Cách Vẽ Biểu Đồ Xương Cá Trong Excel / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Englishhouse.edu.vn

Biểu Đồ Nhân Quả Hay Biểu Đồ Xương Cá

Sơ đồ nguyên nhân và kết quả là một sơ đồ biểu thị mối quan hệ có ý nghĩa giữa một nguyên nhân và một kết quả. Nó còn được gọi là Sơ đồ xương cá

Sơ đồ nguyên nhân và kết quả trong 7 công cụ QC

– Đó đại diện cho mối quan hệ có ý nghĩa giữa một nguyên nhân và một kết quả

– Đây là một công cụ rất tốt để phân tích nguyên nhân gốc rễ và là một phần của 7 Công cụ kiểm soát chất lượng cơ bản

– Tiến sĩ Kaoru Ishikawa đã phát triển nó vào năm 1943 trong khi tư vấn cho xưởng thép của Kawasaki tại Nhà máy đóng tàu Kawasaki, vì vậy Tiến sĩ Joseph M. Juran đã đặt tên cho nó là “Ishikawa”

– Sơ đồ này còn được gọi là “Xương cá” vì nó trông giống như xương của cá.

Khi nào chúng ta có thể sử dụng  biểu đồ Xương cá hay biểu đồ Ishikawa:

– Khi xác định nguyên nhân gây ra vấn đề (sự cố)

– Xác định tất cả các nguyên nhân gốc rễ có khả năng góp phần gây ra sự cố (rắc rối)

– Đặc biệt là khi suy nghĩ của các thành viên một nhóm khác nhau

– Công cụ này rất hữu ích trong Dự án Six Sigma

Bốn bước để xây dựng sơ đồ xương cá

1. Nêu tác động hoặc vấn đề không mong muốn

2 Xác định các nhóm nguyên nhân chính

4 Xác định các nguyên nhân gốc rễ tiềm năng

Bước 1. Nêu tác động hoặc vấn đề không mong muốn

– Trước hết, chúng tôi sẽ đề cập đến tác động hoặc vấn đề không mong muốn và vẽ một trục xương sống cùng các đường thẳng.

– Sau đó xác định và trình bày một vấn đề (tác động)

Viết vấn đề vào  giữa bên phải của biểu đồ hoặc bảng trắng.

– Vẽ một hộp bao quanh vấn đề và một mũi tên ngang chạy đến nó.

Bước 2. Xác định các nhóm nguyên nhân chính

Đối với ngành sản xuất, nó là “6M”

Trong ngành sản xuất “6M” là viết tắt của

Người (Man)

Máy móc (Machine)

Vật liệu (Material)

Phương pháp (Method)

Đo lường (Measurement)

Môi trường (Enviroment)

Đối với ngành thương mại, “6M” được thay thế bằng “8P”

Sản phẩm/ dịch vụ (Product)

Giá  (Price)

Khuyến mãi ( promotion)

Địa điểm (place)

Quá trình (process)

 Con người ( people)

Dữ liệu vật lý (physical evidence)

Hiệu suất (performance)

Đối với ngành dịch vụ, “6M” được thay thế bằng “4S”

Vùng lân cận

Các nhà cung cấp

Hệ thống

Kỹ năng

– Chúng ta sẽ tiếp tục phân tích các vấn đề gây nên khả năng hoạt động kém của xe hơi

– Viết các loại nguyên nhân là các nhánh từ mũi tên chính

– Nghĩ đến tất cả những nguyên nhân ban đầu của vấn đề

Điều chỉnh bộ chế hòa khí

Lốp không săm

Bảo trì kém

Thói quen lái xe kém

Không có nhận thức

Bôi trơn không đúng cách

Hỗn hợp nhiên liệu sai

Dầu động cơ không phù hợp

Chuyển số không theo trình tự

Chuyển số sai

Lái xe quá nhanh

Bước 4. Xác định nguyên nhân gốc rễ tiềm năng

– Tiếp tục hỏi “Tại sao điều này xảy ra?” đối với mỗi nguyên nhân.

– Viết tất cả những gì thu thập được vào nhánh chính và nhánh phụ.

– Tiếp tục hỏi tại sao và đào sâu hơn mức độ nguồn gốc của vấn đề.

Lợi ích của biểu đồ xương cá hay Ishikawa:

– Giúp xác định nguyên nhân gốc rễ

– Tăng kiến thức 

– Khuyến khích tham gia hoạt động nhóm

– Một công cụ tốt để động não

– Xác định các khu vực cụ thể để thu thập dữ liệu

Mô Hình Biểu Đồ Xương Cá

BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ (FISHBONE DIAGRAM)  

Biểu đồ xương cá (tiếng Anh: Fishbone Diagram) hay còn gọi là biểu đồ nhân quả, là loại biểu đồ được thiết kế để nhận biết những mối quan hệ nguyên nhân và kết quả.

Biểu đồ xương cá được ông Kaoru Ishikawa đưa ra vào những năm 1960. Ông là người tiên phong về quản lý chất lượng tại nhà máy đóng tầu Kawasaki và được xem là người có công với quản lý hiện tại. Vì thế, biểu đồ này còn được gọi là biểu đồ Ishikawa.

Sở dĩ, biểu đồ này được gọi là biểu đồ xương cá, bởi vì hình dạng của nó giống hình xương cá. Xương trung tâm là xương sống, sau đó đến xương lớn, xương vừa và xương nhỏ (hạng mục lớn, hạng mục vừa, hạng mục nhỏ…), được vẽ để nối nguyên để vẽ biểu đồ nhân quả.

Biểu đồ xương cá thường sử dụng trong các trường hợp:

– Khi có nhu cầu tìm hiểu một vấn đề để xác định nguyên nhân gốc rễ. – Khi muốn tìm hiểu tất cả các lý do có thể có tại sao một tiến trình giải quyết vấn đề gặp những khó khăn hoặc những thất bại. – Khi có nhu cầu nhận diện các lĩnh vực thu thập thông tin. – Khi muốn tìm hiểu lý do một tiến trình không đưa đến những kết quả mong muốn. Các bước tạo một Biểu đồ Xương cá

Bước 1: Xác định vấn đề: ghi lại chính xác vấn đề một cách chi tiết ( áp dụng 5w: what, who, when, where, how). Viết vấn đề vào ô bên phải tờ giấy. Sau đó kẻ một đường ngang, chia giấy của bạn ra làm 2. Lúc này bạn đã có “đầu & xương sống” của con cá trong sơ đồ xương cá.

Bước 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng: ứng với mỗi nhân tố, vẽ một nhánh “xương sườn”. Cố gắng liệt kê càng nhiều nhân tố càng tốt, ví dụ hệ thống, cơ sở vật chất, máy móc, nguyên liệu, yếu tố bên ngoài ..v..v… Nếu bạn có 1 nhóm để xử lý vấn đề thì đây là lúc cần áp dụng các kỹ thuật brainstorming.

Bước 3: Tìm ra nguyên nhân có thể có, thuộc về từng nhân tố (đã tìm ra trong bước 2), ứng với mỗi nguyên nhân, lại vẽ một “nhánh xương con”. Nếu nguyên nhân của bạn quá phức tạp, có thể chia nhỏ nó thành nhiều cấp.

Bước 4: Phân tích sơ đồ: sơ đồ đã xây dựng là một danh sách đầy đủ các nguyên nhân có thể xảy ra, bạn có thể kiểm tra, khảo sát, đo lường .v..v.. để xác định đâu là các nguyên nhân chính rồi từ có có những kế hoạch cụ thể để sửa chữa.

Ví dụ:

Cách Vẽ Biểu Đồ Trong Excel

Biểu đồ giúp các bạn thể hiện tốt hơn bằng việc vẽ thành các hình ảnh trực quan, dễ hiểu mô tả các số liệu trong bảng tính Excel. Microsoft Excel hỗ trợ rất nhiều dạng biểu đồ như: biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn, biểu đồ vùng… phù hợp với các loại dữ liệu của các bạn.

Cách vẽ biểu đồ trong Excel 2010

Bước 1: Các bạn chọn (bôi đen) bảng dữ liệu mà các bạn muốn vẽ biểu đồ.

– Line: biểu đồ đường có thể biểu thị khuynh hướng theo thời gian với các điểm đánh dấu tại mỗi giá trị dữ liệu. Trong biểu đồ Line có nhiều dạng biểu đồ như: biểu đồ đường, biểu đồ đường có đánh dấu, biểu đồ đường xếp chồng, biểu đồ đường dạng 3D…

– Pie: biểu đồ hình tròn, biểu diễn số liệu dạng phần trăm.

– Bar: biểu đồ cột ngang, tương tự như Column nhưng được tổ chức dọc và giá trị ngang.

– Area: biểu đồ vùng được sử dụng để biểu thị sự thay đổi theo thời gian và hướng sự chú ý đến tổng giá trị qua một khuynh hướng.

– X Y (Scatter): biểu đồ phân tán XY, dùng để so sánh giá trị dữ liệu từng đôi một.

– Stock: biểu đồ chứng khoán, thường sử dụng để minh họa những dao động lên xuống của giá cổ phiếu, ngoài ra biểu đồ này cũng minh họa sự lên xuống của các dữ liệu khác như lượng mưa, nhiệt độ…

– Surface: biểu đồ bề mặt giúp các bạn kết hợp tối ưu giữa các tập hợp dữ liệu, màu sắc sẽ cho biết các khu vực thuộc cùng một phạm vi giá trị. Các bạn có thể tạo một biểu đồ bề mặt khi cả thể loại và chuỗi giá trị đều là các giá trị số.

– Doughnut: biểu đồ vành khuyên biểu thị mối quan hệ giữa các phần với tổng số, nó có thể bao gồm nhiều chuỗi dữ liệu.

– Bubble: Biểu đồ bong bóng là một loại biểu đồ xy (tan), biểu đồ này được dùng nhiều trong nghiên cứu thị trường, phân tích tài chính.

– Radar: Biểu đồ dạng mạng nhện hiển thị các dữ liệu đa biến, thường sử dụng để xác định hiệu suất và xác định điểm mạnh và điểm yếu.

Sau khi các bạn đã chọn biểu đồ phù hợp với dữ liệu của mình các bạn chọn OK. Kết quả như sau:

1. Công cụ chỉnh sửa biểu đồ (Chart Tools).

Khi các bạn chọn vào biểu đồ vừa tạo, trên thanh công cụ xuất hiện Chart Tools với 3 tab là Design, Layout và Format.

Tab Design, các bạn có thể chọn các kiểu biểu đồ, cách bố trí, màu sắc, thay đổi dữ liệu … cho biểu đồ. Các bạn có thể di chuyển biểu đồ sang Sheet khác trong Excel.

Các bạn có thể chọn vào biểu đổ và kéo biểu đồ tới vị trí các bạn muốn trong cùng sheet của bảng tính, các bạn cũng có thể kích chuột vào các góc của biểu đồ để thay đổi kích thước cho biểu đồ.

Chọn biểu đồ, trong Chart Tools các bạn chọn Layout.

Để thêm tiêu đề các bạn chọn Chart Title và chọn kiểu tiêu đề sau đó nhập tiêu đề trên biểu đồ và nhấn Enter.

4. Thêm chú thích cho các trục trong biểu đồ.

Sơ Lược Về Biểu Đồ Xương Cá Và Sử Dụng Biểu Đồ Xương Cá Trong Quản Lý Chất Lượng Dự Án Test.

I. Giới thiệu về biểu đồ xương cá 1. Biểu đồ xương cá là gì

a. Fishbone diagram (Cause-and-effect diagram, Ishikawa diagram): biểu đồ xương cá

b. Check sheet: phiếu (biểu) kiểm tra

c. Control charts: biểu đồ kiểm soát

d. Histogram: biểu đồ phân bố

e. Pareto chart: biểu đồ Pareto

f. Scatter diagram: biểu đồ phân tán

g. Flow charts: biểu đồ dòng chảy

・Công cụ này do giáo sư Kaoru Ishikawa – một giáo sư chuyên ngành kỹ thuật của trường đại học Tokyo sáng chế vào thập niên 50.

・Công cụ này đã được áp dụng hiệu quả từ những năm 1960s và đã được người Nhật sử dụng rất thành công.

2. Tác dụng của việc sử dụng biểu đồ xương cá

Khi áp dụng biểu đồ này, người dùng sẽ có khả năng tìm ra các nguyên nhân tiềm tàng và nguyên nhân cốt lõi gây nên vấn đề.

Nhìn vào biểu đồ xương cá này, người đọc sẽ cóhình dung đầy đủ nguyên nhân của một vấn đề . Việc lập biểu đồ sẽ chỉ rõ từng nguyên nhân, từ đó có thể đưa ra hướng giải pháp cụ thể cho từng nguyên nhân một.

3. Cách tạo một biểu đồ xương cá

Bước 1: Xác định vấn đề. Vấn đề này chính là hệ quả của nguyên nhân sẽ xác định.

Bước 2 và bước 3 là xác định nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ. Có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách sau.

Cách 1:

Bước 2: Động não, suy nghĩ tỷ mỉ kỹ lưỡng để tìm ra tất cả các nguyên nhân có thể có của vấn đề. Ở bước này chưa phân biệt nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ.

Bước 3: Sắp xếp, tổ chức lại tất cả những kết quả đã động não được. Nhóm các nguyên nhân phụ lại vào trong 1 nguyên nhân chính.

Cách 2:

Bước 3: Tiếp tục động não suy nghĩ những nguyên nhân cụ thể hơn, trực tiếp gây ra nguyên nhân chính (Nguyên nhân cấp 1). Nếu cần phân tích sâu hơn thì tiếp tục tìm ra những nguyên nhân khác nhỏ hơn, trực tiếp gây ra nguyên nhân cấp 1.

+Vẽ 1 ô vuông ở ngoài cùng bên tay phải của tờ giấy

+Vẽ 1 mũi tên nằm ngang , hướng đầu mũi tên về phía ô vuông ở trên

+Bên trong ô vuông trên, viết mô tả vấn đề đang cố gắng giải quyết

+Từ trục chính nằm ngang này, vẽ các nhánh chính và viết tên của các category ở phía trên và phía dưới của đường mũi tên nằm ngang trên (Đây như là các cành to của một thân cây chính)

+Từ các nhánh chính này, vẽ các nhánh phụ và viết nguyên nhân chi tiết cho mỗi category (Đây như là các cành nhỏ và các nhánh con)

4. Khi lập biểu đồ xương cá thì cần chú ý các vấn đề sau

Cần nhìn vấn đề một cách tổng thể toàn diện để có thể tìm ra đầy đủ tất cả các nguyên nhân có thể có.

Sau khi xây dựng , cần đưa biểu đồ ra để toàn bộ các thành viên review lại, bổ sung và chỉnh sửa nếu cần. Ngoài ra có thể hỏi thêm ý kiến của một vài người khác có kiến thức về hoạt động của quá trình.

II. Sử dụng biểu đồ xương cá trong quản lý chất lượng dự án test

Đối với 1 dự án phần mềm, việc đảm bảo chất lượng của đợt test, không để bỏ sót bug là hết sức quan trọng. Ngay khi phát hiện ra tester đã để lọt bug (kể cả giai đoạn đang test và giai đoạn đã release cho khách hàng) thì chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân vì sao để sót lỗi để có hướng ngăn chặn cho những lần test sau.

Khi điều tra nguyên nhân vì sao để sót lỗi, tôi thấy có thể xảy ra các trường hợp sau:

1.1 Đã làm đúng toàn bộ các điều kiện phát sinh bug: môi trường, thao tác v.v, bug có xảy ra nhưng lại không report cho khách hàng do:

Tester không nhận thức đó là bug nên đã không report lên.

Tester nhận thức đó là bug nhưng lại lack không report lên. Ví dụ tester note lại trong testcase bản cứng hoặc bản mềm, sau đó quên không log trong file defect gửi cho khách hàng.

Bug đã chỉ phát sinh đúng 1, 2 lần. Sau đó làm lại thì bug không xảy ra nên Tester đã không report. Hoặc để tái hiện, điều tra thì mất thời gian chuẩn bị môi trường, thời gian test không còn nhiều nên đã không có đủ thời gian tìm hiểu lại, nên không report.

Tester nhận thức là bug, có report lên nhưng bị team leader reject.

Tester nhận thức là bug, có report lên nhưng team leader đã để sót bug này khi tổng hợp để report cho khách hàng.

1.2 Đã không có đầy đủ các điều kiện phát sinh bug nên khi test, bug đã không xảy ra. Vì thế không phát hiện ra được.         TH1:Thao tác test đúng, nhưng môi trường test không đúng (Trường hợp lỗi chỉ xảy ra trên 1 môi trường đặc định).

Windows không được update theo đúng require của khách hàng.

Môi trường không sạch: ví dụ như trước đó đã thực hiện install, uninstall nhiều lần rồi.

Thiếu không cài 1 số phần mềm mà khách hàng đã yêu cầu.

Cài sai version của 1 số phần mềm mà khách hàng đã yêu cầu.

Khách hàng không require cụ thể mà cho chọn môi trường, và khi test testcase đó thì đã test trên môi trường khác.

Khách hàng không chỉ định test trên môi trường đó.

TH2: Môi trường test đúng, nhưng thao tác test chưa đúng (Trường hợp lỗi chỉ xảy ra khi thực hiện đúng theo các bước XYZ).

Testcase đã ghi thao tác cụ thể và nếu thực hiện theo đúng testcase thì sẽ ra bug. Tuy nhiên tester đã đọc sót testcase, dẫn đến sót thao tác.

Testcase đã ghi thao tác cụ thể và nếu thực hiện theo đúng testcase thì sẽ ra bug. Tuy nhiên tester đã hiểu sai 1 số thao tác nên đã thực hiện thao tác khác.

Testcase đã ghi thao tác cụ thể và nếu thực hiện theo đúng testcase thì sẽ ra bug. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các bước theo testcase, tester đã thực hiện thêm 1 bước nào đó không ghi trong testcase. Tuy nhiên tester lại nhận thức rằng đáng lẽ phải có thêm bước đó, và cũng không confirm lại với khách hàng khi thấy testcase không ghi bước đó.

Testcase đã ghi thao tác cụ thể và nếu thực hiện theo đúng testcase thì sẽ ra bug. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các bước theo testcase, tester đã vô tình thực hiện thêm 1 bước nào đó không ghi trong testcase.

Testcase không ghi thao tác cụ thể, và tester có thể thao tác theo nhiều kiểu khác nhau đều sẽ ra kết quả xác nhận. Và thực tế thì thao tác mà tester đã thực hiện không đúng với thao tác để có thể sinh ra bug.

1.3 Tester đã không test testcase đó

Khách hàng có require test testcase đó nhưng do leader hiểu sai requirement nên đã không giao cho tester test

Khách hàng có require test testcase đó nhưng trong quá trình giao testcase cho tester, leader đã bị giao sót testcase đó: ví dụ in sót, hoặc in bị lỗi, hoặc testcase đó vô tình bị bôi đen đi.

Leader có giao testcase đó nhưng Tester đã bị bỏ sót không test testcase đó.

Khách hàng cho phép chọn testcase random và leader đã không chọn testcase đó.

Khách hàng cho phép chọn testcase random và leader để cho tester tự chọn. Bản thân tester đã không chọn testcase đó.

Khách hàng đã không yêu cầu test testcase đó

Testcase do khách hàng cung cấp, khách hàng đã không tạo testcase đó.

Testcase do dự án viết theo những chỉ định của khách hàng. Trong nội dung chỉ định thì đã không có nội dung đó.

Testcase do dự án viết theo chỉ định của khách hàng. Trong nội dung chỉ định có trường hợp đó nhưng người viết đã bị bỏ sót.

Testcase do dự án viết theo chỉ định của khách hàng. Trong nội dung chỉ định thì có nội dung đó, nhưng khi viết testcase đã không cover được hết các trường hợp thao tác.

All Rights Reserved

Cách Vẽ Biểu Đồ Cột Trong Excel

Trước khi hướng dẫn bạn cách vẽ biểu đồ cột trong excel thì bạn cần phải biết được biểu đồ cột trong excel là gì. Biểu đồ cột là biểu đồ thể hiện giá trị theo cột dọc của các đơn vị cần biểu diễn ở cột ngang. Thường thì người dùng hay sử dụng biểu đồ cột dọc, biểu đồ cột ngang, biểu đồ cột ghép, biểu đồ cột chồng,… Trong excel cũng có rất nhiều các loại biểu đồ cột khác nhau.

2. Tạo biểu đồ cột trong excel 2003

-Truy cập trang tính excel mở file dữ liệu bảng tính cần vẽ biểu đồ, khoanh vùng số liệu cần thể hiện.

Ví dụ tạo biểu đồ cột trong excel. Hình 2

Trên màn hình hiện ra hộp thoại chart Wizard – Step 1 of 4 – Chart Type, cho ra nhiều loại biểu đồ khác nhau cho chúng ta chọn, ở đây nhấp vào Custom types để chọn biểu đồ cột để vẽ trong excel là Columns with Depth sẽ trông rõ ràng hơn.

Ví dụ tạo biểu đồ cột trong excel. Hình 3

Ấn Next để tiếp tục thao tác.

– Thêm các giá trị vào biểu đồ trong hộp thoại mới.

Ví dụ tạo biểu đồ cột trong excel. Hình 5

Tại biểu đồ đã tạo có thể chỉnh sửa để phù hợp hơn thì ấn nháy chuột vào biểu đồ và chỉnh sửa.

3. Tạo biểu đồ cột excel 2007, 2010

Ví dụ với bảng số liệu, muốn vẽ được biểu đồ cột trong excel bạn cần thực hiện: – Chọn vùng cách dữ liệu cần vẽ

Sau khi đã chọn biểu đồ phù hợp, trang tính hiện ra biểu đồ mặc định và chúng ta có thể sửa lại cho đầy đủ khi nhấp vào biểu đồ, biểu đồ này chưa có vẻ là hoàn thiện nhưng phần nào đã thể hiện được sự thay đổi rõ rệt doanh số của các tháng giữa 2 năm.

– Chỉnh sửa biểu đồ về kích thước nhấp vào cạnh biểu đồ di chuyển chuột nhỏ vào và rộng ra theo tùy chỉnh.

Ví dụ tạo biểu đồ cột trong excel. Hình 7

– Chỉnh sửa vị trí tên biểu đồ thì nhấp vào biểu đồ, thao tác chọn Chart title và chọn Centered Overlay Title, với bước chọn này, tên biểu đồ sẽ được đặt giữa.

Ví dụ tạo biểu đồ cột trong excel. Hình 8

Ta được bảng biểu đồ cụ thể, hoàn thiện và chi tiết.

4. Tạo biểu đồ cột excel 2013, 2023

Để được hướng dẫn cụ thể hơn và chi tiết hơn cho tạo biểu đồ cột excel 2013, 2023 các bạn có thể tham gia khóa học excel cùng chuyên gia của UNICA. Đến với excel, bạn sẽ được trải nghiệm vô vàn những cách làm thủ thuật hỗ trợ tích cực cho bạn trong công việc và học hành. UNICA sẵn sàng làm đệm bước cho bạn vươn cao tầm tri thức.