Cách Vẽ Đồ Thị Điểm Hòa Vốn Trong Excel / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Englishhouse.edu.vn

Tính Điểm Hòa Vốn Bằng Excel

     

Số liệu cần có:

     F: Định phí

     V: Biến phí

     P: Giá bán đơn vị

     

Biến:

     Q: Sản lượng

     

Biến trung gian:

     TC: Tổng chi phí

     DT: Tổng thu nhập

     Hàm mục tiêu:

     LN: Lợi nhuận

     Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận bằng 0

     

Các phương trình quan hệ:

     LN = DT – TC

     DT = P*Q

     TC = F + V*Q

     

Công thức tính điểm hòa vốn:

     LN = DT – TC

     LN = P*Q -(F + V*Q)

     Điểm hòa vốn thì LN = 0

     Để giải bài toán điểm hòa vốn ta cần xác định các dữ liệu, các biến, hàm mục tiêu và mối quan hệ giữa các biến.

     1. Bài toán minh họa

     Bài toán có số liệu tóm tắt như sau: Định phí 5 triệu đồng, giá bán sản phẩm 14 nghìn đồng và chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm là 6 nghìn đồng. Xác định điểm hòa vốn và vẽ đồ thị.

     

Cách 1: Dùng công thức tính điểm hòa vốn

     Q* = F/(P-V)

     Q* = 5.000.000/(14.000 – 6.000) = 625 đơn vị sản phẩm

     

Cách 2: Dùng chức năng Goal Seek của Excel

     Bước 1: Lập bài toán trên Excel như hình dưới:

Trong đó:

     + B12 là địa chỉ ô chứa hàm mục tiêu

     + 0 là giá trị hàm mục tiêu cần đạt đến

     + $B%7 là địa chỉ ô chứa đại lượng thay đổi

     Bước 3: Nhấp nút OK để chạy Goal Seek. Kết quả cần tìm sẽ hiển thị tại ô B7 (sản lượng) và giá trị của hàm mục tiêu lợi nhuận tại B12 lúc này bằng 0.

     2. Vẽ đồ thị điểm hòa vốn

     Bước 1: Lập bảng số liệu cần thiết cho vẽ đồ thị

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Cách Vẽ Đồ Thị Trong Excel

Giới thiệu về đồ thị trong excel

Đồ thị giúp trình bày các số liệu khô khan bằng việc vẽ thành các hình ảnh trực quan, dễ hiểu. Đồ thị trong excel liên kết với dữ liệu của nó trong bảng tính, do đó khi thay đổi dữ liệu của nó trong bảng tính thì lập tức đồ thị đó sẽ được thay đổi tương ứng theo. Trong excel 2010 và excel 2013 việc vẽ đồ thị bao giờ dễ dàng và đẹp như bây giờ. Ngoài ra trong excel có rất nhiều kiểu đồ thị khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của rất nhiều loại đối tượng sử dụng bảng tính. Từ những dạng đồ thị tròn hay đồ thị dạng cột thậm chí là cả đồ thị miền hay đường gấp khúc, nói chung là tùy nhu cầu sẽ có dạng đồ thị tương ứng cho bạn lựa chọn.

Hướng dẫn vẽ đồ thị trong excel

Giới thiệu cũng khá nhiều rồi nên mình không dài dòng thêm chút nào nữa và sẽ đi tiếp vào phần chính trong bài viết đó là trình bày các bước vẽ đồ thị từ một bảng số liệu cho trước và một số tùy chọn khi vẽ đồ thị trong excel.

Ví dụ số liệu vẽ đồ thị trong excel

Kết quả nghiên cứu về sự thỏa mãn của các nhóm khách hàng phân theo độ tuổi được cho như hình bên dưới, nếu chúng ta dùng kết quả này để báo cáo cũng không có vấn đề gì, tuy nhiên báo cáo sẽ sinh động và thuyết phục hơn nếu chúng ta biến các con số này nhìn thấy một cách trực quan hơn bằng cách vẽ thêm đồ thị trong file excel có chứa bảng số liệu này.

Tiếp theo bạn hãy làm theo các bước sau để vẽ đồ thị trong excel

Bước 1. Chọn vùng dữ liệu và lưu ý là chọn luôn các tiêu đề của các cột. để xíu nữa trong phần chú thích sẽ dễ dàng cho bạn hơn khi biểu diễn đồ thị.

Bước 3. Khi thực hiện xong bước 2 là chúng ta đã có một đồ thị dạng cột như hình trên, tuy nhiên chúng ta có thể đổi cách bố trí của các thành phần trên đồ thị theo ý thích riêng của mình bằng cách chọn đồ thị muốn đổi cách bố trí chọn tiếp Chart Tools sau đó chọn tới phần Chart Layout để có thể lựa chọn cách bố trí thích hợp. Ví dụ ta chọn kiểu Layout 3 trong Chart Layout. Sẽ bố trí số liệu thành 1 nhóm gồm 3 cột rất đẹp mắt.

Bước 4. Tuy nhiên do vài yêu cầu trong đồ thị bạn muốn đảo các chuỗi số liệu từ dòng thành cột và ngược lại: Đê thự hiện điều này khi vẽ đồ thị trong excel bạn chọn mục Chart Toolssau đó chọn lại phần Design và chọn tiếp Data rồi tới tù y chọn Switch Row/Column để đảo lại số liệu từ dòng thành cột nhanh nhất. Ví du minh họa trên nếu chúng ta muốn nhóm các nhóm tuổi lại để dễ so sánh giữa các tháng với nhau. Thì thực hiện như hướng dẫn trong bước 4 và được kết quả như hình bên dưới.

Bước 6. Tuy nhiên những lựa chọn trên bạn thấy chưa vữa măt và muốn thay đổi đôi chút như tông màu thì bạn tùy chỉnh bằng các bước sau: Chọn Chart Tools như nhữ bước trên và cũng chọn tiếp chọn phần Chart Styles sau đó chọn để thay đổi tông màu cho đồ thị.

THAM KHẢO THÊM CÁC SẢN PHẨM HOT NHẤT HIỆN NAY Tổng hợp các sản phẩm cho mẹ và bé Tổng hợp các sản phẩm làm đẹp Tổng hợp các sản phẩm mỹ phẩm Tổng hợp sản phẩm dung dịch nano bạc diệt khuẩn hot Tổng hợp sản phẩm tăng giảm cân hot Tổng hợp sản phẩm sinh lý nam nữ Tổng hợp sản phẩm đặc trị

Cách Vẽ Đồ Thị Trong Excel 2007, Vẽ Hình Trong Excel

Sau bài này, bạn sẽ biết cách xác định vùng dữ liệu và vẽ đồ thị biểu diễn vùng dự liệu đó. Bạn cũng sẽ biết thêm các kiểu đồ thị Excel hỗ trợ cũng như cách áp dụng từng loại đồ thị cho từng trường hợp cụ thể.

1. Giới thiệu đồ thị

Đồ thị giúp trình bày các số liệu khô khan bằng việc vẽ thành các hình ảnh trực quan, dễ hiểu. Đồ thị được liên kết với dữ liệu của nó trong bảng tính, do đó khi thay đổi dữ liệu của nó trong bảng tính thì lập tức đồ thị sẽ thay đổi tương ứng theo. Trong Excel 2007 việc vẽ đồ thị chưa bao giờ dễ dàng và đẹp như bây giờ. Excel có rất nhiều kiểu đồ thị khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của rất nhiều loại đối tượng sử dụng bảng tính, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá thế giới đồ thị của Excel trong bài học này.

Đồ thị là một đối tượng (object) của Excel, đối tượng này chứa các dữ liệu và biểu diễn thành hình ảnh với màu sắc và kiểu dáng rất phong phú. Nhìn chung, Excel 2007 có 2 loại đồ thị đó là đồ thị nằm trong WorkSheet (còn gọi là Embedded chart) và ChartSheet. Để chuyển đổi qua lại giữa 2 loại đồ thị này ta làm như sau:

2.1 Bước cơ bản để vẽ đồ thị

Bước 1: Chọn dữ liệu mà bạn muốn tạo biểu đồ, bao gồm các cột tiêu đề (tháng một, tháng hai, tháng ba) và tên của nhân viên bán hàng.

Nếu bạn muốn thay đổi các loại biểu đồ sau khi bạn tạo biểu đồ của bạn, nhấp chuột vào bên trong các biểu đồ. Trên tab Design, dưới Chart Tools, trong nhóm Type, bấm vào Change Chart Type và chọn một loại biểu đồ khác.

2.2 Ví dụ về vẽ một đồ thị trong Excel 2007 và các tình huống thường gặp

Phần này trình bày các bước vẽ đồ thị từ một bảng số liệu cho trước và một số tùy chọn của đồ thị. Kết quả nghiên cứu về sự thõa mãn của các nhóm khách hàng phân theo độ tuổi được cho như hình bên dưới, nếu chúng ta dùng kết quả này để báo cáo cũng không có vấn đề gì, tuy nhiên báo cáo sẽ sinh động và thuyết phục hơn nếu chúng ta biến các con số này thành đồ thị để được nhìn thấy một cách trực quan hơn.

Và được kết quả:

B5. Nếu thấy kiểu đồ thị trên không đẹp, chúng ta có thể đổi đồ thị sang kiểu khác bằng cách như sau: , hộp thoại Insert Chart hiển thi ̣ liệt kê toàn bộ các kiểuđồ thị mà Excel có tha hồ cho bạn lựa chọn.

3. Các thao tác trên đồ thị 3.1 Nhận biết các thành phần trên đồ thị Excel

Các thành phần thông dụng được chỉ ra trong bảng sau:

Trong đó:

Vertical axis title: Tiêu trục tung của đồ thị, xác định kiểu dữ liệu trình diễn trên trục tung.

Horizontal gridlines: Các dường lưới ngang.

Vertical gridlines: Các đường lưới dọc.

Trong đồ thị 3D còn có thêm các thành phần sau:

Back wall: Màu/ hình hền phía sau đồ thị.

Floor: Màu/ hình nền bên dưới đồ thị

Column depth: Độ sâu của các thành phần biểu diễn chuỗi số liệu dưới dạng 3-D.

3.2 Các thao tác với đồ thị

Chọn thành phần trên đồ thị

Cách dễ nhất là dùng chuột nhấp lên thành phần cần chọn, thành phần được chọn sẽ có 4 hoặc 8 nút xuất hiện bao quanh.

Khi đồ thị đã được chọn, chúng ta có thể dùng các phím mũi tên ← ↑ → ↓ để di chuyển đến các thành phần trong đồ thị.

Di chuyển đồ thị

Đồ thị là Embedded Chart, nhấp trái chuột lên đồ thi ̣ vùng Chart Area để chọn đồ thị di chuyễn, khi đó đầu con trỏ chuột có thêm ký hiệu mũi tên 4 chiều.

Giữ trái chuột và di chuyể n đồ thi ̣ đến nơi k hác.

Thay đổi kích thươc đồ thị

Đồ thị là Embedded Chart, nhấp trái chuột lên đồ thi ̣ vùng Chart Area để chọn đồ thị cần thay đổ i kích thươc, khi đó xung quanh đồ thi ̣ xuất hiện 8 nút nắm

Di chuyể n chuột vào các nút này, giữ trái chuột và kéo hướng vô tâm đồ thi ̣ để thu nhỏ và hướng ra ngoài để phóng to.

Sao chép đồ thị

Chọn đồ thị, dùng tổ hợp phímđể chép đồ thị vào bộ nhớ, rồi di chuyể n đến một ô nào đó trong bảng tính và nhấnđể dán đồ thị vào.

Xóa đồ thị

Chọn đồ thị sau đó nhấn phím Delete để xóa đồ thị. Để xóa Chart Sheet, trước tiên hãy chọn Chart Sheet, sau đó nhấp phải chuột và chọn Delete từ thực đơn ngữ cảnh hiện ra.

Thêm các thành phần của đồ thị Sắp xếp và xóa các thành phần của đồ thị

Một số thành phần trong đồ thị có thể di chuyển được như tựa đề, chú thích, nhãn. Muốn di chuyển thành phần nào trước tiên hãy dùng chuột chọn nó, sau đó nhấp và giữ trái tại cạnh của thành phần và kéo đến vị trí mới trong đồ thị.

Để xóa thành phần nào, bạn chỉ cần dùng chuột chọn thành phần đó và nhấn phím Delete.

In đồ thị

In đồ thị cũng giống như in các đối tượng khác của Excel lưu ý Print Preview trước khi in để đảm bảo trang in được trọn vẹn nội dung.

Nếu bạn muốn in đồ thị thành một trang riêng thì hãy chọn đồ thị và nhấp nút Print để in, khi đó Excel chỉ ra lệnh in đồ thị mà bạn đang chọn.

3.3. Hiệu chỉnh và định dạng đồ thị

Hiệu chỉnh Chart Area Hiệu chỉnh Flot Area

Xem ví dụ hình dưới:

Hiệu chỉnh tiêu đề đồ thị, chú thích, tiêu đề trục hoành và trục tung,…

Tùy theo kiểu đồ thị đang xử lý mà Excel cho phép bạn hiệu chỉnh các loại tiêu đề của kiểu đồ thị đó.

Value Axis

Hầu hết các đồ thị trình bày giá trị trên trục tung và phân nhóm trên trục hoành. Các bạn nên chọn thử để biết rõ hơn công dụng của các tùy chọn.

Values in reverse order Đảo thứ tự sắp xếp các giá trị trên trục

Logarithmic scale Chuyển các giá trị trên trục sang hệ logarith với cơ số do ta qui định tại Base (không thể dùng cho giá trị âm hay bằng 0)

Display units Chọn đơn vị hiển thị trên trục.

Show display units label on chart Cho hiển thị các nhãn đơn vị trên đồ thị

Major tick mark type Qui định cách hiển thị ký hiệu phân cách chính trên đồ thị.

None Không sử dụng

Inside Hiển thị phía bên trong trục

Outside Hiển thị phía bên ngoài trục

Cross Hiển thị cắt ngang trục

Minor tick mark type Qui định cách hiển thị ký hiệu phân cách phụ trên đồ thị.

Axis labels Xác định cách hiển thị các nhãn trên trục

None Không sử dụng

High Hiển thị phía bên phải trục

Low Hiển thị phía bên trái trục

Next to Axis Hiển thị kế bên trục (theo mặc định)

Horizontal axis crosses Các lựa chọn qui định cách mà trục tung cắt trục hoành (Đối với đồ thị 3-D đó chính là tùy chọn Floor crosses at)

Automatic Do Excel tự xác định.

Axis value Xác định giá trị mà các trục sẽ giao nhau

Maximum axis value Hai trục sẽ giao nhau tại giá trị lớn nhất trên trục (tung)

Category Axis

Interval between tick marks Xác định sự thể hiện các nhóm theo khoảng chia (có bao nhiêu nhóm trong một khoảng chia, thường là một nhóm).

Categories in reverse order Các nhóm thể hiện theo thứ tự ngược lại

Label distance from axis Xác định khoảng cách của nhãn so với trục

Axis Type Xác định loại trục sử dụng như Automatic, Text axis hoặc Date axis

Major tick mark type Qui định cách hiển thị ký hiệu phân cách chính trên đồ thị.

Minor tick mark type Qui định cách hiển thị ký hiệu phân cách phụ trên đồ thị.

Axis labels Xác định cách hiển thị các nhãn trên trục

Vertical axis crosses Các lựa chọn qui định cách mà trục tung cắt trục tung

Automatic Do Excel tự xác định.

At category number Xác định số nhóm mà tại đó các trục sẽ giao nhau

At maximum category Hai trục sẽ giao nhau tại giá trị lớn nhất trên trục

Time Scale Axis

Minimum Xác định giá trị (ngày) nhỏ nhất trên trục (ngày bắt đầu)

Maximum Xác định giá trị (ngày) lớn nhất trên trục (ngày kết thúc)

Major unit Xác định khoảng chia chính trên trục (đơn vị là ngày, tháng hay năm)

Minor unit Xác định khoảng chia phụ trên trục (đơn vị là ngày, tháng hay năm)

Base Unit Xác định đơn vị tính cho trục

Dates in reverse order Hiển thị theo thứ tự ngược lại trên trục

Axis Type Xác định loại trục sử dụng như Automatic, Text axis hoặc Date axis

Major tick mark type Qui định cách hiển thị ký hiệu phân cách chính trên đồ thị.

Minor tick mark type Qui định cách hiển thị ký hiệu phân cách phụ trên đồ thị.

Axis labels Xác định cách hiển thị các nhãn trên trục

Vertical Axis crosses Các lựa chọn qui định cách trục tung giao với trục hoành

Between dates Do Excel tự xác định

At date Giao nhau tại ngày do bạn nhập vào

At maximum date Giao nhau tại ngày lớn nhất (gần đây nhất) trên trục

3.4. Các thao tác với chuỗi số liệu trong đồ thị

Xóa bớt một chuỗi số liệu khỏi đồ thị

Chọn chuỗi số liệu trên đồ thị (Ví dụ: chọn đường cung)

Nhấn phím Delete trên bàn phím để xót chuỗi khỏi đồ thị

Thêm chuỗi mới vào đồ thị

Chọn đồ thị cần thêm chuỗi mới vào.

Nhấp nút Add, hộp thoại Edit Series xuất hiện

Đặt tên cho chuỗi mới tại Series Name (bằng tham chiếu hoặc nhập trực tiếp tên vào từ bàn phím) và chọn vùng chứa dữ liệu tại Series Values

Ngoài ra ta có thể thêm nhanh chuỗi mới vào đồ thị bằng cách chép (Ctrl+C) dữ liệu của nó vào bộ nhớ, sau đó chọn đồ thị và dán (Ctrl+V) vào đồ thị.

Thay đổi chuỗi số liệu

Cũng với ví dụ trên nhưng ta muốn chỉ vẽ cho 2 sản phẩm Giày và Dép

Chọn đồ thị cần chỉnh sửa

Chọn chuỗi cần chỉnh sửa, nhấp nút Edit, hộp thoại Edit Series xuất hiện

Chọn lại vùng dữ liệu mới tại Series Values. Làm tương tự cho các chuỗi số liệu khác.

Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng hàm Series cho đồ thị. Cú pháp như sau:

= Series(series_name, category_labels, values, order, sizes)

Trong đó:

Series_name: (tùy chọn) tham chiếu đến ô chứa tên chuỗi, bạn có thể nhập văn bản trực tiếp vào nhớ đặt trong cặp nháy kép.

Category_labels: (tùy chọn) tham chiếu đến vùng chứa các nhãn cho các nhóm số liệu trên trục, nếu bỏ trống Excel tự đánh số các nhóm bắt đầu là số 1. Có thể nhập trực tiếp các nhãn vào ngăn cách nhau bằng dấu phẩy và đặt trong cặp ngoặc móc {}.

Values: (bắt buộc) tham chiếu đến vùng chứa số liệu của các chuỗi cần vẽ.

Order: (bắt buộc) Là số nguyên qui định thứ tự vẽ của các chuỗi (nếu đồ thị có nhiều hơn 1 chuỗi)

Sizes: (chỉ dùng cho đồ thị bong bóng – Bubble chart) Tham chiếu đến vùng chứa dữ liệu về kích thước của bong bóng trong đồ thị kiểu Bubble (sử dụng trong phân tích tài chính). Các giá trị có thể nhập trực tiếp ngăn cách nhau bằng dấu phẩy và đặt trong cặp ngoặc móc {}.

Thêm đường xu hướng vào đồ thị

Khi vẽ các đồ thị với dữ liệu theo thời gian chúng ta thường vẽ thêm đường xu hướng để biết được xu hướng trong tương lai của tập dữ liệu. Một tập số liệu có thể có nhiều đường xu hướng tùy theo cách phân tích của chúng ta. Để thêm đường xu hướng bạn vào:

3.5 Sao chép một biểu đồ sang Word

B1. Lựa chọn biểu đồ

B3. Chuyển sang tài liệu Word, và kích chuột vào nơi bạn muốn đặt biểu đồ

4. Vẽ nhiều kiểu biểu đồ khác nhau trong cùng trục tọa độ

Trong Excel cho phép bạn vẽ nhiều loại biểu đồ khác nhau trong cùng trục tọa độ.

Ví dụ bạn có dữ liệu từ tháng 1 tới tháng 12 bên cạnh có là những dữ liệu kế hoạch ban đầu và kế hoạch thực tế.

Bạn có thể tạo ra nhiều kiểu biểu đồ để dễ nhận dạng các kết quả kinh doanh. Theo hướng dẫn sau đây là vẽ biểu đồ hình cột và hình dây.

Đầu tiên tạo một biểu đồ. Bạn chọn tab Insert . Trong tab này có để cho phép lựa chọn các biểu đồ khác . Trong ví dụ này chọn hình đầu tiên của nhóm Column.

Khi đó trong màn hình Excel xuất hiện một khung hình trắng là nơi sẽ chữa biểu đồ . Bấm chuột phải vào khung hình này và chọn Select Data

Đánh dấu vùng dữ liệu ví dụ từ D6 tới D17 khi ấy bạn sẽ nhìn thấy như hình sau:

Khi bấm nút OK bạn sẽ lại thấy cửa sổ Select Data Source hiện ra . Nếu biểu đồ thứ nhất bạn làm chưa đúng có thể chọn lại bằng cách bấm Edit.

Và quá trình làm tiếp tương tự như từ hình 4 . Sau khi kết thúc quá trình thêm biểu đồ thứ hai ta sẽ thấy như hình dưới

Để thay đổi biểu đồ nào , ví dụ là , bạn bấm chuột phải vào biểu đồ này và chọn

Và lại chọn tiếp kiểu biểu đồ mà bạn muốn. Trong ví dụ chọn biểu đồ kiểu Line

Sau khi kết thúc việc lựa chọn bạn sẽ thấy như hình dưới:

5. Tạo biểu đồ đường Gantt cho quản lý dự án

Biểu đồ Gantt là loại biểu đồ được sử dụng rộng rãi trong quản lý dự án nó biểu diễn thời gian thực hiện nhiệm vụ trong dự án, giúp cho các nhà quản lý dự án theo dõi và quản lý công việc chơn chu hơn.

Nhìn vào biểu đồ gantt người quản lý dự án, cũng như các thành viên thực hiện dự án biết được:

Trình tự thực hiện mỗi nhiệm vụ.

Tiến độ dự án biết được mình đã làm được gì và tiếp tục phải thực hiện công việc đó thế nào, bởi vì mỗi công việc được giao phải hoàn thành trong thời gian đã định.

Thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các công việc.

Đây là mẫu đồ thị Gantt mô tả quá trình thực hiện dự án được xây dựng từ kiểu đồ thị thanh ngang của Excel 2007, thể hiện thời gian bắt đầu và kết thúc của từng nhiệm vụ trong dự án.

Bước 1: Chọn dữ liệu bạn muốn lập biểu đồ. Ví dụ phạm vi A1:C6 theo hình dưới

6. Các kiểu đồ thị

Khi bạn tạo biểu đồ, bạn có rất nhiều tùy chọn. Dù bạn định dùng loại biểu đồ được gợi ý cho dữ liệu của bạn hoặc loại biểu đồ mà bạn sẽ chọn từ danh sách tất cả các biểu đồ, bạn cũng nên biết qua về từng loại biểu đồ.

6.1 Biểu đồ cột

Dữ liệu được sắp xếp theo các cột hoặc các hàng trên bảng tính có thể được biểu thị bằng biểu đồ cột. Một biểu đồ cột thường biểu thị các thể loại dọc theo trục ngang (thể loại) và các giá trị dọc theo trục dọc (giá trị), giống như trong biểu đồ sau:

6.2 Biểu đồ đường

Dữ liệu được sắp xếp theo các cột hoặc các hàng trên bảng tính có thể được biểu thị bằng biểu đồ đường. Trong biểu đồ đường, dữ liệu thể loại được phân bổ đều dọc theo trục ngang và tất cả các dữ liệu giá trị được phân bổ đều dọc theo trục dọc. Các biểu đồ đường có thể biểu thị các dữ liệu liên tục theo thời gian trên trục được chia độ đều và vì vậy rất phù hợp để biểu thị các khuynh hướng dữ liệu tại các khoảng thời gian bằng nhau như tháng, quý hoặc năm tài chính.

GHI CHÚ

Bạn nên sử dụng biểu đồ đường khi có nhiều chuỗi dữ liệu trong biểu đồ – nếu bạn chỉ có một chuỗi dữ liệu, hãy cân nhắc thay thế bằng biểu đồ tán xạ.

Biểu đồ đường xếp chồng bổ sung thêm dữ liệu mà có thể bạn không mong muốn. Không dễ quan sát các đường xếp chồng lên nhau, vì vậy hãy cân nhắc sử dụng một loại biểu đồ đường khác hoặc biểu đồ vùng xếp chồng thay thế.

6.3 Biểu đồ hình tròn

Dữ liệu được sắp xếp theo một cột hoặc một hàng trên trang tính có thể được biểu thị bằng biểu đồ hình tròn. Biểu đồ hình tròn biểu thị kích cỡ các mục trong một chuỗi dữ liệu, tỷ lệ với tổng số các mục. Các điểm dữ liệu trong biểu đồ hình tròn được biểu thị dưới dạng phần trăm của toàn bộ hình tròn.

Cân nhắc sử dụng biểu đồ hình tròn khi:

6.4 Biểu đồ vành khuyên bị cắt

Dữ liệu được sắp xếp chỉ theo các cột hoặc các hàng trên bảng tính có thể được biểu thị bằng biểu đồ vành khuyên bị cắt. Giống như biểu đồ hình tròn, biểu đồ vành khuyên bị cắt biểu thị mối quan hệ giữa các phần với tổng số, nhưng nó có thể bao gồm nhiều chuỗi dữ liệu.

6.5 Biểu đồ thanh

Cân nhắc sử dụng biểu đồ thanh khi:

6.6 Biểu đồ vùng

Dữ liệu được sắp xếp theo các cột hoặc các hàng trên bảng tính có thể được biểu thị bằng biểu đồ vùng. Các biểu đồ vùng được sử dụng để biểu thị sự thay đổi theo thời gian và hướng sự chú ý đến tổng giá trị qua một khuynh hướng. Bằng cách biểu thị tổng giá trị, một biểu đồ vùng cũng biểu thị mối quan hệ của các phần so với tổng thể.

6.7 Biểu đồ XY (phân tán) và biểu đồ bong bóng

Dữ liệu được sắp xếp theo các cột hoặc các hàng trên bảng tính có thể được biểu thị bằng biểu đồ xy (phân tán). Đặt các giá trị x theo hàng hoặc cột, sau đó nhập các giá trị y tương ứng vào các hàng hoặc cột liền kề.

Một biểu đồ tán xạ có hai trục giá trị: trục giá trị ngang (x) và dọc (y). Nó kết hợp các giá trị x và y vào trong các điểm dữ liệu duy nhất và hiển thị chúng theo những khoảng hoặc cụm không đều. Biểu đồ tán xạ thường được sử dụng để biểu thị và so sánh các giá trị số như các dữ liệu khoa học, thống kê và kỹ thuật.

Cân nhắc việc sử dụng biểu đồ tán xạ khi:

6.8 Biểu đồ bong bóng

Cũng giống như biểu đồ tán xạ, một biểu đồ bong bóng bổ sung thêm một cột thứ ba để định rõ kích cỡ bong bóng mà nó dùng để biểu thị cho các điểm dữ liệu trong chuỗi dữ liệu.

6.9 Biểu đồ chứng khoán

Dữ liệu được sắp xếp theo các cột hoặc các hàng theo một trình tự cụ thể trên trang tính có thể được biểu thị bằng biểu đồ chứng khoán. Đúng như tên gọi, biểu đồ chứng khoán dùng để minh họa những dao động lên xuống của giá cổ phiếu. Tuy nhiên, biểu đồ này cũng có thể minh họa sự lên xuống của các dữ liệu khác, như lượng mưa hàng ngày hoặc nhiệt độ hàng năm. Hãy đảm bảo rằng bạn sắp xếp dữ liệu theo đúng trật tự để tạo một biểu đồ chứng khoán.

Ví dụ, để tạo một biểu đồ chứng khoán cao – thấp – đóng cửa dạng đơn giản, hãy sắp xếp dữ liệu với các tiêu đề cột Cao, Thấp và Đóng cửa theo đúng trật tự đó.

6.10 Biểu đồ bề mặt

Dữ liệu được sắp xếp theo các cột hoặc các hàng trên bảng tính có thể được biểu thị bằng biều đồ bề mặt. Biểu đồ này rất hữu ích khi bạn muốn tìm cách kết hợp tối ưu giữa các tập hợp dữ liệu. Giống như trong bản đồ địa hình, màu sắc và kiểu dáng sẽ cho biết các khu vực thuộc cùng một phạm vi giá trị. Bạn có thể tạo một biều đồ bề mặt khi cả thể loại và chuỗi giá trị đều là các giá trị số.

6.11 Biểu đồ radar

Dữ liệu được sắp xếp theo các cột hoặc các hàng trên bảng tính có thể được biểu thị bằng biểu đồ radar. Biểu đồ radar so sánh các giá trị tổng hợp của một vài chuỗi dữ liệu.

6.12 Biểu đồ kết hợp

Dữ liệu được sắp xếp theo các cột và các hàng có thể được biểu thị bằng biểu đồ kết hợp. Biểu đồ kết hợp phối hợp hai hay nhiều loại biểu đồ với nhau nhằm giúp biểu thị dữ liệu sao cho dễ hiểu hơn, đặc biệt khi nguồn dữ liệu quá đa dạng. Được biểu thị với một trục phụ, biểu đồ này sẽ càng dễ đọc hơn. Trong ví dụ này, chúng tôi đã sử dụng biểu đồ cột để biểu thị số lượng nhà bán được giữa tháng 1 và tháng 6 rồi sau đó sử dụng biểu đồ đường để giúp độc giả dễ dàng xác định được doanh thu trung bình hàng tháng.

7. Vẽ hình trong Excel

Các công cụ này sử dụng tương tự như trong Word 2007 nên các bạn xem bài sau: Cách trình bày văn bản đẹp

Nếu bạn muốn cảm ơn, vui lòng sử dụng các icon Facebook phía dưới cùng để chia sẻ cho bạn bè mình. Đó là cách để giới thiệu cũng như giúp chúng tôi phát triển.

Điểm Hòa Vốn Là Gì? Cách Phân Tích Và Xác Định Điểm Hòa Vốn?

Bài số 6 của Series các dạng bài tập của Đề thi CPA Môn Tài chính: Dạng bài tập phân tích & xác định điểm hòa vốn

Dạng bài tập phân tích và xác định điểm hòa vốn là dạng bài mà Ad thấy là dễ chịu nhất của đề thi CPA – môn Tài chính.

Vì sao ạ?

Vì trình bày câu trả lời của dạng này thường là ngắn nhất, không cần phân tích dài dòng. Khi ôn dạng này không mất nhiều thời gian.

Có 1 lưu ý là phần đề cương lý thuyết môn Tài chính thì không nói gì về điểm hòa vốn nhưng bài tập thì lại thường xuyên xuất hiện trong đề thi. Vậy nên các bạn cần luyện thật kỹ nha.

Phần 1. Điểm hòa vốn là gì? Cách xác định Điểm hòa vốn? 1. Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó Doanh thu đủ bù đắp toàn bộ các khoản chi phí bỏ ra (biến phí + định phí). Tức là lợi nhuận kinh doanh = 0.

Vậy, ý nghĩa của Điểm hòa vốn là gì?

Phân tích Điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp xác định doanh thu tối thiểu đủ bù đắp chi phí của quá trình hoạt động kinh doanh

Phân tích Điểm hòa vốn cho phép xác định được sản lượng, mức doanh thu và thời gian sản xuất để bù đắp chi phí bỏ ra

Phân tích Điểm hòa vốn giúp nhìn nhận quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các yếu tố tác động tới lợi nhuận

Cho phép xác định rõ ràng vào thời điểm nào trong kỳ kinh doanh hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm thì doanh nghiệp không bị lỗ? Doanh nghiệp muốn đạt được mức lợi nhuận mong muốn thì cần phải sản xuất và bán ra bao nhiêu sản phẩm?… Từ đó có các quyết định chủ động, phù hợp và đảm bảo thực hiện được mục tiêu đặt ra.

Với các nhà quản lý và điều hành doanh nghiệp, phân tích Điểm hòa vốn giúp đưa ra các quyết định hợp lý để kinh doanh đạt hiệu quả; đảm bào duy trì và nâng cao năng lực tài chính.

Phân biệt Điểm hòa vốn kinh tế và Điểm hòa vốn tài chính

Điểm Hòa vốn kinh tế: doanh thu đủ bù đắp chi phí sản xuất (biến phí + định phí)

Điểm Hòa vốn tài chính: doanh thu đủ bù đắp chi phí sản xuất (biến phí + định phí) và chi phí tài chính (lãi vay)

2. Công thức xác định điểm hòa vốn trong kinh doanh

Có thể xác định điểm hòa vốn theo nhiều tiêu chí khác nhau. Ví dụ như: sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, thời gian hòa vốn… Về bản chất, các công thức cơ bản thống nhất với nhau. Tuy nhiên, mỗi công thức tiếp cận về điểm hòa vốn ở góc nhìn khác nhau giúp cho nhà quản lý có được cái nhìn toàn diện

Các công thức xác định điểm hòa vốn:

Công thức tính sản lượng hòa vốn: Qhv = F / (g-v)

Công thức tính Doanh thu hòa vốn: DT hv = Qhv * g

Giá bán hòa vốn: G = F/Qhv + v

Công suất hòa vốn: H% = (Qhv / Sản lượng có thể khai thác)%

Thời gian hòa vốn: T = DT hv / Doanh thu bình quân 1 ngày

Ví dụ 1 [Câu 4.1 – Đề chẵn – Đề thi CPA Môn tài chính Năm 2023]

Đáp án:

Với thông tin đưa ra của đề bài. Ta cần xác định điểm hòa vốn kinh tế cho 2 phương án:

Đơn vị: 1.000 VND

3. Tính điểm hòa vốn cho nhiều sản phẩm

Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, mỗi mặt hàng có tỷ trọng bán ra khác nhau, doanh thu hòa vốn được xác định bằng công thức:

DT hv = Tổng chi phí cố định / Tỷ lệ lãi trên biến phí bình quân các mặt hàng

Trong đó:

Tỷ lệ lãi trên biến phí bình quân các mặt hàng = Tỷ trọng của mặt hàng i * Tỷ lệ lãi trên biến phí mặt hàng

Tỷ lệ lãi trên biến phí = (Doanh thu – Tổng chi phí biến đổi )/ Doanh thu = 1 – Tổng chi phí biến đổi / Doanh thu

Ví dụ 2. Có tài liệu về doanh thu, chi phí ở L Co như sau:

Tổng doanh thu: 500.000

Tổng chi phí để tạo ra doanh thu trên: 443.000

Tổng định phí: 133.0000

L Co sản xuất và kinh doanh 3 mặt hàng khác nhau là A, B và C. Trong năm L Co sản xuất và tiêu thụ được 5000 sản phảm A, 2000 sản phẩm B và 1000 sản phẩm C. Giá bán mổi sản phẩm lần lượt là: 50, 75, 100.

Báo cáo về doanh thu, chi phí và kết quả của công ty cho 3 mặt hàng như sau:

Yêu cầu. Xác định doanh thu hoà vốn?

Các bạn lập bảng tính như sau:

Tỷ lệ lãi trên biến phí bình quân = 40% * 50% + 30% * 30% + 45% * 20% = 38%

Doanh thu hòa vốn = 133.0000 / 38% = 350.000

4. Cách vẽ đồ thị điểm hòa vốn

Đồ thị điểm hòa vốn được vẽ như sau:

Bước 1: Vẽ trục toạ độ X0Y với trục tung 0Y phản ánh doanh thu (hay tổng chi phí); trục 0X phản ánh sản lượng hoạt động.

Các bạn có còn nhớ cách thể hiện các phương trình lên đồ thị không?

Với mỗi phương trình, ta sẽ cần lấy 2 cặp điểm. Sau đó nối 2 cặp điểm vào là xong.

Quay trở lại với Ví dụ 1 bên trên, sau đây mình sẽ vẽ Đồ thị hòa vốn cho trường hợp trước khi cơ khí hoá.

Ta có 2 phương trình:

Tổng chi phí: Y1 = 48,000 + Q * 28

Để vẽ Y1 lên đồ thị, ta nối 2 cặp điểm A (0, 48.000) và B (1.000, 76.000)

Tổng Doanh thu: Y2 = Q * 52

Để vẽ Y2 lên đồ thị, ta nối 2 cặp điểm (0,0) và (1.000, 52.000)

Giao giữa Y1 và Y2 là H (2.000, 104.000).

Và H chính là điểm hòa vốn vì tại đó: Tổng Doanh thu = Tổng chi phí = 52 * 2.000 = 48.000 + 28*2.000 = 104.000

Như vậy, nhìn vào đồ thị ta dễ dàng xác định được: Doanh thu hòa vốn = 104.000 & Sản lượng hòa vốn = 2.000

Phần 2. Các dạng bài tập phân tích điểm hòa vốn trong kinh doanh

Có 2 dạng bài tập phân tích điểm hòa vốn thường gặp trong đề thi:

Dạng 1. Phân tích, xác định điểm hòa vốn

Tình huống này khá đơn giản, dễ hiểu. Chúng ta chỉ cần xác định yêu cầu của đề bài và áp dụng công thức xác định điểm hòa vốn.

Xác định Sản lượng hòa vốn

Xác định Doanh thu hòa vốn

Xác định Thời gian hòa vốn

Xác định Công suất hòa vốn

Đề bài có thể yêu cầu cả vẽ đồ thị điểm hòa vốn nha.

Ví dụ 3. Đề thi CPA – Môn Tài chính – Năm 2014 – Đề Chẵn – Câu 3

Đáp án:

– Năng lực sản xuất tối đa: 6,500 sản phẩm

– Hiện tại đang tiêu thụ: 4,000 sản phẩm

– Đơn giá bán (g): 25,000 đ/sản phẩm

– Biến phí 1 đơn vị sản phẩm (v): 15,000 đ/sản phẩm

– Tổng định phí (F): 30,000,000

Sản lượng hòa vốn: SL hv = F / (g – v) = 30,000,000 / (25,000 – 15,000) = 3,000 sản phẩm

Dạng 2. Vận dụng công thức xác định điểm hòa vốn trong việc ra quyết định để đạt mục tiêu

Tính sản lượng sản xuất/bán ra để đạt lợi nhuận mong muốn.

Xác định khung giá bán sản phẩm/ Quyết định thay đổi giá bán

Tiếp tục hay đình chỉ sản xuất

Quyết định tăng sản lượng

Sự thay đổi chi phí

Không còn xuất hiện định phí trong công thức nữa vì sau khi đạt mức hòa vốn thì toàn bộ định phí đã được cover rồi.

Như vậy, công thức bạn cần sử dụng để tính sản lượng cần thiết trong trường hợp này là:

Như vậy, công thức bạn cần sử dụng để ra quyết định trong trường hợp này là:

G (hv) = F / Q + V (3) Tiếp tục hay đình chỉ sản xuất

Để ra quyết định này, cần làm 2 bước:

Bước 1: Tính giá thành sản phẩm ở mức sản lượng thiết kế/tối đa = Tổng định phí/ Sản lượng thiết kế + Biến phí đơn vị

Bước 2: Xác định lợi nhuận: = ( Giá bán đơn vị – Giá thành đơn vị ở mức sản lượng thiết kế) * Sản lượng thiết kế

Nếu lợi nhuận dương thì tiếp tục sản xuất. Ngược lại thì đình chỉ sản xuất

Các bạn có thể tham khảo tình huống sau để hiểu rõ cách làm của dạng bài này.

Ví dụ 4. Tiếp tục tình huống ở ví dụ 3. Nhưng yêu cầu: Xác định sản lượng tiêu thụ doanh nghiệp sẽ bị lỗ khi giá bán giảm từ 25.000 đồng/SP xuống 20.000 đồng/SP

Đáp án:

Áp dụng công thức tính giá bán hòa vốn: Gh = (F / Q) + v

Chúng ta lập bảng tính giá bán hòa vốn tại các mức sản lượng khác nhau:

Kết luận: Với giá bán giảm từ 25.000 đ/sp xuống 20.000 đ/sp, nếu tiêu thụ dưới mức 6.000 sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ.

Vậy là xong rồi. Hy vọng các bạn đã nắm được Điểm hòa vốn là gì? Cách xác định Điểm hòa vốn? Cũng như biết cách phân tích Điểm hòa vốn để ra quyết định. Trong bài viết tiếp theo, mình sẽ giải thích nốt 2 dạng bài tập nhỏ khác của Đề thi môn Tài chính. Đó là: Xác định điểm cân bằng EBIT & Phát hành trái phiếu

Cách Tạo Biểu Đồ, Vẽ Đồ Thị Trong Excel

Một trong những thao tác thường xuên thực hiện trên các công cụ soạn thảo văn bản, đó là tạo biểu đồ, vẽ đồ thị với các dạng đồ thị khác nhau. Bạn có thể vẽ đồ thị trên Word, biểu đồ trên PowerPoint hoặc đồ thị trên Excel.

1. Vẽ biểu đồ, đồ thị trong Excel:

Bước 2:

Xuất hiện giao diện Insert Chart với các dạng biểu đồ để người dùng chọn lựa. Chọn 1 kiểu biều đồ rồi nhấn OK bên dưới. Ngay lập tức chúng ta sẽ nhìn thấy biểu đồ xuất hiện trong giao diện Excel.

Tùy thuộc vào từng bảng dữ liệu mà chúng ta lựa chọn biểu đồ cho phù hợp.

Column: dạng biểu đồ hình cột đứng hiển thị dữ liệu thay đổi theo thời gian hoặc so sánh giữa các mục. Có các kiểu biểu đồ khác nhau như: biểu đồ cột dạng 2D, biểu đồ cột dạng 3D, biểu đồ cột xếp chồng và cột xếp chồng 3D.

Line: biểu đồ đường biểu thị theo thời gian với các điểm đánh dấu tại mỗi giá trị dữ liệu. Có nhiều dạng biểu đồ như: biểu đồ đường, biểu đồ đường có đánh dấu, biểu đồ đường xếp chồng, biểu đồ đường dạng 3D…

Pie: biểu đồ hình tròn, biểu diễn số liệu dạng phần trăm.

Bar: biểu đồ cột ngang, tương tự như dạng Column.

Area: biểu đồ vùng được sử dụng để biểu thị sự thay đổi theo thời gian, tập trung tới tổng giá trị.

X Y (Scatter): biểu đồ phân tán XY, dùng để so sánh giá trị dữ liệu theo từng cặp.

Stock: biểu đồ chứng khoán, minh họa dao động lên xuống cổ phiếu, lượng mưa, nhiệt độ…

Surface: biểu đồ bề mặt kết hợp tối ưu giữa các tập hợp dữ liệu, màu sắc cho biết các khu vực thuộc cùng một phạm vi giá trị.

Doughnut: biểu đồ vành khuyên biểu thị mối quan hệ giữa các phần với tổng số.

Bubble: biểu đồ bong bóng là một loại biểu đồ xy (tan), biểu đồ này được dùng nhiều trong nghiên cứu thị trường, phân tích tài chính.

Radar: dạng mạng nhện hiển thị các dữ liệu đa biến, thường sử dụng để xác định hiệu suất và xác định điểm mạnh và điểm yếu.

2. Chỉnh sửa biểu đồ trên Excel:

Sau khi tạo được biểu đồ cơ bản với những số liệu đã cho trong bảng, chúng ta sẽ tiến hành chỉnh sửa các thông tin cho biểu đồ, cũng như thay đổi các nội dung khác.

1. Công cụ chỉnh sửa biểu đồ

Khi nhấn vào biểu đồ vừa tạo, trên thanh công cụ sẽ xuất hiện 3 tab chỉnh sửa gồm Design, Layout và Format.

Tab Design là nơi người dùng có thể thay đổi các kiểu biểu đồ (Change Chart Type), các bố trí biểu đồ (Chart Layout), thay đổi dữ liệu cho biểu đồ (Switch Row/Column), màu sắc cho đồ thị (Chart Styles).

Để thay đổi dữ liệu trong biểu đồ, chúng ta chọn Select Data. Xuất hiện hộp thoại tại Select Data Source để các bạn có thể thay đổi dữ liệu trong đó.

Tab Layout để chèn ảnh, hình và các văn bản, nhãn, tiêu đề… cho biểu đồ.

Để thêm nhãn, dữ liệu cho các cột nhấn chọn mục Data Labels và chọn vị trí muốn hiển thị nhãn.

Tab Format để chỉnh sửa kiểu hình, kiểu dáng chữ và kích thước cho biểu đồ.

2. Di chuyển đồ thị Excel

Nhấn chuột vào biểu đồ khi xuất hiện trỏ chuột có 4 cạnh mũi tên, nhấn và giữ chuột trái để di chuyển đồ thị đến vị trí khác.

3. Thay đổi kích thước đồ thị Excel 4. In đồ thị trên Excel