu pha đã dùng ở bước 1. Rửa sạch một số phần của cánh hoa trước và thêm màu vàng nghệ đậm vào tâm hoa.

Làm ướt hình dạng cánh hoa. Nhỏ màu pha hồng bền màu và đỏ tươi vào. Rửa sạch thuốc màu ở những vùng sáng.

Vẽ màu pha đậm hơn cho cánh hoa gần. Dùng thuốc màu loãng cho bông hoa ở xa.

Tô bóng vài gân cánh hoa bằng màu pha đậm. Thêm chút màu xanh cobalt vào đầu cánh hoa dưới.

Làm ướt từng cánh hoa rồi nhỏ màu vàng nghệ và đỏ cờ vào cho nó tụ đến đế hoa. Thêm chút màu xanh lá khi nó khô đi.

Vẽ cánh hoa như trước. Thêm chút màu đỏ bầm (đỏ bạc-đô) vào bóng đổ của cánh hoa.

Dùng thuốc màu đậm với nhiều màu sắc cho chi tiết cánh hoa.

Vẽ cánh hoa trên bằng hồng bền màu. Chừa lại mảng sáng để cho thấy bề mặt óng ánh.

Thêm màu đỏ tươi vào vùng tối và màu pha cả hai cho bóng đổ của cánh hoa. Quét mỏng màu tím hồng lên cánh hoa dưới. Nhỏ chút hồng bền màu vào.

Tô điểm chi tiết hoa bằng màu sắc thích hợp.

Tô màu vàng nghệ loãng tại nơi ánh sáng chiếu vào đầu cánh hoa. Nhỏ màu đỏ tươi vào trong lúc nó còn ướt.

Vẽ thêm các cánh hoa khác bằng màu đỏ tươi. Thêm chút màu nâu đỏ vào nơi cánh hoa phủ lên nhau.

Thấm ướt từng đôi giữa rồi nhỏ màu vàng nghệ, đỏ tươi và xanh lá vào. Quét mỏng màu đỏ tươi và nâu đỏ lên cánh hoa cách xa nguồn sáng nhất. Vẽ gân lá trên vài cánh hoa để làm chúng sắc nét.

Hoa Anh Túc có phẩm chất của lụa nhàu, giòn và giống như giấy. Bóng đổ của cánh hoa thường là khối những tam giác và hình thoi li ti; mép cánh hoa có răng cưa. Bức vẽ này thể hiện màu sắc và sức sống của chùm hoa nở rộ. Màu sắc từ hồng bền màu qua đỏ tươi và nâu đỏ đến đỏ bầm, đồng thời được vẽ ướt.

Hoa văn khó biết trước khi nhỏ thuốc màu ướt vào thuốc màu đang khô đã được khai thác ở đây nhằm tạo cánh hoa có đường viền.

Cánh hoa tỏa ra của bông hoa anh túc này được nhấn mạnh bằng những đường rạch vào giấy. Thuốc màu sẫm yên vị và nước màu lót nhạt được phép hòa lẫn phía trên.

Hình dạng đặc biệt của bông hoa anh túc này được tạo nhờ những vùng tô màu xung quanh nó và độ đục được tăng lên qua cường độ của tông màu. Trọng tâm là nối cuống hoa với bông hoa.

Mách Bạn Một Số Kỹ Thuật Vẽ Hoa Hồng Bằng Màu Nước

Học vẽ không chỉ là tập luyện chăm chỉ mà còn cần chút sáng tạo mang dấu ấn cá nhân. Học vẽ màu nước cũng không phải là ngoại lệ. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những nội dung cần thiết khi học vẽ màu nước thông qua bài mẫu vẽ hoa hồng bằng màu nước.

Cùng tìm hiểu một số kỹ thuật vẽ màu nước

Kỹ thuật flat wash

Đây là kỹ thuật đầu tiên mà bạn nên học, flat wash là một lớp màu nước mịn và đều. Dùng cọ flat lớn là thích hợp nhất cho kỹ thuật này, nó giúp bạn giảm số lần tô, màu đều hơn.

Đầu tiên, bạn làm ướt cọ bằng nước và màu, sau đó quẹt cọ theo đường thẳng ngang với tờ giấy, dùng lực ấn thật nhẹ nhàng. Lặp đi lặp lại bước trên bạn sẽ được một lớp màu đều. Có thể ban đầu sẽ hơi khó nhưng luyện tập nhiều sẽ quen hơn, thuần thục hơn.

Kỹ thuật graded wash

Đây là kỹ thuật cao hơn kỹ thuật ở trên, ngoài việc tập trung vào độ chính xác, bạn cần biết cách kiểm soát, vì khi graded màu sẽ đậm dần hoặc nhạt dần theo nét cọ.

Bắt đầu giống như ở kỹ thuật trên, tới nét thứ hai thì bạn có thể thêm nước để làm nhạt màu hoặc thêm màu để tăng độ đậm. Tiếp tục làm như vậy cho tới khi đạt được màu bạn mong muốn.

Kỹ thuật wet in wet

Là một trong những kỹ thuật vẽ màu nước cơ bản nhất, có thể tạo ra hiệu ứng nhòe rất đẹp. Bạn cần một bình xịt nước và một miếng bọt biển cho kỹ thuật này.

Đầu tiên, bạn xịt nước lên mặt giấy rồi lấy miếng bọt biển thoa đều nước ra khắp mặt giấy, sau đó chỉ việc tô màu lên.

Kỹ thuật dry brush

Là kỹ thuật dùng màu gần như khô tô lên mặt giấy khô, kỹ thuật này tạo ra hiệu ứng có hoa văn sần, nên thường dùng để vẽ những vật ở gần hay có hoa văn gồ ghề. Đặc biệt trong trường hợp bạn tô toàn bộ phần còn lại của bức tranh bằng kỹ thuật vẽ màu nước ướt thì nét của phần cọ khô sẽ rất nổi bật đấy.

Nắm chắc các kỹ thuật vẽ màu nước bạn có thể hoàn toàn tự tin tạo nên những bức tranh đẹp.

Dụng cụ cần thiết

Bút chì màu nước

Một cốc nước

Một cục gôm trắng dẻo hoặc gôm trong hội họa

Giấy vẽ màu nước

Cọ với nhiều kích thước khác nhau

Để an toàn, bạn có thể tạo bảng màu trước bằng cách tô màu thành một vùng nhỏ rồi dùng cọ phết nước lên. Sẽ giúp bạn biết được màu trông như thế nào.

Tô nhiều lớp màu lên nhau và thêm nước. Sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng màu đẹp mắt và sống động.

Bắt đầu vẽ từ trong ra ngoài, điều này sẽ giúp cho bức tranh của bạn trông tự nhiên hơn.

Đi mảng màu loãng phủ kín bề mặt giấy với nhiều màu khác nhau. Sao cho phù hợp với mục đích mà bạn muốn vẽ.

Khi màu khô, tiếp tục tăng sắc độ màu theo ý của bạn.

Hoàn thiện bài vẽ, điều chỉnh màu tổng thể sao cho phù hợp và ứng ý nhất. Vậy là bạn đã hoàn thành xong bức tranh vẽ hoa hồng bằng màu nước rồi đấy.

Một số lời khuyên khi vẽ hoa hồng bằng màu nước

Khi tô màu với nước, bạn sẽ tô từ vùng có màu nhạt sang vùng có màu đậm. Không nên tô theo chiều ngược lại vì cọ sẽ kéo màu đậm sang khu vực màu nhạt.

Đường bút chì và đường sơn bằng cọ nên tuân theo đường nét của đối tượng.

Nếu có vùng màu quá đậm trước khi thêm nước. Bạn cũng có thể dùng gôm dẻo để làm cho màu nhạt hơn. Cách này rất dễ dàng và cũng không gây ảnh hưởng như khi bạn dùng các loại gôm khác.

Nên tô màu lên phông nền trước nếu như bạn muốn có phông nền.

Không dùng bút chì tô lên khu vực còn ướt. Vì nó tạo nên lớp màu đậm hơn không thay đổi được.

Tô thật nhạt và đều, những chỗ màu đậm sẽ không bị trôi hoặc không làm ảnh hưởng đến bề mặt giấy.

Bạn có thể xóa những lỗ nhỏ bằng cách thêm nhiều nước hơn. Sau đó dùng khăn giấy thấm bớt nước. Việc này rất hiệu quả khi bạn muốn làm nhạt màu những vùng nhỏ, không có màu tô sáng.

Học vẽ cùng jolla

Rất hi vọng được đồng hành cùng bạn trên chặng đường theo đuổi đam mê của mình!

Mọi thông tin chi tiết về các khóa học và chương trình học vui lòng liên hệ với chúng tôi!

Tạo Hình: Vẽ Hoa Đào, Hoa Mai

Trẻ biết gọi tên các bông hoa có cánh hoa khác nhau: hoa đào, hoa mai. Biết hoa đào, hoa mai cánh gì? màu gì? Là loại hoa của mùa xuân.

Trẻ ngồi đúng tư thế, biết cách cầm bút bằng 3 ngón tay để các bông hoa để tạo thành bức tranh đẹp, màu sắc hài hoà, bố cục cân đối…

– Có thái độ kiên trì thực hiện để tạo ra sản phẩm của mình.

– Biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. Bảo vệ các loại hoa.

– Biết ý nghĩa của mùa xuân, luôn yêu quý chào đón mùa xuân đến.

– Đồ dùng của cô: 2 bức tranh.

+ 1 Bức tranh hoa mai, 1 bức tranh hoa đào. Giấy, bút chì, bút màu.

+ 2 giá tạo hình, một số kẹp.

– Đồ dùng của trẻ: Giấy A4, bút chì, bút màu đủ trẻ.

– Cô cất cho trẻ hát bài “Mùa xuân”, gợi hỏi trẻ:

– Các cháu vừa hát bài hát nói về mùa gì? Mùa xuân có hoa gì?

– Hoa gì đặc trưng chỉ nở vào mùa xuân? Vậy mùa xuân đến các cháu sẽ đón ngày gì?

* Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu và đàm thoại.

– Cô đưa 2 bức tranh ra cho trẻ quan sát và gợi hỏi:

– Cô có bức tranh về hoa gì đây? Hoa đào màu gì?

– Cánh của hoa đào như thế nào? Nhuỵ của hoa đào màu?

– Hoa mai cô hỏi tương tự như hoa đào?

– Cô sẽ vẽ bức tranh hoa đào để tặng bạn đấy, các bạn hãy nhìn khi cô vẽ cô cầm bút tay phải, bằng 3 ngón tay, tay trái cô tì giấy, cô vẽ ở chính giữa tờ giấy để có bức tranh cân đối.

– Khi cô vẽ xong cô tô màu cho bức tranh, trước tiên cô sẽ tô nhuỵ màu vàng, còn cánh hoa cô sẽ tô màu hồng. Khi tô cô tô từng tí một, không tô nhoem ra ngoài để bức tranh thật đẹp.

– Cô đã hoàn thành xong bức tranh của mình để tặng bạn rồi các bạn thấy bức tranh có đẹp không? Giờ các bạn có muốn vẽ bức tranh đẹp giống cô để tặng bạn không?

– Cháu thích vẽ hoa gì? Cháu cầm bút tay nào, bằng mấy ngón tay? Vẽ bông hoa ở đâu của tờ giấy? Chọn màu gì để tô nhuỵ và cánh? Tô như thế nào? (4 – 5 trẻ).

* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện.

– Cô phát giấy, bút chì, bút màu cho trẻ.

– Cô bao quát, gợi hỏi, nhắc nhở và hướng dẫn thêm cho trẻ trong quá trình thực hiện.

* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.

– Cô chọn những bức tranh đẹp hơn treo vào 1 giá, những bức tranh còn lại cô treo vào 1 giá.

– Mời trẻ lên chọn và nhận xét về sản phẩm trẻ thích (3 – 4 trẻ).

– Mời trẻ lên tự giới thiệu về sản phẩm của mình. (2 – 3 trẻ). Cô nhận xét chung.

* Kết thúc hoạt động Mời cả lớp giúp cô cất đồ dùng, cho trẻ đi rữa tay bằng xà phòng.

– TCVĐ: Cáo và thỏ. – Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoà trời.

– Trẻ ra sân ngoan, không chạy lung tung, không bứt hoa, bẻ cành. Biết nhặt lá vàng bỏ đúng vào giỏ rác. Trẻ hứng thú chơi các trò chơi.

– Sân trường rộng, sạch, an toàn.

– Quần áo gọn gàng cho trẻ. Giỏ rác. Đ/c ngoài trời: cầu trượt, xích đu, đu quay an toàn.

* Lao động chăm sóc bồn hoa của lớp.

– Cô kiểm tra sức khỏe và dặn dò trẻ trước khi ra sân phải tắt hết điện, ra sân không được chạy nhảy lung tung, không xô đẩy bạn.

– Cô cùng trẻ làm một đoàn tàu cùng nhau đi đến bồn hoa của lớp. Và hỏi trẻ:

+ Các con đang đứng ở đâu đây? Đây là cái gì?

+ Hoa để làm gì? Chúng ta phải làm gì để cho hoa được đẹp?

– Sau đó, cho trẻ nhặt lá vàng rụng, nhổ cỏ ở bồn hoa và cô hỏi trẻ:

+ Các con thấy bồn hoa hôm nay có gì rơi? Lá vàng rơi làm cho bồn hoa sạch hay bẩn?

+ Muốn cho bồn hoa sạch sẽ các con phải làm gì? Vậy các con nhặt lá vàng, nhổ cỏ bỏ vào đâu?

– Cô phát giỏ rác cho 3 tổ và phân công mỗi tổ nhặt một khoảng sân.

– Trẻ nhặt lá vàng, nhổ cỏ cô nhắc nhở trẻ đổ đúng nơi quy định của nhà trường.

– Giáo dục trẻ: Biết bảo vệ, giữ dìn vệ sinh môi trường. Không được vứt rác, khạc nhổ bừa bải làm ô nhiểm môi trường. Sau đó, cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước.

* TCVĐ: Cáo và thỏ. Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2 – 3 lần.

* Chơi tự do: Chơi với cầu trượt, xích đu, đu quay. Cô chú ý bao quát trẻ chơi an toàn.

– Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng, dặn trẻ vặn nhỏ vòi để tiết kiệm nước.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG : – Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.

– Chơi theo ý thích ở các góc.

– Giúp trẻ học cách quan tâm, giữ gìn môi trường lớp học, tự tin thực hiện công việc được giao..

– Chơi ngoan, tích cực. Biết nhận xét về bạn và mình.

Đ/c các góc đầy đủ, khăn lau, chổi, giỏ rác, phiếu bé ngoan.

* Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.

– Trẻ thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của cô.

* Chơi theo ý thích ở các góc.

– Cô cho trẻ vê nhóm chơi mà mình thích, cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi để chơi.

– Quá trình chơi cô động viên trẻ và cùng chơi với trẻ, bao quát trẻ chơi an toàn.

– Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.

– Chơi xong cô hướng dẫn trẻ lau chùi, sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.

* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ – HĐCCĐ – HĐNT – Vui chơi).

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Cách Vẽ Anime Bằng Màu Nước Qua Clip Vẽ Củahi.ka

Cách vẽ anime bằng màu nước không còn quá lạ với người nghe nhưng lại không phải là một chuyện dễ dàng đặc biệt là đối với chất liệu màu nước. Vì vậy hôm nay bài viết này xuất hiện để giúp các bạn giải quyết vấn đề vẽ anime bằng màu nước.

TÍNH CHẤT CỦA MÀU NƯỚC

Màu nước là chất liệu hội họa quen thuộc đối với các họa sĩ hoặc đơn giản là người vẽ, nó được dùng rộng rãi trong các tranh như: tĩnh vật, phong cảnh, chân dung,… Và cũng có rất nhiều loại màu nước trên thị trường như màu nước chúng tôi koi, chúng tôi van g.o.g.h,… Tồn tại ở nhiều dạng như dạng tuýp, dạng viên tròn, nén bán khô,… Và để dùng được màu này thì ta nên nhúng cọ vào nước sau đó mới chọn màu vẽ. Để màu có thể được vẽ mượt thì kỹ thuật dùng cọ cũng như chọn lựa cọ rất cần thiết. Thường khi vẽ màu nước người vẽ sẽ ưu tiên chọn cọ tròn với đầu cọ đa dạng từ nhỏ đến lớn, thỉnh thoảng cũng có dùng loại cọ dẹt để phủ màu lên bề mặt rộng ít chi tiết nhỏ. Vì vậy nhớ cần nhắc và tìm hiểu kỹ các loại cọ trước khi mua, bạn cũng có thể nhờ chủ tiệm tư vấn chọn cọ vẽ phù hợp cho bức tranh của bạn.

CÁCH VẼ ANIME BẰNG MÀU NƯỚC

FANPAGE LỚP DẠY VẼ MỸ THUẬT ART LAND

Đây là những kỹ thuật cơ bản để giúp bạn học cách tô màu nước anime, cách vẽ anime bằng màu nước đơn giản.

Khi đã có hình vẽ bằng chì nhạt để tạo hình anime ta bắt đầu tô. Khi vẽ màu nước lưu ý vẽ từ sáng đến tối dễ hiểu hơn là từ nhạt đến đậm, khi bắt đầu tô màu có thể sẽ loan ra nhưng bạn đừng quá bận tâm mà ke nét liền, cứ để như vậy đến khi lớp màu dầu tiên khô bạn vẽ chồng thêm một lớp nữa rồi lại chờ cho khô cứ làm như vậy đến khi đủa độ đậm, sắc độ mà bạn mong muốn thì dừng. Cách vẽ này để tạo chiều sâu và vẽ chi tiết lên, đây gọi là vẽ chồng màu.

Hoặc bạn cũng có thể vẽ theo cách ướt trên ướt, vẽ lớp màu thứ hai thứ ba lên khi lớp thứ nhất chưa khô, hoặc vẽ trực tiếp trên mặt giấy khô mà không cần tạo các tầng màu nước

CÁCH SỬA LỖI SAI KHI VẼ MÀU NƯỚC

Nếu phần màu vẫn ẩm ướt, dùng loại giấy thấm nước, thấm phần màu thừa đi. Nếu màu đã khô, làm ướt lại chỗ màu đó rồi dùng giấy thấm đi, phần màu khô sẽ nhạt đi nhưng không mất hoàn toàn, đặc biệt nếu là màu làm từ hạt sắc tố “staining” (hãm màu, loại này thấm vào giấy và khó xóa). Khi sửa tranh màu nước cần đặc biệt thận trọng, nếu giấy chất lượng không tốt, khi làm ướt rồi thấm màu mặt giấy dễ bong, tróc.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH VẼ ANIME BẰNG MÀU NƯỚC

Sau khi tìm hiểu sơ lược về các kỹ thuật vẽ màu nước, giờ tôi sẽ hướng dẫn cụ thể chi tiết cho bạn cách tô màu nước anime. Phần này sẽ được chia thành 3 giai đoạn để bạn nắm rõ các làm hơn và màu được sử dụng để hướng dẫn là màu HWC holbein artist và cọ tròn với nhiều kích cỡ.

1. GIAI ĐOẠN 1: ĐỊNH HÌNH MÀU SẮC

Ở bước này bạn phủ một lớp màu nhẹ lên nhân vật tùy bộ phần mà màu sắc khác nhau

Vẽ da nhân vật

Sử dụng màu có sắc tố vàng nhạt tựa da người, ở các bộ phận như khuỷu tay, cổ tay, mu bàn tay và các đốt tay sau khi phủ màu da người lên thì tô thêm màu đỏ cảm ở các phần đó. Lưu ý dù màu có loang ra không như mong muốn bạn đừng vội sửa vì mình vẫn còn những bước tiếp theo.

Phủ màu cho tóc và quần áo

Lấy màu tím tô cho tóc, do là màu có sắc lạnh nên ở giai đoạn này bạn pha nước nhiều thêm cho màu loãng ra nhạt dần và gần bằng trắng.

Đối với quần áo cũng vậy ở những chỗ gấp bị che ánh sáng bạn có thể để màu đậm hợn một bậc cũng được nhưng nhớ không được để “cháy” bài ( ý nói màu quá đậm, không hợp lý, không sửa được, ảnh hưởng đến tổng thể bức tranh).

Vẽ background

Khi vẽ background bạn phân mãng từng màu, ví dụ chỗ nào màu xanh nhạt, chỗ nào đậm, chỗ nào vàng,… Khi tô màu của chúng bị lan vào nhau sẽ tạo nên hiệu ứng nhẹ nhàng, tự nhiên cho bức tranh và bạn không cần vẽ quá kỹ cho background nếu không sẽ làm mờ đi hình ảnh của nữ anime.

2. GIAI ĐOẠN 2: CHỒNG MÀU – VẼ CHI TIẾT

Bước này dựa vào những màu đã được xác định ở bước trước, bạn sẽ chồng lớp màu mới lên và phần này được tô chi tiết hơn ở phần trước.

Chồng màu mới

Quần áo nhân vật đã được phân mãng đậm nhạt do những nếp gấp, để có được phần đậm này bạn không cần sử dụng màu mới hay pha thêm màu đen vào mà cứ sử dụng màu xanh ở giai đoạn trước bạn chỉ cần tăng thêm lượng màu hoặc pha ít nước lại là có thể ra được tông màu phù hợp.

Tóc của nhân vật nữ cũng phân ra những nếp tóc với các màu tím đậm nhạt đa dạng, sự phân chia này được vẽ dựa trên ánh sáng chiếu vào tóc, làm hiện ra các phần tóc bị che mất ánh sáng.

Phần background ở phía sau, nếu bạn để ý sẽ thấy các mãng màu xanh được chia nhỏ ra cùng với các sắc độ của xanh lục, hình dáng của cái cây được miêu tả tự nhiên không làm lu mờ nhân vật chính.

Vẽ bóng đổ

Sẽ thật thiếu xót nếu bạn không để ý đến phần bóng đổ của lưng váy được phụ thuộc do chiếc áo học sinh đang bay trong gió, và bóng đổ ở phần chân, cổ, tay và trán. Bóng đổ tuy chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong bức tranh nhưng nó thể hiện sự chân thật cho nhân vật của bạn, tạo nên cái nhìn 2 chiều hút mắt người xem, nếu thiếu phần này nhân vật anime của bạn sẽ bị “nhạt” trên mặt phẳng của tờ giấy.

3. GIAI ĐOẠN 3: HOÀN THIỆN.

Đến bước cuối cùng, một lần nữa chồng màu và màu lần này sẽ có phần đậm để tạo sắc độ tương quan cho bức tranh thêm đẹp. Ở mắt nhân vật không dùng cọ vẽ mà là một chất liệu mới, đó là chì màu để dễ thao tác hơn vì mắt có hơi nhỏ nếu dúng cọ sẽ rất khó kiểm soát.

Các chi tiết phụ như ly nước, cái bánh, kẹp tóc và những nhánh cây, bụi cỏ của background đến bước cuối cùng bạn mới được vẽ. Điều này giúp quá trình vẽ diễn ra dễ dàng hơn và người vẽ có thể kiểm soát được bức tranh.

Khi lên màu toàn bức tranh và cảm thấy hài, bạn chỉ cần dùng cọ tròn số 0 để viền lại dáng hình của nhân vật là hoàn thành.

Đây là các bước hướng dẫn vẽ anime từ những hình vẽ anime đơn giản mà tôi tổng hợp được, mong rằng giúp ích được bạn đọc

Nguồn: Te.ka.Hi.ka

NHẬN TƯ VẤN DẠY VẼ CHO THIẾU NHI ART LAND