Cách Vẽ Cây Hoa Giấy / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Chăm Sóc Cây Hoa Giấy Cho Ra Hoa Quanh Năm

Cây Hoa giấy có tên khoa học là Bougainvillea là một chị thực vật có hoa là loại dây leo dạng có gai, mọc cao tới 1-12m. Hoa thật sự của chúng nhỏ và nói chung có màu trắng, nhưng mỗi cụm 3 hoa được bao quanh bằng 3 hay 6 lá bắc với màu rực rỡ Chăm sóc cây hoa giấy cho ra hoa quanh năm

Hoa giấy có tên khác: Mai tam giác, cây bông giấy

Màu sắc: đỏ, cam, vàng, trắng…

Cây hoa giấy là loại cây thuộc họ cây báo xuân.

Đường kính hoa: 3 – 6cm

Chiều cao thân: trên 500cm

Nguồn gốc cây hoa giấy: Miền Trung Nam Mỹ

Cây hoa giấy là loại cây leo tốt dùng để trang trí cho cổng vào nhà, trang trí cho các sân vườn, hàng rào. Mặt khác cây còn được dùng để làm bóng mát rất tốt cho không gian nhà bạn.

Hoa giấy trong tình yêu đó là thể hiện tình yêu mộc mạc, chân thành và sâu sắc.

Còn trong phong thủy cây hoa giấy cây cho bóng mát đẹp, tán rộng hoa rực rỡ có ý nghĩa xua đuổi, ngăn chặn khí hung vào nhà. Mang lại may mắn cho gia chủ.

– Cây hoa giấy là cây thân bụi song thân vươn dài, chịu được đất khô khan cằn cỗi, chịu nóng tốt, không ưa lạnh.

– Cây hoa giấy nếu trồng ra đất thì vươn rất cao và lá xanh tốt, sau khi thân cành già mới cho hoa ở ngọn cành. Cây càng tốt càng khó ra hoa, nếu trồng cho leo trùm nóc cổng hay dàn hiên thì nên trồng vào bồn xây, lúc đầu cho cây tốt. khi gần kín thì làm cho đất cằn khô và cho điều kiện sống khắc khổ. Cây hoa giấy còn có thể trồng vào chậu và tạo dáng, tạo thế được.

Trước tiên, thời vụ giâm tốt nhất là đầu mùa thu (thời tiết mát, ít mưa) và hai tháng đầu mùa xuân (thời tiết ấm áp, cành giâm ra rễ nhanh, chồi mầm phát triển mạnh). Có thể giâm cành hoa giấy trực tiếp ngoài đất liền hoặc trong chậu cảnh, song yêu cầu đất phải lên luống cao, chậu phải có lỗ thoát nước.

Đất giâm đảm bảo đủ các thành phần theo tỷ lệ: 3 phần đất màu, 1 phần cát, 1 phần trấu và phân chuồng hoai mục, tất cả trộn đều, đảm bảo lớp đất tổng hợp này dày 20 – 30 cm. Cành giâm, chọn cành bánh tẻ (cành đã ra được 1- 2 năm), những cành này trong thân nhiều chất dinh dưỡng, sức sống khỏe, chóng ra rễ, mầm nảy ra mập, phát triển nhanh, tỷ lệ nảy mầm và sống cao hơn cành già.

Mỗi đoạn giâm cắt dài 20 cm, đảm bảo có ít nhất từ 2 mắt trở lên. Đầu phía gốc cành cắt hơi vát, phía ngọn cắt bằng, vết cắt gọn không bị dập, xước vỏ. Cắt xong bôi vôi vào mặt cắt phía gốc để chống nhiễm khuẩn, còn đầu ngọn buộc kín nilon để chống thoát nước. Khi giâm vào chậu đặt cành giâm chính giữa, nghiêng với góc 15 độ, sâu 10 cm. Giâm ngoài đất, cách đặt như trong chậu với khoảng cách cành nọ cách cành kia là 20cm.

Chọn đất tốt thông thoáng sẽ làm cho cây hoa giấy phát triển nhanh leo khỏe

Chồi nẩy, ngừng chăm sóc, để cho bầu đất trong chậu khô lại. – Khi chồi mọc ra ở các cành, tán bắt đầu chùn lại. – Sau đó, tưới nước và có thể bón bổ sung NPK 10 – 10 – 30 để cây có hoa đẹp, lâu tàn. – Sau đợt hoa vừa rồi tàn, tiến hành cắt tỉa, tạo tán. – Bón phân NPK 20 – 20 – 20 kết hợp với phân chuồng hoai để cây hồi sức. – Bỏ khô vài ngày để cho lá héo rũ, rồi tưới nước trở lại (nhưng lượng nước tưới lúc này rất ít vì chủ yếu là giữ ẩm cho cây). – Sau đó, 1 đến 2 tuần cây sẽ nẩy chồi và tiếp tục lại ra hoa

Sau thời gian trồng và thời điểm cây hoa giấy cho nhiều hoa nhất là vào cuối tháng giêng âm lịch, sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn tôi tiến hành cắt tỉa, sửa lại tán cành cho đẹp rồi trồng lại bằng đất, phân mới. Chăm sóc cho cây sống ổn định rồi vặt bỏ toàn bộ lá cũ. Khi chồi mới bắt đầu nảy, dừng chăm sóc, để cho bầu đất khô, chồi ở tất cả các tán cành mọc ra bị chùn lại, tức nảy hoa đồng loạt. Khi hoa đã nở đều trên tất cả các tán cành, tôi tiến hành tưới nước thường xuyên cho hoa tươi lâu, giữ mầu bền đẹp.

Vào cuối tháng giêng sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn ,dùng kéo cắt tỉa ,sửa lại cành nhánh ,rồi đánh ra khỏi chậu ,rũ 2/3 đất ,cắt bỏ những rễ già khô ,cho đất mới vào trộn với phân chuồng và NPK với tỷ lệ : 10phần đất – 3 phần phân chuồng – 1 phần NPK. Sau khi trồng xong, tưới đẫm nước, chăm sóc cây ổn định, sang tháng ba cây ra hoa rực rỡ.

Mọi thắc mắc về cây hoa giấy vui lòng liên hệ 0987.920.090 để được tư vấn tốt nhất

Giới thiệu một số loại hoa giấy có tại vườn

Nhà vườn chuyên cung cấp cây giống hoa giấy nhiều màu sắc, hỗ trợ trồng và chắm sóc tốt nhất cho khách hàng, mọi thông tin liên hệ 0987.920.090

Một số hình ảnh về cây hoa giấy tuyệt đẹp

Cây Hoa Sữa – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Sữa

THÔNG TIN CHI TIẾT

Mùa thu Hà Nội trở nên thơ mộng, quyến rũ hơn, được nhiều người nhớ thương da diết chính bởi vì hương hoa sữa nồng nàn. Hoa sữa gắn liền với người dân Hà Nội, nó đã đi vào thi ca, được các nhà thơ, nhặc sĩ lấy làm biểu tượng sáng tác. Cây hoa sữa đượm mùi về đêm, hoa màu trắng đẹp, không những thế cây còn cho tán rộng vì thế nó không chỉ được trồng để trang trí mà còn được sử dụng như một cây bóng mát.

Tên khoa học: Alstonia scholaris

Họ: Terminalia Catappal ( Bàng)

Nguồn gốc: từ các nước trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Myanma, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam…

Đặc điểm nổi bật của cây hoa sữa

Lá hoa sữa mọc tập trung ở đầu cành, mỗi đốt cành gồm từ 5-8 lá mọc tròn với nhau. Mỗi lá khá lớn, chiều dài trung bình từ 9-20cm. Phiến lá dày có hình bầu dục, mặt trên của lá xanh bóng, nhưng mặt dưới lại có màu xám, mép lá nguyên, trơn.

Hoa sữa có hoa lưỡng tính, hoa mọc thành từng chùm trên cuống hoa và có chiều dài từ 3-5cm. Nhìn những bông hoa nhỏ li ti ta liên tưởng ngay đến chiếc phễu vì hoa có hình dáng đúng như vậy. Màu đặc trưng của hoa sữa là màu trắng có khi có hoa vàng, hồng hay màu lục, mỗi bông hoa nhỏ xinh có 5 cánh hoa và 5 lá đài xếp thành 4 vòng xoắn nhau. Hoa thường mọc ở những nách lá hay ở đầu ngọn cây, mùi hương đặc trưng rất thơm nhưng cũng hơi hắc, đượm mùi nhất là về đêm.

Sau khi hoa tàn cây cho quả, quả hoa sữa thường mọc theo từng cặp có thể lơi cong hoặc hơi lượn sóng, chiều dài trung bình từ 30-60cm, bên trong chứa rất nhiều hạt. Mỗi hạt lại có lông mao ở hai đầu.

Tác dụng của cây hoa sữa

Cây hoa sữa khá dễ trồng và việc chăm sóc cũng không quá cầu kì chính vì thế cây được trồng nhiều làm cây công trình ở những nơi công cộng. Cây có tán lá rộng và dày nên thích hợp trồng làm cây bóng mát, chủ yếu tại công viên, sân trường, khu dân cư, khu đô thị hay dọc theo những con phố…không chỉ thế cây có hoa đẹp nên cũng được trồng trang trí cho khi nghỉ dưỡng, biệt thự sân vườn….

Hoa sữa còn nhả khí oxi hấp thụ những khí độc hại giúp cho môi trường thêm mát mẻ, không khí thêm trong lành hơn.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa sữa

Cây có thể chịu được mọi hoàn cảnh sống như thời tiết khô hạn hay ngập úng nên việc chăm sóc cây không quá khó khăn ta chỉ cần lưu ý những điều sau:

Cây hoa sữa ưa sáng và có tốc độ sinh trưởng nhanh chính vì thế ta cần trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, điều kiện thích hợp. Đồng thời cũng nên tưới nước cho cây, nhất là lúc cây còn nhỏ, bộ rễ chưa cắm sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng.

Nếu trồng cây ở những nơi công cộng, khi mới trồng cần lưu ý rào cẩn thận để cây phát triển toàn diện không bị gãy, đổ do những tác động xấu ở bên ngoài. Còn nếu trồng cây ở những nơi công cộng như đường phố cần khống chế độ cao và rộng của tán cây để tạo bóng mát cũng như không làm ảnh hưởng đến người đi đường.

Cây hoa sữa – cách trồng và chăm sóc cây hoa sữa

4

(80%)

1

vote[s]

(80%)vote[s]

50 Năm Vẽ Và Chơi Cỏ Cây Hoa Lá

(TT&VH) – Thừa hưởng gen họa sĩ của dòng họ Bùi (Vân Canh, Hoài Đức, là em họ của Bùi Xuân Phái), Bùi Xuân Chương – say mê vẽ từ thủa nhỏ. Hơn 50 năm qua, dược sĩ Bùi Xuân Chương là người đầu tiên đi khắp mọi miền đất nước tìm và vẽ lên nhiều bức tranh độc đáo về cây thuốc, động vật làm thuốc ở VN….

Cùng với niềm đam mê vẽ cây, ông còn là Chủ tịch danh dự của Hội thủy sinh cảnh Hà Nội và được coi là người đi tiên phong trong phong trào chơi bể và cây thuỷ sinh (từ những năm 60 của thế kỷ XX đến nay)…

* Đi khắp VN tìm vẽ cây

Mặc dù đã gần 80 tuổi, nhưng dược sĩ Bùi Xuân Chương vẫn còn minh mẫn, vẫn đọc báo tiếng Anh, tiếng Pháp… trên mạng internet, vẫn vào google để tìm kiếm tên khoa học cho những loài cây mới mà Hội thủy sinh cảnh vừa tìm kiếm mang về… Cách đây 3 năm, tôi và ông từng có một cuộc trò chuyện về bản quyền 1000 bức tranh cây thuốc của ông. 1000 bức tranh này cùng với 60 bức tranh về động vật làm thuốc từng được đưa vào Cây thuốc và động vật làm thuốc ở VN I, II.

Dược sĩ, họa sĩ Bùi Xuân Chương bên bể thủy sinh

Ông kể: ”Cây thuốc và động vật làm thuốc ở VN III sắp ra mắt, sẽ tập hợp những bài viết của các chuyên gia và gần 300 tranh mới về cây thuốc, 20 tranh về động vật làm thuốc của tôi. Tập sách này đã được chuẩn bị 5 năm rồi và sẽ ra mắt trước kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Viện Dược liệu cũng đang mời tôi vẽ lại bản đồ dược liệu, vì bản đồ cũ mất rồi, nhưng tôi từ chối, giờ tôi không vẽ nữa, mắt tôi còn tinh, nhưng tay tôi run rồi!”.

Sống trong một căn nhà nhỏ giữa khu phố sầm uất Phùng Hưng, 50 năm qua, ngày ngày ông tỉ mẩn vẽ về cỏ cây, hoa lá. Vẽ cây bao nhiêu, ông yêu cây bấy nhiêu. Ông đã đi đến hầu khắp mọi miền đất nước (trừ Cà Mau là chưa đến) để vẽ tranh về cây thuốc, đồng thời tìm những cây lạ mắt, độc đáo để đưa vào bể thủy sinh…

Đam mê, vẽ tranh từ nhỏ và từng được điểm cao (khi học Trung học ở trường Bưởi) vì vẽ nhiều tranh biếm họa hay, nhưng mẹ ông lại buồn phiền khi thấy con mình suốt ngày theo nghiệp vẽ vời. Chiều lòng mẹ, ông thi vào Đại học Dược, chuyên ngành Thực vật và Dược liệu. Tại trường, các GS Vũ Văn Chuyên, Đỗ Tất Lợi đã thường xuyên khuyến khích ông vẽ các cây thuốc và dược liệu. Sau này qua sách của các thầy, ông đã thấy tranh vẽ của ông – dù là phác thảo vẫn được các thầy sử dụng.

Để nâng cao nghiệp vẽ, ông cũng từng dành ba tháng hè đi học những khái niệm cơ bản về hội họa do thầy Lương Xuân Nhị dạy. Tốt nghiệp đại học năm 1960, ông chuyển về Viện Dược liệu, công tác tại phòng điều tra sưu tầm. Được mọi người khuyến khích và tạo điều kiện, ông mải mê vẽ. Dần dần quen tay, các bản phác thảo ngày càng dày lên, đẹp ra. Nhưng để hoàn chỉnh một bức họa về cây thuốc có khi mất ba, bốn ngày và tốn khá nhiều giấy nháp. Bởi ông phải mô tả đúng hình dạng thân cây, những nét riêng của lá, của hoa…

Nhiều loại cây có những bộ phận thân, cành, na ná giống nhau, phải vẽ sao cho chính xác đến từng chi tiết nhỏ. Có cây hoa nhỏ li ti, mắt thường không nhìn thấy gì, phải lấy kính lúp ra soi mới vẽ được. Có cây thuốc phải một năm mới vẽ xong vì phải đợi cây ra quả, hoặc củ để minh họa tổng thế. Với ông, khó khăn nhất là vẽ quả, vì phải mổ xẻ ra vẽ các chi tiết bên trong quả dưới kính hiển vi, đòi hỏi nhiều thời gian.

* Lại phiêu du sang Cu Ba, Lào tìm cây thuốc

Năm 1982 và 1983, hai lần ông được mời sang Cu Ba giúp bạn điều tra cây thuốc. Lần thứ nhất sang, suốt sáu tháng ròng ông đi hầu khắp đất nước Cu Ba (từ La Habana đến Santiago de Cuba) tìm kiếm cây thuốc và vẽ cho các đề tài nghiên cứu. Lần thứ hai sang, ông chỉ ngồi tại chỗ, mẫu vật được cung cấp đầy đủ. Vẽ được 199 cây thuốc, đến cây thứ 200 thì không kịp vì đã cận ngày về để đi Lào. Một lần, một người bạn Cuba (tên Victor Fuentes) sang VN cho biết những bức họa của ông đã từng được in thành sách.

Cói Ninh Bình – một loại thủy sinh họ cói tìm thấy ở Ninh Bình – không xác định được tên khoa học

* Đặt tên cho các loài thủy sinh mới

Song song với nghiệp vẽ cây cỏ, động vật làm thuốc, Bùi Xuân Chương còn là người đam mê cá cảnh, cây thủy sinh số 1 của đất Hà Thành. Không phải ngẫu nhiên anh em trong Hội gọi ông là nhà thủy sinh học và bầu ông làm Chủ tịch danh dự của hội. Ông là người đầu tiên đi sưu tầm nhiều loài cây thủy sinh, rong lạ, gây giống, giữ gìn cũng như phát triển.

Tiềm năng các loài cây thủy sinh VN còn rất nhiều. Thời gian qua, cùng với sự du nhập các loài cây thủy sinh vào VN (chủ yếu các loài cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, Trung Quốc), Hội Thủy sinh cảnh đã tổ chức nhiều chuyến tìm kiếm ở Hà Tây, Thanh Hóa, Hải Dương, Cao Bằng… và nhiều loài tìm thấy được đánh giá cao. Hiện nay chưa có ai thống kê cây dưới nước cả, nhưng ông Chương đã tập hợp được gần 200 loài. Tuy nhiên, gần đây, theo ông Chương, phong trào chơi bể thủy sinh phát triển khá mạnh, nên ở đâu phát hiện có cây đẹp, cá lạ… người ta đánh cả xe xuống lấy hết, cây mất đi rất nhanh. Nhiều người chơi không có kỹ thuật, cây mang về chẳng ươm ra được, mà chết hết!

Đến nay, ông Bùi Xuân Chương đã có gần 1500 họa phẩm đen trắng và gần 500 họa phẩm mầu được in trong các tuyển tập sách về cây thuốc VN như: Sổ tay cây thuốc, Cây thuốc VN, Cây thuốc- bài thuốc biệt dược, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở VN I, II, và III (sắp ra mắt)

Tuổi cao, không còn sức đi tìm cây, vẽ cây, nhưng tuần nào ông Chương cũng đến trại thủy sinh của ông Hòa để xem những loài cây mới tìm về đang được nuôi ươm như thế nào, tìm cách chăm sóc, rồi đặt tên cho từng loài. Những cây lạ mắt, ông mang về nhà ươm trồng, chăm sóc và tốn không ít công mới mong được thấy chúng nở hoa… Ông Chương cho biết, nhiều khi đến mệt, mất ngủ vì cây.

Nói đến chuyện mất ngủ, ông Chương đưa ngay cho tôi xem hộp thuốc đang để trên bàn. Ông kể: Hôm rồi mất ngủ, ra hiệu thuốc mua thì lại thấy 2 tranh cây thuốc của mình (cây Vông nem và Bình vôi) được in trên vỏ hộp. Mở mạng, ông cũng thấy hầu hết các trang web về đông y đều lấy tranh ông vẽ để minh họa cho các bài viết mà chẳng đề tên, và cũng chẳng ai nói đến việc trả bản quyền tranh cho ông.

Nhiều hãng dược sao chép các bức tranh của ông minh họa cho vỏ thuốc, ông cũng đã từng lên tiếng, nhưng họ vẫn coi như không biết! Giờ đây, thấy sách của các giáo sư, bác sĩ in ra, lấy tranh của mình, ông cũng chả buồn lên tiếng nữa.

“Tôi có quen một ông ở Cục bản quyền tác giả, ông ấy bảo tôi làm đơn để đòi quyền lợi, nhưng tôi không làm, vì tôi nghĩ làm phải có tiền rất mất thời gian. Tôi chỉ có mong muốn làm sao tất cả những bức tranh của tôi được lưu giữ tại Viện bảo tàng thiên nhiên hoặc một bảo tàng nào đó, không sau này các con tôi cũng vứt hết” – ông tâm sự!

Cách Vẽ Minions Trên Giấy

Bước 1: Đầu tiên, chúng ta vẽ một vòng tròn để làm đầu minion và một đường cong để làm thân của nó. Phát thảo các đường nét cho khuôn mặt theo hướng dẫn của hình.

Cùng tham khảo videp clip do họa sỹ Phan Vũ Linh hướng dẫn cách vẽ Minions và nhiều nhân vật hoạt hình khác thông qua các tính năng, ứng dụng đơn giản của S Pen trên Galaxy Note 4.

– Trước tiên, chọn chương trình Autodesk Sketchbook được cài sẵn trên Galaxy Note 4. Trên giao diện Autodesk Sketchbook, có nhiều loại bút phù hợp cho từng giai đoạn vẽ, tô màu, chỉnh sửa nhân vật như: Bút máy, bút chì, bút thư pháp, bút tô sáng, bút xóa… cho các hình vẽ phù hợp.

– Để vẽ Minions, tùy chọn các nét vuông, hoặc hình tròn ngay trên bảng vẽ để tạo nhanh các nét cơ bản cho nhân vật.

– Có thể dễ dàng chỉnh cỡ cọ, chỉnh lực ấn nặng nhẹ để hoàn thành các nét vẽ tiếp theo. Sau khi hoàn thành thì chuyển sang chọn bút màu để tô màu chi tiết.

– Chỉ sau 5-10 phút, không chỉ Minions mà những nhân vật hoạt hình đáng yêu như Vịt Donald, Tom & Jerry, Doraemon… sẽ được hoàn thành khá dễ dàng..

Ngoài cách tự vẽ ra, cha mẹ có thể dùng chức năng Photo Note và Snap Note của Galaxy Note 4 để chụp ảnh hình vẽ và chuyển đổi tất cả các nội dung gồm hình vẽ và chữ viết thành dạng tranh vẽ tương ứng.

Sau đó dùng S Pen vẽ đè lên bức hình, tắt hoặc làm mờ hình gốc đi là đã có một hình vẽ hoặc bức chân dung sinh động.

Tính năng này cũng giúp dễ dàng chỉnh sửa, thêm, xóa bớt nét một cách nhanh chóng và hoàn thành bức vẽ thật ngộ nghĩnh như bên dưới .

Những tính năng đơn giản của S Pen trên Galaxy Note 4 không chỉ giúp các bé hứng thú với hội họa mà còn tạo sự kết nối, chia sẻ và truyền cảm hứng sáng tạo cho các bé mỗi ngày. Đây còn là cách giúp các bé tập luyện nét vẽ đầu tiên của mình, một số họa sỹ cũng bắt đầu với cách này.

– Lõi giấy (tận dụng luôn lõi giấy vệ sinh)

– Giấy màu

– Keo, băng dính

– Dụng cụ : Bút dạ, kéo

Chuẩn bị dụng cụ để làm Minions bằng lõi giấy vệ sinh

– Đầu tiên cắt giấy màu trắng thành hình chữ nhật, kích thước vừa đủ để bao quanh lõi giấy. Dán giấy màu trắng vào lõi giấy vệ sinh.

– Sau đó tô màu vàng đều xung quanh lõi giấy để tạo phần thân cho những chú Minions. Ấn 2 điểm đối diện của một miệng lõi giấy lõm xuống, làm tương tự với miệng phía bên kia.

– Cuối cùng tiến hành trang trí khoác áo, làm kính cho chú Minions bằng cách cắt dán những tờ giấy màu. Riêng phần mắt lấy bút màu để vẽ.

– Chỉ bằng những bước đơn giản chúng ta đã tự mình làm được một bé Minions từ lõi giấy vệ sinh rồi.

Từ những nguyên liệu đơn giản sẵn có, như hộp sữa đã qua sử dụng của bé, chỉ cần một chút khéo léo, và bỏ chút thời gian, cha, mẹ đã có thể chế cho bé một chiếc lồng đèn đón trung thu rất đẹp, độc lạ, và an toàn. Đảm bảo các bé nhà mình sẽ thích mê… Hôm nay Men TV xin chia sẻ tới các bậc phụ huynh cách làm đèn lồng minion đơn giản, dễ làm.

Hướng dẫn cách làm lồng đèn trung thu hình Minion siêu ‘cute’ từ hộp sữa:

Hộp sữa tươi (loại 1 lít) Keo Giấy Que kem, lõi giấy vệ sinh, đĩa giấy nhỏ Sơn (màu trắng, xanh, vàng, đen), cọ, băng keo hai mặt, bút, dao rọc giấy, kéo

Bước 3: Cắt 2 phần lõi giấy vệ sinh dài khoảng 3cm (1 con 2 lõi giấy). Đính keo dán lõi giấy vào đáy đĩa giấy.

Bước 4: Vẽ và cắt phần răng, tay cho chú Minions trên giấy và que kem.

Tô màu vàng lên hết hộp sữa, để cho khô hẳn. Tô tiếp màu xanh dương lên phần áo phía trước bụng Minion. Đến phần này thì chiếc lồng đèn trung thu dành cho bé yêu của bạn đã “ra hình ra dáng’ chút rồi đó.

Dùng băng keo hai mặt hoặc súng bắn kep dán các bộ phận lên mình Minion.

Vẽ hoàn thiện thêm những chi tiết nhỏ cho chú Minion của bé nào. Tiếp đến khoét phần đầu, luồn vào bên trong 1 bóng đèn compact và đính dây treo để bé có thể xách đi rước đèn đêm Trung thu.

Vậy là bạn đã hoàn thành chiếc đèn lồng trung thu siêu dễ thương cho bé từ cách làm đơn giản. Bạn có thể vừa tiết kiệm chi phí bởi việc tận dụng đồ cũ, vừa gia tăng tình cảm với bé, cùng bé tận hưởng những giây phút đoàn viên bên gia đình. Chắc chắn giây phút rước lồng đèn trung thu với bé sẽ vô cùng ý nghĩa.

– Ước tính chi phí thực hiện chiếc đèn lồng này: Khoảng 10k/1 chiếc

– Ước tính thời gian làm đèn lồng: Khoảng 20p/1 chiếc.

Cùng đón trăng với con với chiếc lồng đèn trung thu xinh xắn tự làm, nhâm nhi ly trà nóng, nhấm nháp bánh trung thu.. Có như thế, Tết trung thu này sẽ là cái tết thiếu nhi mà bạn và bé và gia đình sẽ phải nhớ mãi…