Cách Vẽ Biểu Đồ Miền Xuất Nhập Khẩu / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Tự Học Xuất Nhập Khẩu

Ngày nay ngành ngoại thương và kinh doanh quốc tế đã trở thành một xu hướng hội nhập mới. Việc tự học xuất nhập khẩu qua sách báo hoặc online (trực tuyến) sẽ giúp bạn tăng kiến thức và nghiệp vụ bằng cách tự mình bồi đắp kiến thức cho chính bản thân mình. Nhưng việc tự học đòi hỏi bạn phải có tinh thần siêng năng nghiêm túc và vượt qua nhiều khó khăn.

Cái khó của việc tự học là bạn có thể tốn rất nhiều thời gian để mày mò như tìm hướng học, nguồn tài liệu, kinh nghiệm từ người đi trước…. Nhưng bù lại, bạn sẽ nhận ra chính bản thân mình, biết mình cần gì và thiếu gì. Bài viết này chia sẻ một vài kinh nghiệm thực tế giúp bạn tự học xuất nhập khẩu dễ dàng và đúng hướng, tránh mất thời gian vô ích.

Học Xuất Nhập Khẩu & Nhu Cầu Nhân Lực

Theo số liệu Tổng cục hải quan từ năm 2005 đến 2015. Giá trị xuất khẩu tăng từ 32.442 triệu USD đến 162.017 triệu USD (tương đương tăng 4.994 lần). Giá trị nhập khẩu tăng từ 36.978 triệu USD lên 165.570 triệu USD (tương đương tăng 4.478 lần).

Phương Pháp Tự Học Xuất Nhập Khẩu

Lên Kế Hoạch Học Gì và Cần Gì

Trong trường đại học dạy xuất nhập khẩu đào tạo rất nhiều môn học khác nhau. Nhưng bạn học để làm thì hầu như bạn chỉ cần những kiến thức trọng tâm. Ngành xuất nhập khẩu, Logistics cần một vài kiến thực trọng tâm như sau:

– Kiến thức về vận tải đường biển, đường hàng không. Tìm hiểu các thuật ngữ cơ bản như: vận đơn, các loại vận đơn, bill gốc, surrendred bill, house bill, master bill,…các loại phí và phụ phí.

– Kiến thức về Incoterms 2010: Hầu hết người học xuất nhập khẩu nào cũng phải nhớ được 11 điều khoản Incoterms 2010. Học kỹ các điều kiện giao hàng E, F, C, D.

– Bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm ngoại thương, bảo hiểm vận tải. Bạn nên chú ý đến bảo hiểm vận tải. Nắm vững các khái niệm cơ bản về rủi ro, tổn thất, bồi thường, cánh tính bảo hiểm

– Thanh toán quốc tế: Cần nắm các khái niệm TT, M/T, L/C, D/A, D/P, D/OT, COD & CAD

– Tìm hiểu về thuế xuất nhập khẩu, cách tra mã HS code

– Các loại chứng từ: Hợp đồng ngoại thương, Packing list, Invoice, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O), lệnh giao hàng (D/O)

– Học sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử.

– Quy trình xuất khẩu, nhập khẩu của một lô hàng bằng đường biển, đường hàng không.

Sách Giáo Trình Nên Mua

Mua giáo trình giúp bạn tự học xuất nhập khẩu. Nhưng phải mua đúng sách, đúng tác giả. Mình giới thiệu một vài cuốn sách bạn nên đọc, đây là những cuốn sách mình cho rằng rất hữu ích từ những thầy cô đáng kính:

– Giáo Trình Quản Trị Xuất Nhập Khẩu: chúng tôi Đoàn Thị Hồng Vân – Logistics Những Vấn Đề Cơ Bản: chúng tôi Đoàn Thị Hồng Vân

– Hỏi & Đáp Incoterms 2010: chúng tôi Võ Thanh Thu – Sách Biểu Thuế và Chú Giải Chi Tiết Mã HS của NXB Lao Động. – Thanh Toán Quốc Tế : chúng tôi Trần Hoàng Ngân, TS. Nguyễn Minh Kiều

Sơ lược là những cuốn sách mình cho rằng bạn nên đọc. Bạn có thể mua thêm những quyển giáo trình khác của thầy cô trên.

Mạng Internet

Ngày nay mạng internet giúp bạn học online rất hiệu quả. Việc có internet, Laptop, Smartphone…công cụ tìm kiếm Google là một phương tiện hữu hiệu để tra cứu kiến thức học xuất nhập khẩu online nhanh và hiệu quả hơn.

Ví dụ bạn đọc các bài trên SongAnhLogs, bạn cảm thấy yêu mến SongAnhLogs, bạn có thể lên Google gõ từ khoá cần tìm kiếm + SongAnhLogs

Học Từ Người Đi Trước

Việc đi làm một công ty xuất nhập khẩu và học hỏi kinh nghiệm người đi trước sẽ giúp bạn tiến bộ rất nhanh. Đây là một cách học vừa thực tế vừa ít tốn kém nhất nhưng lại chất lượng nhất cho bạn. Nếu bạn may mắn gặp đồng nghiệp giỏi là điều tuyệt vời.

Lời Kết

Tự học xuất nhập khẩu qua nhiều phương tiện như sách báo, học online, học từ đồng nghiệp đi trước sẽ giúp bạn tiến bộ rất nhanh. Nhưng bạn phải nỗ lực bản thân, tinh thần tực giác cao.

Để học thành công, bạn phải biết bạn cần gì, học gì, học từ ai. Mình đã liệt kê những kiến thức bạn nên học trong phần trên, những thầy cô nên mua sách của họ để học. Bạn sẽ chẳng lãng phí một chút thời giờ nào nếu đọc sách của những thầy cô đó đâu.

Tiếng Anh Chuyên Ngành Xuất Nhập Khẩu

Với một nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ và hoạt động ngoại thương phát triển, tiếng anh xuất nhập khẩu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để nâng cao khả năng ngoại ngữ chuyên ngành này, bạn cần có phương pháp và định hướng phù hợp cho việc học tập.

Muốn học tiếng Anh hiệu quả trước tiên hãy xác định cho mình mục đích và mục tiêu học tiếng Anh là gì. Tiếng Anh học thuật cũng như tiếng Anh trong trường lớp không có tính ứng dụng cao, và không gắn liền với thực tế công việc của bạn. Tiếng anh cho người đi làm cần nhiều đến giao tiếp và kỹ năng viết, không quá đề cao ngữ pháp nhưng cần một lượng từ vựng chuyên ngành vừa đủ.

Khi xác định được mục tiêu, bạn sẽ tìm được hướng đi và phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả và tiết kiệm thời gian, công sức.

Hãy tìm cho mình một giáo trình phù hợp, giáo trình chuyên sâu về tiếng anh cho người đi làm và về chuyên ngành xuất nhập khẩu. Những cuốn sách luyện thi, những cuốn quá chuyên sâu về ngữ pháp sẽ không phải lựa chọn tối ưu.

Tự lập cho mình một thời khóa biểu hợp lý cho việc học cũng như lịch làm việc của bạn.

Trau dồi cho mình vốn tiếng Anh bằng thường xuyên luyện tập sử dụng tiếng Anh qua các tình huống giao tiếp hàng ngày. Đó là con đường giúp bạn tiến bộ tiếng Anh nhanh nhất.

Và quan trọng bạn phải thật chăm chỉ, sáng tạo và khoa học trong quá trình học.

1. Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu:

Certificate of origin: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Cargo: Hàng hóa (vận chuyển bằng tàu thủy hoặc máy bay)

Container: Thùng đựng hàng lớn (công-ten-nơ)

Customs: Thuế nhập khẩu; hải quan

Customs declaration form: tờ khai hải quan

Declare: Khai báo hàng (để đóng thuế)

Freight: Hàng hóa được vận

Additional premium: Phí bảo hiểm phụ, phí bảo hiểm bổ sung

Packing list: Phiếu đóng gói hàng (một tài liệu được gửi kèm với hàng hóa để

thể hiện rằng chúng đã được kiểm tra)

Additional premium: Phí bảo hiểm phụ, phí bảo hiểm bổ sung

Debit (n): Sự ghi nợ, món nợ, khoản nợ, bên nợ; (v): Ghi vào sổ nợ

Insurance premium: Phí bảo hiểm

Loan (n): Sự cho vay, sự cho mượn, tiền cho vay; công trái

Merchandise: Hàng hóa mua và bán

Packing list: Phiếu đóng gói hàng (một tài liệu được gửi kèm với hàng hóa để thể hiện rằng chúng đã được kiểm tra)

Stevedorage (n): Phí bốc dỡ

Wage (n): Tiền lương, tiền công

DOWNLOAD: Từ vựng chuyên ngành Xuất nhập khẩu

2. Các mẫu câu giao tiếp tiếng anh xuất nhập khẩu cơ bản:

Công ty ABC là một trong những công ty lâu đời và có uy tín nhất trong lĩnh vực sản xuất thiết bị cáp quang tại Việt Nam.

ABC company is one of the most traditional and prestigious companies in manufacturing cable equipments in Vietnam.

Công ty chúng tôi thường hợp tác với các đối tác ở khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…

We have contracts with partners in Asia such as Japan, Korea, India…

Chúng tôi được biết về các sản phẩm của công ty các bạn qua triển lãm Vietnam Electric 2014 và muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm này.

We have learnt about your company’s products in Vietnam Electric 2014 Exhibition and would like to find out more about these.

Bạn có thể gửi cho tôi sách giới thiệu sản phẩm và sản phẩm mẫu để tham khảo trước không?

Bạn muốn sử dụng phương thức thanh toán nào?

What mode of payment do you want to use?

Let’s discuss about delay and result of delay.

3. Download tài liệu tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu:

%CODE9%

Một số ngành khác có thể tham khảo

Tiếng anh chuyên ngành công nghệ thông tin

ĐĂNG KÝ ĐỂ TƯ VẤN VÀ KIỂM TRA MIỄN PHÍ

[gravityform id=”6″ name=”ĐĂNG KÝ HỌC”]

Có Nên Học Ngành Xuất Nhập Khẩu Không???

Không được nhắc đến quá nhiều như một số ngành khác như Kế toán, Ngân Hàng, Công Nghệ Thông Tin… chính vì vậy nhiều người sẽ còn cảm giác khá lạ lẫm khi nghe tới ngành học này. Ngay cả bản thân mình cũng vậy, trước khi học đại học, ngành này không hề xuất hiện trong tâm trí. Mặc dù vậy, ngay khi tiếp xúc với những tiết học đầu tiên của môn Thương Mại Quốc Tế, mình đã xác định đây chính là nghề nghiệp tương lai mà mình sẽ cố gắng theo đuổi

Nếu như chuyên ngành của bạn đang học thuộc một số ngành như Ngoại Thương hay Thương Mại Quốc Tế thì bạn có thể bắt tay vào làm ngay sau khi ra trường chỉ cần có niềm đam mê và cố gắng tiếp thu, học hỏi nghiệp vụ dần dần là ổn

Nếu như chuyên ngành của bạn là Ngân Hàng, Quan hệ quốc tế, Hải quan… bạn cũng đừng quá lo lắng, xuất nhập khẩu vẫn hoàn toàn phù hợp với bạn ( 70% ). Khi đó bạn cần trao dồi thêm khả năng ngoại ngữ theo học 1 khóa xuất nhập khẩu thực tế khoảng 2 tháng. Khi đó nếu như bạn thực sự có đam mê, cố gắng theo đuổi, học hỏi, thì có thể bắt đầu gửi CV được rồi

Tại Sao Bạn Nên Học Xuất Nhập Khẩu?

Về Thời Gian: So với một ngành rất phổ biến khác là kế toán chẳng hạn, khá khô khan, cũng không hề nhẹ nhàng, thậm chí đến những lúc quyết toán thuế hoặc cuối năm thì việc làm quá giờ, tăng ca, làm thâu đêm suốt sáng là chuyện quá bình thường, một số ngành khác như Maketing hầu như không có khái niệm giờ hành chính thì ngành xuất nhập khẩu được đánh giá là dễ thở hơn, thường ít khi phải tăng ca, có thời gian rảnh vào cuối tuần. Lý do chính là việc bạn làm việc chủ yếu với các đối tác nước ngoài, các cơ quan hải quan vào giờ hành chính từ thứ 2 tới t6 mà thôi

Về Lương: Một trong những yếu tố không thể bỏ qua khi nhắc đến ngành xuất nhập khẩu, chính là ở mức lương có phần cao hơn so với mặt bằng chung của các khối ngành kinh tế. Với những bạn thử việc, mới làm, mức lương khoảng 4 tới 5tr/ tháng và tăng dần theo mức kinh nghiệm, sau 2 năm khoảng 6, 7 triệu, và hơn 10tr đối với những bạn hơn 5 năm kinh nghiệm

Về Cơ Hội Việc Làm: Ở thời điểm hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đang rất mở, tạo điều kiện cho khối ngành ngoại thương nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Chính vì vậy các doanh nghiệp đang rất khát nhân lực xuất nhập khẩu, bạn chỉ cần đủ khả năng thì cơ hội có việc làm đúng ngành là gần như chắc chắn, không như nhiều bạn học kế toán, ngân hàng ra chật vật xin việc và chấp nhận làm trái ngành, trái nghề

Cơ Hội Thăng Tiến: Chính vì nguồn nhân lực xuất nhập khẩu còn thiếu, vì vậy khả năng thăng tiến trong công việc nếu như bạn làm tốt là không phải bàn cãi. Có rất nhiều bạn bè mình, mặc dù thời gian làm việc chưa lâu, nhưng đã lên những chức vụ cao như quản lý, trưởng phòng, thậm chí có những bạn đã tự thành lập công ty riêng về dịch vụ xuất nhập khẩu… Chỉ cần bạn thực sự đam mê, cố gắng, cơ hội với ngành này là thực sự mở rộng đối với bạn

Nhìn chung, ngành xuất nhập khẩu ngoài những lợi thế như trên, còn đem lại cho bạn rất nhiều điều khác, đặc biệt là cơ hội phát triển bản thân, do đặc dù làm việc nhiều với các doanh nghiệp nước ngoài… Bạn có nhiều cơ hội đi công tác ở các quốc gia khác cũng như tham dự các hội chợ quốc tế

Những Yếu Tố Để Thành Công Khi Làm Xuất Nhập Khẩu

Khi làm trong một công ty xuất nhập khẩu, bạn có thể làm ở một trong những vị trí sau: Nhân viên Xuất nhập khẩu, Nhân viên mua hàng ( Purchasing officer), Chuyên viên Xuất nhập khẩu, Nhân viên chứng từ …. Tuy nhiên để có thể thành công trong lĩnh vực này, những yếu tố sau sẽ vô cùng cần thiết đối với bạn

Do đặc thù của ngành nên bạn cần trao dồi thêm về ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng anh sẽ vô cùng hữu ích, bên cạnh đó hãy cố gắng học hỏi thêm về tin học

Nếu như vị trí bạn hướng đến là Sale thì những kỹ năng mềm như kỹ năng đàm phán/thuyết phục, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và kiểm soát công việc hiệu quả, kỹ năng giải quyết vấn đề … sẽ rất cần thiết

Phải có một số tố chất như cẩn thận, nhanh nhẹn, linh hoạt, tinh thần trách nhiệm cao và có khả năng chịu áp lực cao trong công việc…

Để thành công, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Tùy từng doanh nghiệp, ngành hàng kinh doanh và thị trường chủ yếu, yêu cầu cụ thể đối với một chuyên viên xuất nhập khẩu sẽ khác đi.

Công Việc Của Một Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu

Đến đây thì bạn đã có những cái nhìn khá rõ ràng về lĩnh vực này rồi, vậy công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu là gì. Có thể nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì nhiệm vụ của một nhân viên Xuất Nhập Khẩu đó chính là xử lý toàn bộ quy trình để xuất khẩu hoặc nhập khẩu 1 lô hàng cho công ty; bao gồm các công việc cụ thể như: giao dịch với đối tác, đặt hàng, tiến hành thuê phương tiện vận tải, thanh toán tiền hàng và làm các thủ tục Hải quan để được phép xuất hoặc nhập lô hàng.

Tùy vào vị trí của nhân viên xuất nhập khẩu trong công ty mà sẽ có những khối công việc khác nhau phù hợp với từng quy trình

Hướng Dẫn Cách Vẽ Biểu Đồ Miền Và Biểu Đồ Đường Trong Excel

1. Hướng dẫn cách dùng Biểu đồ Miền

1.1. Khái niệm

Biểu đồ miền hay còn được gọi là biểu đồ diện. Biểu đồ Miền thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là một hình chữ nhật (hoặc hình vuông). Trong đó được chia thành các miền khác nhau.

Thường nhầm lẫn khi lựa chọn dùng giữa biểu đồ miền và biểu đồ tròn, tuy nhiên chúng khác nhau.

1.2. Khi nào sử dụng biểu đồ Miền

Chúng ta sử dụng biểu đồ miền khi:

Cần thể hiện cơ cấu tỷ lệ, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu.

Cần thể hiện động thái phát triển.

Số liệu ít nhất 4 mốc (ví dụ mốc thời gian nhiều hơn 3 năm, ta dùng biểu đồ miền).

1.3. Một số dạng biểu đồ miền thường gặp

Biểu đồ miền chồng nối tiếp

Biểu đồ chồng từ gốc tọa độ

1.4. Lời khuyên

Nhiều người thường tránh dùng biểu đồ miền vì thị giác của chúng ta không quen với việc xác định giá trị của một phạm vi trong không gian 2 chiều. Nên nó khó hiểu hơn các dạng biểu đồ khác.

Cũng vì vậy nên sử dụng chỉ khi phải thể hiện số lượng số quá chi tiết. Trong không gian 2 chiều, biểu đồ này cần phải sử dụng cả chiều dài lẫn rộng, thay vì chỉ một chiều như các biểu đồ khác. Điều đó giúp cho dạng biểu đồ này có thể trình bày chi tiết hơn

1.5. Hướng dẫn vẽ Biểu đồ Miền trong Excel

Bước 1: Chuẩn bị bảng dữ liệu cần vẽ Biểu đồ Miền. Chọn khu vực dữ liệu cần.

Bước 2: Chọn Insert, chọn Other Charts, chọn tiếp All Chart Types.

Bước 3: Trong hộp thoại Insert Chart, chọn Area. Trong các dạng biểu đồ miền ở đây, ta lựa chọn loại biểu đồ miền phù hợp với dữ liệu. Cụ thể, trong ví dụ này của chúng ta tính tổng là 100% cho nên chúng ta chọn kiểu biểu đồ miền đầy hình chữ nhật.

Rồi nhấn OK, Excel sẽ tự động tạo ra một biểu đồ miền gợi ý.

Như vậy đây là biểu đồ vừa được Excel tự động tạo. Chúng ta có thể thay đổi các yếu tố về trình bày trên biểu đồ bằng các Tab: Design, Layout, Format hoặc kích chuột phải trực tiếp vào khu vực dữ liệu muốn thay đổi trên biểu đồ.

2. Hướng dẫn sử dụng Biểu đồ Đường (Lines)

Biểu đồ đường có thể thể hiện một hay nhiều đối tượng trong cùng một mạch dữ liệu. Ví dụ trong hình 1 sau:

Lưu ý rằng mạch dữ liệu mà bạn trình bày trên biểu đồ đường cơ bản này nhất thiết phải chung một đơn vị thời gian, dòng dữ liệu phải được liền mạch. Việc sử dụng 2 đơn vị thời gian khác nhau sẽ gây hiểu nhầm và làm mất đi giá trị biểu đồ của bạn.

Hãy thống nhất đơn vị mà bạn sử dụng cho biểu đồ.

Thể hiện điểm trung bình trong một phạm vi trên biểu đồ đường:

Nhiều trường hợp, đường thẳng trong biểu đồ của bạn thể hiện kết quả tóm tắt của thống kê như điểm trung bình hay một dự đoán nào đó. Nếu mà bạn muốn thể hiện một phạm vi trên biểu đồ (một cách làm tăng tính chuyên nghiệp), bạn có thể làm vậy trực tiếp trên đồ thị của mình. Biểu đồ thể hiện thời gian nhanh nhất và lâu nhất trong việc kiểm tra hải quan tại sân bay trong khoảng thời gian 13 tháng.

Bước 1: Chuẩn bị bảng dữ liệu cần vẽ biểu đồ. Bôi đen vùng dữ liệu

Bước 2: Chọn Insert, chọn biểu tượng Biểu đồ đường như trong hình

Xuất hiện hộp thoại các lựa chọn. Bạn chọn lấy một mẫu thích hợp.

Lưu ý: Không nên dùng hiệu ứng 3D vì sẽ khiến người xem khó ước lượng số liệu, cũng như khó xử lý thông tin, phân tích và tiếp nhận quan điểm của bạn.